Sơ Đồ Hệ Thống Lãnh Thổ Du Lịch (M.bưchơvarốp, 1975)

1.1.2. Các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch

TCLTDL là một dạng của tổ chức lãnh thổ KTXH. Cùng với sự phát triển của xã hội, trước hết là của sức sản xuất, đã dần dần xuất hiện các hình thức TCLTDL. Trên bình diện vĩ mô có 3 hình thức chủ yếu: hệ thống lãnh thổ DL, cụm tương hỗ phát triển DL (thể tổng hợp lãnh thổ DL), vùng DL.

1.1.2.1. Hệ thống lãnh thổ du lịch

“Hệ thống lãnh thổ du lịch thường được coi là hệ thống xã hội được tạo thành bởi các yếu tố có quan hệ qua lại mật thiết với nhau, đó là: nhóm người đi du lịch, các tổng thể tự nhiên, văn hoá - lịch sử, cơ sở vật chất - kĩ thuật, đội ngũ cán bộ công nhân viên và bộ phận tổ chức quản lý. Nét đặc trưng quan trọng của hệ thống lãnh thổ du lịch là tính hoàn chỉnh về chức năng và lãnh thổ” [36, trang 100].

Về phương diện cấu trúc, hệ thống LTDL là một hệ thống bao gồm nhiều thành phần có mối liên hệ chặt chẽ. Đó là một hệ thống mở, phức tạp gồm có cấu trúc bên trong và cấu trúc bên ngoài. Cấu trúc bên trong bao gồm các nhân tố hoạt động với sự tác động qua lại, còn cấu trúc bên ngoài gồm các mối liên hệ với điều kiện phát sinh và các hệ thống khác. Đây là một dạng đặc biệt của địa hệ mang tính hỗn hợp, có đủ các thành phần tự nhiên, kinh tế, xã hội và chịu sự chi phối của nhiều quy luật cơ bản khác nhau.

Về phương diện hệ thống, hệ thống LTDL được cấu thành bởi nhiều phân hệ khác nhau về bản chất, nhưng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Đó là các phân hệ khách du lịch, tổng thể tự nhiên, lịch sử, văn hoá, các công trình kĩ thuật, cán bộ phục vụ và điều khiển.

Phân hệ khách du lịch là phân hệ trung tâm, quyết định những yêu cầu với phân hệ khác của hệ thống bởi vì các thành phần này phụ thuộc vào đặc điểm của khách DL. Các đặc trưng của phân hệ khách là cấu trúc và lượng nhu cầu, tính lựa chọn, tính mùa vụ và tính đa dạng của luồng khách DL.

Phân hệ tổng thể tự nhiên, lịch sử - văn hóa là phân hệ tham gia hệ thống với tư cách là tài nguyên, là điều kiện để thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi DL và là cơ sở lãnh thổ cho việc hình thành hệ thống. Tổng thể này có sức chứa, độ tin cậy, tính thích hợp, tính ổn định và tính hấp dẫn. Phân hệ này được đặc trưng bằng lượng nhu cầu, diện tích phân bố và thời gian khai thác.

Phân hệ cơ sở vật chất - kỹ thuật là phân hệ đảm bảo cho cuộc sống bình thường của khách du lịch, nhân viên phục vụ và những nhu cầu giải trí đặc biệt (chữa bệnh,

tham quan, du lịch…). Toàn bộ CSVCKT là điều kiện cần thiết để phát triển DL. Nét đặc trưng của phân hệ là sức chứa, tính đa dạng, tính thích hợp, mức độ chuẩn bị để khai thác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Phân hệ cán bộ nhân viên phục vụ là phân hệ hoàn thành chức năng dịch vụ cho du khách và đảm bảo cho các xí nghiệp hoạt động bình thường. Đặc trưng của phân hệ này là số lượng, trình độ chuyên môn - nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ nhân viên và mức độ đảm bảo của lực lượng lao động.

4

Nghiên cứu hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Thái Nguyên - 3

I

1

2

3

II

5

Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống lãnh thổ du lịch (M.Bưchơvarốp, 1975)

Chú giải

I. Môi trường và các điều kiện phát sinh môi trường du lịch.

II. Hệ thống lãnh thổ du lịch.

1. Phương tiện giao thông vận tải

2. Phân hệ khách du lịch

3. Phân hệ cán bộ phục vụ

4. Phân hệ tài nguyên du lịch

5. Phân hệ cơ sở vật chất kĩ thuật Luồng khách du lịch

Các mối liên hệ bên trong hệ thống

Như vậy, TCLTDL là một hệ thống bao gồm nhiều phân hệ có mối quan hệ tương tác và bổ trợ nhau.

1.1.2.2. Cụm tương hỗ phát triển du lịch

Cụm tương hỗ phát triển DL trước đây được xem là thể tổng hợp LTDL theo quan niệm của các nhà địa lí Xô Viết.“Cụm tương hỗ phát triển du lịch là tập hợp theo khu vực các doanh nghiệp, nhà cung cấp và dịch vụ du lịch có mối liên kết với nhau” [36, trang 103]. Tại một khu vực địa lí nhất định có nhiều doanh nghiệp DL liên hệ với

nhau, hỗ trợ nhau, phối hợp với nhau; nhờ đó làm tăng hiệu quả khai thác TNDL, CSVCKT, giảm bớt chi phí đầu vào, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Cụm tương hỗ phát triển DL hình thành khi các lợi thế cạnh tranh thúc đẩy hoặc dẫn đến việc gia tăng sự bố trí và sự phát triển các doanh nghiệp DL và dịch vụ thuộc các lĩnh vực khác nhau, nhưng cần đến nhau để tận dụng các cơ hội qua liên kết địa lí trong một lãnh thổ nhất định.

Cụm tương hỗ phát triển DL được hình thành trên những điều kiện sau:

+ Một không gian địa lí nhất định.

+ Có một hoặc một vài doanh nghiệp du lịch đóng vai trò hạt nhân.

Các doanh nghiệp DL tự nguyện liên kết với nhau thông qua hợp đồng kinh tế hoặc biên bản thỏa thuận liên kết và trên cơ sở đó cùng thu được lợi ích kinh tế, cùng có được sự cạnh tranh cần thiết.

+ Chính quyền địa phương khuyến khích liên kết thành cụm và tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp thực thi nguyện vọng của mình.

1.1.2.3. Vùng du lịch

Theo E.A Kotliarov (1978), vùng du lịch là: 1) Một lãnh thổ hoàn chỉnh với sự kết hợp các điều kiện, đối tượng và chuyên môn hoá DL; 2) Không chỉ là lãnh thổ để nghỉ ngơi, chữa bệnh, giải trí mà còn là một cơ chế kinh tế hành chính phức tạp; 3) Có các xí nghiệp nông nghiệp, công nghiệp, vận tải, xây dựng và các cơ sở văn hoá; 4) Hình thành do phân công lao động theo lãnh thổ trong lĩnh vực phi sản xuất. [dẫn theo 36, trang 105].

Theo quan điểm của N.X Mironeko và I.T Tirodokholebok (1981): “Vùng du lịch là một cộng đồng lãnh thổ của các xí nghiệp du lịch chuyên môn hoá phục vụ du khách có quan hệ về mặt kinh tế nhằm thoả mãn tốt các nhu cầu của khách trên cơ sở sử dụng tổng thể tự nhiên, văn hoá - lịch sử hiện có và các điều kiện kinh tế của lãnh thổ” [dẫn theo 36, trang 105].

Theo I. I Pirojonik (1985), “Vùng du lịch là hệ thống lãnh thổ kinh tế - xã hội, một tập hợp các hệ thống lãnh thổ du lịch thuộc mọi cấp có liên hệ với nhau và các xí nghiệp thuộc cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo cho hoạt động của hệ thống lãnh thổ du lịch với việc có chung chuyên môn hoá và các điều kiện kinh tế - xã hội để phát triển du lịch” [dẫn theo 36, trang 105].

Trong Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển DL Việt Nam 1995 - 2010 thì: “Vùng du lịch là một hệ thống lãnh thổ kinh tế - xã hội bao gồm một tập hợp các hệ thống lãnh thổ du lịch thuộc mọi cấp có quan hệ với nhau và các cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo cho sự hoạt động của các hệ thống lãnh thổ du lịch” [dẫn theo 36, trang 105]. Như vậy, có rất nhiều quan niệm về vùng DL và mỗi quan niệm có những ưu,

khuyết điểm khác nhau. Chung quy lại có thể hiểu: “Vùng du lịch là một bộ phận lãnh thổ đất nước, có phạm vi và ranh giới xác định, có những nét đặc thù về tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn), điều kiện vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, sản phẩm du lịch đặc trưng… cho phép hình thành và phát triển hiệu quả các hệ thống lãnh thổ du lịch dựa trên cơ sở các mối liên hệ nội vùng và liên vùng” [36, trang 106].

Trên quan điểm hệ thống có thể trình bày vùng DL như một tập hợp hệ thống lãnh thổ được tạo nên bởi hai yếu tố có quan hệ mật thiết với nhau. Hệ thống LTDL và các mối liên hệ nội vùng và liên vùng (không gian KTXH xung quanh) nhằm đảm bảo cho cả hệ thống hoạt động có hiệu quả. Mối liên hệ giữa các yếu tố tạo thành hệ thống LTDL mang tính chất liên hệ công nghệ, có tác dụng thực hiện đầy đủ các khâu công nghệ của quá trình DL. Còn các mối liên hệ nội vùng và liên vùng là các mối liên hệ kinh tế.

Như vậy, hệ thống LTDL là hạt nhân tạo nên vùng du lịch. Hệ thống LTDL và vùng DL là các khái niệm rất gần gũi với nhau, đồng thời lại có những sự khác biệt cơ bản. Sự khác biệt giữa chúng là ở chỗ hệ thống LTDL là hạt nhân của vùng DL. Chính từ hạt nhân này đã tạo điều kiện cho sự xuất hiện và phát triển của vùng trong môi trường xung quanh. Các yếu tố của môi trường nuôi dưỡng hạt nhân, giúp cho nó hoạt động và cùng với bản thân hạt nhân trở thành vùng DL. Hệ thống LTDL không phải là toàn bộ lãnh thổ của vùng mà chỉ là nơi tập trung nguồn TNDL và các công trình kĩ thuật... Vùng DL có không gian rộng lớn hơn trong đó bao gồm cả các khu vực sản xuất hàng hoá, vật liệu năng lượng, có đội ngũ cán bộ thông tin, kho tàng, các công trình công cộng. Quan hệ giữa hệ thống LTDL và vùng DL tương tự như quan hệ giữa tổng hợp sản xuất - lãnh thổ và vùng kinh tế tổng hợp.

1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ du lịch

TCLTDL chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: vị trí địa lí, tài nguyên du lịch, điều kiện KTXH và chính trị, CSHT .

1.1.3.1. Vị trí địa lí (VTĐL)

Vị trí địa lí là một trong những nhân tố tác động không nhỏ đến các mặt KTXH của một lãnh thổ, trong đó có hoạt động DL. Trong DL, VTĐL ảnh hưởng đến khả năng trung chuyển khách, đến sức hút đối với các luồng khách, đến tính liên kết trong phát triển DL. Một địa bàn DL có vị trí gần các trung tâm kinh tế, nằm trên các tuyến đường trọng yếu thường mang lại khả năng phát triển DL lớn do du khách có thu nhập cao và việc đi lại dễ dàng. VTĐL còn tác động đến tính liên kết vùng để đảm bảo khai thác DL hiệu quả nhất trên cơ sở khai thác chung những nguồn lực và phát triển những sản phẩm đặc trưng. Ngoài ra, VTĐL còn tác động đến các yếu tố khác như khí hậu, thủy văn, sinh vật, văn hóa… qua đó gián tiếp tác động đến hoạt động DL.

1.1.3.2. Tài nguyên du lịch

Du lịch là ngành có sự định hướng tài nguyên. TNDL là yếu tố cơ bản để tạo thành sản phẩm DL, là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình DL. TNDL ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc và CMH của vùng DL. Quy mô hoạt động của điểm, cụm, tuyến DL được xác định trên cơ sở khối lượng TNDL. TNDL là một trong những yếu tố cơ sở để tạo vùng DL. Số lượng tài nguyên vốn có, chất lượng và mức độ kết hợp của các loại tài nguyên trên lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt trong việc hình thành và phát triển du lịch của một vùng hay một quốc gia. Một lãnh thổ nào đó có nhiều TNDL và có chất lượng cao, mức độ kết hợp của các loại tài nguyên phong phú thì sẽ thu hút nhiều khách DL.

1.1.3.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội và chính trị

Dân cư và lao động là lực lượng quan trọng của nền sản xuất xã hội. Cùng với hoạt động lao động, họ còn có nhu cầu nghỉ ngơi du lịch. Dân số càng đông, lực lượng tham gia vào các ngành sản xuất và dịch vụ ngày càng nhiều thì DL càng có điều kiện phát triển, TCLTDL càng được mở rộng.

Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế có tác dụng làm xuất hiện nhu cầu DL và biến nhu cầu thành hiện thực. Tiếp theo đó nó đưa DL hoạt động với tốc độ nhanh hơn.

Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội là đòn bẩy cho hoạt động DL. Ngược lại, DL có tác dụng củng cố hòa bình. Hoà bình và sự ổn định về chính trị là điều kiện đặc biệt quan trọng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của du lịch trong nước và

quốc tế. DL chỉ có thể xuất hiện trong điều kiện hoà bình và quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.

Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch thay đổi theo không gian, thời gian và trở thành một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình ra đời và phát triển DL. Nhu cầu nghỉ ngơi là hình thức thể hiện và giải quyết mâu thuẫn giữa chủ thể với MT bên ngoài, giữa điều kiện sống hiện có với điều kiện sống cần có thông qua các dạng nghỉ ngơi khác nhau. Nhu cầu nghỉ ngơi DL đặc trưng cho mọi giai đoạn phát triển của xã hội.

Cách mạng khoa học – công nghệ và xu hướng hội nhập quốc tế là những nhân tố trực tiếp làm nảy sinh nhu cầu và hoạt động DL. Chính chúng đã làm thay đổi tận gốc nền sản xuất xã hội, thay thế lao động cơ bắp bằng lao động cơ giới và tự động. Cường độ làm việc nhanh chóng và mức độ căng thẳng cao làm xuất hiện nhu cầu nghỉ ngơi. Mặt khác, hiệu quả sản xuất được nâng cao làm gia tăng thu nhập cũng có nghĩa là gia tăng khả năng tham gia DL. Đồng thời, nó còn giúp hoàn thiện và hiện đại hóa (HĐH) CSHT và CSVCKT du lịch giúp cho ngành hoạt động ngày càng hiệu quả.

Đô thị hóa góp phần đẩy mạnh nhu cầu DL. Đô thị hóa tạo ra lối sống đô thị mà ở đó nhận thức của con người về sức khỏe, sự hiểu biết cũng như nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan, tận hưởng không khí trong lành trở nên cao hơn.

Điều kiện sống của người dân là nhân tố quan trọng để phát triển DL. DL chỉ có thể phát triển khi mức sống của con người đạt đến một trình độ nhất định. Mức sống tăng lên góp phần phát triển rộng rãi hoạt động DL.

Thời gian rỗi là nhân tố rất quan trọng để phát triển loại hình DL, đặc biệt là loại hình DL dài ngày. Cùng với sự phát triển và tiến bộ xã hội, thời gian nghỉ ngơi của người lao động không ngừng được nâng lên.

1.1.3.4. Cơ sở hạ tầng

CSHT du lịch đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm DL cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch. Có TNDL hấp dẫn, nhưng CSHT kém phát triển thì TNDL chỉ dưới dạng tiềm năng. CSHT có vai trò đặc biệt trong việc đẩy mạnh hoạt động du lịch. Vai trò quan trọng đầu tiên phải kể đến hệ thống giao thông vì hoạt động du lịch gắn liền với việc di chuyển của con người. Tiếp theo, thông tin liên lạc là điều kiện để đảm bảo thông tin cho du khách trong và ngoài nước. Ngoài ra cần phải nói đến việc cung cấp điện, nước phục vụ trực tiếp cho các cơ sở du lịch. Như vậy CSHT là tiền đề và là đòn bẩy của hoạt động du lịch.

Tóm lại, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến TCLTDL, trong số đó TNDL có ý nghĩa rất lớn, quyết định đến việc hình thành và phát triển của lãnh thổ du lịch.

1.1.4. Vai trò và mục tiêu của tổ chức lãnh thổ du lịch

1.1.4.1. Vai trò

Du lịch là ngành có định hướng rõ rệt về tài nguyên, nếu không có tài nguyên thì không có hoạt động du lịch và không thể TCLTDL. Nghiên cứu TCLTDL và xây dựng các hình thức tổ chức theo không gian hợp lí giúp cho hoạt động du lịch có điều kiện sử dụng hợp lí và có hiệu quả các nguồn lực, đặc biệt là TNDL.

Nghiên cứu TCLTDL còn tạo điều kiện đẩy mạnh CMH du lịch. CMH du lịch có tính chất đặc biệt, đây là một hiện tượng khách quan gắn với các nguồn lực mà trước hết là TNDL. Với sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các quy luật khách quan khác trong các hình thái KTXH khác nhau, liên quan đến trình độ phát triển của sức sản xuất, khi nền sản xuất xã hội phát triển, nhu cầu du lịch ngày càng cao thì sự CMH du lịch ngày càng sâu sắc. Thực tế ngành du lịch có bốn hướng CMH là:

+ CMH theo loại hình dịch vụ;

+ CMH theo loại hình du lịch;

+ CMH theo giai đoạn của quá trình du lịch;

+ CMH theo các công đoạn sản xuất dịch vụ du lịch.

Việc nghiên cứu TCLTDL nói chung và vạch ra các tuyến, điểm du lịch trên một lãnh thổ nói riêng còn góp phần quan trọng tạo ra những sản phẩm du lịch đặc sắc có khả năng thu hút khách du lịch, tăng cường khả năng cạnh tranh. Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị, một kì nghỉ trọn vẹn và sự hài lòng về kì nghỉ đó. Những sản phẩm càng độc đáo, chất lượng càng cao, sự lôi cuốn du khách càng mạnh. Nhưng việc hình thành các sản phẩm du lịch phụ thuộc nhiều vào TNDL và việc khai thác TNDL đó như thế nào cho hài lòng du khách. TNDL sẽ chỉ dưới dạng tiềm năng nếu không được khai thác phục vụ cho mục đích du lịch. Chính việc TCLTDL hợp lí là một trong những biện pháp hàng đầu nhằm tạo ra và khai thác hữu hiệu các sản phẩm du lịch độc đáo.

Nghiên cứu TCLTDL có ý nghĩa cả về mặt lí luận và thực tiễn. Việc nhận thức chúng một cách đúng đắn sẽ tạo ra những tiền đề cần thiết nhằm sử dụng hợp lí và có hiệu quả các nguồn lực du lịch để phát triển KTXH. Hiệu quả là làm chuyển dịch cơ

cấu kinh tế, tăng thu nhập người dân, bảo tồn các di sản tự nhiên và văn hóa, bảo vệ mội trường…

1.1.4.2. Mục tiêu

TCLTDL có những mục tiêu cụ thể. Những mục tiêu được xác định dựa trên sự khác nhau của các đối tượng du lịch. Các đối tượng du lịch đó phải thật cụ thể, rõ ràng để công tác tổ chức du lịch diễn ra một cách thuận lợi và đồng bộ trong một thời gian nhất định. Những mục tiêu đó sẽ tạo tiền đề cho sự ảnh hưởng đến ý tưởng hay mục đích và cung cấp nền tảng hệ thống cho sự xác định của các chính sách du lịch.

Theo Clare A.Gunn (1993) [dẫn theo 15, trang 19 ] có bốn mục tiêu cơ bản cần nắm được khi tiến hành TCLT du lịch:

+ Đáp ứng sự hài lòng và sự thoả mãn của khách du lịch;

+ Đạt được những thành quả về kinh doanh và kinh tế;

+ Bảo vệ nguồn TNDL;

+ Sự thống nhất ở vùng du lịch và cộng đồng.

Bốn mục tiêu này phải được xem xét như những động cơ thúc đẩy đối với tất cả các cơ quan hữu quan tham gia vào trong dự án và phải phát triển những chiến lược và đối sách cần thiết nhằm thực hiện chúng cho bằng được.

TCLTDL phải đáp ứng sự hài lòng và sự thoả mãn của khách du lịch. Mỗi du khách trước khi đi du lịch đều có mục tiêu cụ thể. Có du khách đi du lịch để tham quan ngắm cảnh, có du khách để nghỉ ngơi thư giãn, có du khách để nghiên cứu học hỏi... Vì vậy, khi nghiên cứu TCLTDL phải đặt mục tiêu đạt được đó là sự hài lòng, thoả mãn của khách du lịch. Có như vậy mới thu hút được khách du lịch.

Du lịch là một ngành kinh tế vì vậy không thể không đặt mục tiêu về kinh tế. TCLTDL như thế nào để đạt hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, không phải bằng mọi giá để đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế mà không chú trọng về môi trường. Mục tiêu cũng hết sức quan trọng đó là phải bảo vệ tài nguyên du lịch để đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Các loại tài nguyên du lịch dễ bị xuống cấp nếu chúng ta không bảo vệ giữ gìn và luôn đầu tư tu bổ. Trong quá trình khai thác tài nguyên cần phải bảo vệ, giữ gìn tài nguyên để có thể khai thác lâu dài và hiệu quả hơn.

Mục tiêu rất quan trọng của TCLTDL đó là sự thống nhất của vùng du lịch và cộng đồng. Trong mỗi vùng du lịch có cộng đồng cư dân sinh sống. Mọi hoạt động

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 20/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí