Tài Nguyên Du Lịch Tỉnh Thái Nguyên

2.1.2. Tài nguyên du lịch

2.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

a. Địa hình và đất đai

- Địa hình

Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình lại không phức tạp so với các tỉnh trung du, miền núi khác. Thái Nguyên có độ cao trung bình so với mặt biển khoảng 200 - 300m. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp chạy theo hướng Bắc - Nam. Tỉnh Thái Nguyên được bao bọc bởi các dãy núi cao hình cánh cung che chắn như Bắc Sơn, Ngân Sơn và Tam Đảo với đỉnh cao nhất thuộc dãy Tam Đảo có độ cao 1592m nên ít chịu ảnh hưởng lớn của gió mùa Đông Bắc.

Thái Nguyên có 04 nhóm hình thái địa hình khác nhau:

+ Nhóm hình thái địa hình đồng bằng: kiểu đồng bằng aluvi, rìa đồng bằng Bắc Bộ có diện tích không lớn, phân bố ở phía nam của tỉnh, chủ yếu thuộc hai huyện Phú Bình, Phổ Yên với độ cao địa hình 10 - 15m. Địa hình đồng bằng xen lẫn đồi núi thoải dạng bậc thềm cổ có diện tích lớn hơn, độ cao địa hình vào khoảng 20 - 30m và phân bố dọc hai con sông lớn là sông Cầu và sông Công thuộc huyện Phổ Yên và Phú Bình; Các kiểu đồng bằng còn lại phân bố rải rác ở độ cao lớn hơn.

+ Nhóm hình thái địa hình gò đồi được chia thành 03 kiểu: (i) kiểu gò đồi thấp, trung bình, dạng bát úp với độ cao 50 - 70m, phân bố ở Phú Bình, Phổ Yên; (ii) kiểu địa hình đồi cao đồng bằng hẹp, độ cao phổ biến từ 100 - 125m, chủ yếu phân bố ở phía tây bắc của tỉnh, kéo dài từ Đại Từ tới Định Hoá; (iii) kiểu địa hình đồi cao sườn lồi, thẳng, đỉnh nhọn, hẹp, độ cao phổ biến từ 100 - 150m, phân bố ở phía bắc của tỉnh trong lưu vực sông Cầu, từ Đồng Hỷ, Phú Lương đến Định Hoá.

+ Nhóm hình thái địa hình núi thấp: có diện tích chiếm tỷ lệ lớn, hầu như chiếm trọn vùng Đông Bắc của tỉnh. Nhóm này phân bố dọc ranh giới Thái Nguyên với các tỉnh: Bắc Giang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang.

+ Nhóm hình thái địa hình nhân tác: ở Thái Nguyên chỉ có một kiểu là các hồ chứa nhân tạo, các hồ lớn như: hồ Núi Cốc, Khe Lạnh, Bảo Linh, Cây Si, Ghềnh Chè,..

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Như vậy, điều kiện địa hình Thái Nguyên khá phong phú, đa dạng, về cơ bản thuận lợi cho việc bố trí mặt bằng xây dựng hạ tầng, đô thị, cơ sở công nghiệp, điểm dân cư và sản xuất nông nghiệp. Địa hình cùng với cảnh quan đa dạng rất thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng với các loại hình du lịch như: thưởng

ngoạn phong cảnh vùng núi, các môn thể thao như leo núi… Mỗi hình thái địa hình và cảnh quan đều có sức hấp dẫn riêng đối với du khách trong nước và quốc tế.

- Đất đai

Thái Nguyên có nhiều loại đất khác nhau được hình thành bởi quá trình feralit, được chia làm các nhóm chính:

Đất feralit núi chiếm 48,1 % diện tích tự nhiên, phân bố ở độ cao trên 200m, hình thành do sự phong hóa trên các đá macma, đá biến chất và đá trầm tích.

Đất feralit đồi chiếm 31,1 % diện tích tự nhiên, chủ yếu hình thành trên cát kết, bột kết, phiến sét phân bố chủ yếu ở một số vùng: Đại Từ, Phú Lương…

Đất dốc tụ và đất đồng bằng trên thềm phù sa cổ, phù sa sông suối chiếm 12,4 % diện tích tự nhiên và ngoài ra còn một số loại đất khác.

Nhìn chung đất đai ở Thái Nguyên thuộc loại đất tương đối tốt, giàu dinh dưỡng, có khả năng thích hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau đặc biệt là trồng chè. Ngoài chức năng chính phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp, dùng để làm nhà ở thì địa hình, đất đai cũng có vai trò quan trọng trong phát triển du lịch, là mặt bằng bố trí các khu du lịch, nối các tuyến điểm với nhau.

b. Tài nguyên khí hậu

Thái Nguyên nằm ở phía bắc của đồng bằng Bắc Bộ, là tỉnh thuộc vùng đồi núi có nhiều kiểu địa hình khác nhau, từ đồng bằng đến các vùng đồi núi thấp xen kẽ. Đặc điểm phức tạp này của địa hình tác động nhiều đến sự phân hóa khí hậu.

Một trong những đặc điểm quan trọng của chế độ khí hậu là tính chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi. Với tính chất khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, lượng mưa tương đối lớn, độ ẩm dồi dào. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng ôn hoà, ấm, ẩm, mát nhiều hơn nóng và giá rét, nhiệt độ trung bình năm 250C, trong mùa khô thuận tiện cho du lịch.

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhưng do địa hình nên khí hậu Thái Nguyên vào mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt:

Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai.

Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía nam huyện Võ Nhai.

Vùng ấm gồm: Thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên và các huyện Đồng Hỷ, Phú Bình, Đại Từ.

Nhiệt độ trung bình của Thái Nguyên là 25°C, chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9°C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2°C) là 13,7°C. Tại thành phố Thái

Nguyên, nhiệt độ cao nhất và thấp nhất từng được ghi nhận lần lượt là 41,5°C và 3°C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là điều kiện thuận lợi để phơi sấy sản phẩm của ngành nông nghiệp. Đồng thời vào mùa khô, khí hậu cũng thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Khí hậu tương đối thuận lợi cho việc phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, có giá trị đối với nông, lâm nghiệp và dịch vụ.

c. Tài nguyên nước

* Nguồn nước mặt

- Sông ngòi: Thái Nguyên có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc với hai sông chính là sông Công và sông Cầu. Với lưu lượng khá lớn, là nguồn cung cấp nước chính cho kinh tế, dân sinh của tỉnh.

+ Sông Công có lưu vực 951 km2, bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định Hóa, chạy dọc theo chân núi Tam Đảo. Dòng sông đã được ngăn lại ở Đại Từ, tạo thành Hồ Núi Cốc có mặt nước rộng khoảng 25 km2. Đây là hồ nước ngọt nhân tạo, một địa điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Thái Nguyên. Không những thế nó còn được gắn với huyền thoại về chuyện tình nàng Công và chàng Cốc. Hồ Núi Cốc được nhắc đến nhiều khi mà năm du lịch Quốc gia 2007 và 2008 được tổ chức ở Thái Nguyên. Từ thành phố Thái Nguyên đi qua xã Tân Cương (một xã nổi tiếng với cây chè), sẽ thấy hồ Núi Cốc hiện ra trước mắt. Đây là một vùng du lịch sinh thái gắn với nhiều huyền thoại. Hồ Núi Cốc trải rộng mênh mông, có cảnh quan non nước hữu tình, và gắn với chuyện tình đẹp đã đi vào ca khúc “Huyền thoại Hồ Núi Cốc” của nhạc sĩ Phó Đức Phương. Nơi đây còn là khu du lịch hấp dẫn của tỉnh Thái Nguyên.

+ Sông Cầu (còn gọi là sông Như Nguyệt, sông Thị Cầu, sông Nguyệt Đức hay mỹ danh dòng sông quan họ), là con sông quan trọng nhất trong hệ thống sông Thái Bình, sông nằm lọt trong vùng Đông Bắc Việt Nam. Đây là một trong những lưu vực sông lớn ở tỉnh Thái Nguyên, có vị trí địa lý đặc biệt, đa dạng và phong phú về tài nguyên cũng như về lịch sử phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên ô nhiễm nguồn nước là một vấn đề đáng quan tâm, nhất là tình trạng ô nhiễm trên sông Cầu.

+ Sông Chu chảy từ Định Hóa ra gặp sông Cầu ở chợ Mới (Bắc Kạn). Sông dài 37km, lưu vực rộng 437km2.

+ Sông Đu bắt nguồn từ vùng núi Yên Thịnh (Phú Lương) và Bộc Nhiêu (Định Hóa) chảy qua huyện Phú Lương đổ vào sông Cầu ở Sơn Cẩm. Sông dài 44,5km, diện tích lưu vực 361km2.

+ Sông Nghinh Tường là chi lưu tả ngạn sông Cầu dài 46km, diện tích lưu vực 465km2.

+ Sông Khe Mo – Huống Thượng bắt nguồn từ núi Lâu Hạ và núi Bồ Cu, phía Đông Bắc huyện Đồng Hỷ. Đây là những sông nhỏ nhưng là hai dòng chảy chuyển gần như toàn bộ tổng lượng nước của vùng phía Nam Võ Nhai và huyện Đồng Hỷ đổ vào sông Cầu.

Ngoài ra trong tỉnh còn nhiều sông nhỏ khác thuộc hệ thống sông Kì Cùng và hệ thống sông Lô.

- Hồ: Thái Nguyên không có hồ tự nhiên lớn nhưng lại có nhiều hồ nhân tạo do ngăn dòng chảy, lấy nước làm thủy lợi mà thành. Ngoài chức năng điều tiết nước tưới tiêu cho tỉnh và các tỉnh lân cận hàng năm còn cung cấp hàng trăm tấn tôm, cá cho nhân dân trong tỉnh. Một số hồ đã trở thành điểm du lịch quan trọng như: hồ Núi Cốc, hồ Vai Miếu, hồ Suối Lạnh, hồ Phượng Hoàng…

* Nguồn nước ngầm

Bên cạnh nguồn nước mặt, Thái Nguyên còn có trữ lượng nước ngầm khá lớn, khoảng 3 tỷ m3 nhưng việc khai thác sử dụng còn hạn chế. Tuy nhiên nó cũng có ý nghĩa lớn trong việc cung cấp nước cho các khu du lịch, khách du lịch.

Nhìn chung, tài nguyên nước của tỉnh Thái Nguyên khá dồi dào và phong phú cả về nước mặt và nước ngầm, đủ khả năng để cung cấp và đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của tỉnh, đặc biệt là phát triển công nghiệp, dịch vụ với quy mô lớn. Tuy nhiên, chế độ thủy văn phụ thuộc vào chế độ mưa theo mùa, vì vậy cần khai thác hợp lí, hiệu quả, kết hợp với bảo vệ môi trường nước nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

d. Tài nguyên sinh vật

Theo thống kê (Quyết định số 2500/QĐ-UBND ngày 05/11/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên), tổng diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp toàn tỉnh là 179.914,28 ha; Trong đó: Rừng đặc dụng 36.211,12 ha; Rừng phòng hộ 45.971,63 ha; Rừng sản xuất 97.731,53 ha; Sản lượng các sản phẩm khai thác từ rừng hàng năm khoảng: Gỗ 37.275 m3/năm; củi 271.500 m3/năm; Tre, nứa, luồng 2,27 triệu cây/năm; trồng rừng 60.411ha/năm.

Về tính đa dạng sinh học, có thể thấy Thái Nguyên khá đa dạng về các loài động thực vật, đặc biệt có nhiều loại cây con dược liệu quý có thể phát triển ở quy mô sản xuất hàng hoá. Trước đây theo thống kê, Thái Nguyên có tới 71 họ với 522 loài thực vật hoang dã, nhiều loại cây gỗ quý như: đinh, lim, sến, táu, chò chỉ, lát... và nhiều cây thuốc quý như sa nhân, ba kích, hà thủ ô... Tuy nhiên, đến nay một số loài hầu như đã tuyệt chủng. Những số liệu trên cho thấy Thái Nguyên có tiềm năng rất lớn cho phát triển lâm nghiệp; cần có phương án trồng mới, chăm sóc, bảo vệ và khai thác hợp lý để đảm bảo phục vụ cho phát triển kinh tế lâu dài.

Do được hình thành và phát triển trong các điều kiện địa lí tự nhiên đa dạng cùng với lịch sử phát triển lâu dài của hệ thực vật, nên thảm thực vật Thái Nguyên phong phú,

Tóm lại, Thái Nguyên có nhiều cảnh quan thiên nhiên đa dạng, hệ sinh thái động thực vật phong phú, sông hồ, hang động đẹp. Lưu vực các con sông chảy qua Thái Nguyên thường hiền hoà không hung dữ (như sông Cầu, sông Công). Có nhiều hang động, hồ nước, suối thác đẹp tạo nên những điểm du lịch xanh kỳ thú, thích ứng cho du lịch chuyên đề như: Hồ Núi Cốc, Hồ Phú Xuyên, hồ Suối Lạnh, hồ Bảo Linh, Hồ Vai Miếu, Thác Cửa Từ, Đát Ngao … rất thuận lợi cho phát triển du lịch của tỉnh hiện tại và trong tương lai.

Hình 2 2 Tài nguyên du lịch tỉnh Thái Nguyên Nguồn 13 2 1 2 2 Tài nguyên du 1


Hình 2.2. Tài nguyên du lịch tỉnh Thái Nguyên

Nguồn: [13]

2.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

Thái Nguyên là thủ đô kháng chiến chống thực dân Pháp nên có nhiều di tích lịch sử cách mạng quan trọng. Thái Nguyên có chín dân tộc anh em cùng sinh sống trong những bản làng giàu bản sắc văn hóa trên những sườn núi, ẩn trong những thung lũng, giữa rừng vầu, rừng cọ, rừng mơ, rừng mận với những cọn nước, cối giã gạo bên bờ suối, có các lễ hội truyền thống, các chợ phiên, các món ăn đặc sản của các dân tộc… Tất cả tạo nên vẻ thanh bình hết sức độc đáo của thiên nhiên, con người Thái Nguyên là tiềm năng lớn để phát triển du lịch.

a. Văn hóa thời tiền sử

Văn hóa Thần Sa – nền văn hóa hậu kỳ thời đại đồ đá cũ, có niên đại khoảng bốn mươi ngàn năm trước đây với các di vật rìu tay, nạo đá và những vết tích xương thú, than tro… tìm thấy tại hang Phiêng Tung, mái đá Ngườm (xã Thần Sa, huyện Võ Nhai). Tại Thần Sa còn có nhiều di chỉ thuộc nền văn hóa Hòa Bình, nền văn hóa Bắc Sơn. Một số địa điểm ở Đồng Hỷ đã phát hiện được những trống đồng – sản phẩm đặc trưng tiêu biểu nhất của nền văn hóa Đông sơn thời các vua Hùng.

b. Các di tích lịch sử, văn hóa

Di tích lịch sử văn hóa là tài sản quý giá của mỗi dân tộc, nó thể hiện truyền thống tốt đẹp, tinh hoa trí tuệ, tài năng, giá trị về văn hóa, nghệ thuật của mỗi quốc gia. Nói một cách khác, di tích lịch sử - văn hóa là những không gian vật chất cụ thể, khách quan trong đó chứa đựng các giá trị điển hình về lịch sử, về văn hóa do con người sáng tạo ra trong lịch sử để lại.

Thái Nguyên hiện có 208 di tích, trong đó có 40 di tích được công nhận cấp quốc gia và 168 di tích được công nhận cấp tỉnh. Đặc biệt phải kể đến An toàn khu (ATK) ở huyện Định Hoá là nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung Ương Đảng, Chính Phủ lãnh đạo của kháng chiến chống Thực dân Pháp từ năm 1946 - 1954.

Việc nghiên cứu và lưu trữ thông tin về di tích đã được Bảo tàng Thái Nguyên thực hiện khá tốt, việc giới thiệu các di tích đến với công chúng cũng đã được Sở Văn hóa - Thông tin chú trọng. Các di tích này là một phần không thể thiếu trong các tuyến điểm du lịch ở Thái Nguyên.

Là một địa phương có nhiều di tích lịch sử, văn hóa gắn với truyền thống hào hùng cho nên không chỉ phát huy tốt những giá trị truyền thống đó, tỉnh còn đưa những di tích lịch sử, văn hóa này vào phát triển du lịch một cách tích cực và hiệu quả.

Hầu hết các di tích văn hóa lịch sử của tỉnh đều được đưa vào khai thác trong du lịch, mỗi di tích đều có một thế mạnh riêng của nó và là một thành phần không thể thiếu trong các tour du lịch. Các di tích được phân bố rộng khắp tại các khu du lịch, các thị trấn của tỉnh nên cũng có những điều kiện thuận lợi khi tổ chức tham quan. Hàng năm, Thái Nguyên thu hút một lượng khách lớn từ các nơi đổ về tham quan các di tích lịch sử văn hóa, tạo cho du lịch một nguồn thu đáng kể, từ đó cho thấy tầm quan trọng của những di tích này trong việc phát triển du lịch.

c. Các lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian, làn điệu dân ca

Lễ hội là một dạng tài nguyên nhân văn quan trọng, là loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp rất đa dạng và phong phú để con người hướng về tổ tiên, ôn lại truyền thống, hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại, thể hiện những ước mơ, khát khao mà cuộc sống thực tại chưa giải quyết được. Trong tất cả các loại hình văn hóa thì lễ hội là một sinh hoạt tổng hợp bao gồm các mặt tinh thần và vật chất, tôn giáo, tín ngưỡng và văn hóa nghệ thuật, linh thiêng và đời thường. Ngoài ra, lễ hội còn là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng đặc biệt, có sức hấp dẫn và lôi cuốn các tầng lớp trong xã hội, trở thành một nhu cầu, một món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của con người.

Thái Nguyên là tỉnh có nhiều dân tộc anh em sinh sống như: Nùng, Tày, Sán Dìu... Truyền thống văn hóa khá phong phú với bản sắc riêng của từng dân tộc. Người Nùng có kho tàng văn hóa dân gian phong phú và có nhiều làn điệu dân ca đậm đà bản sắc dân tộc như hát sli, hát then. Người Tày có kho tàng tục ngữ, ca dao khá phong phú; các điệu dân ca phổ biến là hát lượn, ru con, các loại nhạc cụ gồm có thanh la, trống chiêng, kèn, tù và, sáo…

Thái Nguyên có một số lễ hội tiêu biểu như Lễ hội Đền Đuổm, hội đền Sen, đền Xương Rồng, lễ hội chùa Hang, lễ hội Lồng Tồng … Phần lớn các lễ hội đều có quy mô rất lớn. Trong thời gian diễn ra lễ hội có hàng ngàn du khách khắp các tỉnh TDMNBB và các vùng lân cận đến viếng và chiêm ngưỡng cảnh đẹp vùng núi Thái Nguyên.

- Hội đền Đuổm

Hàng năm, cứ mỗi độ tết đến xuân về, đào mai khoe sắc cũng là lúc dưới chân núi Đuổm, xã Động Đạt, huyện Phú Lương lại vang dội tiếng trống, chiêng gọi mùa lễ hội. Theo thông lệ đúng ngày mùng 6 tháng giêng âm lịch, huyện Phú Lương lại tưng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/04/2023