Môi Trường Trong Vấn Đề Marketing Của Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản An Giang (Agifish)


các máy in lưới quay Stock, máy in lưới phẳng Buser ở hai công ty Dệt may Thắng Lợi và Dệt 8/3; các máy nhuộm khí động lực (Air-Jet) ở Dệt kim Đông Xuân và Dệt 8/3; máy làm bóng trục mới của công ty Dệt Nam Định; hệ thống máy xử lý trước và xử lý hoàn tất vải pha len của công ty Dệt lụa Nam Định. [20]

Đặc biệt là Tập đoàn đã có sự chỉ đạo chặt chẽ và khuyến khích các doanh nghiệp thành viên tăng cường áp dụng các Hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000, ISO 14000 và SA 8000. Song song với việc chú trọng đầu tư mở rộng sản xuất, phát triển mạng lưới tiêu thụ cả trong và ngoài nước, Tập đoàn Dệt – May Việt Nam đặc biệt quan tâm tới các giải pháp tăng cường chất lượng trong đó nổi trội là việc xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến. Trong số 74 đơn vị thành viên của Tập đoàn, hiện có 29 doanh nghiệp được cấp chứng chỉ ISO 9000, 3 doanh nghiệp được cấp chứng chỉ ISO 14000, 4 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn SA 8000. Ngoài ra, còn 4 doanh nghiệp còn đang xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000. Trong phong trào năng suất - chất lượng của Tổng công ty, đã nổi lên nhiều gương mặt sáng như: dệt Phong Phú, Việt Thắng, liên doanh Coastotal, May 10, May Hưng Yên, dệt may Hòa Thọ…

Định hướng của Tập đoàn trong giai đoạn tới là tiếp tục triển khai việc xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000, Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000 để các doanh nghiệp có thêm điều kiện thuận lợi trong việc xuất khẩu vào các thị trường lớn như EU, Mỹ. Ngoài ra, Tập đoàn cũng đang xây dựng chiến lược lồng ghép giữa sản xuất sạch và sản xuất kinh doanh; thực hiện chương trình thu hồi rác thải CFC (khí ga thoát ra trong quá trình làm sạch); tích cực triển khai các dự án xử lý nước thải, trên cơ sở đó đẩy nhanh tiến độ áp dụng ISO 14000 tại các doanh nghiệp thành viên.


Một trong những doanh nghiệp có những đóng góp lớn lao cho sự phát triển của Tập đoàn Dệt – May Việt Nam, đặc biệt trong các hoạt động về môi trường phải kể đến Công ty Dệt Phong Phú. Được thành lập từ năm 1965, đến nay Tổng công ty Phong Phú (tiền thân là Dệt Phong Phú) là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành dệt may Việt Nam với doanh số bán ra hàng năm đạt xấp xỉ 80 triệu USD. Là một nhà máy sản xuất theo dây chuyền khép kín, các sản phẩm gồm sợi – chỉ may, khăn bông, vải Denim và sản phẩm may mặc…Hiện nay, khách hàng của công ty được mở rộng từ nội địa sang thị trường quốc tế như Mỹ, Nhật, Eu…

Sáu tháng đầu năm nay, Công ty Dệt Phong Phú (Dệt Phong Phú) đã vượt lên mọi thách thức trong cạnh tranh hết sức gay gắt và quyết liệt, không ngừng sáng tạo nhiều mẫu mã mới, nâng cao chất lượng sản phẩm; kiểm soát chặt chẽ mọi chi phí sản xuất, phát huy hiệu quả thiết bị, tăng khả năng cạnh tranh cả trên thị trường trong nước và quốc tế. Nhờ đó, công ty đã tăng doanh thu 6 tháng đầu năm gần 22% và lợi nhuận tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái, nộp ngân sách Nhà nước đạt gần 50% kế hoạch cả năm, thu nhập bình quân của người lao động đạt 1,92 triệu đồng/tháng. Với kết quả này và cùng với các hợp đồng đang thực hiện, công ty chắc chắn sẽ hoàn thành vượt mức kế hoạch năm nay trước thời hạn với giá trị tổng sản lượng sản xuất công nghiệp trên 1.450 tỷ đồng, đạt doanh thu hơn 1.650 tỷ đồng, trong đó có 31,2 triệu đô thu từ xuất khẩu, nộp ngân sách Nhà nước gần 35 tỷ đồng, lãi hơn 26 tỷ đồng. Đây là mức Dệt Phong Phú đạt được cao nhất từ trước đến nay, tiếp tục dẫn đầu các doanh nghiệp dệt ở Việt Nam. Công ty được bình chọn “Doanh nghiệp tiêu biểu ngành dệt may Việt Nam” và các danh hiệu “Doanh nghiệp Nhà nước tiêu biểu”, “Doanh nghiệp chiếm thị phần nội địa tốt”.

Công ty đã đưa vào sản xuất kịp thời hai hệ thống máy nhuộm cao áp MCS mới với năng suất 600kg/mẻ khăn/ máy đạt hiệu quả kinh tế – kỹ thuật cao, đã cắt giảm chi phí sản xuất nhờ rút ngắn thời gian nhuộm, giảm chi phí


hơi và hóa chất thuốc nhuộm, nhân công và thời gian lao động giảm khá nhiều. [14] Công ty đã nghiên cứu chuyển đổi công nghệ hai lò hơi từ đốt dầu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

F.O sang đốt than sẵn có trong nước, đồng thời thực hiện tốt chương trình tiết kiệm điện, nên đã giảm đáng kể chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận. Dự án đầu tư thêm 14 máy dệt khí chăn bông đang được khẩn trương thực hiện để đưa vào hoạt động đúng tiến độ trong năm nay nhằm tăng sản lượng khăn bông xuất khẩu đang có nhu cầu lớn. Công ty Dệt Phong Phú vừa ký hợp đồng liên doanh với Tập đoàn ITG của Mỹ để xây dựng cụm công nghiệp dệt may hiện đại tại khu công nghiệp Khánh Hòa, thành phố Đà Nẵng với tổng số vốn đầu tư trên 80 triệu USD.

Dệt Phong Phú đã xây dựng và thực hiện nghiêm chỉnh các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000, ISO 14.000 và tiêu chuẩn SA 8000, đáp ứng yêu cầu của các nhà nhập khẩu và phân phối dệt may lớn trên thế giới. Đi đôi với giữ vững mối quan hệ bền chặt với các khách hàng cũ truyền thống có nhu cầu lớn như Đức, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Nhật Bản, các nước và vùng lãnh thổ Châu Á, công ty đã tìm hiểu nắm chắc nhu cầu, thị hiếu để tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu vào các nước thành viên mới của Liên minh Châu Âu (EU), Mỹ, Canada và các thị trường có nhiều tiềm năng khác. Một Tập đoàn lớn của Mỹ là Target đã bình chọn Dệt Phong Phú là một trong 20 nhà cung cấp xuất sắc nhất trên thế giới để ký hợp đồng mua khăn bông các loại có năm đạt giá trị trên 4 triệu USD. Hiện nay, Dệt Phong Phú là “doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường nội địa tốt” với thị phần cao, đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước thông qua hệ thống siêu thị, cửa hàng của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt – May Việt Nam. Công ty phát triển thêm mạng lưới tiêu thụ các loại khăn bông cao cấp, đa dạng mẫu mã vải jean. Do đó, doanh thu bán hàng trong nước của công ty trong 6 tháng đầu năm nay đã tăng gần 38% so với cùng kỳ năm ngoái. [14]


Thông qua thành công của các doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn dệt

– may Việt Nam trong những năm qua có thể thấy được những nỗ lực và kết quả Tập đoàn đạt được trong việc tích cực thực hiện các biện pháp môi trường trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Với sự tích cực, chủ động, Tập đoàn dệt

- may Việt Nam đang tiến dần tới các mục tiêu đã đặt ra cho giai đoạn phát triển đến 2005 và 2010. Có thể tin rằng, thương hiệu VINATEX đã được khẳng định, sẽ ngày càng chiếm ưu thế hơn trên mọi thị trường.

2. Môi trường trong vấn đề marketing của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Agifish)

2.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang

2.1.1. Giới thiệu chung

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Agifish) là một trong những nhà chế biến thực phẩm thủy sản hàng đầu của Việt Nam góp phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế xã hội trong nước từ năm 1997 và là một trong mười công ty xuất khẩu thủy sản về lĩnh vực các tra, cá basa hàng đầu của Việt Nam sang các thị trường trên thế giới.

Văn phòng chính của công ty đặt tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, có văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh và các xí nghiệp trực thuộc bao gồm:

Xí nghiệp đông lạnh AGF 7 Xí nghiệp đông lạnh AGF 8 Xí nghiệp đông lạnh AGF 9 Xí nghiệp chế biến thực phẩm Xí nghiệp dịch vụ thủy sản

Xí nghiệp dịch vụ kỹ thuật Xí nghiệp Basa Biodiesel

Là doanh nghiệp đi tiên phong trong lĩnh vực chế biến cá tra, cá basa, Agifish có tiềm năng phát triển lớn do nhu cầu đối với sản phẩm này trong


nước và ngoài nước. Ngành sản xuất cá tra, cá basa Việt Nam còn mới mẻ và có tốc độ phát triển rất nhanh.

2.1.2. Thị trường tiêu thụ chính

Thị trường xuất khẩu: Agifish là một trong mười doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản hàng đầu năm 2006.


Bảng 1: Mười doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa hàng đầu năm 2006


Nguồn Trung tâm thông tin Bộ Thủy sản Biểu đồ 2 Các thị trường xuất khẩu 1

Nguồn: Trung tâm thông tin Bộ Thủy sản

Biểu đồ 2: Các thị trường xuất khẩu chính của Agifish

Công ty phân chia thị trường xuất khẩu của mình thành 8 khu vực theo thứ tự quan tâm:


Nguồn Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang Biểu đồ 1 Cơ cấu 2

Nguồn: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang

Biểu đồ 1: Cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2006


Nguồn Công ty cổ phẩn xuất nhập khẩu thủy sản An Giang Thị trường nội 3

Nguồn: Công ty cổ phẩn xuất nhập khẩu thủy sản An Giang

Thị trường nội địa: Hệ thống phân phối rộng khắp cả nước từ Bắc đến Nam, bao gồm hệ thống các siêu thị Co-op mart, Metro, Big C, các cửa hàng Vissan… và các đại lý ở các tỉnh. [16]

2.2. Quy định đối với mặt hàng thủy sản của một số thị trường xuất khẩu chính


2.2.1. Quy định của Nhật Bản

Nhật Bản là một trong những thị trường xuất khẩu chính của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường này có rất nhiều quy định khắt khe đối với các sản phẩm thủy sản vì vậy việc nghiên cứu kĩ các quy định này là hết sức cần thiết để các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam chiếm lĩnh thị trường tiềm năng này.

Luật kiểm dịch: Quy định tôm, cua nhập khẩu từ những nước có nguy cơ nạn dịch tả sẽ phải kiểm dịch. Nếu phát hiện thấy có vi khuẩn, hàng sẽ bị hủy hoặc trả lại.

Luật vệ sinh thực phẩm: Áp dụng cho cả hàng sản xuất trong nước và hàng ngoại nhập nhằm phòng chống tất cả các nguy hại cho sức khỏe gây ra bởi việc dùng thực phẩm và đồ uống.

Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP): Cuối những năm 1980, nhiều quốc gia đã thống nhất là kiểm tra thủy sản căn cứ vào phân tích mẫu sản phẩm cuối cùng và áp dụng phương pháp vệ sinh gen không đủ cơ sở đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. HACCP được các nước, trong đó có Nhật Bản chấp nhận và bắt đầu áp dụng trong việc kiểm tra chất lượng thành phẩm. Theo quy định của HACCP, các nhà máy chế biến thủy sản phải tuân thủ một quy trình sản xuất đã được định sẵn, chứng tỏ họ đã thực hiện biện pháp ngăn ngừa sự nhiễm bẩn của thủy sản tại điểm dừng của quy trình, bắt đầu từ tàu đánh cá cho đến tay người tiêu dùng.

Dấu tiêu chuẩn môi trường “Ecomark”: Cục môi trường Nhật Bản khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm không làm hại sinh thái (kể cả sản phẩm trong nước cũng như sản phẩm nhập khẩu). Các sản phẩm này được đóng dấu Tiêu chuẩn môi trường “Ecomark”. Để được đóng dấu Ecomark, sản phẩm phải đạt được ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:

- Việc sử dụng sản phẩm đó không gây ô nhiễm môi trường hoặc có nhưng ít.


- Việc sử dụng sản phẩm đó mang lại nhiều lợi ích cho môi trường.

- Chất thải sau khi sử dụng không gây hại cho môi trường hoặc gây hại nhưng rất ít.

- Sản phẩm đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ môi trường ngoài các cách kể trên.

Hệ thống truy xuất sản phẩm: Nhà sản xuất thành phẩm phải lưu trữ hồ sơ chi tiết đề phòng trường hợp các cơ quan có thẩm quyền cần truy xuất nguồn gốc bất kỳ sản phẩm nào bị nghi là đe dọa đến sức khỏe người tiêu dùng và động vật.

2.2.2 Quy định của EU

Thị trường Châu Âu là một thị trường rộng lớn, đầy tiềm năng nhưng lại có những quy định hết sức phức tạp đối với các sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào EU để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm: Bao gồm các quy định về kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm và quy định về các chất lây nhiễm bao gồm dioxin và kim loại nặng, thuốc trừ sâu.

Quy định về dư lượng: Hiện EU đang thực hiện chính sách “dư lượng bằng không”, đối với chất kháng sinh bị cấm hoàn toàn.

Quy định về bao gói, ghi nhãn sản phẩm: Bao gồm quy định về nhãn hiệu cho sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ; các yêu cầu đối với quy trình sản xuất bao bì, thành phần bao bì; yêu cầu về thu hồi và tái chế bao bì; yêu cầu về đóng gói, kỹ mã hiệu và dán nhãn.

Quy định về hóa chất, phụ gia: Phụ gia thực phẩm là đối tượng điều chỉnh của luật pháp EU, các phụ gia thực phẩm được chấp nhận đều mang số hiệu nhận biết: trước số hiệu là chữ E.

Hệ thống phân tích môi nguy và điểm kiểm soát tới hạn (Hazard Analysis Critical Control Point – HACCP): Hệ thống HACCP được áp dụng đối với các công ty tham gia chế biến, xử lý, đóng gói, vận chuyển, phân phối

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí