Năng Suất Của Cỏ Va06 Qua Các Thời Vụ (Tấn/ha/vụ)


Tuy nhiên nếu xét về một số chỉ tiêu trung bình của 3 lứa cắt này thì giống cỏ VA06 vẫn sẽ cho năng suất và chất lượng cao hơn so với một số giống cỏ tại nước ta hiện nay ( như cỏ voi, cỏ ghi-nê...). Từ đó có thể thấy rằng, các lứa cắt này tuy có phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết nhưng về khả năng cho năng suất của giống cỏ này trong năm là cao hơn rất nhiều so với các giống cỏ khác.

4.2.2. Năng suất của cỏ VA06 qua các thời vụ khác nhau

Sau mỗi lứa cỏ thí nghiệm ta tiến hành cắt và tính năng suất chất xanh từ đó tính được năng suất của cỏ tấn/ha/vụ. Kết quả được trình bày ở bảng

4.2 dưới đây:

Bảng 4.2. Năng suất của cỏ VA06 qua các thời vụ (tấn/ha/vụ)


Năng suất (tấn/ha/vụ)

Vụ 1

Vụ 2

Vụ 3

76,5

130,2

153,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 82 trang tài liệu này.

(Nguồn: Số liệu thừa kế và điều tra tại Chi nhánh 2020)

Số liệu bảng 4.2 cho thấy: Năng suất của cỏ VA06 ở các thời vụ khác nhau cũng khác nhau. Ở lứa 1 là vào tháng 12 đến tháng 2 vài vụ đông nên năng suất cỏ không cao như các lứa khác, lứa 2 là vào cuối tháng 2 đến tháng 4 nên cỏ phát triển khá mạnh năng suất chất xanh tăng lên khá rò rệt được thể hiện rò trong bảng 4.2. Ở lứa 3 thì cho ta thấy kêt quả rất rò, năng suất chất xanh ở lứa này có thể tăng gấp đôi so với lứa cỏ vụ đông.

Do tình hình thời tiết vào mùa đông năm nay có sự bất thường so với các năm trước, mưa nhiều, ẩm độ cao vì vậy năng suất cỏ ở thời vụ 1 so với 2 vụ còn lại không có sự chênh lệch quá lớn. Nếu điều kiện thời tiết vào vụ này khô lạnh và độ ẩm thấp như mọi năm thì năng suất của cỏ qua 3 thời vụ sẽ cho sự chênh lệch rò nét hơn.

4.2.3. Ảnh hưởng của thời vụ đến hiệu suất sử dụng cỏ VA06

Trong quá trình nghiên cứu giống cỏ VA06 qua 3 lứa cắt khác nhau cho sản lượng và năng suất khác nhau. Dưới đây là bảng so sánh hiệu quả sử dụng cỏ VA06 trong 50 ngày tuổi.


Bảng 4.3. Ảnh hưởng của thời vụ đến hiệu suất sử dụng cỏ VA06 (kg/ngày)‌

Nội dung


Thời vụ


Sản lượng cỏ sử dụng (kg/ngày)


Số cỏ dư thừa (kg/ngày)

Tỷ lệ cỏ dư thừa/ngày (%)

Lứa 1

200

12,40

6,2

Lứa 2

200

8,14

4,07

Lứa 3

200

5,35

2,67

Trung Bình

200

8,63

4,31

(Nguồn: Số liệu thừa kế và điều tra tại Chi nhánh 2020)


Qua bảng trên ta có thể thấy hiệu suất sử dụng cỏ ở các lứa cắt khác nhau cũng khác nhau. Ở vụ đông hiệu suất sử dụng cỏ là thấp nhất vì cỏ ở vụ này cho thời gian thu hoạch lâu, cỏ phát triển chậm, thân bé và cứng, ngựa không ăn được hết nên số lượng cỏ dư thừa nhiều dẫn đến hiệu suất sử dụng cỏ thấp,số lượng cỏ thừa phải bỏ đi là rất cao (6,2%).Vì vậy số lượng cỏ cho gia súc vào thời điểm này sẽ nhiều hơn so với 2 vụ còn lại để đảm bảo đủ khẩu phần ăn cho ngựa trong ngày nên có thể dẫn đến tình trạng thiếu cỏ vào vụ đông. Ở lứa thứ 2, do thời tiết ấm áp, cỏ sinh trưởng phát triển nhanh nên hiệu suất sử dụng cỏ ở lứa này tăng lên rò rệt so với cỏ vụ đông. Còn ở lứa thứ 3, hiệu suất sử dụng cỏ là tối đa nhất do cỏ sinh trưởng phát triển mạnh, thân mềm, nhiều dinh dưỡng nên số lượng cỏ dư thừa là ít nhất (số cỏ phải bỏ đi chỉ chiếm 2,67%).

Tuy nhiên, số cỏ phải bỏ đi trung bình của cả 3 lứa cắt này chỉ là 4,31% đây là một con số khá là thấp so với một số giống cỏ hiện nay như cỏ voi, cây ngô...Từ đó có thể cho thấy ràng mức độ ưu thích của ngựa bạch với giống cỏ này là rất cao. Qua đó, chúng ta có thể suy ra rằng cỏ VA06 rất phù hợp cho nhiều loại vật nuôi khác như trâu, bò, dê...


4.3. Xác định khẩu phần ăn của 01 Ngựa bạch (kg/con/năm) tại Trại chăn nuôi động vật bán hoang dã ở xã Tức Tranh, huyện Phú Lương

4.3.1. Khẩu phần ăn của Ngựa bạch

Bảng 4.4 Khẩu phần ăn của Ngựa nuôi theo mục đích kinh doanh



Khẩu phần ăn

(Kg/con/năm)

Phân theo mục đích chăn nuôi

Sinh sản

Giết thịt (Nấu cao)

Còn

nhỏ

Trưởng

thành

Còn

nhỏ

Trưởng

thành

1. Cỏ VA06

4.867

7.300

3.650

5.475

2. Chất thô khác

2.433

3.650

2.920

4.380

3. Chất tinh

1.217

1.825

1.947

2.920

Số liệu bảng trên cho thấy: Ngựa nuôi để sinh sản ở độ tuổi trưởng thành (có thể đẻ) thì khẩu phần ăn nhiều cỏ (7.300 kg/con/năm) ít chất thô (3.650 kg/con/năm) và chất tinh (1.825 kg/con/năm); Còn ngựa nuôi để giết thịt và nấu cao thì khẩu phần ăn nhiều chất thô (4.380 kg/con/năm) và chất tinh (2.920 kg con/năm), ít cỏ (5.475 kg/con/năm).

Một con ngựa nuôi sinh sản và nuôi thịt khi trưởng trưởng thành sẽ ăn trung bình một lượng cỏ VA06 là: 6.379 kg/con/năm.

4.3.2. Cân đối khẩu phần thức ăn của Ngựa bạch với diện tích cần trồng cỏ VA06 ở Chi nhánh chăn nuôi động vật bán hoang dã ở xã Tức Tranh, huyện Phú Lương

Phần này sẽ tính trên 01 ha cỏ VA06 đạt năng suất 200 kg/ngày, tương đương 456,00 (tấn/ha/năm); với khẩu phần ăn trung bình 01 con Ngựa bạch (6.379 kg/con/năm)

Công thức:

Số lượng Ngựa bạch cần nuôi = Năng suất 456.000(kg/ha/năm)/khẩu phần 01 con Ngựa bạch (6.400 kg/con/năm) = 71 con ngựa bạch thường xuyên ở Chi nhánh trong năm.


Hoặc, Diện tích cỏ cần trồng của Chi nhánh = 80 con ngựa bạch X Khẩu phần 01 con Ngựa bạch (6.4 kg/con/năm)/ 456.000 (kg/ha/năm) = 1,12 ha.

Hiện tại Chi nhanh chăn nuôi động vật hoang dã có 5,8 ha tổng diện tích; có 1,5 ha diện tích trồng cỏ VA06, 1,0 ha diện tích dùng trồng các loại cỏ (Ghine mombasa; Mulato; Cỏ voi lùn Đài Loan; Stylo; Paspalum; Linh lăng alfalfa….Xung quanh Chi nhánh trồng cây Keo dậu, Sung,…) khác để chăn thả Ngựa, Hươu, Dê để chúng ăn thêm khi chăn thả, hoạt động tự do.

Như vậy, với diện tích trồng cỏ 1,5 ha trồng cỏ VA06 và 1,0 ha trồng các loại cỏ khác nhau để chăn nuôi bán thả thì Chi nhánh vẫn đảm bảo được nguồn thức ăn duy trì thường xuyên cho tổng số động vật ăn cỏ của Chi nhánh, chỉ thiếu chút ít về mùa đông, những mùa xuân và mùa hè thì lại thừa, nên có thể tìm biện pháp tích trữ hoặc mua ngoài.


Một số hình ảnh về ngựa bạch tại trang trại


4 4 Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trong trồng cỏ nhằm phát triển 1


4 4 Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trong trồng cỏ nhằm phát triển 2



4 4 Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trong trồng cỏ nhằm phát triển 3


4 4 Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trong trồng cỏ nhằm phát triển 4


4.4. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trong trồng cỏ nhằm phát triển chăn nuôi động vật bán hoang dã thuộc Chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa, ở xã Tức Tranh, huyện Phú Lương

Cùng với phát triển chăn nuôi, tận dụng nguồn phân chuồng, các xã viên hợp tác xã chăn nuôi động vật bản địa đang tập trung tiến hành cải tạo đất để phát triển vùng trồng cây có múi, nhất là giống bưởi Diễn, bưởi da xanh, cam sành... Mục tiêu của hợp tác xã không chỉ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho các xã viên, các hộ nông dân trong vùng mà còn góp phần bảo tồn nguồn gen của các giống động vật bản địa có khả năng trở thành sản phẩm nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao.

4.4.1. Đề xuất một số biện pháp khắc phục tình trạng thiếu cỏ ở một số thời điểm trong năm

Một số biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thiếu cỏ vào mùa đông:

* Tăng thêm diện tích trồng cỏ: Nên tiến hành trồng thêm cỏ vào cuối mùa thu để kịp thời sử dụng ở thời điểm hay xảy ra tình trạng thiếu cỏ vào mùa đông.

* Sau mỗi lần cắt (hoặc chăn thả) tiến hành bón phân, tưới nước cho cỏ:

+ Bón thúc: Bón bằng đạm urê sau mỗi lứa cắt từ 50 - 100 kg/ha, sau mỗi lần chăn thả 30 kg/ha. Cày rạch hàng, rải phân đều và lấp đất.

+ Bón hàng năm vào đầu xuân:

- Phân hữu cơ: 5 tấn/ha

- Đạm urea : 100 kg/ha

- Supe lân : 200 kg/ha

- Kaliclorua : 100 kg/ha

Có thể bón khi kết thúc mùa chăn thả (đầu mùa đông) với số lượng lớn bằng 1/2 của bón đầu xuân.

* Ủ chua, ủ xanh cỏ ở các vụ thừa cỏ để sử dụng cho mùa đông.

+ Kỹ thuật ủ chua thức ăn thô xanh:


- Nguyên liệu bổ sung so với khối lượng cỏ đem ủ chua: Cám ngô, cám gạo, bột sắn: 2 - 3%, rỉ mật: 2 - 3%, muối: 0,5 - 1%.

- Thu hoạch cỏ voi hoặc cỏ VA06 để ủ khi cỏ đạt chiều cao 1,5 m trở lên. Không nên ủ chua cỏ quá già hoặc quá non, nếu cỏ non cần phơi héo để làm giảm tỷ lệ nước trước khi ủ.

- Thực hiện ủ chua khi thời tiết nắng ráo

Cách ủ chua:

- Cân cỏ theo đúng tỷ lệ nêu trên và kích thước hố ủ.

- Băm, thái cỏ với độ dài từ 3 - 7 cm.

- Đưa cỏ hoặc cây ngô đã băm thái vào hố hoặc túi ủ theo từng lớp, mỗi lớp dày 20 cm, nén chặt, rải đều cám, muối, rỉ mật theo tỷ lệ công thức, tiến hành lần lượt theo từng lớp đến khi đầy hố hay túi ủ.

- Phủ một lớp cỏ hoặc rơm khô lên miệng hố hay túi ủ, che đậy kín hố hoặc buộc chặt túi ủ.

- Che đậy, bảo quản nơi râm mát, tránh mưa hắt làm hỏng thức ăn ủ chua.

Kiểm tra chất lượng thức ăn sau khi ủ chua và cách cho gia súc ăn

Sau 3 tuần có thể sử dụng cho gia súc ăn, thức ăn ủ chua tốt có màu vàng sáng, mùi chua nhẹ.

- Trước khi cho gia súc ăn cần kiểm tra thức ăn có bị thối, mốc hay có mùi lạ không. Nếu thấy có các dấu hiệu đó thì không nên cho gia súc ăn.

- Có thể cho gia súc ăn với khẩu phần 5 kg/100 kg thể trọng/ ngày. Ban đầu tập cho gia súc ăn bằng cách trộn lẫn với thức ăn xanh, khi gia súc ăn quen có thể cho gia súc ăn hoàn toàn bằng thức ăn ủ chua.

* Mua thêm cỏ ở các vùng lân cận hoặc tăng thêm lượng thức ăn tinh vào mùa thiếu cỏ…

4.4.2. Kỹ thuật trồng một số cỏ hoà thảo thân bụi

Trong thời gian làm đề tài, tôi đã trực tiếp tham gia trồng và chăm sóc một số giống cỏ hoà thảo như: Ghinê; cỏ voi, cỏ VA-06... được đem về trồng thử

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/07/2022