TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Trong chiến lược phát triển du lịch của cả nước, du lịch Thái Nguyên được biết đến như là cầu nối của vùng du lịch Bắc Bộ và là cửa ngõ của Đồng bằng sông Hồng. Nằm trong không gian phát triển du lịch Bắc Bộ, Thái Nguyên có các điểm nhấn rất ấn tượng là: ATK Định Hóa, Hồ Núi Cốc, Hang Phượng Hoàng, vùng chè Tân Cương. Các sản phẩm du lịch chính yếu dựa trên cơ sở khai thác các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa miền trung du miền núi. Hiện nay, du lịch Thái Nguyên còn gặp nhiều khó khăn. Các khó khăn chủ yếu do trình độ phát triển KTXH còn nhiều hạn chế. Nhưng trong tương lai gần, trong tầm nhìn đến năm 2030, ngành du lịch Thái Nguyên sẽ đứng trước những triển vọng tăng trưởng và phát triển khá nhanh. Việc tổ chức không gian phát triển du lịch Thái Nguyên cần tập trung giải quyết nhiệm vụ chính:
- Về tổ chức điểm du lịch: tập trung đầu tư và phát triển du lịch ở các điểm du lịch tiêu biểu như: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam, di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh, vùng chè đặc sản Tân Cương…
- Về tổ chức khu du lịch: tập trung đầu tư phát triển du lịch ở các khu du lịch cần đầu tư trước mắt về CSHT và CSVCKT như: Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Hồ Núi Cốc, di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa…
- Về tổ chức tuyến du lịch: tập trung đầu tư phát triển du lịch ở tuyến du lịch tham quan nội tỉnh và liên tỉnh. Những tuyến này cần đầu tư trước hết về giao thông để rút ngắn khoảng cách đến các điểm du lịch.
- Để hiện thực hoá tổ chức không gian lãnh thổ du lịch nói trên, du lịch Thái Nguyên cần triển khai đồng bộ các giải pháp về: quy hoạch, đầu tư CSHT và CSVCKT, huy động vốn, phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường du lịch, đẩy mạnh quảng bá và xúc tiến du lịch, hợp tác liên ngành và quốc tế, đồng thời chú trọng một số giải pháp bổ trợ. Trong đó, quan trọng hàng đầu vẫn là:
+ Đầu tư CSHT và CSVCKT phục vụ du lịch (khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi, giải trí, trung tâm thương mại, xây dựng các danh mục, các dự án kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài);
+ Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;
+ Đầu tư phát triển du lịch bền vững, đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách, phát triển du lịch cộng đồng.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Có thể thấy rằng Thái Nguyên có nhiều tài nguyên tự nhiên hơn các tỉnh khác trong vùng, là một thành phố ven sông Cầu, hệ thống sông núi, có màu xanh của những đồi chè mênh mông bát ngát đã tạo cho vùng đất này một cảnh quan thiên nhiên với một môi trường sinh thái trong lành, thơ mộng. Ngoài những nét đặc trưng của vùng TDMNBB thì tỉnh Thái Nguyên cũng có một số tài nguyên du lịch đặc trưng mà không phải tỉnh nào trong khu vực cũng có được. Các yếu tố này đã tạo nên một nét rất riêng trong phát triển du lịch của Thái Nguyên so với các tỉnh còn lại trong khu vực.
Bên cạnh những điều kiện thuận lợi khách quan lẫn chủ quan thì du lịch thì việc tổ chức khai thác phát triển du lịch ở Thái Nguyên cũng còn một ít khó khăn. Nhiều tài nguyên vẫn đang còn nằm trong dạng tiềm năng chưa được khai thác hết. Việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho ngành du lịch còn hạn chế, chưa đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của khách du lịch, nên sản phẩm du lịch sinh thái nhìn chung còn đơn điệu, trùng lặp giữa các khu du lịch, dễ gây nhàm chán cho khách và khó có thể cạnh tranh được với các tỉnh lân cận. Trình độ chuyên môn, quản lý của một số cán bộ chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, đội ngũ hướng dẫn viên được đào tạo nghiệp vụ về du lịch thật sự còn yếu và thiếu về chuyên môn, do đó chưa đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch cũng như nhịp độ phát triển của ngành.
Du lịch tỉnh Thái Nguyên đã và đang thu hút nhiều khách du lịch nội địa cũng như khách du lịch quốc tế dựa trên các tài nguyên du lịch đặc trưng. Với sự phát triển đó, Thái Nguyên xứng đáng là một thành phố du lịch Bắc Bộ, là trung tâm du lịch của vùng TDMNBB, giữ vai trò trung chuyển khách từ các tỉnh, thành đến đồng bằng sông Hồng.
Tóm lại, du lịch Thái Nguyên có nhiều tiềm năng cần đầu tư và phát triển, để thực hiện được điều này cần có sự kết hợp nhiều biện pháp từ các sở, ban, ngành, cơ quan chức năng và cộng đồng địa phương. Trong đó, đặc biệt lưu ý đảm bảo sự phát triển bền vững không chỉ cho du lịch mà cả sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đảm bảo mối quan hệ giữa phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường, nếu thực hiện tốt những điều này thì du lịch sẽ là một nguồn thu lớn cho tỉnh, đồng thời còn là nét đặc trưng của tỉnh trong thời kỳ phát triển và hội nhập.
2. Kiến nghị
Đối với Ủy Ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên: Mặc dù tỉnh đã xác định việc phát triển du lịch là được ưu tiên trong chiến lược phát triển KTXH của tỉnh trong những năm tới nhưng cần có những chính sách cụ thể hơn để các cơ quan ban ngành của tỉnh phối hợp trong việc tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch của tỉnh. Cần có những chính sách thu hút đầu tư du lịch nhiều hơn nữa để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực này.
Đối với Sở Văn hóa - Du lịch tỉnh Thái Nguyên: Nên tiến hành khảo sát toàn diện các điểm du lịch, tài nguyên du lịch trong toàn tỉnh để có những thông tin chính xác về nguồn tài nguyên, từ đó tổ chức đánh giá và hoạch định những chính sách phát triển du lịch của tỉnh. Đây là cơ sở để kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước vào các khu, điểm du lịch được quy hoạch phát triển.
Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với các cơ quan có liên quan để tổ chức khảo sát và đưa ra những tiêu chí về môi trường tại các địa điểm phát triển du lịch. Từ đó đưa ra các yêu cầu cơ bản nhất định trong việc quy hoạch, tổ chức khai thác tại các điểm du lịch nhằm đạt đến mục tiêu phát triển bền vững tại các điểm du lịch này.
Đối với Sở Giao thông vận tải của tỉnh: cần có kế hoạch để nâng cấp các tỉnh lộ đến các điểm du lịch của tỉnh, đặc biệt là các quốc lộ như: quốc lộ 3 mới, cũ, cao tốc Thái Nguyên – Bắc Cạn, quốc lộ 1 B…
Đối với các công ty du lịch tỉnh Thái Nguyên: Cần nghiên cứu tổ chức các tour, tuyến du lịch nhằm vào các thế mạnh riêng của tỉnh. Ví dụ tại các vùng đồi núi nên có các hình thức du lịch leo núi, khám phá thiên nhiên, xây dựng cáp treo,... Còn tại các vùng sông núi như Hồ Núi Cốc nên tổ chức nhiều hơn các tour du lịch bằng thuyền, tàu du lịch. Đặc biệt cần có kế hoạch để đánh giá hết tiềm năng du lịch vào mùa du lịch phát triển các hình thức du lịch nhằm tận dụng lợi thế không phải ở tỉnh nào cũng có.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Huy Anh (2013), Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất giải pháp phát triển theo hướng bền vững, Kỷ yếu hội nghị khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ 7, Thái Nguyên, trang 169 - 177.
2. Vũ Vân Anh – Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu chỉ số phát triển con người HDI tỉnh Thái Nguyên” 2011.
3. Các báo cáo tình hình phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên từ năm 2010 đến năm 2016 (Trung tâm xúc tiến Du lịch tỉnh Thái Nguyên).
4. Cẩm nang du lịch Thái Nguyên – Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin cấp ngày 07/11/2011.
5. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2016), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2016, Nxb Thống kê, Hà Nội.
6. Địa chí Thái Nguyên, Nhà xuất bản chính trị Quốc Gia.
7. Huỳnh Thị Trúc Giang (2012), Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, hiện trạng và định hướng, Luận văn thạc sĩ Địa lí học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
8. Phạm Hoàng Hải, Lương Chi Lan, Lê Thu Hương (2013), Hiện trạng tổ chức du lịch và định hướng không gian phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, Kỷ yếu hội nghị khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ 7, Thái Nguyên, trang 672 - 676.
9. Trương Quang Hải, Nguyễn Cao Huần, Trần Thanh Hà (2013), Liên kết vùng giữa Nam Trung Bộ và Tây Nguyên cho phát triển du lịch, Kỷ yếu hội nghị khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ 7, Thái Nguyên, trang 1029 - 1040.
10. Nguyễn Văn Hoàng (2007), Đánh giá sức tải sinh thái cho các điểm du lịch ven bờ và hải đảo trong vịnh Nha Trang - Khánh Hòa, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh.
11. Nguyễn Văn Hoàng (2012), Đánh giá sức tải trong hoạt động du lịch - sự cần thiết cho quy hoạch và quản lí phát triển du lịch biển, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, Số 38, trang 76 - 83.
12. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
13. Trần Viết Khanh, Phạm Hoàng Hải, Lê Minh Hải (2013), Đánh giá tài nguyên du
lịch tự nhiên tỉnh Thái Nguyên, Kỷ yếu hội nghị khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ 7, Thái Nguyên, trang 1066 - 1071.
14. Nguyễn Quốc Lập (2009), Tổ chức lãnh thổ du lịch Hà Tĩnh, Luận văn thạc sĩ khoa học Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
15. Đặng Duy Lợi, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Đức Hoa Cương, Nguyễn Thục Nhu (2013), Xác định hệ thống tiêu chí của điểm khu du lịch sinh thái ở Việt Nam, Kỷ yếu hội nghị khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ 7, Thái Nguyên, trang 39- 46.
16. Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái, những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
17. Phạm Trung Lương, Nguyễn Thanh Tưởng (2013), Phát triển du lịch bền vững ở các đảo từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, Kỷ yếu hội nghị khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ 7, Thái Nguyên, trang 352 - 358.
18. Trương Phước Minh (2003), Tổ chức lãnh thổ du lịch Quảng Nam - Đà Nẵng, Luận án tiến sĩ Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
19. Đỗ Thị Mùi (2010), Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Sơn La, Luận án tiến sĩ Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
20. Nguyễn Thu Nhung (2013), Xác định khả năng chịu tải thực tế vùng du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen phục vụ công tác quản lý du lịch, Đề tài cán bộ trẻ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Địa lí, Hà Nội.
21. Đặng Văn Phan (chủ biên) (2012), Tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội Việt Nam, Tài liệu lưu hành nội bộ, Vĩnh Long.
22. Đặng Văn Phan, Tô Hoàng Kia (2012), Đánh giá điều kiện sinh khí hậu khu vực đất liền và ven biển - hải đảo vùng Nam Bộ phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng và chữa bệnh, Tạp chí khoa học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
23. Sở Văn hóa - Du lịch Thái Nguyên (2016), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
24. Sở Văn hóa, Du lịch Thái Nguyên (2016), Du lịch Thái Nguyên.
25. Nguyễn Thị Sơn (2000), Phương pháp tính sức chứa du lịch cho các tuyến, điểm tham quan ở các vườn quốc gia, Thông báo khoa học số 2, Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
26. Nguyễn Thị Sơn (2000), Cơ sở khoa học cho việc định hướng phát triển du lịch
sinh thái ở vườn quốc gia Cúc Phương, Luận án tiến sĩ Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
27. Hoàng Văn Thành (2014), Giáo trình văn hóa du lịch, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Phạm Lê Thảo (2006), Tổ chức lãnh thổ du lịch Hòa Bình trên quan điểm phát triển bền vững, Luận án tiến sĩ Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
29. Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức (1998), Định lượng và định tính trong nghiên cứu địa lí kinh tế - xã hội, Thông báo khoa học số 5, Trường Đại học Sư phạm - Đại học quốc gia Hà Nội, trang 136 - 146.
30. Trần Văn Thông (2005), Quy hoạch du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
31. Bùi Thị Thu (2012), Xây dựng cơ sở khoa học phục vụ cho việc xác định các tuyến du lịch ở tỉnh Quảng Trị, Báo cáo tổng kết đề tài Khoa học và Công nghệ cấp bộ, Đại học Huế.
32. Nguyễn Thanh Tưởng, Ngô Thị Thu Hà (2013), Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch ở quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, Kỷ yếu hội nghị khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ 7, Thái Nguyên, trang 55 - 63.
33. Tổng cục du lịch (2012), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
34. Tổng cục du lịch (2013), “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
35. Tổng cục du lịch (2013), Số liệu thống kê chủ yếu ngành du lịch, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
36. Nguyễn Minh Tuệ (1996), Địa lí du lịch, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
37. Nguyễn Minh Tuệ (2005), Địa lí kinh tế - xã hội đại cương, Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội.
38. Nguyễn Minh Tuệ (2010), Địa lí du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam, Vĩnh Phúc.
39. UBND tỉnh Thái Nguyên, Quyết định phê duyệt “Đề án phân cấp quản lý di tích
- danh thắng đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”.
40. Nguyễn Khanh Vân (2000), Các biểu đồ sinh khí hậu Việt Nam, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
41. Nguyễn Khanh Vân, Hoàng Bắc, Hoàng Thị Kiều Oanh (2011), Nghiên cứu đánh giá điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch các khu vực biển - đảo bờ Đông và bờ Tây vùng Nam Bộ Việt Nam, Tuyển tập báo cáo Hội nghị khoa học Biển toàn quốc lần thứ 5, Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam.
42. Nguyễn Khanh Vân, Hoàng Thị Kiều Oanh (2013), Đánh giá tài nguyên sinh khí hậu cho du lịch nghỉ dưỡng tiểu vùng Tây Nam Bộ, Việt Nam, Kỷ yếu hội nghị khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ 7, Thái Nguyên, trang 189 - 196.
43. Bùi Thị Hải Yến (2007), Tài nguyên du lịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
44. http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban
45. Các website
- www.thainguyen.gov.vn
- www.dulichvietnam.info
- www.dulichvn.org.vn
- https://thuvienphapluat.vn/Luatdulich2017.
PHỤ LỤC
Phụ lục 01. Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tỉnh Thái Nguyên
Tên di sản | Loại hình | Địa điểm | Số quyết định | Ghi chú | |
1. | Nghi lễ cấp sắc của người Dao | Tập quán xã hội | Tỉnh Thái Nguyên | 2684/QĐ- BVHTTDL ngày 25/8/2014 | |
2. | Múa Tắc Xình của người Sán Chay | Nghệ thuật trình diễn dân gian | H. Phú Lương | 2684/QĐ- BVHTTDL ngày 25/8/2014 | |
3. | Rối cạn của người Tày ở Thẩm Rộc và Ru Nghệ | Nghệ thuật trình diễn dân gian | Xã Bình Yên, xã Đồng Thịnh, H. Định Hóa | 1877/QĐ- BVHTTDL ngày 8/6/2015 | |
4. | Nghi lễ Then của người Tày | Tập quán xã hội và tín ngưỡng | H. Định Hóa | 3465/QĐ- BVHTTDL ngày 13/10/2015 | |
5. | Hát Soọng cô của người Sán Dìu | Nghệ thuật trình diễn dân gian | H. Đồng Hỷ | 3465/QĐ- BVHTTDL ngày 13/10/2015 | |
6. | Nghi lễ Hét khoăn của người Nùng | Tập quán xã hội và tín ngưỡng | H. Đồng Hỷ | 3465/QĐ- BVHTTDL ngày 13/10/2015 | |
7. | Hát Sấng Cọ của người Sán Chay | Nghệ thuật trình diễn dân gian | H. Phú Lương |
Có thể bạn quan tâm!
- Bản Đồ Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch Tỉnh Thái Nguyên
- Kết Quả Đánh Giá Mức Độ Thuận Lợi Của Các Khu Du Lịch Tỉnh Thái Nguyên
- Các Giải Pháp Phát Triển Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch Tỉnh Thái Nguyên
- Danh Mục Di Tích Xếp Hạng Quốc Gia Tỉnh Thái Nguyên
- Nghiên cứu hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Thái Nguyên - 15
- Nghiên cứu hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Thái Nguyên - 16
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
Nguồn: [3]