phương pháp quy định trong tiêu chuẩn ISO 6673 của Ban chất lượng cà phê thuộc ICO28.
Bảng 13: Chất lượng cà phê xuất khẩu của công ty
Cà phê Vối | Cà phê Chè | |
Hình dáng | Không đều, phần lớn kích cỡ hạt nhỏ, có lẫn cành cây, có đá và vỏ | Không đều, xám xanh, nhiều hạt còn xanh, không đủ khô |
Độ ẩm | 13% | 13% |
Khuyết tật | Cao | Trung bình |
Độ chua | Thấp + Thấp đến trung bình | |
Đặc tính | Nhẹ đến mạnh | Nhạt có vị cỏ |
Độ đậm | Trung bình | Trung bình |
Vấn đề | Có mùi hôi, mùi khói, bị lên men quá, mốc | Chưa chín, có mùi cỏ, thiếu mùi thơm |
Có thể bạn quan tâm!
- Diễn Biến Diện Tích, Năng Suất, Sản Lượng Cà Phê Việt Nam
- Thực Trạng Xuất Khẩu Cà Phê - Công Ty Generalexim Giai Đoạn 2005 - 2008
- Tình Hình Xuất Khẩu Cà Phê Theo Phương Thức Xuất Khẩu
- Cơ Cấu Kim Ngạch Xuất Khẩu Của Một Số Mặt Hàng Nông Sản
- Quyết Định Phê Duyệt Quy Hoạch Chuyển Đổi Cơ Cấu Sản Xuất Nông, Lâm Nghiệp, Thủy Sản Cả Nước Đến Năm 2010 Và Tầm Nhìn 2020
- Hoàn Thiện Hệ Thống Tổ Chức Và Nâng Cao Nghiệp Vụ Cho Đội Ngũ Cán Bộ Làm Công Tác Xuất Khẩu Cà Phê
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
Nguồn: Phòng Tổng hợp - Công ty Generalexim - Giám định Vinacontrol
Tuy nhiên trong thời gian gần đây, công ty đã có hợp đồng thu mua cà phê xuất khẩu từ một số đối tác sản xuất đã đạt tiêu chuẩn mới TCVN 4193:2005 29 như Tập đoàn cà phê Thái Hòa, Hồ Phượng Xanh Cafe, Phát Đạt, Công Chính, Trung Thành, Tính Nên, Hương Bản, Trúc Tâm, Vĩnh Hiệp, Hiệp Thành, Đức Hạnh, Hòa Thủy, Hoàng Long. Đây có thể xem là một động thái tích cực trong việc đảm bảo chất lượng nguồn hàng cà phê xuất khẩu của công ty vì Hội đồng cà phê thế giới (ICO) đã công nhận tiêu chuẩn TCVN 4193:200530 phù hợp với tiêu chuẩn chung của ICO đã ban hành và khuyến cáo các nước hội viên áp dụng.
28 : “ Độ ẩm cà phê không được vượt quá 12,5%” - Việt báo - Mạng thông tin Việt Nam ra thế giới ngày 25/06/2008
29 : “ Tiêu chuẩn cà phê mới – Nơi đón đầu, nơi trì hoãn ” Trung tấm báo chí và hợp tác truyền thông quốc tế ( CPI ) ngày 31/10/2007
30 Thay cho tiêu chuẩn cũ là TCVN 4193: 2001: với các chỉ tiêu sơ đẳng là phần trăm lượng ẩm, tỷ lệ hạt vỡ và tạp chất.
Chính vì chất lượng cà phê xuất khẩu của công ty nói riêng và của Việt Nam nói chung còn thấp nên làm cho giá cà phê xuất khẩu có độ chênh cao so với giá cà phê thế giới và các nước trong khu vực như Indonesia, Thái Lan…Mức chênh lệch giá xuất khẩu của công ty có so với giá bình quân của thế giới có khi lên tới trên 150 USD/tấn.
Bảng 14: Giá xuất khẩu cà phê của Công ty cổ phần Generalexim
Đơn vị: USD/tấn
2004/2005 | 2005/2006 | 2006/2007 | 2007/2008 | |
Giá cà phê thế giới (1) | 922,2 | 1131,5 | 1540,5 | 2010 |
Giá toàn ngành (2) | 733,91 | 1066,5 | 1463,5 | 1940 |
Giá Generalexim (3) | 742,31 | 1076 | 1475,8 | 1955,6 |
So sánh (1) với (2) | 188,29 | 65 | 77 | 70 |
So sánh (1) với (3) | 179,89 | 55,5 | 64,7 | 54,4 |
So sánh (3) với (2) | 8,4 | 9,5 | 12,3 | 15,6 |
Nguồn:
Báo cáo hàng năm của VICOFA
Ban vật giá Chính phủ, Viện KTNN, Hiệp hội lương thực Việt Nam
Báo cáo kinh doanh – Phòng Tổng hợp – Công ty Generalexim
Thông thường giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam thấp hơn giá bán cà phê cùng loại theo kỳ hạn tại thị trường Luân Đôn khoảng 100 USD/tấn (mức chuẩn thường sử dụng để so sánh đánh giá tình hình xuất khẩu cà phê của ta hàng năm), tuy nhiên có đơn vị đã xuất thấp hơn tới 250 USD/tấn. Như vậy qua bảng trên ta thấy giá cà phê xuất khẩu của công ty so với giá cà phê thế giới còn có một sự chênh lệch khá lớn. Mức chênh lệch giá xuất khẩu của công ty so với giá bình quân của thế giới xê dịch trong khoảng 50 - 60 USD/tấn nhưng trong niên vụ 2004/2005, mức giá chênh lệch tới 179,89 USD/tấn. Nguyên nhân của tình trạng này là việc sơ chế cà phê của Việt Nam nói chung và của công ty Generalexim nói riêng hiện nay chưa phát triển kịp
với sự phát triển nhanh chóng của sản xuất cà phê tại Việt Nam. Vì vậy, cà phê xuất khẩu có chất lượng không cao và việc bị các đối tác nước ngoài ép giá là điều không thể tránh khỏi. Ngoài ra, hiện tượng tranh mua tranh bán trong nước, nhất là vào vụ thu hoạch cũng góp phần làm cho giá cà phê xuất khẩu của công ty thấp hơn các sản phẩm cùng loại trên thị trường thế giới. Tuy nhiên nếu so sánh với giá xuất khẩu chung của toàn ngành thì giá xuất khẩu cà phê của công ty vẫn cao hơn trung bình từ 8 - 16 USD/tấn. Nguyên nhân là do từ lâu thương hiệu của công ty đã được khẳng định trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Hơn thế nữa trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng, công ty Generalexim thường đàm phán để có thể ký theo mức giá cố định trước vụ mùa cà phê. Thông thường nếu mức giá cố định thì giá thành sẽ ổn định hơn vì các bên phải thực hiện hợp đồng theo giá cố định đó.
Những tác động trên thị trường cà phê thế giới gây bất lợi lớn đến hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam nói chung và công ty nói riêng. Đặc biệt là trong điều kiện nước ta vốn chậm nắm bắt những thông tin về thị trường thế giới, công ty chưa quen với những dạng thông tin mang tính chiến thuật nên rất dễ bị bán hớ. Biến động giá cả lớn có tác động mạnh mẽ đối với người sản xuất và thu gom cà phê Việt Nam, đặc biệt là trong điều kiện thông tin về thị trường và giá cả bên ngoài còn hạn chế và khó tiếp cận như hiện nay. Những biến động giá cả lớn gây tâm lý dao động trong người sản xuất và tạo cơ hội để người thu mua cà phê gây sức ép với người sản xuất. Vì vậy trong thời gian tới đây yêu cầu đặt ra cho ngành cà phê Việt Nam là phải tổ chức lại các hoạt động kinh doanh của các công ty cũng như xây dựng một chiến lược dài hạn để phát triển bền vững cây cà phê, góp phần nâng cao hoạt động của ngành và tương xứng với vị trí của mình trong nền kinh tế Việt Nam.
6. Thị trường xuất khẩu cà phê
Là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu của Việt Nam, công ty đã không ngừng phát triển mở rộng thị trường xuất khẩu của
mình, đưa cà phê Việt Nam vươn ra những thị trường cả trong, ngoài khu vực và trên toàn thế giới. Đặc biệt là kể từ khi cà phê Việt Nam gia nhập tổ chức cà phê thế giới (ICO) thì ngành cà phê nói chung và công ty nói riêng lại càng có nhiều điều kiện thuận lợi xúc tiến, chào hàng và ký kết hợp đồng buôn bán cà phê với các nước trên thế giới. Hiện nay thị trường xuất khẩu cà phê của công ty đã lên tới hơn 50 nước và vùng lãnh thổ. Bên cạnh đó, các thị trường mới như Nga và Trung Quốc vẫn đang được chú trọng và phát triển. Tuy nhiên khách hàng chủ yếu của công ty vẫn là các công ty kinh doanh cà phê có văn phòng đại diện tại Việt Nam như Volcafe, Ecom, Olam….Lượng xuất khẩu cho các công ty rang xay nước ngoài là rất hạn chế.
Bảng 15: Các thị trường chính tiêu thụ cà phê của công ty
STT | Thị trường | Khối lượng (Tấn) | Kim ngạch (USD) | Thị phần (%) |
1. | Thụy Sỹ | 18.250,75 | 26.641.383,06 | 60,73 |
2. | Anh | 4.927,96 | 6.917.386,58 | 15,77 |
3. | Mỹ | 2.404,37 | 3.576.283,37 | 8,15 |
4. | Đức | 1886,59 | 2.686.960,73 | 6,12 |
5. | Singapore | 1.453,52 | 2.171.907,12 | 4,95 |
6. | Hà Lan | 744,81 | 1.126.084,81 | 2,57 |
7. | Thị trường khác | 515,20 | 749.101,34 | 1,71 |
Tổng | 30.183,2 | 43.869.107 | 100 | |
Niên vụ 2007/2008 | ||||
1. | Thụy Sỹ | 11.140 | 11.596.000 | 60,15 |
2. | Anh | 2.700 | 3.780.000 | 13,5 |
3. | Mỹ | 1.590 | 2.226.000 | 7,95 |
4. | Đức | 1.114 | 1.559.600 | 5,57 |
Singapore | 1.620 | 2.268.000 | 8,1 | |
6. | Hà Lan | 446 | 624.400 | 2,23 |
7. | Thị trường khác | 500 | 700.000 | 2,5 |
Tổng | 20.000 | 28.000.000 | 100 |
Nguồn: Báo cáo hàng năm – Phòng Tổng hợp – Công ty Generalexim
Nhìn chung thị trường xuất khẩu cà phê của công ty hiện nay còn mang tính tập trung và chưa thực sự ổn định. Công ty mới chỉ tập trung xuất khẩu cà phê sang một số nước như Thụy Sỹ, Mỹ, Đức và một số nước khác thuộc khu vực Châu Á. Trong đó Thụy Sỹ là thị trường lớn nhất của công ty khi mà trong cả 2 niên vụ vừa qua chiếm tỷ trọng lên tới hơn 60% trong tổng khối lượng xuất khẩu của công ty. Nếu như Mỹ và Đức là hai thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam nói chung và của Tổng công ty cà phê Việt Nam nói riêng với tỷ trọng hàng năm chiếm tới 13 - 30% trong khối lượng xuất khẩu thì hai thị trường này lại chỉ chiếm con số khá khiêm tốn (8 - 17%) trong khối lượng xuất khẩu của công ty Generalexim. Có thể nói việc thị trường của công ty Generalexim tập trung ở bảy thị trường này nguyên nhân chủ yếu là do những quốc gia này tập trung nhiều công ty nhập khẩu lớn, có nhiều nhà rang xay lớn của thế giới. Để mở rộng hơn nữa thị trường nhập khẩu cà phê trong thời gian tới, hiện tại công ty đã đăng ký làm thành viên (Trust Member) của một số sàn giao dịch thương mại điện tử như Alibaba, Go4WorldBusiness, IndiaTradeZone, EC21, ECVN và Vn- Emart nhằm mục đích tạo thêm nhiều mối quan hệ với các đối tác trong và ngoài nước.
Bảng 16: Một số đối tác lớn kinh doanh mặt hàng cà phê với công ty
Tên khách hàng | Thông tin liên hệ | |
1. | Olam International Limited | 9 Temasek Boulevard, #11-02 Suntec Tower Two Singapore 038989 |
2. | Noble Coffee Trading | 460 Alexandra Road, #26-06 PSA Building Singapore 119963 |
3. | Ecom Agroindustrial Corp.Ltd | Avenue Etienne Guillemin 16, P.O.Box 64 CH-1009 Pully, Switzerland |
4. | Atlantic (USA) Inc | 17 State street, 23rd floor, New York 10004- 1501 |
5. | Taloca AG | Chollerstrase 4 P.O.Box 859 CH-6301 Zug, Switzerland |
6. | SA Sucre Export - Suiker Export NV | Generaal leman-straat 74B-2600 Antwerpen, Belgium |
7. | Volcafe Awitzerland ltd. | Gertrudstr.1, CH-8401 Winterhur |
8. | Armajaro Trading Ltd | 16 Charles Street, London W1J5DS, United Kingdom |
9. | Tristao Trading (Panama) S.A | Ground floor, St Mary's Court, 20 Hill Street - Douglas IM1 1 EU - Isle of Man, British Isles |
Nguồn: Phòng Tổng hợp – Công ty Generalexim
7. Đánh giá hoạt động xuất khẩu cà phê của công ty (2004 – 2008)
7.1. Những thành tích đã đạt được
Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà phê của các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với
rất nhiều khó khăn (diễn biến giá cà phê trên thị trường thế giới thay đổi liên tục, lượng cung-cầu của các nước bấp bênh, chất lượng cà phê xuất khẩu chưa đảm bảo...). Mặc dù trong bối cảnh đó, hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà phê vẫn luôn được công ty duy trì và phát triển.
Bảng 17: Tình hình xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp Việt Nam
Kim ngạch (1000 USD) | Thị phần (%) | ||
1 | Tổng công ty Cà phê Việt Nam | 328.337 | 17.29 |
2 | XNK 2/9 Đắc Lắc | 182.114 | 9.59 |
3 | Intimex Hồ Chí Minh | 135.968 | 7.16 |
4 | Thương phẩm Atlantic Việt Nam | 90.772 | 4.78 |
5 | TNHH Minh Huy | 43.487 | 2.29 |
6 | TNHH Thương mại Thái Hoà | 53.741 | 2.83 |
7 | Tín Nghĩa | 47.475 | 2.50 |
8 | TNHH Cà phê Vinh An | 45.576 | 2.40 |
9 | Generalexim | 43.869 | 2.31 |
10 | Cổ phần Petec | 31.523 | 1.66 |
11 | Doanh nghiệp khác | 896.136 | 44.19 |
Tổng | 1.899.000 | 100 | |
Niên vụ 2007- 2008 | |||
1 | Tổng công ty Cà phê Việt Nam | 409.200 | 18.6 |
2 | XNK 2/9 Đắc Lắc | 153.560 | 6.98 |
3 | TNHH Thương mại Thái Hoà | 137.280 | 6.24 |
4 | Intimex Hồ Chí Minh | 134.420 | 6.11 |
Tín Nghĩa | 68.200 | 3.10 | |
6 | Trung tâm kinh doanh XNK | 63.360 | 2.88 |
7 | XNK Đắc Lắc | 47.740 | 2.17 |
8 | Hoà tan Trung Nguyên | 46.860 | 2.13 |
9 | Cổ phần Petec | 41.580 | 1.89 |
10 | TNHH Thanh Hà | 41.360 | 1.88 |
11 | TNHH Minh Huy | 29.920 | 1.36 |
12 | Generalexim | 28.000 | 1.35 |
13 | Doanh nghiệp khác | 998.520 | 45.31 |
Tổng | 2.200.000 | 100 |
Nguồn: Cơ sở dữ liệu - Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam
Hiện nay toàn ngành cà phê Việt Nam có 142 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê bao gồm cả các doanh nghiệp trong và ngoài Hiệp hội VICOFA. Nhìn vào bảng biểu ta có thể thấy rằng công ty đã và đang khẳng định được vị thế của mình trong toàn ngành cà phê Việt Nam. Trung bình hàng năm xuất khẩu cà phê của công ty chiếm 1,8% thị phần, đặc biệt là năm 2007 công ty Generalexim đã phá t huy thế mạnh truyề n thố ng và vươn lên đứ ng trong Top Ten (10) doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu của cả nước. Bước sang năm 2008, do chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế tác động đến thương mại toàn cầu nên thị phần xuất khẩu cà phê của công ty niên vụ vừa qua giảm 1% so với niên vụ 2006/2007. Dù trong niên vụ 2007/2008, công ty không còn nằm trong Top Ten (10) doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu của cả nước nhưng với thị phần 1,3%, công ty vẫn giữ vị trí 12 trong tổng số 142 doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu cà phê trong thời gian qua.
Xuất khẩu cà phê đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và công ty Generalexim nói riêng. Hàng năm, xuất khẩu cà