Bản Đồ Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch Tỉnh Bắc Giang


Hình 2 2 Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Giang Bắc Giang là vùng đất có vị trí 1


Hình 2.2. Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Giang

Bắc Giang là vùng đất có vị trí quan trọng về kinh tế và quốc phòng, là tỉnh nằm liền kề với các đô thị lớn, các trung tâm kinh tế, chính trị của vùng như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn. Bắc Giang nằm cách thủ đô Hà Nội 50km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị 110km về phía Nam.

Với vị trí nằm cạnh vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, gần với 3 tỉnh/thành có vị trí kinh tế hàng đầu là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, lại nằm trên tuyến giao thương quốc tế truyền thống, thông qua quốc lộ 1A và 1B, Bắc Giang có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội và giao lưu văn hóa với các địa phương khác.

2.1.2. Tài nguyên du lịch

2.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Đặc trưng địa hình Bắc Giang là 2 tiểu vùng: miền núi và trung du có đồng bằng xen kẽ. Địa hình miền núi (chiếm 72% diện tích) chia cắt mạnh, phức tạp, chênh lệch về độ cao lớn. Địa hình miền trung du (chiếm 28% diện tích) là đất gò đồi xen lẫn đồng bằng.

Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông Bắc, một năm có bốn mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình năm khoảng 22-240C. Hệ thống sông, hồ khá dày đặc với có 3 con sông lớn (sông Thương, sông Cầu và sông Lục Nam) với tổng chiều dài 347km, lưu lượng lớn và có nước quanh năm.

Với hơn 130.000ha rừng, trong đó có nhiều sông, suối, hồ đập, cây rừng nguyên sinh phong phú... tạo cảnh quan, môi sinh đẹp và hấp dẫn, Bắc Giang có nhiều tiềm năng trong việc thu hút đầu tư, trong đó có các đầu tư về văn hóa.

Nhìn chung, điều kiện tự nhiên của Bắc Giang, từ điều kiện thời tiết - khí hậu, tài nguyên nước, rừng, đã tạo cho tỉnh một vị trí địa - kinh tế, địa - văn hóa có nhiều thuận lợi, với nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch trên cơ sở đa dạng hóa văn hóa tộc người; phát triển các loại hình du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái. Tận dụng và khai thác các lợi thế từ tài nguyên hồ và rừng nguyên sinh, lấy đây là hai thế mạnh để tạo nên bản sắc riêng về mặt văn hóa và du lịch trong thời gian tới. Một số tài nguyên du lịch nổi bật có thể kể là:

- Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử: Nằm ở phía Đông tỉnh Bắc Giang, khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử thuộc huyện Sơn Động và huyện Lục Nam.

Khu bảo tồn có diện tích gần 12.261,5 ha, trong đó rừng tự nhiên là 11.766,24 ha, rừng trồng là 174,25 ha, đất trống là 324,63 ha. Toàn bộ khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử được chia thành 2 phân khu nhỏ gồm: Phân khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử (Thanh Lục Sơn) và phân khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ (phân khu Khe Rỗ). Phân khu Khe Rỗ nằm ở độ cao từ 200 đến 1000m so với mực nước biển, địa hình cao, dốc, là khu vực tiếp giáp với dãy Yên Tử. Nơi đây có nhiều cảnh đẹp hấp dẫn như rừng nguyên sinh Khe Rỗ, thắng cảnh suối Nước Vàng, khu vực Đồng Cao.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn



Hình 2 3 Bản đồ các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ du lịch 2


Hình 2.3. Bản đồ các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang

- Khu rừng nguyên sinh Khe Rỗ: thuộc xã An Lạc huyện Sơn Động. Có diện tích 7.153 ha trong đó diện tích rừng tự nhiên lên đến 5.092 ha. Đây là khu rừng nguyên sinh còn giữ được nhiều nét hoang sơ tiêu biểu của cả vùng Đông Bắc. Khu rừng có hệ thống động thực vật phong phú gồm: 786 loài thực vật và cây lấy gỗ, nhiều loài cây quý như pơ mu, thông tre, lát lim, thông làng, thích xà lá....; 226 loài động vật với 51 loài thú, 102 loài chim, 40 loài bò sát với nhiều loài quý hiếm như voọc đen, công đất, gấu ngựa, gấu chó, khỉ mốc, sơn dương...

- Thắng cảnh suối nước vàng: thuộc xã Lục Sơn, huyện Lục Nam. Nước Vàng là tên gọi của một dòng suối chảy từ trên đỉnh dãy núi Phật Sơn, gồm nhiều thác ghềnh lớn nhỏ rất đẹp mắt như: thác Anh Vũ, thác Mây, thác Giót, thác Nước Vàng... Tên Nước Vàng của dòng suối bắt nguồn từ màu nước quanh năm vàng óng như mật ong rừng rất kì lạ hiếm thấy.

- Khu vực Đồng Thông: thuộc xã Tuất Mậu, huyện Sơn Động. Khu vực này có cảnh quan thiên nhiên rất đặc sắc, khí hậu thuận lợi. Địa hình đa dạng, thảm thực vật phong phú vẫn còn nhiều khu rừng nguyên sinh hầu như chưa chịu tác động của con người. Khu vực này là nơi cư trú chủ yếu của người Dao. Tại khu vực này hiện đã được đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái - tâm linh Tây Yên Tử với quy mô 186,68 ha, gồm nhiều hạng mục công trình như chùa Trình, chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng, khu dịch vụ, khu nghỉ dưỡng, khu khách sạn, cáp treo....

- Đồng Cao: thuộc xã Thạch Sơn, huyện Sơn Động, cách trung tâm huyện Sơn Động khoảng 20 km. Đồng Cao là cao nguyên nhỏ nằm ở độ cao gần 1000m so với mực nước biển, khí hậu quanh năm mát mẻ cùng hệ thống hang đá độc đáo, cảnh quan nguyên sơ. Với đường giao thông thuận lợi, Đồng Cao hiện là địa điểm cắm trại, dã ngoại lí tưởng của du khách.

- Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ: thuộc xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam. Khu du lịch có diện tích 1.065,32 ha rừng và đất lâm nghiệp, nằm cách thành phố Bắc Giang khoảng 20 km. Suối Mỡ là một con suối chảy quanh co trong thung lũng Huyền Đinh - Yên Tử. Nơi đây được thiên nhiên ưu đãi với những thác nước quanh năm tung bọt trắng xóa, đặc biệt là đoạn cuối có 5 bậc thác mẹ con từ đền Thượng xuống đền Trung. Khu du lịch nổi tiếng linh thiêng với 3 ngôi đền: đền Thượng - đền Trung

- đền Hạ, thờ công chúa Quế Mỵ Nương. Khu du lịch tổ chức lễ hội vào ngày 30/3

- 1/4 âm lịch hàng năm. Hàng năm thu hút một lượng lớn khách tham quan tế lễ với các điểm du lịch lí thú như thác Thùm Thùm, vọng Ngắm Trăng, đỉnh Rông Khế, hồ Suối Mỡ, đền Suối Mỡ ( đền Thượng - Trung - Hạ) đền Trần, đền Quan, đền Cô Bé...

- Hồ Khuôn Thần: thuộc xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn. Là quần thể thiên nhiên bao gồm rừng và hồ. Trong đó rừng có diện tích khoảng 800 ha, hồ có diện tích khoảng 240 ha, lòng hồ có 5 đảo nhỏ. Đường giao thông tiếp cận thuận lợi, cảnh quan yên bình kì vĩ, có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng.

- Hồ Cấm Sơn: thuộc huyện Lục Ngạn, cách thành phố Bắc Giang khoảng 70 km. Hồ có diện tích khoảng hơn 2.600 ha, có nhiều đảo nhỏ, được bao bọc bởi những ngọn núi cao tạo nên phong cảnh hữu tình với không gian hoang sơ. Hồ Cấm Sơn có tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái, khám phá, dã ngoại...

- Hồ Khe Chảo: thuộc xã Long Sơn, huyện Sơn Động. Hồ nằm ngay dưới chân đèo Hạ My, cách thị trấn An Châu khoảng 25 km. Hồ có diện tích mặt nước khoảng 27 ha được bao bọc bởi những cánh rừng nguyên sinh thuộc dãy Tây Yên Tử. Nơi đây có hệ thống động thực vật phong phú, cảnh quan thiên nhiên kì thú rất tiềm năng cho phát triển du lịch.

- Thác Ba Tia: thuộc xã Tuất Mậu, huyện Sơn Động. Thác Ba Tia là đầu nguồn của con suối Nước Vàng. Nơi đây chưa được đầu tư khai thác do giao thông tiếp cận còn khó khăn.

- Thác Ngà: thuộc Khu du lịch sinh thái Xuân Lương - Thác Ngà, xã Xuân Lương, huyện Yên Thế. Thác có 3 tầng, bao bọc bởi cánh rừng nguyên sinh với hệ sinh thái đa dạng.

- Đập Đá Ong: là nơi tiếp giáp giữa huyện Yên Thế và huyện Tân Yên. Có diện tích khoảng 1000 ha. Trên hồ có nhiều đảo nổi, nước hồ trong xanh, giao thông tiếp cận thuận tiện.

- Sông Thương: chảy qua các huyện Lạng Giang, Yên Thế, Tân Yên, thành phố Bắc Giang, huyện Yên Dũng, với chiều dài 87 km. Dòng sông bên đục bên trong chứng kiến cả ngàn năm lịch sử vẫn uốn lượn như dải lụa mềm mại vắt trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, bồi đắp phù sa cho những cánh đồng xanh mướt.

- Sông Cầu (sông Như Nguyệt): chảy qua địa bàn các huyện Hiệp Hòa, Việt Yên, và Yên Dũng với chiều dài 101 km. Sông Cầu hợp lưu với Sông Thương ở ngã ba Lác tại ranh giới huyện Yên Dũng và thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương. Đây là nơi diễn ra những trận thủy chiến hiển hách giữa quân nhà Trần và giặc Nguyên. Đây cũng chính là dòng sông nối liền vùng đất Quan họ Kinh Bắc ( Bắc Giang, Bắc Ninh).

- Sông Lục Nam: chảy qua các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam. Dòng sông từng được ví là “Trường Giang đẹp nhất Bắc Kỳ” hai bên có rất nhiều địa danh, di tích lich sử, văn hóa [20].

2.1.2.2. Tài nguyên du lịch văn hóa

a) Dân cư, dân tộc

Năm 2016, dân số toàn tỉnh khoảng 1,65 triệu người. Bắc Giang là tỉnh có dân số đông, tốc độ tăng dân số trung bình giai đoạn 2011-2016 là 0,93%/năm, mật độ dân số tỉnh năm 2016 là 425,5 người/km2. Dân số tập trung đông ở các huyện Hiệp Hòa, Việt Yên, Lạng Giang, thành phố Bắc Giang.

Năm 2016, tỉnh có trên 1 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm 63,01% tổng số dân, tốc độ tăng lao động giai đoạn 2011-2016 đạt 0,97%/năm. Hiện có 99% lao động hiện đang làm việc trong các ngành kinh tế. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 54,5% tổng số lao động, trong đó đào tạo nghề là 35,7%. Là một tỉnh với quy mô dân số trung bình, cơ cấu dân số trẻ, đa phần trong độ tuổi lao động sẽ đặt ra nhu cầu lớn về hưởng thụ văn hoá, nhất là các hoạt động văn hoá công cộng, các loại hình văn hoá, nghệ thuật mới và du lịch.

Bảng 2.1. Dân số và mật độ dân số tỉnh Bắc Giang năm 2016



Stt


Huyện, TP

Diện tích (km2)

Dân số trung bình

(người)

Mật độ (người/km2)

1

TP. Bắc Giang

66,6

154.604

2.321,7

2

Huyện Lục Ngạn

1.032,5

219.491

212,6

3

Huyện Lục Nam

608,6

210.779

346,3

4

Huyện Sơn Động

860,2

72.956

84.8

5

Huyện Yên Thế

306,4

100.361

327,6

6

Huyện Hiệp Hòa

206,0

227.553

1.104,6

7

Huyện Lạng Giang

244,1

201.008

823,4

8

Huyện Tân Yên

208,3

167.989

806,3

9

Huyện Việt Yên

171,0

169.023

988,4

10

Huyện Yên Dũng

192,8

133.809

697,8

Tổng số

3.895,5

1.657.573

425,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Bắc Giang, 2016 [31]

Bắc Giang có hơn 20 dân tộc anh em cùng chung sống, với 8 dân tộc chính là người Kinh, Nùng, Tày, Sán Dìu, Hoa, Sán Chí, Cao Lan.....

Các dân tộc thiểu số sống tập chung ở các huyện vùng cao tạo nên sự đa dạng về bản sắc văn hóa. Các phiên chợ vùng cao như chợ Tân Sơn huyện Lục Ngạn, chợ Tuấn Đạo và Dương Hưu huyện Sơn Động... là những nét văn hóa đặc sắc của người dân tộc thiểu số tạo nên sự thu hút với khách du lịch. Những nét kiến trúc nhà đặc trưng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023