Bảng Đánh Giá Mức Độ Thuận Lợi Của Cụm Du Lịch

+ Trung bình: cụm du lịch có từ 10 đến 20 tài nguyên du lịch, mật độ từ 0,01 - 0,025 tài nguyên/km2.

+ Ít: cụm du lịch có dưới 10 tài nguyên du lịch, mật độ dưới 0,01 tài

nguyên/km2.

- Thời gian hoạt động du lịch

Thời gian hoạt động du lịch là khoảng thời gian trong năm có khả năng tổ chức các hoạt động du lịch. Thời gian có thể khai thác sẽ quyết định tính mùa, tính nhịp điệu của dòng khách du lịch. Thời gian này được căn cứ vào các điều kiện khí hậu để đánh giá. Tiêu chí này được chia thành 4 mức độ:

+ Rất dài: cụm có trên 200 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch và có điều kiện khí hậu thích hợp nhất với sức khoẻ của con người;

+ Dài: cụm có từ 150 đến dưới 200 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch và có điều kiện khí hậu thích hợp với sức khoẻ của con người;

+ Trung bình: cụm có từ 100 ngày đến dưới 150 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch và có điều kiện khí hậu tương đối thích hợp với sức khoẻ của con người;

+ Ngắn: cụm có dưới 100 ngày trong năm có thể triển khai các hoạt động du lịch và có điều kiện khí hậu tương đối thích hợp với sức khoẻ của con người.

- CSHT và CSVCKT phục vụ du lịch

Nếu như TNDL là một trong những yếu tố cơ sở để tạo nên vùng du lịch thì CSHT và CSVCKT tạo điều kiện biến những tiềm năng của tài nguyên trở thành hiện thực. Giữa hai tiêu chí này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Các cụm du lịch có CSHT, CSVCKT tốt thì hấp dẫn khách du lịch, đồng thời có thể lưu giữ khách du lịch lâu hơn, doanh thu du lịch lớn hơn. Tiêu chí này được đánh giá ở sự tiện lợi của giao thông, ở sức chứa của khách sạn, nhà hàng và được chia thành 4 mức độ: Rất tốt, tốt, trung bình và yếu.

+ Rất tốt: Cụm du lịch có giao thông vận tải thuận tiện, tất cả các loại phương tiện có thể hoạt động được đến các điểm du lịch trong cụm, hoạt động du lịch được từ 8 đến 12 tháng trong năm, có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng đáp ứng được trên 1.000 người/ngày.

+ Tốt: Cụm du lịch có giao thông vận tải khá thuận lợi, tất cả các loại phương

tiện có thể đến được phần lớn các điểm du lịch trong cụm, chỉ còn lại từ 1 đến 2 điểm không hoạt động được, có thể hoạt động du lịch được từ 6 đến 8 tháng, có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đáp ứng nhu cầu cho từ 500 đến dưới 1000 người/ngày.

+ Trung bình: Cụm du lịch có giao thông vận tải khá thuận lợi, chỉ có các loại phương tiện ô tô dưới 30 chỗ ngồi hoạt động được ở tất cả các điểm du lịch, còn lại các loại ô tô trên 30 chỗ ngồi không hoạt động được ở các điểm du lịch. Hoạt động du lịch trong cụm được từ 4 đến 6 tháng, có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đáp ứng nhu cầu cho từ 300 đến dưới 500 người/ngày.

+ Yếu: Cụm du lịch có giao thông vận tải không thuận lợi, chỉ có phương tiện giao thông dưới 16 chỗ ngồi có thể hoạt động được ở tất cả các điểm du lịch trong cụm, có thể hoạt động du lịch được dưới 4 tháng, có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đáp ứng nhu cầu cho dưới 300 người/ngày.

b. Xác định điểm cho các tiêu chí đánh giá

Điểm số đánh giá cho từng thang bậc cũng tương tự như đánh giá điểm du lịch và được xác định với 4,3,2,1 điểm tuỳ theo mức độ đánh giá.

- Số lượng tài nguyên du lịch trong cụm:

Rất nhiều: 4 điểm; nhiều: 3 điểm; trung bình: 2 điểm; ít:1 điểm.

- Thời gian hoạt động du lịch:

Rất dài: 4 điểm; dài: 3 điểm; trung bình: 2 điểm; ngắn:1 điểm.

- CSHT phục vụ du lịch:

Rất tốt: 4 điểm; tốt: 3 điểm; trung bình: 2 điểm; kém: 1 điểm.

c. Xác định hệ số và đánh giá tổng hợp cụm du lịch

Điểm đánh giá tổng hợp cụm du lịch là tổng số điểm của từng tiêu chí được xác định qua việc nhân hệ số với các bậc số của từng tiêu chí. Số lượng TNDL được xác định hệ số 3 vì đây là yếu tố rất quan trọng. TNDL là cơ sở đầu tiên để phát triển du lịch. Cụm nào càng nhiều TNDL thì mức độ thuận lợi càng cao. Thời gian hoạt động du lịch trong cụm được xác định hệ số 3 vì thời gian hoạt động du lịch cũng ảnh hưởng lớn đến doanh thu du lịch, hiệu quả khai thác của các cụm du lịch. Cụm nào có thời gian hoạt động nhiều thì lượng khách đông và doanh thu du lịch lớn.

CSHT được xác định hệ số 2. CSHT đáp ứng nhu cầu cho du khách trong việc đi lại, ăn nghỉ, thưởng thức những giá trị văn hoá, nghệ thuật. Nếu đáp ứng tốt nhu cầu của du khách thì doanh thu sẽ cao hơn, số lượng khách đông hơn.

Bảng 1.3. Bảng đánh giá tổng hợp cụm du lịch


Các chỉ số

Hệ số

Bậc số

4

3

2

1

Số lượng tài nguyên du lịch

3

12

9

6

3

Thời gian hoạt động du lịch

3

12

9

6

3

CSHT và CSVCKT

2

8

6

4

2

Tổng số


32

24

18

8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Nghiên cứu hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Thái Nguyên - 5

Qua bảng tổng hợp điểm trên, điểm số được phân thành 3 bậc. Bậc 1 từ 24 - 32 điểm, bậc 2 từ 18 - 23 điểm, bậc 3 từ 8 - 17 điểm. Mỗi bậc có mức độ thuận lợi và có ý nghĩa khác nhau. Điểm tối đa là 32 điểm, tối thiểu là 8 điểm. Như vậy, các cụm du lịch sẽ được đánh giá từ 8 đến 32 điểm. Tổng hợp ý nghĩa của từng cụm du lịch được xác định như trong bảng 1.4.

Bảng 1.4. Bảng đánh giá mức độ thuận lợi của cụm du lịch


STT

Mức độ đánh giá - ý nghĩa

Điểm số

1

Rất thuận lợi

24 - 32

2

Thuận lợi

18 - 23

3

Không thuận lợi

8 - 17

1.1.6.3. Đánh giá tuyến du lịch

a. Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá tuyến du lịch

Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch gắn với các tuyến giao thông. Tuyến du lịch là cơ sở quan trọng để các nhà cung cấp dịch vụ xây dựng các tour du lịch. Trong mỗi địa phương đều có các tuyến du lịch nối các điểm du lịch trong tỉnh gọi là tuyến du lịch nội tỉnh, tuyến du lịch nối các điểm du lịch của các tỉnh bạn hay nước bạn là tuyến du lịch liên tỉnh và quốc tế. Để đánh giá các tuyến du lịch có nhiều tiêu chí khác nhau, luận văn xây dựng hệ thống các tiêu chí.

- Số lượng tài nguyên du lịch trung bình trong tuyến

Số lượng tài nguyên du lịch trung bình trong tuyến được xác định bằng tỷ số giữa số lượng tài nguyên du lịch trong tuyến với chiều dài tuyến du lịch. Có tuyến lộ trình ngắn nhưng lại có nhiều điểm du lịch sẽ thuận lợi và hấp dẫn du khách, những

tuyến du lịch có lộ trình dài và ít điểm du lịch sẽ ít hấp dẫn du khách. Vì thế, tiêu chí này rất quan trọng và được đánh giá với 4 cấp độ:

+ Rất cao: số lượng TNDL trung bình là 0,4 tài nguyên/km;

+ Cao: số lượng tài nguyên du lịch trung bình từ 0,2 đến dưới 0,4 tài nguyên/km;

+ Trung bình: số lượng TNDL trung bình từ 0,1 đến dưới 0,2 tài nguyên/km;

+ Thấp: số lượng TNDL trung bình dưới 0,1 tài nguyên/km.

- Độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch trong tuyến

Trong tuyến du lịch nếu có TNDL hấp dẫn thì thu hút khách đông, doanh thu cao. Nếu TNDL càng đặc sắc, càng hấp dẫn khách du lịch. Đây cũng được xem là tiêu chí quan trọng để xác định các tuyến thuận lợi có sức thu hút khách cao và những tuyến không thuận lợi, ít thu hút khách. Tiêu chí này được đánh giá bằng 4 mức độ:

+ Rất hấp dẫn: là tuyến có ít nhất 5 điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia.

+ Hấp dẫn: là tuyến có ít nhất 3 điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia.

+ Hấp dẫn trung bình: là tuyến có ít nhất 1 điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia.

+ Kém hấp dẫn: là tuyến không có điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia.

- Sự tiện lợi về giao thông vận tải

Trong hoạt động du lịch thì giao thông có ý nghĩa quan trọng. Những tuyến du lịch tiện lợi về giao thông sẽ có hiệu quả kinh doanh du lịch cao và ngược lại. Chính vì thế, để đánh giá khả năng hoạt động của các tuyến du lịch, đồng thời có những giải pháp để đầu tư, khai thác các điểm, tuyến du lịch có hiệu quả thì tiêu chí về giao thông là quan trọng. Có 4 cấp độ:

+ Rất tiện lợi: là những tuyến có các điểm du lịch nằm dọc đường quốc lộ, đường đến các điểm du lịch đã được đầu tư nâng cấp, có thể hoạt động du lịch được cả ngày mưa và ngày nắng.

+ Tiện lợi: là những tuyến du lịch nằm ở trục đường quốc lộ có thể có 1 đến 2 điểm du lịch nằm xa đường quốc lộ không quá 10 km, nhưng vẫn hoạt động được cả ngày mưa và ngày nắng.

+ Tiện lợi trung bình: là những tuyến có điểm du lịch nằm gần quốc lộ hay tỉnh lộ, có từ 1 đến 2 điểm du lịch nằm xa đường quốc lộ từ 10 đến 20 km.

+ Kém tiện lợi: là những tuyến du lịch có các điểm du lịch nằm cách xa quốc lộ, tuyến du lịch này chỉ thực hiện được trong những ngày nắng.

- Chất lượng CSVCKT phục vụ du lịch

Mục đích của hoạt động du lịch là thưởng thức các giá trị vật chất và tinh thần. Du khách sẽ cảm thấy hài lòng khi các điều kiện vật chất được thoả mãn. Điều kiện du lịch, sinh hoạt tiện nghi sẽ thu hút và lưu giữ được du khách lâu hơn, doanh thu du lịch sẽ lớn hơn. Trong thực tế có những điểm du lịch có TNDL hấp dẫn, nhưng điều kiện về CSVCKT không đáp ứng được cho nhu cầu du khách thì số ngày lưu trú thấp, doanh thu du lịch thấp. Tiêu chí này được chia thành 4 cấp: Rất tốt, tốt, trung bình và kém.

+ Rất tốt: Tuyến du lịch có nhiều điểm có thể nghỉ ngơi tiện lợi, có từ 3 khách sạn một sao trở lên.

+ Tốt: Tuyến du lịch có 2 đến 3 khách sạn một sao trở lên.

+ Trung bình: Tuyến du lịch có 1 khách sạn một sao và có hệ thống nhà nghỉ có thể đáp ứng nhu cầu cho du khách ở mức độ trung bình.

+ Kém: Những tuyến du lịch không có khách sạn có sao, chỉ có hệ thống nhà nghỉ ở mức độ trung bình.

- Thời gian có thể hoạt động du lịch

Được xác định là số ngày có thể hoạt động du lịch. Tiêu chí này được phân thành 4 cấp: rất dài, dài, trung bình và ngắn.

+ Rất dài: có trên 200 ngày trong năm triển khai tốt các hoạt động du lịch.

+ Dài: có từ 150 đến 200 ngày trong năm triển khai tốt các hoạt động du lịch.

+ Trung bình: có từ 100 đến dưới 150 ngày triển khai tốt các hoạt động du lịch.

+ Ngắn: có dưới 100 ngày có thể triển khai các hoạt động du lịch.

b. Xác định điểm cho các tiêu chí đánh giá

- Số lượng tài nguyên du lịch trung bình trong tuyến: Rất cao: 4 điểm; cao: 3 điểm; trung bình: 2 điểm; thấp: 1 điểm.

- Độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch trong tuyến: Rất hấp dẫn: 4 điểm; hấp dẫn: 3 điểm; hấp dẫn trung bình: 2 điểm; kém hấp dẫn: 1 điểm.

- Sự tiện lợi về giao thông vận tải: Rất tiện lợi: 4 điểm; tiện lợi: 3 điểm; tiện lợi trung bình: 2 điểm; kém tiện lợi: 1 điểm.

- Chất lượng CSVCKT phục vụ du lịch: CSVCKT rất tốt: 4 điểm; tốt: 3 điểm; trung bình: 2 điểm; kém: 1 điểm.

- Thời gian có thể hoạt động du lịch: Rất dài: 4 điểm; dài: 3 điểm; trung

bình: 2 điểm; ngắn: 1 điểm.

c. Xác định hệ số và đánh giá tổng hợp tuyến du lịch

Trên cơ sở thực tiễn, luận văn xác định tiêu chí có ảnh hưởng lớn đến hoạt động du lịch có hệ số cao nhất là số lượng TNDL trung bình trong tuyến, độ hấp dẫn của TNDL, thời gian hoạt động du lịch trong tuyến. Hệ số 2 là sự tiện lợi về giao thông vận tải (GTVT), sự đồng bộ về CSVCKT và CSHT.

Số lượng TNDL trung bình trong tuyến có ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn tuyến du lịch. Tâm lí chung của khách du lịch là không muốn ngồi trên xe lâu. Nếu tuyến nào có nhiều TNDL trên quãng đường ngắn thì sẽ tiện lợi hơn, gây tâm lí thoải mái cho khách. Tiêu chí này được xác định hệ số 3.

Tuyến du lịch có TNDL hấp dẫn, độc đáo, có nhiều điểm có ý nghĩa quốc gia, quốc tế, có nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng thì thu hút khách đông. Tiêu chí này đôi khi có tính quyết định đến việc lựa chọn cuộc hành trình, vì thế tiêu chí này cũng được xác định hệ số 3. Thời gian hoạt động du lịch trong tuyến quyết định tính mùa, tính nhịp điệu của dòng khách du lịch và cũng được xác định hệ số 3. Sự tiện lợi về GTVT và sự đồng bộ về CSVCKT được xác định hệ số 2. Giao thông tiện lợi hấp dẫn khách tham quan, CSVCKT hoàn thiện thì thời gian lưu trú của khách lớn hơn, doanh thu cao hơn, nên 2 tiêu chí này được xác định là khá quan trọng, do đó xác định hệ số 2. Tổng hợp điểm ta có kết quả như bảng 1.5.

Bảng 1.5. Bảng đánh giá tổng hợp tuyến du lịch


Các chỉ số

Hệ số

Bậc số

4

3

2

1

Số lượng TNDL trung bình

3

12

9

6

3

Độ hấp dẫn của TNDL

3

12

9

6

3

Thời gian hoạt động du lịch trong

3

12

9

6

3

Sự tiện lợi về GTVT

2

8

6

4

2

Sự đồng bộ về CSVCKT

2

8

6

4

2

Tổng số


52

39

26

13

Qua bảng tổng hợp điểm, có 3 bậc đánh giá mức độ thuận lợi của các tuyến du lịch. Bậc 1 là tuyến du lịch thuận lợi được đánh giá bằng 14 bậc điểm (từ 39 - 52 điểm). Bậc 2, tương đối thuận lợi đánh giá bằng 13 bậc điểm (từ 26 - 38 điểm). Bậc 3, không thuận lợi được đánh giá bằng 13 bậc điểm (từ 13 - 25). Tuyến ít thuận lợi nhất

được đánh giá là 13 điểm, tuyến cao nhất là 52 điểm. Tổng hợp mức độ thuận lợi của các tuyến du lịch được xác định trong bảng 1.6.

Bảng 1.6. Bảng đánh giá mức độ thuận lợi của tuyến du lịch


STT

Mức độ đánh giá

Điểm số

1

Rất thuận lợi

39 – 52

2

Thuận lợi

26 – 38

3

Không thuận lợi

13 – 25

1.2. Cơ sở thực tiễn của tổ chức lãnh thổ du lịch

1.2.1. Tổ chức lãnh thổ du lịch ở Việt Nam

Nước ta có nhiều phong cảnh đẹp, có nhiều di sản thế giới như vịnh Hạ Long, Cố Đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Động Phong Nha - Kẻ Bàng, Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên, Nhã nhạc cung đình Huế… Đây là tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch. Ngoài các di sản thế giới, trên khắp mọi miền đất nước còn có nhiều nơi hấp dẫn từ các bãi biển đến các lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa… Với tiềm năng to lớn và những lợi ích kinh tế mang lại, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến việc phát triển ngành du lịch. CSHT và CSVCKT được đầu tư nhiều hơn và ngày càng hoàn thiện, các sản phẩm du lịch ngày càng hấp dẫn, lao động trong ngành du lịch đã tăng đáng kể và đã được đào tạo cơ bản, công tác tuyên truyền quảng bá, giới thiệu hình ảnh của đất nước ngày càng được chú trọng. Du lịch đã đóng góp đáng kể cho GDP thu hút nhiều lao động. Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, thu nhập du lịch ngày một tăng.

Công tác TCLTDL từ sau năm 1990, đặc biệt từ năm 1994 đến nay đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Công tác lập quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đã được ngành du lịch, chính quyền các tỉnh, thành phố quan tâm thực hiện và đã đạt được một số kết quả nhất định. Các kết quả đã đạt được như: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kì 1995 - 2010”, “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010”, “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030”… Các quy hoạch phát triển du lịch tổng thể đã tạo ra những cơ sở quan trọng để các tỉnh, thành phố trong cả nước tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư các dự án. Đây cũng là căn cứ pháp lý để các thành phần kinh tế tổ chức triển khai đầu tư, kinh doanh du lịch.

TCLTDL trên phạm vi cả nước được tổ chức theo hệ thống phân vị các vùng, á vùng, địa bàn trọng điểm, tiểu vùng, trung tâm, khu du lịch, tuyến du lịch, điểm và đô thị du lịch.

Trước đây, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 phân chia lãnh thổ du lịch Việt Nam thành 3 vùng: Vùng du lịch Bắc Bộ, Vùng Bắc Trung Bộ, Vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Thực tiễn phát triển du lịch trong giai đoạn này cho thấy rằng việc phân chia như trên đã tạo ra những vùng du lịch với diện tích quá rộng. Điều này đã gây không ít khó khăn để tạo tính liên kết nội vùng và liên vùng một cách thường xuyên. Măt khác diện tích vùng rộng lớn nên khó có thể khai thác hiệu quả tính tương đồng về mặt tài nguyên để tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng. Do đó, theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, TCLTDL Việt Nam chia thành 7 vùng du lịch với những sản phẩm đặc trưng theo từng vùng; 46 khu du lịch quốc gia; 41 điểm du lịch quốc gia; 12 đô thị du lịch và một số khu, điểm du lịch quan trọng khác tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch cho các vùng và cả nước.

1.2.1.1. Phát triển các vùng du lịch

- Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ (TDMNBB): gồm 14 tỉnh, thành phố: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Giang. Sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch văn hóa, sinh thái gắn với du lịch tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số.

- Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc gồm 11 tỉnh/thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng và Quảng Ninh. Sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch tham quan thắng cảnh biển, du lịch văn hóa, du lịch đô thị, MICE.

- Vùng Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh, thành phố: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Sản phẩm du lịch đặc trưng là tham quan tìm hiểu các di sản thiên nhiên và văn hóa thế giới, du lịch biển, du lịch sinh thái, tìm hiểu văn hóa - lịch sử và du lịch đường biên.

- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ gồm 8 tỉnh, thành phố: Thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Sản phẩm du lịch đặc trưng là tham quan tìm hiểu các di sản văn hóa thế giới, du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo.

- Vùng Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. Sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số.

- Vùng Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh, thành phố: TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa -

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 20/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí