Xây Dựng Hệ Thống Tiêu Chí Đánh Giá Các Hình Thức Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch Tỉnh Bắc Giang

+ Bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch

+ Sự thống nhất ở vùng du lịch và cộng đồng

Các mục tiêu trên được xem như là động cơ thúc đẩy đối với tất cả các nhà nghiên cứu, các cơ quan hữu quan tham gia vào dự án phát triển du lịch có tính chiến lược và đối sách cần thiết nhằm thực hiện được chúng [25,26].

1.1.3. Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang

1.1.3.1. Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá điểm du lịch

Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu của các tác giả Phạm Trung Lương, Đặng Duy Lợi, đặc biệt là cuốn “Địa lí du lịch, cơ sở lí luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Minh Tuệ và Vũ Đình Hòa, NXB Giáo Dục Việt Nam 2017; và luận án tiến sỹ Khoa học Địa lý “Phát triển du lịch tỉnh Hà Giang trong xu thế hội nhập” của tác giả Nguyễn Thị Phương Nga, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2016; khảo sát thực tế các điểm du lịch tại Bắc Giang, tác giả đã lựa chọn các tiêu chí đánh giá trên hai khía cạnh: khả năng khai thác và khả năng thu hút của điểm du lịch theo như phương án của tác giả Nguyễn Thị Phương Nga. Bởi vì đây là cách đánh giá áp dụng với tỉnh Hà Giang, tác giả xét thấy hoàn cảnh địa lý và nguồn tài nguyên du lịch, cũng như thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch của địa phương Hà Giang cũng tương đối tương đồng với địa phương mà tác giả nghiên cứu, đó là tỉnh Bắc Giang.

Sau khi khảo sát hiện trạng phát triểt, kết hợp đánh giá của các chuyên gia, tác giả xác định các điểm du lịch và đánh giá khả năng thu hút, khả năng khai thác của các điểm du lịch đó theo phương pháp đánh giá tổng hợp với các tiêu chí: độ hấp dẫn, vị trí của điểm du lịch, sức chứa khách du lịch, CSHT và CSVC - KT du lịch, thời gian lưu trú của khách du lịch, tính bền vững. Mỗi một tiêu chí được đánh giá theo bậc 4 điểm; 4, 3, 2, 1 tương ứng với các mức độ đánh giá từ cao xuống thấp (tốt, khá tốt, trung bình, kém). Các tiêu chí có mức độ quan trọng khác nhau, cần xác định hệ số nhân cho mỗi tiêu chí.

(1) Khả năng thu hút: các tiêu chí đánh giá bao gồm: Độ hấp dẫn, vị trí điểm du lịch, CSHT và CSCV - KT phục vụ du lịch.

* Độ hấp dẫn: Độ hấp dẫn của tài nguyên đối với khách du lịch là vẻ đẹp độc đáo của cảnh quan thiên nhiên, sự đa dạng của địa hình, địa mạo, sinh vật..., sự phù hợp của khí hậu đối với sức khoẻ con người, tính đặc sắc của các di tích lịch sử, văn hoá bản địa, công trình nhân tạo.

- Hấp dẫn: (4 điểm): Tối thiểu có 5 phong cảnh đẹp hoặc 5 hiện tượng, di tích tự nhiên có giá trị; hoặc có di tích văn hoá lịch sử độc đáo, được công nhận là di sản văn hoá thế giới, hoặc di tích quốc gia đặc biệt; hoặc có công trình nhân tạo mang ý nghĩa quốc gia.

- Khá hấp dẫn (3 điểm): Có 3 phong cảnh đẹp, hoặc có 3 - 5 hiện tượng, di tích tự nhiên có giá trị; hoặc có di tích văn hoá lịch sử, được Bộ VH, TT&DL công nhận cấp quốc gia; hoặc công trình nhân tạo mang ý nghĩa vùng.

- Trung bình (2 điểm): có 1 - 2 phong cảnh đẹp hoặc có 2 di tích tự nhiên có giá trị; hoặc có di tích văn hoá lịch sử cấp tỉnh; hoặc công trình nhân tạo mang ý nghĩa địa phương.

- Ít hấp dẫn: (1 điểm): có phong cảnh đơn điệu; hoặc có di tích văn hoá lịch sử có ý nghĩa địa phương; hoặc không có công trình nhân tạo.

* Vị trí điểm du lịch: Vị trí của điểm du lịch là vị trí tương đối của điểm du lịch với điểm phân phối khách và điều kiện đường giao thông cho phép tiếp cận điểm du lịch (tính thời gian tiếp cận chuẩn cho phương tiện là ô tô du lịch)

- Rất gần (4 điểm): khoảng cách dưới 50km, hoặc thời gian đi đường nhỏ hơn 1 giờ, có thể đi bằng 2 - 3 loại phương tiện thông dụng.

- Khá gần (3 điểm): Khoảng cách từ 50 - 100km, hoặc thời gian đi đường từ 1 - 2 giờ, có thể đi bằng 1 - 2 loại phương tiện thông dụng.

- Trung bình (2 điểm): Khoảng cách từ 100 - 150km, hoặc thời gian đi đường 2

- 3 giờ, có thể đi bằng 1 loại phương tiện thông dụng.

- Xa (1 điểm): khoảng cách trên 150km, hoặc thời gian đi đường trên 3 giờ, có thể đi bằng 1 loại phương tiện thông dụng.

* CSHT và CSVC - KT phục vụ du lịch: CSHT và CSVC - KT phục vụ du lịch được xác định bởi sự tiện lợi và đồng bộ của mạng lưới giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, hệ thống cơ sở lưu trú, nhà hàng, dịch vụ du lịch bổ sung phục vụ cho nhu cầu của du khách.

- Tốt (4 điểm): CSHT đồng bộ, đủ tiện nghi, có khả năng tiếp cận thuận lợi, có đủ các dịch vụ bổ sung.

- Khá (3 điểm): CSHT đồng bộ, đủ tiện nghi, có khả năng tiếp cận tương đối thuận lợi, có khá đầy đủ các dịch vụ bổ sung.

- Trung bình (2 điểm): CSHT chưa đồng bộ (thiếu một vài yếu tố như: cấp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc và một số dịch vụ...).

- Kém (1 điểm): CSHT kém hoặc chất lượng thấp, việc đi đến các điểm đó khó khăn, mất nhiều thời gian.

(2) Khả năng khai thác: các tiêu chí đánh giá bao gồm: Sức chứa khách du lịch, thời gian lưu trú của khách du lịch, tính bền vững.

* Sức chứa khách du lịch: Sức chứa khách du lịch là lượng khách tối đa có thể đón đến điểm du lịch trong cùng một thời điểm mà chưa gây ra những tổn hại đến môi trường tự nhiên, xã hội và quyền lợi của khách. Theo quy định của Luật Du lịch, sức chứa khách của khu du lịch cấp Tỉnh ≥ 100.000 lượt khách/năm, tuy nhiên do đặc điểm địa bàn nghiên cứu với sự phát triển của hoạt động du lịch ở giai đoạn khởi đầu, nhiều điểm du lịch còn ở dạng tiềm năng, nhưng lại mang ý nghĩa quốc gia. Do đó, áp dụng tiêu chí sức chứa khách đối với điểm du lịch có ý nghĩa cấp Tỉnh là ≥ 80.000 lượt khách du lịch/năm là phù hợp.

- Lớn (4 điểm): có khả năng tiếp nhận trên 80.000 lượt khách du lịch/năm.

- Khá lớn (3 điểm): có thể tiếp đón 50.000 đến dưới 80.000 lượt khách du lịch/năm.

- Trung bình (2 điểm): có sức chứa 30.000 đến dưới 50.000 lượt khách du lịch/năm.

- Nhỏ (1 điểm): Có sức chứa dưới 30.000 lượt khách du lịch/năm.

* Tính bền vững: Tính bền vững là khả năng bảo tồn, duy trì các thành phần và bộ phận của tài nguyên trước áp lực của các hoạt động du lịch.

- Bền vững (4 điểm): trong trường hợp điểm du lịch không có thành phần hoặc bộ phận tự nhiên nào bị phá hoại. Khả năng tự phục hồi cân bằng sinh thái của môi trường nhanh. Công trình văn hoá lịch sử còn được bảo tồn tốt, không bị phá hoại bởi môi trường nhiệt đới ẩm và thiên tai, tài nguyên có khả năng tồn tại vững chắc trên 100 năm. Hoạt động du lịch diễn ra liên tục. Công trình nhân tạo được đầu tư xây dựng lớn, sử dụng được trên 50 năm.

- Khá bền vững (3 điểm): trong trường hợp điểm du lịch có từ 1-2 thành phần hoặc bộ phận tự nhiên bị phá hoại nhưng ở mức độ không đáng kể, có khả năng phục hồi tương đối nhanh. Công trình văn hoá lịch sử có bị phá hoại, có khả năng sửa chữa nhanh. Tài nguyên có khả năng tồn tại vững chắc từ 50 đến 100 năm. Hoạt động du lịch diễn ra thường xuyên. Công trình nhân tạo được đầu tư xây dựng ở mức trung bình, sử dụng từ 30 - 50 năm.

- Trung bình (2 điểm): trong trường hợp điểm du lịch có từ 1-2 thành phần hoặc bộ phận tự nhiên kinh tế - xã hội bị phá hoại đáng kể, phải có sự hỗ trợ tích cực của

con người mới phục hồi nhanh được. Công trình văn hoá lịch sử bị phá hoại tương đối, có khả năng sửa chữa và tôn tạo lại nhưng chậm. Tài nguyên có khả năng tồn tại vững chắc từ 10 đến 50 năm. Hoạt động du lịch có thể bị hạn chế; hoặc công trình nhân tạo được đầu tư mức thấp, khả năng sử dụng trung bình từ 10 - 30 năm.

- Ít bền vững (1 điểm): trong trường hợp điểm du lịch có từ 2 - 3 thành phần tự nhiên bị phá hoại nặng, phải có sự hỗ trợ tích cực của con người mới phục hồi được nhưng rất chậm. Công trình văn hoá - lịch sử bị phá hoại nặng, khả năng phục hồi nguyên trạng kém. Tài nguyên có thể tồn tại vững chắc dưới 10 năm. Hoạt động du lịch bị gián đoạn, công trình nhân tạo có thể sử dụng dưới 10 năm.

* Thời gian lưu trú của khách du lịch:

- Dài (4 điểm): có trên 3 ngày lưu trú tại điểm du lịch.

- Khá dài (3 điểm): có từ 2 - 3 ngày lưu trú tại điểm du lịch.

- Trung bình (2 điểm): có từ 1 - 2 ngày lưu trú tại điểm du lịch.

- Ngắn (1 điểm): có dưới 1 ngày lưu trú tại điểm du lịch.

Mỗi tiêu chí đánh giá theo 4 bậc từ cao xuống thấp (tốt, khá, trung bình, kém), đồng thời căn cứ vào đặc điểm và sự quan trọng của từng tiêu chí tại địa phương mà xây dựng hệ số theo bậc: 3, 2, 1. Trong đó, các hệ số được xác định như sau:

- Hệ số 3: tính hấp dẫn của điểm du lịch. Đây là tiêu chí quan trọng nhất để xác định giá trị của điểm du lịch có thể khai thác cho hoạt động du lịch. Tính hấp dẫn của điểm du lịch càng cao thì khả năng thu hút và khả năng khai thác của điểm du lịch càng lớn.

- Hệ số 2: CSHT và CSVC - KT du lịch, thời gian lưu trú của khách du lịch, tính bền vững. Bắc Giang là tỉnh trung du, thực trạng mạng lưới giao thông vận tải còn hạn chế, việc đánh giá mạng lưới giao thông vận tải, CSVC - KT du lịch để khai thác các điểm du lịch ảnh hưởng lớn đến khả năng thu hút của điểm du lịch. Tính thời vụ, tính bền vững ảnh hưởng đến thời gian khai thác của điểm du lịch.

- Hệ số 1: Được xác định cho tiêu chí: vị trí của điểm du lịch so với trung tâm của từng tiểu vùng du lịch địa phương. Tiêu chí này thể hiện khả năng liên kết giữa các điểm tài nguyên trong từng tiểu vùng du lịch, là cơ sở hình thành tuyến du lịch chính, tuyến du lịch bổ trợ trong từng tiểu vùng. Sức chứa của điểm du lịch được xác định hệ số 1 do các điểm du lịch ở tỉnh Bắc Giang có số lượng nhiều, nằm trên địa bàn miền núi và trung du nên sức chứa nhỏ, thời gian di chuyển của khách đến các điểm khá lớn.

Bảng 1.1. Điểm tổng hợp các tiêu chí đánh giá điểm du lịch

Stt


Tiêu chí


Hệ số

Đánh giá

Tốt

Khá

Trung bình

Kém

Khả năng thu hút






1

Độ hấp dẫn

3

12

9

6

3

2

Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ

thuật

2

8

6

4

2

3

Vị trí điểm du lịch

1

4

3

2

1

Tổng điểm

24

18

12

6

Khả năng khai thác






1

Sức chứa của điểm du lịch

1

4

3

2

1

2

Thời gian lưu trú của khách du lịch

2

8

6

4

2

3

Tính bền vững

2

8

6

4

2

Tổng điểm

20

15

10

5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang - 4


(Nguồn: Tính toán theo nghiên cứu của tác giả)

Các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia: điểm đánh giá khả năng thu hút từ 18 - 24 điểm, kết hợp khả năng khai thác có điểm từ 15 - 20 điểm; điểm du lịch địa phương có khả năng thu hút từ 6 - 12 điểm, khả năng khai thác từ 5 - 10 điểm.

1.1.3.2. Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá cụm du lịch

Trong TCLTDL theo cấp tỉnh thì cụm du lịch là một hình thức có vai trò quan trọng trong việc định hướng khai thác, sử dụng tài nguyên và phát triển du lịch. Trong một số nghiên cứu của các tác giả đã lựa chọn một số tiêu chí như: hiệu quả khai thác, tính hấp dẫn, CSHT và CSVC - KT.

Để đánh giá cụm du lịch, luận văn đưa ra 05 tiêu chí: số lượng điểm du lịch, CSHT và CSVC - KT du lịch, thời gian hoạt động, sức chứa khách du lịch của cụm, tính liên kết của các điểm du lịch trong cụm du lịch.

- Số lượng điểm du lịch được tính là số các điểm du lịch có trong cụm du lịch đang khai thác phục vụ hoạt động du lịch, trong đó có một điểm du lịch hạt nhân (điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia).

- CSHT và CSVC - KT được xác định là tiêu chí quan trọng để khai thác tài nguyên du lịch của Bắc Giang. Nó được xác định bởi sự tiện lợi của hệ thống giao thông vận tải và sức chứa của các nhà hàng, khách sạn, khả năng đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

- Sức chứa khách du lịch: Nếu như cụm du lịch có vị trí địa lí thuận lợi, có nhiều điểm du lịch để thoả mãn nhiều nhu cầu khác nhau của khách du lịch thì số lượng khách sẽ đông hơn, sức chứa lớn. Ngược lại, nếu cụm du lịch đó không có nhiều điểm du lịch, không có nhiều TNDL thì không thu hút khách du lịch. Số lượng khách du lịch đông thì tổng thu du lịch sẽ lớn. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc lớn vào chất lượng của

tài nguyên tại điểm du lịch, độ hấp dẫn du khách của các loại tài nguyên đó, đồng thời phụ thuộc vào chất lượng CSHT và CSVC - KT.

- Thời gian hoạt động du lịch được xác định bởi số ngày thích hợp trong năm cho việc tổ chức các hoạt động du lịch, đón và phục vụ nhu cầu của khách du lịch.

- Tính liên kết được xác định bởi số điểm du lịch và khoảng cách giữa các điểm du lịch trong một không gian nhất định và mức độ tiện lợi cho việc liên kết giữa các điểm du lịch.

* Số lượng điểm du lịch trong cụm

Số lượng và chất lượng điểm du lịch rất cần thiết trong việc xác định quy mô hoạt động du lịch của cụm du lịch, thể hiện mức độ tập trung các điểm du lịch hạt nhân (điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia) và các điểm du lịch bổ trợ (điểm du lịch có ý nghĩa địa phương). Số lượng điểm du lịch được đánh giá bằng 4 mức độ (nhiều, khá nhiều, trung bình, ít), đồng thời được xác định hệ số 3 vì vai trò quan trọng của nó trong phát triển cụm du lịch:

- Nhiều (4 điểm): cụm du lịch có từ 3 điểm du lịch hạt nhân và 10 điểm du lịch trở lên.

- Khá nhiều (3 điểm:) cụm du lịch có từ 1 - 2 điểm du lịch hạt nhân và từ 6 - 9 điểm du lịch.

- Trung bình (2 điểm): cụm du lịch có từ 3 - 5 điểm du lịch.

- Ít (1 điểm): cụm du lịch có dưới 3 điểm du lịch.

* Thời gian hoạt động du lịch

Thời gian hoạt động du lịch là khoảng thời gian trong năm có khả năng tổ chức các hoạt động du lịch. Thời gian có thể khai thác sẽ quyết định tính mùa, tính nhịp điệu của dòng khách du lịch. Thời gian này được căn cứ vào các điều kiện khí hậu để đánh giá và được xác định hệ số 3. Tiêu chí này được chia thành 4 mức độ:

- Dài (4 điểm): cụm có trên 7 tháng trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch và có điều kiện khí hậu thích hợp nhất với sức khoẻ của con người.

- Khá dài (3 điểm): cụm có từ thời gian từ 5 - 7 tháng trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch và có điều kiện khí hậu tương đối thích hợp với sức khoẻ của con người.

- Trung bình (2 điểm): cụm có thời gian từ 3 - 4 tháng trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch và có điều kiện khí hậu tương đối thích hợp với sức khoẻ của con người.

- Ngắn(1 điểm): cụm có dưới 3 tháng trong năm có thể triển khai các hoạt động du lịch và có điều kiện khí hậu thích hợp với sức khoẻ của con người.

* CSHT và CSVC - KT phục vụ du lịch

Nếu TNDL là một trong những yếu tố cơ sở để tạo nên điểm du lịch thì CSHT và CSVC - KT tạo điều kiện biến những tiềm năng của tài nguyên trở thành hiện thực. Giữa hai tiêu chí này có mối liên hệ chặt chẽ, bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Tiêu chí này được đánh giá ở sự tiện lợi của giao thông vận tải, sức chứa của khách sạn, nhà hàng và được chia thành 4 mức độ: Tốt, khá, trung bình và yếu (hệ số 2).

- Tốt (4 điểm): các cụm du lịch có giao thông vận tải thuận tiện, tất cả các loại phương tiện có thể hoạt động được đến các điểm du lịch trong cụm, hoạt động du lịch được từ 8 - 12 tháng trong năm, có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng có thể đáp ứng được > 1000 người/ngày.

- Khá (3 điểm): các cụm du lịch có giao thông vận tải khá thuận lợi, tất cả các loại phương tiện có thể đến được phần lớn các điểm du lịch trong cụm, có thể hoạt động du lịch được từ 6 - 8 tháng, có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đáp ứng nhu cầu cho từ 500 - 1000 người/ngày.

- Trung bình (2 điểm): các cụm du lịch có giao thông vận tải khá thuận lợi. Hoạt động du lịch trong cụm được từ 4 - 6 tháng, có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đáp ứng nhu cầu cho từ 300 - 500 người/ngày.

- Kém (1 điểm): cụm du lịch có giao thông vận tải không thuận lợi, có thể hoạt động du lịch được dưới 4 tháng, có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đáp ứng nhu cầu cho

< 300 người/ngày.

* Sức chứa khách du lịch

Qua khảo sát thực địa các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thì cụm có khách đông nhất trên 1000 người/ngày, cụm có số khách thấp nhất dưới 300 người/ngày, nên luận văn đã lựa chọn tiêu chí này với 4 mức độ:

- Số lượng khách đông (4 điểm): > 1000 người/ ngày.

- Số lượng khách khá đông (3 điểm): có từ 500 - 1000 người/ngày.

- Số lượng khách trung bình (2 điểm): có từ 300 đến < 500 người/ngày.

- Số lượng khách không đông (1 điểm): dưới 300 người/ngày.

* Tính liên kết giữa các điểm du lịch trong cụm du lịch

Trong cụm du lịch sự liên kết giữa các điểm du lịch có vai trò quan trọng, tạo nên quần thể các điểm du lịch, tăng tính hấp dẫn cho cụm du lịch, tạo sự thuận lợi trong việc hình thành các tour du lịch. Dựa trên cơ sở khảo sát thực tế các điểm trong cụm du lịch, việc đánh giá tính liên kết thể hiện ở sự xuất hiện thêm của các điểm du lịch so với điểm du lịch được xem xét trong cụm trong phạm vi gần (khoảng 10km).

- Tốt (4 điểm): có thêm ít nhất 4 điểm du lịch (cả tự nhiên và nhân văn) nằm lân cận điểm được xem xét ở trung tâm cụm trong phạm vi bán kính 10km.

- Khá (3 điểm): Có thêm từ 2-3 điểm du lịch ở trong phạm vi điểm xem xét ở trung tâm cụm không quá 10km.

- Trung bình (2 điểm): Chỉ có thêm 1 điểm du lịch nằm lân cận điểm được xem xét ở trung tâm cụm trong phạm vi bán kính 10km.

- Kém (1 điểm): Không có thêm điểm du lịch nào trong phạm vi bán kính 10km so với điểm trung tâm cụm du lịch.

Điểm đánh giá tổng hợp cụm du lịch là tổng số điểm của từng tiêu chí được xác định qua việc nhân hệ số với các bậc số của từng tiêu chí. Số lượng điểm du lịch được xác định hệ số 3 vì đây là yếu tố rất quan trọng. CSHT và CSVC - KT được xác định hệ số 3, vì nếu nó đáp ứng nhu cầu cho du khách thì tổng thu du lịch sẽ cao hơn, số lượng khách đông hơn. Đối với tỉnh Bắc Giang, yếu tố về CSHT và CSVC - KT đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong quá trình phát triển ngành du lịch.

Thời gian hoạt động du lịch trong cụm được xác định hệ số 2 vì thời gian hoạt động du lịch cũng ảnh hưởng lớn đến tổng thu du lịch, hiệu quả khai thác của các cụm du lịch. Cụm nào có thời gian hoạt động nhiều thì lượng khách đông và tổng thu du lịch lớn. Tính liên kết được xác định hệ số 2 bởi sự liên kết giữa các điểm du lịch là nhân tố để tạo nên cụm du lịch, tính hấp dẫn của từng cụm du lịch.

Sức chứa khách du lịch phụ thuộc vào các yếu tố như TNDL, CSHT và CSVC - KT và thời gian hoạt động du lịch. Nếu các điều kiện trên đáp ứng tốt cho khách du lịch thì số lượng khách và tổng thu cao vì thế tiêu chí này xác định hệ số 1.

Điểm số đánh giá cho từng thang bậc cũng tương tự như đánh giá điểm du lịch và được xác định với 4, 3, 2, 1 điểm tuỳ theo mức độ đánh giá.

Bảng 1.2. Bảng đánh giá tổng hợp cụm du lịch

Các chỉ số

Hệ số


4



1

Số lượng điểm du lịch

3

12

9

6

3

Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật

chất kỹ thuật cụm du lịch

3

12

9

6

3

Thời gian hoạt động du lịch

2

8

6

4

2

Tính liên kết

2

8

6

4

2

Sức chứa khách du lịch

1

4

3

2

1

Điểm tổng hợp

44

35

22

11

Bậc số

3 2


(Nguồn: Tính toán theo nghiên cứu của tác giả)

Qua bảng tổng hợp điểm trên, điểm số được phân thành 3 bậc. Bậc 1 từ 35 đến 44 điểm, bậc 2 từ 22 - 34 điểm, bậc 3 từ dưới 21 điểm. Mỗi bậc có mức độ thuận lợi và

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 23/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí