Hoạt Động Nhà Nước Nhằm Củng Cố Và Tăng Cường Thực Lực Về Mọi Mặt


cho các nỗ lực nghiên cứu, tìm kiếm giải pháp đổi mới mô hình bộ máy nhà nước trong các điều kiện phát triển mới.

2.2.2. Hoạt động nhà nước nhằm củng cố và tăng cường thực lực về mọi mặt

Ngay sau khi Bản Tuyên ngôn độc lập được công bố ngày 02/09/1945, để đưa đất nước thoát khỏi tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra sáu nhiệm vụ cấp bách cần giải quyết, đó là: chống đói; chống dốt; tổ chức Tổng tuyển cử; xoá bỏ hủ tục, xây dựng đời sống văn hoá mới, đạo đức mới, đạo đức cách mạng; xóa bỏ những thứ thuế bóc lột vô nhân đạo; thực hiện tín ngưỡng tự do và Lương Giáo đoàn kết - nhằm củng cố một cách toàn diện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng và ngoại giao, tạo điều kiện cho chính quyền cách mạng vững mạnh, vượt qua những khó khăn, thử thách để tiến lên phía trước. Bản chất nhà nước của dân, do dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong việc thực hiện các nhiệm vụ này. Điều này cũng thể hiện sự khác biệt cơ bản về chất giữa chính trị dân chủ cộng hòa vừa ra đời với nền chính trị thực dân - phong kiến đã tồn tại trước đó.

Công việc đầu tiên có tính chất cấp bách và quan trọng đối với chính quyền cách mạng là phải đưa lại những quyền lợi thiết thực, chăm lo đến đời sống của nhân dân để quần chúng gắn bó mật thiết với Nhà nước. Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ban hành nhiều sắc lệnh, nghị định bảo đảm quyền tự do, dân chủ cho tất cả các tầng lớp nhân dân.

Với tiêu chí đề cao dân quyền, ngày 07/09/1945, Chính phủ ra Sắc lệnh số 11/SL, trong đó tuyên bố bãi bỏ thuế thân, một thứ thuế vô lý và dã man nhất của chế độ cũ đánh vào những đàn ông Việt Nam từ 18 đến 60 tuổi.

Ngày 08/09/1945, Chính phủ ra Sắc lệnh số 14/SL quy định nhân dân được quyền tham gia chính quyền. Ngày 10/09/1945, Chính phủ ra Nghị định công nhận quyền bất khả xâm phạm đối với các đền chùa, miếu mạo, nhà thờ, nhân dân được quyền tự do tín ngưỡng. Ngày 29/03/1946, Chính phủ ra Sắc lệnh số 40/SL về việc bảo vệ tự do cá nhân. Ngày 22/04/1946, Chính phủ ra Sắc lệnh số 52/SL quy định quyền tự do lập hội, miễn là các hội không hoạt động làm “đồi bại phong tục, hại


đến trật tự chung hoặc đến sự an toàn của quốc gia”. Chính phủ cũng ra lệnh đình chỉ bán thuốc phiện, cấm nấu rượu lậu để ngăn ngừa các tệ nạn xã hội và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Cùng với việc xây dựng, củng cố chính quyền nhà nước các cấp là việc củng cố thực lực cách mạng. Đảng và Nhà nước tổ chức cứu đói và đề phòng nạn đói. Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động chiến dịch tăng gia sản xuất và cứu đói. Người kêu gọi: “Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa! Đó là khẩu hiệu của ta ngày nay. Đó là cách thiết thực của chúng ta để giữ vững quyền tự do, độc lập” [62, tr. 135]. Đồng thời, Chính phủ có kế hoạch cụ thể tiến hành một chiến dịch tăng gia sản xuất do Ủy ban Trung ương phụ trách sản xuất điều khiển, các Ban khuyến nông được tổ chức hầu hết ở các địa phương. Chính phủ cho nông dân vay thóc giống, vay tiền và cử cán bộ thú y về nông thôn để chống dịch cho trâu bò. Khẩu hiệu “tấc đất, tấc vàng” được toàn dân hưởng ứng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

Ngày 05/09/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra Sắc lệnh số 7/SL quy định từ nay bao nhiêu thóc gạo Chính phủ cần dùng sẽ mua thẳng của tư gia. Kẻ nào đầu cơ tích trữ thóc gạo, xét ra có phương hại đến nền kinh tế sẽ bị nghiêm phạt theo quân luật và gia sản sẽ bị tịch thu. Nhà nước tổ chức các đội lạc quyên cứu đói và quy định tiết kiệm lương thực, cấm xuất cảng thóc gạo, cấm nấu rượu lậu bằng gạo, ngô, đẩy mạnh trồng hoa màu ngắn ngày; phát động các phong trào: tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách”, “hũ gạo tiết kiệm”, “bữa nhịn đồng tâm”, “nhường cơm sẻ áo”… để tập trung giải quyết nạn đói.

Xây dựng nền tài chính, bãi bỏ thuế bất công: Nhà nước ban hành và thực hiện cải cách dân chủ về mặt kinh tế, đặc biệt đối với nông dân. Tuy chưa có điều kiện để tiến hành cuộc cách mạng ruộng đất trên quy mô lớn, nhưng Nhà nước đã ban hành chính sách giảm tô cho nông dân. Tháng 11/1945, Bộ Nội vụ đã thông báo quy định giảm tô 25%. Việc chia lại ruộng đất công cho nhân dân được coi là thực hiện “một khẩu hiệu của cuộc cách mạng dân tộc giải phóng của chúng ta hiện nay” [4]. Bất kỳ nam hay nữ đến tuổi công dân, trừ bọn Việt gian đều được hưởng phần

Hồ Chí Minh với việc xây dựng thể chế dân chủ cộng hòa 1945 - 1946 - 10


ruộng công. Đó là một biện pháp cải cách dân chủ rất quan trọng để nhân dân bước đầu được hưởng quyền lợi kinh tế của chế độ mới.

Chính quyền nhân dân cũng đề ra nhiều biện pháp quan trọng để bảo vệ quyền lợi của công nhân. Bộ Lao động đã ban bố Nghị định quy định rõ: Chủ muốn thải thợ phải báo trước một tháng, chủ phải trả tiền phụ cấp thâm niên hàng năm 50 đồng cho thợ, anh em công nhân xe điện được chia 55% tiền lãi… Chính phủ còn chủ trương tạo việc làm cho công nhân thất nghiệp, lập xưởng thủ công nghiệp để thu nạp công nhân các đồn điền cao su ở Nam Bộ, giúp công nhân thất nghiệp khai khẩn các đồn điền Pháp bỏ ở Trung Bộ…

Sau Cách mạng Tháng Tám, nền tài chính hết sức nguy ngập. Trong hoàn cảnh này, Chính phủ lâm thời được sự giúp đỡ đầy nhiệt tình của nhân dân, mà biểu hiện rõ nhất là “Tuần lễ vàng” (quyên góp cho Chính phủ 370 kg vàng và 20 triệu tiền đồng) đã giải quyết được vấn đề tài chính một cách thắng lợi. Chính phủ kiên quyết giảm bớt các khoản chi tiêu, kêu gọi công chức, bộ đội và công nhân chịu đựng gian khổ. Đặc biệt, Chính phủ đã dần dần sửa đổi chế độ thuế khóa, đặt ra quỹ “đảm phụ quốc phòng”. Việc lạc quyên tiền trong nhân dân trở thành một nguồn cung cấp chủ yếu cho các cơ quan chính quyền, đoàn thể và quân đội. Đồng tiền Việt Nam phát hành vào tháng giêng năm 1946 được nhân dân tuyệt đối tín nhiệm.

Những việc làm trên bước đầu đã đẩy lùi được nạn đói, cải thiện đời sống nhân dân. Đặc biệt, những hoạt động đó mang ý nghĩa sâu sắc đối với việc củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, làm cho nhân dân tin tưởng hơn ở chế độ mới.

Về lĩnh vực văn hóa, giáo dục, chính quyền thực dân, phong kiến với chính sách ngu dân đã để lại trên đất nước ta tràn lan các tệ nạn: nạn mù chữ, cờ bạc, rượu chè, mê tín dị đoan… Vì vậy, ngay trong Hội nghị toàn quốc của Đảng từ ngày 13 đến ngày 15/08/1945, Đảng đã nêu chủ trương chống nạn mù chữ, cưỡng bách đến bậc sơ học. Ngày 25/11/1945, Đảng ta chủ trương tổ chức Bình dân học vụ, tích cực bài trừ nạn mù chữ, mở các trường đại học và trung học, cải cách việc học theo tinh thần mới, cổ động văn hóa cứu quốc, xây dựng nền văn hóa mới... Theo đường lối của Đảng, về yêu cầu cấp bách của nhiệm vụ diệt dốt, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng


định: “… nạn dốt - Là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta. Hơn chín mươi phần trăm đồng bào chúng ta mù chữ... Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy tôi đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ” [62, tr. 7].

Ngày 08/09/1945, Chính phủ lâm thời ra Sắc lệnh số 16/SL lập ngạch Thanh tra học vụ, Sắc lệnh số 17/SL về việc đặt ra một Bình dân học vụ để chăm nom việc học hành của nhân dân và Sắc lệnh số 19/SL quyết định lập các lớp bình dân học vụ ban đêm cho nông dân và thợ thuyền, hạn trong 6 tháng làng nào và đô thị nào cũng phải có ít nhất một lớp học, dạy được ít nhất 30 người. Ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 44/SL, lập Hội đồng cố vấn học chính để nghiên cứu, đệ trình Chính phủ chương trình giáo dục của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà...

Chỉ trong một thời gian ngắn, hưởng ứng chính sách của Đảng và Chính phủ, một phong trào học chữ Quốc ngữ đã dấy lên sôi nổi từ thành thị đến nông thôn. Phong trào đã lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân từ già đến trẻ trong cả nước. Chính phủ đã mở nhiều lớp huấn luyện sư phạm cấp tốc ở nhiều địa phương để cung cấp giáo viên; đã in hàng triệu cuốn sách giáo khoa các loại để kịp thời cung cấp cho người học. Việc học chữ Quốc ngữ là bắt buộc và không mất tiền cho tất cả mọi người. Nhiều lớp học dành riêng cho công nhân và nông dân được hình thành.

Chính phủ lâm thời cũng có chính sách ưu tiên những người học ở các bậc đại học, trung học và tiểu học: Sắc lệnh số 45/SL, ngày 10/10/1945 thành lập Ban Văn khoa Đại học (nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) ở Hà Nội do Đặng Thai Mai làm Giám đốc. Quyết định của Chủ tịch Hồ Chí Minh [Phụ lục 1, tr. 128] về việc thành lập Ban Văn khoa Đại học là một sự kiện trọng đại đánh dấu mốc son lịch sử ra đời của trường đào tạo bậc Đại học cho Khoa học Xã hội và Nhân văn, chứng tỏ Người rất coi trọng việc xây dựng đội ngũ trí thức nhân văn trong đời sống xã hội của một Quốc gia độc lập…; Sắc lệnh số 146/SL, ngày 10/08/1946 quy định: Tất cả các bậc học, học sinh không phải trả học phí và trong các kỳ thi tốt nghiệp, học sinh cũng không phải nộp khoản nào. Học sinh xuất sắc mà nhà nghèo thì được học bổng của Chính phủ cấp. Nhiều trường sư phạm phổ thông, một số trường trung


học và đại học chuyên nghiệp cũng được mở lại và xây dựng mới. Hệ thống giáo dục mới của nước Việt Nam bước đầu được hình thành. Sắc lệnh số 146/SL cũng quy định những nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục mới là: đại chúng hóa, khoa học hóa, dân tộc hóa theo tôn chỉ phụng sự quốc gia, dân tộc. Đó là những nguyên tắc tiến bộ và khoa học của một nền giáo dục mang tính nhân dân sâu sắc, một nền giáo dục độc lập và tự chủ khác hoàn toàn về chất so với nền giáo dục thực dân, phong kiến.

Đến ngày 08/09/1946, kỷ niệm một năm thực hiện Bình dân học vụ, đã có 74.957 lớp học, 95.666 giáo viên và 2.520.678 học viên thoát nạn mù chữ. Đến ngày 19/12/1946, có thêm 556.000 người biết đọc, biết viết trong toàn quốc [77, tr. 127]. Thắng lợi của cuộc đấu tranh chống giặc dốt không những có ý nghĩa về mặt văn hóa, mà còn có ý nghĩa về mặt chính trị. Nó tạo điều kiện cho nhân dân ta tham gia quản lý Nhà nước và phát huy quyền làm chủ của mình, tăng cường sức mạnh của chính quyền cách mạng.

Nền văn hóa nghệ thuật dân tộc được Đảng, Nhà nước khuyến khích và có những biện pháp tích cực để xây dựng. Ánh sáng của nền văn hóa mới đã soi sáng cho văn nghệ sĩ dưới chế độ cũ, họ đã giác ngộ và tham gia Hội Văn hóa cứu quốc. Báo chí của ta đã hình thành một mặt trận chống lại các luận điệu phản động của báo chí phản cách mạng, góp phần không nhỏ vào củng cố trận địa văn hóa tư tưởng, nâng cao dân trí, củng cố cơ sở xã hội của chính quyền mới được vững bền và phát triển.

Đảng rất quan tâm đến tăng cường lực lượng cách mạng của quần chúng. Trước hết là củng cố và phát triển các tổ chức cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh, đặc biệt các đoàn thể nông dân, công nhân, thanh niên, phụ nữ. Đảng cũng chú ý mở rộng Mặt trận Việt Minh nhằm thu hút vào khối đại đoàn kết dân tộc tầng lớp tư sản, địa chủ yêu nước và tiến bộ. Đến tháng 05/1946, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Liên Việt) được thành lập do cụ Huỳnh Thúc Kháng - một nhân sĩ yêu nước có uy tín làm Chủ tịch, đã thu hút được những đảng phái và cá nhân, vì lẽ này hay lẽ khác chưa tham gia Mặt trận Việt Minh. Việt Minh và Liên Việt trong


quá trình hoạt động luôn hỗ trợ và bổ sung cho nhau… Ngày 22/07/1946, Đảng Xã hội Việt Nam được thành lập với Tuyên ngôn: “Một ngày nào nước Việt Nam chưa hoàn toàn độc lập chúng ta còn phải đấu tranh. Một ngày nào nhân loại chưa thực hiện được chủ nghĩa xã hội, chúng ta còn phải tranh đấu” [25]. Đầu năm 1946, một thời gian ngắn sau khi giành chính quyền, tổng số hội viên của Mặt trận Việt Minh đã có khoảng 5 triệu người.

Để xây dựng lực lượng vũ trang lớn mạnh, các phong trào tìm kiếm vũ khí, tước đoạt vũ khí của địch nộp cho chính quyền được toàn dân hưởng ứng. Nhà nước đã quan tâm chỉ đạo tổ chức nhiều công binh xưởng để tự chế tạo vũ khí. Việc xây dựng các lực lượng nửa vũ trang gồm dân quân ở nông thôn và tự vệ chiến đấu ở thành thị cũng được coi trọng. Các phong trào: áo “mùa đông binh sĩ”, “hũ gạo nuôi quân”, “quỹ độc lập”, quỹ “đảm phụ quốc phòng” phát triển rất rầm rộ.

Hoạt động đối nội kịp thời, đúng đắn của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đem lại những thắng lợi trên mặt trận kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục. Bên cạnh đó, chính quyền cách mạng cũng đạt được những kết quả trong lĩnh vực ngoại giao.

Công tác đối ngoại thể hiện tính độc lập, tự chủ của nhà nước dân chủ nhân dân, đã được Đảng ta, do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, tiến hành ngay từ khi chưa giành được chính quyền. Sau khi Cách mạng Tháng Tám thắng lợi, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mới thành lập, chưa được các nước khác công nhận, lại bị bao vây bốn bề, bị xuyên tạc trên trường quốc tế nên hoạt động ngoại giao tập trung vào việc đấu tranh với kẻ thù nhằm thêm bạn bớt thù, làm cho nhân dân thế giới hiểu rõ ta và bảo vệ chính quyền cách mạng. Hai nhiệm vụ đối nội và đối ngoại có quan hệ mật thiết với nhau. Xây dựng, củng cố chính quyền - thành quả của Cách mạng Tháng Tám không chỉ tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần, bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng trong giai đoạn tiếp theo, mà còn tạo nên thực lực cho đất nước trong cuộc đấu tranh ngoại giao. Công tác đối ngoại thời kỳ này thể hiện tính độc lập, tự chủ của nhà nước dân chủ nhân dân và góp phần củng cố, bảo vệ chính quyền, nâng cao uy tín của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đối với nhân dân trong nước và trên trường quốc tế.


Trên mặt trận ngoại giao, dựa vào nền tảng nhà nước dân chủ nhân dân với sức mạnh vững chắc của hơn 25 triệu quần chúng yêu nước và những thành quả đạt được trong công tác đối nội… Đảng ta, đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh đã chủ động đề ra những quyết sách sáng suốt nhằm tiến công quân thù. Trong giai đoạn này, kẻ thù nguy hiểm nhất, trực tiếp đe dọa nền đoàn kết của dân tộc ta là bọn đế quốc xâm lược. Vì vậy, nhà nước cách mạng phải tiến hành cuộc đấu tranh quyết liệt trên mặt trận ngoại giao, đồng thời với việc tổ chức cuộc kháng chiến ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

Chỉ 10 ngày sau khi ta giành được chính quyền, núp dưới danh nghĩa Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật, bọn Tưởng kéo vào miền Bắc; bọn Anh, Pháp tràn vào miền Nam hòng tiêu diệt nước Việt Nam mới. Đứng trước tình thế khó khăn này, Đảng và Nhà nước ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nắm chắc xu thế phát triển của tình hình và tỏ ra vô cùng sáng suốt để có những quyết định khôn khéo về mặt đối ngoại nhằm bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước.

Trên cơ sở xác định âm mưu, khả năng của từng kẻ thù, xét tương quan lực lượng trong nước và thế giới, Trung ương Đảng cho rằng chúng ta không thể và không cần thiết đấu tranh bạo lực cùng một lúc với tất cả kẻ thù. Quan điểm đó được hình thành trên cơ sở thực tiễn khi điều kiện vật chất và lực lượng vũ trang của ta quá mỏng, không đủ chống chọi với khoảng 30 vạn quân thù. Mặt khác, nhiều kẻ thù khoác áo Đồng minh, nếu giải quyết không khéo chúng sẽ vu cáo ta vi phạm quy định quốc tế, dẫn đến không được sự ủng hộ của dư luận thế giới…

Trong thời gian đầu, xác định kẻ thù nguy hiểm nhất của nhân dân ta lúc này là thực dân Pháp, Đảng ta chủ trương hòa hoãn với Tưởng để chống Pháp. Chính phủ và nhân dân ta vừa “hoan nghênh” Tưởng với tư cách là quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật, đón tiếp họ với thái độ thiện chí; vừa kiên quyết chống lại hành động ngang ngược của chúng xâm phạm đến chủ quyền đất nước, chống âm mưu cấu kết với các thế lực thân Tưởng để lật đổ chính quyền. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần gửi thư, điện văn cho Tưởng Giới Thạch nêu rõ sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, đề cao tinh thần “Hoa - Việt thân thiện” và đề nghị Tưởng ủng


hộ nền độc lập của Việt Nam. Đồng thời, Chính phủ ta cũng đã nhân nhượng Tưởng một số vấn đề về chính quyền (để cho bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách tham gia Chính phủ, Quốc hội), về quyền lợi kinh tế (cung cấp một số lương thực, thực phẩm), thậm chí chấp nhận cả phương pháp đau đớn để cứu vãn tình thế là Đảng tuyên bố tự giải tán (một sự nhân nhượng chưa có trong tiền lệ). Nhưng mọi nhân nhượng của ta dù lớn đến đâu cũng không được vượt khỏi giới hạn độc lập dân tộc; không để cho kẻ thù làm thay đổi bản chất Nhà nước dân chủ nhân dân, thay đổi đường lối; không thể để mất những thành quả giành được trong Cách mạng Tháng Tám. Rõ ràng, trong tình thế bất lợi, gay go và cấp bách của cách mạng, vì mục tiêu bảo vệ chính quyền, khi nhân nhượng với Tưởng, Đảng và Chính phủ đã “cân nhắc kỹ lợi hại, chọn cái nào ít hại nhất thì làm” [8, tr. 243].

Chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh được nhân dân nhận thức và thực hiện nghiêm chỉnh, đã đập tan mọi âm mưu xâm lược của chính quyền Tưởng. Ngày 30/12/1945, qua đường ngoại giao, Tưởng Giới Thạch đã gửi thư trả lời Hồ Chí Minh: “Đối với phong trào độc lập dân tộc của Việt Nam, Trung Quốc có sự đồng tình to lớn” [34]. Quân Tưởng ở Việt Nam từ chỗ hung hăng không chịu công nhận chính quyền cách mạng đến chỗ phải tiếp xúc, thương lượng với ta, không tìm được cớ xung đột với ta. Bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách cho dù có ghế trong Quốc hội và Chính phủ, không những không làm tròn trách nhiệm mà còn bị lột bộ mặt giả hiệu quốc gia, giả danh cách mạng trước nhân dân. Chính sự thất bại trong âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng Việt Nam và sự phát triển của phong trào cách mạng Trung Quốc đã buộc bọn Tưởng phải lựa chọn giải pháp đàm phán với thực dân Pháp, cho Pháp thay thế chúng ở miền Bắc để mưu cầu quyền lợi và rút quân về nước.

Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng có những biện pháp để xây dựng mối quan hệ với Mỹ. Mối quan hệ này vốn đã được Mặt trận Việt Minh xây dựng bước đầu từ trong thời kỳ chống phát xít Nhật. Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, mặc dù xác định rõ bản chất của đế quốc Mỹ nhưng Chính phủ vẫn bằng mọi cách liên hệ, yêu cầu Mỹ ủng hộ cuộc

Xem tất cả 150 trang.

Ngày đăng: 02/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí