Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh. Sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch đô thị, du lịch MICE, du lịch tìm hiểu lịch sử - văn hóa, du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng biển, đảo.
- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh, thành phố: TP Cần Thơ, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang. Sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch sinh thái, khai thác các giá trị văn hóa sông nước miệt vườn, du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái biển, đảo, du lịch MICE.
1.2.1.2. Phát triển hệ thống tuyến du lịch
- Tuyến theo đường hàng không: Từ các sân bay thuộc trung tâm quốc gia và các sân bay quan trọng khác.
- Tuyến theo đường bộ: Theo hệ thống các quốc lộ lớn nối các vùng du lịch và đường Hồ Chí Minh.
- Tuyến theo đường biển: Liên kết các đảo ven bờ và các tuyến Đà Nẵng - Hoàng Sa; Nha Trang - Trường Sa và đường Hồ Chí Minh trên biển.
- Tuyến theo đường sông: Theo hệ thống sông Hồng và sông Mê Kông.
- Tuyến theo đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc - Nam; Hà Nội - Hải Phòng; Hà Nội - Lào Cai và Hà Nội - Lạng Sơn.
1.2.1.3. Chú trọng phát triển tuyến đường biển và tuyến đường bộ dọc biên giới.
- Các tuyến du lịch chuyên đề: Về nguồn tìm hiểu văn hóa các dân tộc Việt Nam; khám phá biển, đảo; di sản; sinh thái núi, rừng; MICE; làng nghề; cộng đồng và nông nghiệp, nông thôn; du thuyền, tàu biển; sông, hồ; lễ hội, tâm linh.
Có thể bạn quan tâm!
- Sơ Đồ Hệ Thống Lãnh Thổ Du Lịch (M.bưchơvarốp, 1975)
- Xây Dựng Hệ Thống Tiêu Chí Đánh Giá Các Hình Thức Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch Cấp Tỉnh
- Bảng Đánh Giá Mức Độ Thuận Lợi Của Cụm Du Lịch
- Tài Nguyên Du Lịch Tỉnh Thái Nguyên
- Thực Trạng Phát Triển Và Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch Tỉnh Thái Nguyên
- Biểu Đồ Thể Hiện Lượt Khách Du Lịch Đến Thái Nguyên Giai Đoạn 2010 – 2016
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
- Tuyến du lịch liên kết các quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc…
Nhìn chung, quy hoạch TCLTDL trên phạm vi cả nước được phê duyệt đã tạo cơ hội thu hút nhiều nguồn lực và các thành phần kinh tế tham gia. Thị trường du lịch đã được mở rộng, sản phẩm du lịch ngày càng được đa dạng hoá và hấp dẫn du khách nhiều hơn. Hệ thống CSVCKT du lịch từng bước được xây dựng đồng bộ, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng nhanh hơn về số lượng khách, doanh thu và chi tiêu trung bình của khách du lịch, tăng GDP du lịch, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, tạo tiền đề để đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của các địa phương và của cả nước.
Mặc dù có những thành tựu đáng kể, nhưng TCLTDL Việt Nam vẫn còn có một số hạn chế như việc điều tra, đánh giá tài nguyên và môi trường du lịch chưa
đồng bộ và kỹ lưỡng nên việc lập quy hoạch phát triển chưa mang tính khả thi cao, chưa khai thác hết được những thế mạnh của các địa phương, lại trùng lặp sản phẩm du lịch và mâu thuẫn lợi ích. Loại hình sản phẩm du lịch chưa phong phú, chất lượng không đồng đều. Nhiều địa phương còn thiếu những điểm, khu du lịch với những sản phẩm đặc thù, chất lượng cao, sức cạnh tranh lớn. Công tác đầu tư phát triển du lịch, đặc biệt là CSVCKT và CSHT chưa đồng bộ, nhất là ở các tỉnh miền núi. Việc phát triển giao thông tới các điểm du lịch chưa tốt, chưa hấp dẫn khách du lịch. Công tác lập quy hoạch phát triển du lịch tuy đã được các cấp, các ngành quan tâm đầu tư nhưng còn chậm, chưa đáp ứng nhu cầu quản lý và phát triển du lịch.
Những thành tựu, những hạn chế của ngành du lịch và công tác TCLTDL là những cơ sở để Việt Nam hạn chế khó khăn, tiếp tục khai thác lợi thế đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước và của nhiều tỉnh thành.
1.2.2. Tổ chức lãnh thổ du lịch vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
1.2.2.1. Khái quát chung
Bao gồm 14 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Lai Châu, Sơn La và Hòa Bình, gắn với 2 hành lang kinh tế và các cửa khẩu quan trọng với Trung Quốc và Lào.
Diện tích tự nhiên là 95.264,4 km2 vùng có biên giới đường bộ với Trung Quốc dài
1.240 km, với Lào dài 610 km. Các cửa khẩu quốc tế quan trọng: Hữu Nghị (Lạng Sơn), Tà Lùng (Cao Bằng), Thanh Thủy (Hà Giang), Lào Cai, Ma Lù Thàng (Lai Châu), Tây Trang (Điện Biên), Pa Háng (Sơn La). Hệ thống giao thông: hệ thống quốc lộ nối với thủ đô Hà Nội, Lào, Trung Quốc cũng như khu vực phía Đông và Tây của vùng: Quốc lộ 1, 2, 3, 6, 70, 279, 4 (A, B, C, D), 12...; đường Hồ Chí Minh (từ Pắc Bó nối với Hà Nội đi các tỉnh phía Nam); hệ thống đường sắt (Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh và Hà Nội - Đồng Đăng - Nam Ninh)... Hệ thống đô thị: các thành phố tỉnh lị Thái Nguyên, Việt Trì, Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Bắc Giang, Điện Biên Phủ, Sơn La, Hòa Bình và thị xã Lai Châu, Bắc Kạn.
1.2.2.2. Tài nguyên du lịch phong phú tạo nhiều thuận lợi cho phát triển du lịch.
Địa hình phân hoá đa dạng tạo nhiều cảnh quan du lịch hấp dẫn. Hệ sinh thái núi cao gắn với dãy Hoàng Liên Sơn phía Tây Bắc, cao nguyên Mộc Châu và các khu vực Tam Đảo, Sa Pa, Mẫu Sơn... là những nơi nghỉ mát nổi tiếng; thác nước Đầu Đẳng, Bản Giốc...; cảnh quan Mèo Vạc, Mã Pì Lèng... Địa hình karstơ ở khu vực Đông Bắc với các hang động đẹp Nhị Tam Thanh, cao nguyên đá Đồng Văn…
Tài nguyên nước phong phú. Các hồ: Hòa Bình, Sơn La, Pá Khoang, Thác Bà, Ba Bể, Na Hang, Núi Cốc, Cấm Sơn... Nước khoáng: Kim Bôi, Mỹ Lâm, Thanh Hà... Có nhiều vườn quốc gia có giá trị cao trong phát triển du lịch sinh thái là Hoàng
Liên, Tam Đảo, Ba Bể, Xuân Sơn cùng với các khu bảo tồn thiên nhiên (Sốp Cộp, Tà Sùa, Mường Nhé...).
Bản sắc văn hóa các dân tộc ít người: Tày, Nùng, Dao, Thái, Mường, Mông... Đây là cái nôi của dân tộc Việt (Đền Hùng). Có nền văn minh lâu đời (Hòa Bình, Sơn Vi...). Nhiều di tích lịch sử - cách mạng (chống Pháp): Điện Biên Phủ, Pác Bó, ATK Định Hóa, ATK Tân Trào... [499 DTVHLS QG]. Có các di sản văn hóa phi vật thể thế giới: Hát xoan, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm. Có các di tích quốc gia đặc biệt: Đền Hùng, Điện Biên Phủ, khởi nghĩa Yên Thế, Pác Bó, Tân Trào, Định Hóa…
Vùng có nhiều lễ hội nổi tiếng: Đền Hùng (Phú Thọ); Lồng Tồng (các tỉnh vùng Đông Bắc); về nguồn (Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai); lễ hội hoa ban (Tây Bắc)...
Đây cũng là nơi sản xuất nông sản có giá trị: bưởi Đoan Hùng, mận hậu Lào Cai, bò sữa, chè, cam Hà Giang... Có nhiều làng nghề thủ công truyền thống: dệt thổ cẩm (Tây Bắc), rèn Phúc Sen (Cao Bằng)... Chợ văn hóa (Bắc Hà), chợ tình Khau Vai, Sa Pa...
1.2.2.3. Sản phẩm du lịch đặc trưng
Du lịch về nguồn tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam; thăm quan, nghiên cứu hệ sinh thái núi cao; nghỉ dưỡng núi, du lịch mạo hiểm, thể thao khám phá; du lịch biên giới gắn với các cửa khẩu. Các điểm du lịch quốc gia và vùng: Lào Cai: Hang Pắc Bó, Lạng Sơn, Mai Châu.
Các khu du lịch quốc gia: Cao nguyên đá Đồng Văn, Thác Bản Giốc, Mẫu Sơn, Hồ Ba Bể, Tân Trào, Núi Cốc, Sa Pa, Thác Bà, Đền Hùng, Mộc Châu…
1.2.2.4. Tuyến du lịch quốc gia
Hà Nội - Lạng Sơn (một phần tuyến du lịch xuyên Việt và quốc tế qua cửa khẩu Đồng Đăng và Hữu Nghị) (154 km), Hà Nội - Việt Trì - Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai - Sa Pa (330 km), Hà Nội - Hoà Bình - Sơn La - Điện Biên (quốc lộ 6) (478 km) - Lai Châu (quốc lộ 12) (195 km), Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng (quốc lộ 3) (345 km)…
Hình 1.2. Các điểm, tuyến, khu du lịch vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Nguồn: [24]
36
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
TCLTDL là một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch và các cơ sở phục vụ có liên quan dựa trên việc sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên du lịch (tự nhiên, nhân văn), kết cấu hạ tầng và các nhân tố khác nhằm đạt hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cao nhất. TCLTDL chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: tài nguyên du lịch, các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, CSHT. TCLTDL có các hình thức chủ yếu: hệ thống lãnh thổ du lịch, cụm tương hỗ phát triển du lịch (thể tổng hợp lãnh thổ du lịch), vùng du lịch. Trong TCLTDL, việc xây dựng hệ thống tiêu chí để xác định sự phân hoá lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Hệ thống các tiêu chí càng có cơ sở khoa học thì việc đánh giá các điểm, cụm, tuyến du lịch sẽ càng chính xác và phản ánh đúng thực tế khách quan. Xây dựng hệ thống tiêu chí để đánh giá các điểm du lịch là cơ sở để khai thác hợp lí tài nguyên du lịch.
Trên phương diện TCLTDL Việt Nam có 7 vùng du lịch: Trung du, miền núi Bắc Bộ; Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc; Bắc Trung Bộ; Duyên hải Nam Trung Bộ; Tây Nguyên; Đông Nam Bộ; Đồng bằng sông Cửu Long. Mỗi vùng đều có chiến lược phát triển riêng trên cơ sở tiềm năng vốn có. Thái Nguyên nằm trong vùng du lịch TDMNBB, vùng giàu tiềm năng để phát triển du lịch cả về tự nhiên và văn hóa. Những định hướng phát triển du lịch Thái Nguyên được dựa trên cơ sở những định hướng chung của cả vùng. Việc nghiên cứu TCLTDL có ý nghĩa lớn nhằm khai thác hiệu quả hơn tiềm năng vốn có của tỉnh, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Chương 2
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH TỈNH THÁI NGUYÊN
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Thái Nguyên
2.1.1. Vị trí địa lí
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi nằm trong vùng trung du – miền núi Đông Bắc, có tọa độ địa lý: 20020’- 22025’B, 105025’- 106016’Đ. Thái Nguyên có diện tích tự nhiên 3.526,64 km2, chiếm 1,07% diện tích cả nước. Về mặt hành chính, Thái Nguyên có 6 huyện (Võ Nhai, Đồng Hỷ, Đại Từ, Phú Lương, Định Hóa, Phú Bình), 1 thị xã (Phổ Yên) và 2 thành phố trực thuộc tỉnh (Thái Nguyên, Sông Công), với tổng số 180 đơn vị hành chính cấp xã, phường và thị trấn, trong đó có 124 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du. Thái Nguyên tiếp giáp với các tỉnh: phía bắc giáp Bắc Kạn; phía nam giáp thủ đô Hà Nội; phía đông và đông nam giáp tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía tây giáp các tỉnh Tuyên Quang, Vĩnh Phúc.
Thái Nguyên là miền đất nối giữa vùng núi rừng Việt Bắc với đồng bằng châu thổ sông Hồng, là cửa ngõ bảo vệ kinh đô Thăng Long, Đông Đô xưa và thủ đô Hà Nội ngày nay. Với hình dáng cân đối, đường quốc lộ 3 và sông Cầu gần như trục đối xứng chạy dọc suốt từ phía bắc xuống phía nam tỉnh, VTĐL thuận lợi, xung quanh được bao bọc bởi các tỉnh, thành, là những địa danh có tiềm năng du lịch phong phú như: Hà Nội – Lạng Sơn – Bắc Cạn - Tuyên Quang, Thái Nguyên là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế của Việt Bắc nói riêng, vùng TDMNBB nói chung. Đây là một trong những vùng chè nổi tiếng, một trung tâm công nghiệp gang thép của miền Bắc, cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Việc giao lưu đã được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình dẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút, đưa Thái Nguyên nhanh chóng trở thành một trung tâm phát triển kinh tế, văn hóa của các tỉnh TDMNBB, không chỉ hiện nay mà cả trong tương lai.
Thái Nguyên cũng là một trong những tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Với vị trí địa lí thuận lợi cùng với một số điều kiện cơ bản, Thái Nguyên hứa hẹn sẽ trở thành vùng kinh tế trọng điểm Bắc thủ đô Hà Nội.
Không chỉ là trung tâm kinh tế, Thái Nguyên còn là trung tâm văn hóa, giáo dục quan trọng của vùng và cả nước. Với hệ thống 7 trường đại học hiện có, Thái
Nguyên còn được coi là trung tâm đào tạo khoa học và giáo dục cho các tỉnh miền núi phía Bắc.
Với vị trí là cửa ngõ giao lưu giữa các tỉnh trong vùng TDMNBB và vùng Đồng bằng sông Hồng; điều kiện địa hình bán sơn địa có diện tích khá lớn, khí hậu, đất đai thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp; tài nguyên khoáng sản phong phú, nhiều địa danh thăm quan, du lịch hấp dẫn; lợi thế về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chăm sóc bảo vệ sức khỏe cộng đồng là những động lực căn bản giúp KT-XH của tỉnh Thái Nguyên phát triển vừa là cơ sở quan trọng để tỉnh Thái Nguyên phấn đấu trở thành một trong những trung tâm KT-XH quan trọng của vùng và quốc gia. Những dự án lớn gần đây được triển khai, như: Dự án đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn, dự án Khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo, dự án Khu tổ hợp công nghệ cao Sam Sung Thái Nguyên, dự án vùng du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc đang và tiếp tục đem lại cho tỉnh Thái Nguyên những bước phát triển đột phá trong những năm tiếp theo.
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên
Nguồn: [24]