Biểu Đồ Thể Hiện Lượt Khách Du Lịch Đến Thái Nguyên Giai Đoạn 2010 – 2016

Hình 2 3 Biểu đồ thể hiện lượt khách du lịch đến Thái Nguyên giai đoạn 1


Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện lượt khách du lịch đến Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2016

Số khách do các cơ sở lưu trú phục vụ, số khách tại các điểm tham quan du lịch trong tỉnh, khách do cơ sở lữ hành phục vụ đều có xu hướng tăng nhanh. Đặc biệt lượng khách quốc tế cũng đến với tỉnh Thái Nguyên nhiều hơn. Tuy nhiên, khách nội địa vẫn chiếm ưu thế trong cơ cấu cũng như trong tổng lượng khách du lịch.

Bảng 2.2. Diễn biến khách du lịch do các cơ sở lưu trú và khách tại các điểm tham quan trong tỉnh Thái Nguyên từ năm 2010 – 2016 (Đơn vị: người)


Năm

Trong đó

Khách do các cơ sở lưu trú phục vụ

Khách tại các điểm tham quan trong tỉnh

Khách quốc tế

Khách nội địa

Khách quốc tế

Khách nội địa

2010

18.950

422.510

-

-

2011

30.327

550.123

-

-

2012

26.489

475.461

-

-

2013

31.630

779.185

3.347

913.207

2014

61.983

756.510

8.105

893.821

2015

60.426

795.032

3.125

975.856

2016

64.366

838.134

2.520

1.059.980

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Nguồn: [24]

Phần lớn các du khách đến Thái Nguyên du lịch vì mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, sinh thái… Một phần du khách đến đây kết hợp với công việc, thăm thân nhân và một số mục đích khác.

- Thời gian khách lưu trú

Số liệu thống kê của Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên cho biết số ngày lưu trú của du khách có xu hướng tăng lên, đặc biệt là khách quốc tế.

Bảng 2.3. Thời gian khách du lịch lưu trú tỉnh Thái Nguyên từ năm 2010 – 2016 (Đơn vị: nghìn ngày)

Năm

2010

2013

2014

2015

2016

Thời gian khách lưu trú

483,3

736,3

886,0

937,2

993,0

Khách trong nước

467,6

717,0

870,9

907,6

942,0

Khách quốc tế

15,7

19,3

15,1

29,6

51,0

Nguồn: [5]

Trong giai đoạn 2010 – 2016, số ngày lưu trú của khách trong nước cũng dao động theo chiều hướng tăng từ 467,6 nghìn ngày (năm 2010) đến 993,0 nghìn ngày (năm 2016). Khách quốc tế lưu trú tại Thái Nguyên cũng tăng lên đáng kể từ 15,7 nghìn ngày (năm 2010) đến 51,0 nghìn ngày (năm 2016).

Hình 2 4 Biểu đồ thời gian khách du lịch lưu trú tỉnh Thái Nguyên từ năm 2010 2

Hình 2.4. Biểu đồ thời gian khách du lịch lưu trú tỉnh Thái Nguyên từ năm 2010 – 2016 (Đơn vị: nghìn ngày)

- Mức chi tiêu của khách du lịch

Theo thống kê của Sở Văn hóa và Du lịch Thái Nguyên thì giai đoạn 2010 - 2016, chi tiêu của khách du lịch tại Thái Nguyên trung bình một khách quốc tế là

900.000 - 1.000.000VNĐ/ngày (tương đương với 46USD/ngày); khách du lịch nội địa khoảng 650.000 - 700.000VNĐ/ngày (tương ứng với khoảng 33USD/ngày). Mức chi tiêu thực tế này vẫn còn thấp so với tiềm năng du lịch của tỉnh.

2.2.1.2. Doanh thu du lịch

- Doanh thu du lịch

Doanh thu du lịch gồm các khoản do du khách chi trả: lưu trú, ăn uống, bán hàng, vận chuyển… Ngoài ra còn có một số ngành dịch vụ khác không phải do ngành du lịch trực tiếp thu: y tế, ngân hàng, bưu điện, phim ảnh, bảo hiểm… là những ngành vừa phục vụ cộng đồng, vừa phục vụ du khách. Tổ chức du lịch thế giới đã áp dụng hệ thống thống kê cho các nước thành viên về thu nhập du lịch. Nó được tính bằng toàn bộ số tiền mà khách du lịch phải chi trả khi đi thăm một nước khác (trừ chi phí cho việc vận chuyển hàng không quốc tế). Trong các năm qua, du lịch Thái Nguyên không ngừng phát triển.

Bảng 2.4. Doanh thu của các cơ sở lưu trú và các cơ sở lữ hành đến Thái Nguyên từ năm 2010 – 2016 (Đơn vị: tỷ đồng)

Năm

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Doanh thu của các

cơ sở lưu trú

105,9

115

137

155,9

175,6

188,1

209,6

Doanh thu của các

cơ sở lữ hành

17,7

15,1

16,0

14,5

15,9

18,6

20,5

Nguồn: [5]

Thu nhập du lịch Thái Nguyên qua các năm đều tăng đáng kể, trong vòng 7 năm từ năm 2010 – 2016, doanh thu của các cơ sở lưu trú tăng 1,98 lần, doanh thu của các cơ sở lữ hành tăng 1,16 lần. Đây là một điều đáng ghi nhận cho ngành du lịch của tỉnh. Để đạt được kết quả này trong thời gian qua du lịch Thái Nguyên đã có những nỗ lực không ngừng, đầu tư hợp tác phát triển ngành, luôn đổi mới và tạo ra những sản phẩm du lịch đặc trưng, tránh sự trùng lặp với các tỉnh trong vùng, hơn nữa Thái Nguyên có tài nguyên du lịch tự nhiên cũng như tài nguyên du lịch nhân văn đa dạng, phong phú, các Sở, ban, ngành đã tận dụng khai thác tốt nguồn tài nguyên này cho

phát triển du lịch. Bên cạnh đó tỉnh cũng chú trọng phát triển CSHT, CSVCKT phục vụ du lịch, đáp ứng tốt nhu cầu của du khách, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ hướng dẫn viên, cán bộ quản lí điều hành du lịch.

- Đầu tư phát triển du lịch

Trong thời gian qua, ngành du lịch đã tập trung đầu tư và kêu gọi đầu tư vào các khu, điểm du lịch trọng điểm, đầu tư hệ thống giao thông đến các các khu, điểm du lịch.

Đầu tư đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch cho cán bộ quản lý du lịch, hỗ trợ đào tạo cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch bao gồm: quản trị nhà hàng - khách sạn, nghiệp vụ lễ tân, bàn, buồng, bếp, an ninh khách sạn, dẫn chương trình hội nghị, thuyết minh viên, chăm sóc khách hàng, kỹ năng thu thập thông tin - tuyên truyền và bảo vệ môi trường... nhằm từng bước nâng cao chất lượng về hình thức lẫn nội dung phục vụ khách du lịch.

Đồng thời cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá về hoạt động du lịch thông qua các phóng sự, phim tư liệu, website, bản tin, bản đồ, ấn phẩm, tham dự hội chợ, biển quảng cáo về Thái Nguyên.

Duy trì các lễ hội truyền thống và phát triển các loại hình văn hóa nghệ thuật của các dân tộc Kinh, Tày, Nùng … du lịch núi non, phát triển và duy trì mô hình du lịch cộng đồng, nghiên cứu và phát triển thêm một số mô hình du lịch mới.

Các công việc trọng tâm đã tiến hành như: Tham gia sự kiện du lịch trong khuôn khổ năm du lịch quốc gia, gia cố và thay đổi hình ảnh du lịch của các biển quảng cáo, tổ chức đoàn doanh nghiệp và cơ quan báo chí về khảo sát các điểm tham quan du lịch chủ yếu cung cấp thông tin hoạt động du lịch để mời gọi đầu tư, quảng bá hình ảnh du lịch Thái Nguyên, ấn phẩm du lịch, ẩm thực, các hoạt động của doanh nghiệp du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các buổi hội thảo, hội chợ, lễ hội... chú trọng đến các sản phẩm du lịch mới như du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái.

2.2.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (CSVCKTDL) bao gồm các cơ sở lưu trú, ăn uống, thể thao, vui chơi giải trí, toàn bộ các phương tiện dịch vụ hàng hóa du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch.

CSVCKTDL là yếu tố có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và cung cấp các sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu của du khách như lưu trú, ăn uống, đi lại, vui chơi, giải trí, chữa bệnh, mua sắm. Chính vì vậy, việc xây dựng và hoàn thiện CSVCKTDL được xem như một trong những biểu hiện cho sự phát triển cũng như hiệu quả của việc khai thác tài nguyên du lịch phục vụ cho hoạt động du lịch. CSVCKTDL bao gồm nhiều thành phần với những chức năng và ý nghĩa khác nhau, bao gồm: cơ sở phục vụ ăn uống, lưu trú, mạng lưới cửa hàng thương nghiệp, các cơ sở thể thao, cơ sở y tế, các công trình phục vụ hoạt động thông tin văn hóa và cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác.

CSVCKTDL ở Thái Nguyên phát triển khá đồng bộ, bao gồm tất cả các dịch vụ phục vụ cho ngành du lịch nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung rất thuận lợi cho phát triển du lịch.

Thái Nguyên cũng là nơi tụ hội các nền văn hoá truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc, đầu mối của các hoạt động văn hóa, giáo dục của vùng núi phía Bắc rộng lớn, là trung tâm nghiên cứu khoa học và giáo dục – đào tạo, là địa danh có nhiều di tích lịch sử cách mạng, di tích danh thắng của các tỉnh miền núi phía Bắc.

Ngoài tài nguyên thiên nhiên và nhân văn là nhu cầu mục tiêu, là động lực thu hút du khách, còn có các yếu tố xã hội dân cư, và đời sống cộng đồng dân cư cũng là nguồn lực quan trọng để du lịch phát triển.

Với dân số năm 2016 là 1.246.580 người, gồm nhiều dân tộc anh em sống trong cộng đồng hoà thuận, con người Thái Nguyên hội tụ đủ những nhân cách tốt phù hợp với hoạt động phục vụ phát triển du lịch, vốn sinh ra và lớn lên trong một cộng đồng dân tộc có truyền thống lịch sử tốt đẹp, có bề dày văn hoá và lòng yêu nước, cần cù lao động, thuỷ chung, lịch thiệp, dễ tiếp thu cái mới, có thuần phong mỹ tục, có truyền thống nhân nghĩa lễ, trí, tín, sẽ làm thoả mãn nhu cầu thẩm nhận giao tiếp của khách du lịch.

- Cơ sở phục vụ lưu trú:

Số lượng cơ sở lưu trú ở Thái Nguyên luôn tăng lên qua các năm. Nếu như năm 2010 số lượng cơ sở lưu trú là 135 cơ sở với 2.400 buồng thì đến năm 2016 con số này đã tăng lên đáng kể với 393 cơ sở lưu trú và 5.643 buồng.

Bảng 2.5. Các cơ sở lưu trú của tỉnh Thái Nguyên từ năm 2010 – 2016


Năm

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Tổng số cơ

sở lưu trú

135

155

171

211

254

335

393

- Khách sạn

4 sao

0

0

0

0

0

1

1

- Khách sạn

3 sao

3

3

3

3

4

5

5

- Khách sạn

1 – 2 sao

47

-

-

-

38

39

40

- Nhà nghỉ

85




212

290

347

Nguồn: [24]

Bên cạnh số cơ sở lưu trú và số lượng buồng tăng lên qua các năm thì chất lượng cũng không ngừng được cải thiện. Số lượng các khách sạn 3 đến 4 sao, cơ sở ăn uống, nhà hàng, khách sạn, các khu vui chơi, giải trí và dịch vụ khác có xu hướng tăng lên.

Bảng 2.6. Tổng số buồng của tỉnh Thái Nguyên từ năm 2010 – 2016


Năm

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Tổng số

buồng

2 400

2 500

2 800

3 297

3 795

5 187

5 643

- Khách sạn

4 sao

0

0

0

0

0

143

143

- Khách sạn

3 sao

-

-

-

-

173

274

274

- Khách sạn

1 – 2 sao

-

-

-

-

1 267

1 377

1 353

- Nhà nghỉ

-

-

-

-

2 355

3 393

3 873

Nguồn: [24]


- Cơ sở ăn uống, nhà hàng, khách sạn, các khu vui chơi, giải trí và dịch vụ khác

Phần lớn các khách sạn lớn ở Thái Nguyên đều tập trung ở thành phố Thái Nguyên và thành phố Sông Công. Tuy nhiên, tại một vài khu du lịch vẫn có các khách sạn để phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi tại chỗ của du khách.

2.2.1.4. Lao động du lịch

Số lượng và chất lượng lao động trong ngành du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch. Trong những năm gần đây, số lượng lao động trong ngành du lịch Thái Nguyên gia tăng một cách đáng kể. Cùng với sự gia tăng không ngừng về số lượng, chất lượng lao động cũng được nâng cao, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, thái độ và khả năng giao tiếp của nhân viên phục vụ từng bước được hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu của du khách.

Bảng 2.7. Tổng số lao động trong các doanh nghiệp du lịch (người)


Năm

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Tổng số lao động trong các doanh

nghiệp du lịch

1400

1450

1500

1516

1657

1688

2335

Nguồn: [24]


Số lượng và chất lượng lao động là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch. Lao động trong ngành du lịch gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Lao động trực tiếp là lao động làm việc trong các khách sạn, nhà hàng, các công ty lữ hành, các cơ sở dịch vụ du lịch khác. Lao động gián tiếp tham gia vào các hoạt động liên quan đến du lịch. Thời gian qua, đội ngũ hoạt động du lịch của tỉnh tăng mạnh về số lượng. Chất lượng nguồn lao động đang ngày được cải thiện.

Nhìn chung nguồn nhân lực du lịch Thái Nguyên qua các năm đều có sự gia tăng, tuy nhiên nguồn lao động chưa qua đào tạo lại chiếm chủ yếu, lao động có trình độ đại học và trên đại học, cao đẳng còn ít. Đây là mặt bằng chung cho nguồn nhân lực du lịch của Thái Nguyên nói riêng và cả Trung du miền núi Bắc Bộ nói chung. Trong tương lai, Thái Nguyên muốn phát triển mạnh ngành du lịch cần phải đầu tư đào tạo nguồn nhân lực từ các cấp một cách đồng bộ, có như vậy mới đem lại hiệu quả cao.

2.2.2. Thực trạng phát triển du lịch theo lãnh thổ 2..2.2.1. Khái quát chung

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi có tiềm năng trong việc phát triển KTXH, trong đó có kinh tế du lịch với nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn đa dạng, phong phú. Thái Nguyên nằm trong tiểu vùng du lịch miền núi Đông Bắc. Có thể nói Thái Nguyên, một phần cái nôi hình thành nên dân tộc Việt và nền văn hoá các dân tộc Việt.

Thái Nguyên có nhiều cảnh quan thiên nhiên, đa dạng về hệ sinh thái động thực vật, nhiều sông hồ, hang động đẹp. Đó là những đặc điểm quan trọng hấp dẫn du khách trong tương lai đặc biệt là khách quốc tế.

Với trung tâm du lịch của tỉnh là Thành phố Thái Nguyên và phụ cận là khu du lịch Hồ Núi Cốc, Chùa Hang, Đền Đuổm, Hang Phượng Hoàng - Suối Mỏ Gà… Sự phát triển du lịch đã góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển KTXH và sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, làm thay đổi diện mạo những điểm có tiềm năng du lịch vốn nghèo nàn. Nhiều công trình, dịch vụ mới được mọc lên, nhiều CSHT, kỹ thuật được đầu tư phát triển. Một lực lượng lớn lao động tạo thêm công ăn việc làm.

Trong những năm qua cùng với sự phát triển của du lịch cả nước, du lịch Thái Nguyên đã từng bước phát triển với nhiều mô hình hoạt động phong phú, dịch vụ phục vụ khách du lịch nội địa và khách quốc tế. Với cơ chế chính sách mở cửa khuyến khích tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh thuộc mọi thành phần kinh tế vào hợp tác khai thác tiềm năng, thế mạnh của Thái Nguyên, phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh. Đã có nhiều doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả trong lĩnh vực du lịch. Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong những năm qua, công tác quy hoạch đầu tư, nâng cấp các khu, điểm du lịch, công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch còn nhiều hạn chế, sản phẩm du lịch còn ít, chất lượng chưa cao và chưa thực sự hấp dẫn thu hút khách. Tiềm năng và lợi thế du lịch của địa phương chưa được khai thác tốt để góp phần cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/04/2023