2.2.2.3. Một số tuyến du lịch
Từ những điểm và khu du lịch, ngành du lịch Thái Nguyên đã tổ chức các tuyến du lịch nội tỉnh và liên kết với các tỉnh bạn với những loại hình du lịch phong phú như du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, kết hợp hội chợ mua sắm...
a. Tuyến du lịch nội tỉnh
- Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, du lịch tự nhiên
+ Tuyến 1: Trung tâm thành phố Thái Nguyên (Bảo tàng các dân tộc Việt Nam)
– Khu bảo tồn làng nhà sàn du lịch sinh thái Thái Hải - Vùng chè Tân Cương – Không gian văn hóa chè Tân Cương – Hồ Núi Cốc – chợ Thái.
+ Tuyến 2: Trung tâm thành phố Thái Nguyên (Bảo tàng các dân tộc Việt Nam)
– Không gian văn hóa Trà La Bằng (thăm làng chè La Bằng) – Hồ Núi Cốc (du thuyền trên Hồ Núi Cốc) - Không gian văn hóa chè Tân Cương (thăm làng chè Tân Cương).
+ Tuyến 3: Trung tâm thành phố Thái Nguyên (Bảo tàng các dân tộc Việt Nam) - chùa Hang (huyện Đồng Hỷ) - Hang Phượng Hoàng - Suối Mỏ Gà (huyện Võ Nhai).
Từ tuyến du lịch này nối tuyến, tiếp tục hành trình tham quan các điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Lạng Sơn như: Động Tam Thanh, Nhị Thanh; mua sắm tại cửa khẩu Hữu nghị.
+ Tuyến 4: Trung tâm thành phố Thái Nguyên (Bảo tàng các dân tộc Việt Nam)
– Khu du lịch sinh thái Phúc Xuân – Khu du lịch Hồ Núi Cốc.
- Du lịch về nguồn
Trung tâm thành phố Thái Nguyên (Bảo tàng các dân tộc Việt Nam) – Làng nghề bánh trưng bờ Đậu, Di tích Đền Đuổm – làng văn hóa du lịch bản Quyên (thăm mô hình chè Song Thái) – Các điểm di tích thuộc ATK Định Hóa (Nhà trưng bày ATK, di tích nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở đồi Tỉn Keo, Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, di tích Khuôn Tát…)
Từ đây nối tiếp theo đường quốc lộ 3, tiếp tục hành trình tham quan Hồ Ba Bể (Bắc Kạn), Thác Bản Dốc (Cao Bằng)…
- Du lịch tâm linh
Trung tâm thành phố Thái Nguyên (chùa Phủ Liễn) – chùa Đồng Mỗ - chùa Đán
– chùa Y Na – đền xương Rồng – đền Muối (Phú Bình).
b. Tuyến du lịch liên tỉnh
- Tuyến 1: Thái Nguyên - Thiền viện Trúc Lâm – chùa Tây Thiên (Vĩnh Phúc).
- Tuyến 2: Thái Nguyên - chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang) – chùa Dâu, chùa Bút Tích, đền bà Chúa Kho (Bắc Ninh).
- Tuyến 3: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam – Khu di tích ATK Định Hóa (Thái Nguyên) – Khu di tích lịch Tân Trào, suối khoáng Mỹ Lâm (Tuyên Quang).
- Tuyến 4: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam (Thái Nguyên) – hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà (Thái Nguyên) – Động Tam Thanh, Nhị Thanh, chợ Tân Thanh, cửa khẩu Hữu Nghị Quan (Lạng Sơn).
- Tuyến 5: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam (Thái Nguyên) – Hồ Ba Bể (Bắc Kạn) – hang Pác Bó, thác Bản Giốc (Cao Bằng).
c. Tuyến du lịch quốc gia: Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng với các điểm du lịch chính: Hồ Núi Cốc, Bảo tàng văn hóa các dân tộc, ATK Định Hóa, Hồ Ba Bể, vườn quốc gia Ba Bể, Thác Đầu Đẳng, hang Pắc Bó, Thác Bản Giốc...
Bảng 2.8. Kết quả đánh giá mức độ thuận lợi của các khu du lịch tỉnh Thái Nguyên
Khu du lịch | Tổng điểm | Mức độ | |
1 | Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Hồ Núi Cốc | 68 | Rất thuận lợi |
2 | Di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa | 58 | Thuận lợi |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Phát Triển Và Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch Tỉnh Thái Nguyên
- Biểu Đồ Thể Hiện Lượt Khách Du Lịch Đến Thái Nguyên Giai Đoạn 2010 – 2016
- Bản Đồ Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch Tỉnh Thái Nguyên
- Các Giải Pháp Phát Triển Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch Tỉnh Thái Nguyên
- Danh Mục Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Quốc Gia Tỉnh Thái Nguyên
- Danh Mục Di Tích Xếp Hạng Quốc Gia Tỉnh Thái Nguyên
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
2.2.2.4. Đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên có thế mạnh về tự nhiên thuận lợi, có thành phố Thái Nguyên, Sông Công là những thành phố lớn trong khu vực, là trung tâm văn hóa, chính trị, khoa học
- kỹ thuật... chính vì thế Thái Nguyên hoàn toàn có điều kiện để phát triển du lịch với nhiều loại hình du lịch khác nhau. Tài nguyên du lịch Thái Nguyên có những thuận lợi và khó khăn nhất định trong việc tổ chức phát triển du lịch.
- Thuận lợi:
+ Tài nguyên tự nhiên Thái Nguyên có đặc điểm riêng biệt của một vùng trung du miền núi, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, ít gió to và ít ảnh hưởng của bão, có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái. Địa hình đồi núi là một thế mạnh của tỉnh là điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch trên núi.
+ Tài nguyên du lịch nhân văn cũng khá phong phú Thái Nguyên là nơi sinh sống của các dân tộc anh em Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu… và có bề dày lịch sử trong
các cuộc kháng chiến của dân tộc nên đã để lại nhiều di tích lịch sử. Bên cạnh đó với quá trình khai phá và sinh sống lâu đời nên đã hình thành nên các làng nghề truyền thống, văn hóa lễ hội, văn hóa ẩm thực, văn hóa nghệ thuật... Với tài nguyên này là điều kiện không thể thiếu để phát triển du lịch của tỉnh.
+ Về cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch ở Thái Nguyên cũng khá đồng bộ, hệ thống giao thông đường sắt và đường bộ khá tốt. Tuy nhiên giao thông hàng không chưa phát triển cũng ảnh hưởng phần nào đến sự phát triển chung của tỉnh. Hệ thống nhà hàng khách sạn, khu vui chơi giải trí tương đối nhiều nhưng nhìn chung quy mô còn rất nhỏ và chỉ tập trung chủ yếu ở thành phố Thái Nguyên, những nơi còn lại rất hạn chế, đặc biệt là những nơi có khách khu du lịch tương đối lớn.
- Khó khăn:
+ Mặc dù địa hình có cả miền trung du và đồi núi rất thuận lợi cho phát triển du lịch nhưng việc khai thác các tài nguyên này vẫn còn ở dạng tự phát, chưa có những chiến lược đầu tư phát triển lâu dài. Ví dụ tại các khu du lịch như núi Đền Đuổm, Hồ Núi Cốc khách du lịch chỉ đông đúc vào mùa lễ hội. Điều này chứng tỏ vẫn chưa tận dụng hết thế mạnh về mặt địa hình của tỉnh trong khu vực Trung du miền núi Bắc Bộ.
+ Đối với khu vực trung du, các hoạt động du lịch đơn thuần ở đây chỉ là dựa vào một số khu di tích để khai thác du lịch.
+ Nhìn chung, tài nguyên du lịch của tỉnh tương đối đa dạng nhưng phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh, những khu du lịch thường rất nhỏ lẻ và dịch vụ du lịch tại đây chưa thật sự tốt. Các khu du lịch vùng núi thì có sự tương đồng nhau rất lớn nên khó có thể tạo ra sức hấp dẫn trong các tour du lịch.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Thái Nguyên có nhiều thuận lợi để phát triển du lịch. VTĐL là cầu nối hai miền TDMNBB và Đồng bằng sông Hồng. TNDL Thái Nguyên phong phú, đặc trưng, bao gồm cả TNDL tự nhiên và TNDL nhân văn. TNDL còn hoang sơ, mới được khai thác nên ít bị suy thoái. CSHT và CSVCKT hiện được tỉnh cố gắng dần hoàn thiện nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch. Thái Nguyên nhìn chung có khí hậu ít biến động hơn nhiều tỉnh miền Bắc khác nên hoạt động du lịch diễn ra gần như quanh năm. Tuy nhiên, ngành du lịch Thái Nguyên hiện cũng đang đứng trước nhiều khó khăn: CSHT và CSVCKT hiện còn nhiều thiếu thốn, một số tài nguyên đã bị xuống cấp, kể cả tài nguyên tự nhiên và nhân văn…
Về thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Thái Nguyên: Một số điểm du lịch đã và đang đưa vào hoạt động. Công tác tổ chức, kinh doanh du lịch bước đầu có hiệu quả, thu hút du khách trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, các điểm du lịch hầu hết mới được khai thác, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chủ yếu dựa trên những thế mạnh vốn có về tự nhiên. Việc đầu tư, nâng cấp, tôn tạo còn hạn chế, công tác quy hoạch chưa được quan tâm thích đáng, công tác xúc tiến quảng bá tuy có quan tâm nhưng chưa đủ mạnh. Hầu hết các điểm du lịch chưa khắc phục được tính thời vụ, nhiều danh thắng đang bị suy thoái. Các khu du lịch hoạt động có hiệu quả là những khu du lịch giàu tài nguyên, có CSHT, CSVCKT phát triển như: Hồ Núi Cốc, ATK Định Hóa… Các khu khác chưa được chú trọng đầu tư và chưa khai thác có hiệu quả. Có các tuyến du lịch được đánh giá là rất thuận lợi, có khả năng phát triển cao. Đây là những tuyến có TNDL trung bình cao, có CSVCKT và CSHT đã được đầu tư tốt. Cần có những giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả khai thác du lịch tỉnh trong tương lai.
CHƯƠNG 3
ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
3.1. Định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
3.1.1. Các cơ sở của định hướng
3.1.1.1. Quy hoạch phát triển du lịch quốc gia và vùng
Hội nhập kinh tế quốc tế chắc chắn đem đến cho du lịch TDMNBB nhiều cơ hội cho sự phát triển. Hội nhập quốc tế giai đoạn 2010 - 2020, cùng với làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam, trong đó có TDMNBB, kèm theo đó là số lượng khách quốc tế đến Việt Nam với nhiều mục đích khác nhau sẽ ngày một gia tăng. Trong xu thế hội nhập, khi GTVT của TDMNBB, được đáp ứng đầy đủ thì không gian phát triển kinh tế của TDMNBB sẽ không còn bó hẹp trong vùng Bắc Bộ, các liên kết vùng không chỉ dừng lại ở mối liên kết với Hà Nội hay vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, mà còn được mở ra không gian rộng lớn của khu vực ASEAN và trên thế giới.
Hướng tới mục tiêu phát triển một ngành du lịch bền vững mang thương hiệu Việt Nam, Tổng cục Du lịch Việt Nam đang hoàn thiện đề án "Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và Tầm nhìn 2030"; đề án "Phát triển du lịch cộng đồng kết hợp xóa đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đến năm 2020". Theo đề án này ngành du lịch của TDMNBB được ưu tiên phát triển, trong đó chú trọng phát triển du lịch bền vững. Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch đã thông qua quy hoạch phát triển du lịch chung cho cả vùng TDMNBB.
Theo định hướng các đề án trên, khu vực TDMNBB có điều kiện để phát triển các loại hình du lịch sau:
- Du lịch sinh thái dã ngoại cảnh quan thiên nhiên gắn với vùng sông núi.
- Du lịch cộng đồng trên cơ sở phát triển làng nghề cổ truyền với nhiều lễ hội truyền thống đặc trưng.
- Du lịch tìm hiểu các di tích văn hóa lịch sử, du lịch hành hương tín ngưỡng.
- Du lịch công vụ, thương mại, hội nghị, hội thảo, triển lãm.
Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định Thái Nguyên nằm trong vùng du lịch Bắc Bộ với các tuyến du lịch đường bộ, đường sắt, đường thủy nối các trung tâm du lịch lớn như Hà
Nội, Lạng Sơn... Trong tương lai, Thái Nguyên sẽ là điểm dừng chân lý tưởng cho khách du lịch nội địa và quốc tế. Định hướng cũng đã chỉ rõ Thái Nguyên giữ vai trò không chỉ là cầu nối giữa các địa phương trong vùng TDMNBB mà còn giữa các tỉnh trong vùng Bắc Bộ. Du lịch Thái Nguyên hiện đang phát triển phù hợp với chiến lược phát triển du lịch cả nước, phù hợp với chiến lược phát triển du lịch của khu vực và thế giới.
3.1.1.2. Quy hoạch phát triển KTXH của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Thực hiện Quyết định số 260/QĐ-TTg ngày 27/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Trong những năm qua, du lịch Thái Nguyên đã từng bước phát triển, công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch được triển khai thực hiện đồng bộ; CSHTDL được quan tâm đầu tư; công tác xúc tiến, quảng bá du lịch được quan tâm thực hiện thường xuyên; nhiều khu, điểm du lịch được hình thành và phát triển, từng bước đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch; góp phần vào phát triển KTXH của tỉnh, giải quyết việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân, đưa hình ảnh và vị thế của Thái Nguyên tới bạn bè trong nước và quốc tế. Giai đoạn 2010 – 2016, số lượt khách du lịch đến Thái Nguyên tăng bình quân 7%/năm, doanh thu thu du lịch tăng bình quân 17,5%/năm. Năm 2016, Thái Nguyên đón và phục vụ
2.060.000 lượt khách, doanh thu từ các doanh nghiệp du lịch đạt trên 210 tỷ đồng.
3.1.1.3. Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
* Quan điểm phát triển du lịch
- Quan điểm chung
Thu hút mọi nguồn lực để phát triển du lịch Thái Nguyên với tốc độ nhanh và bền vững. Phát triển du lịch gắn với bảo vệ thiên nhiên và môi trường sinh thái, gìn giữ và phát huy văn hóa bản địa, gắn với lợi ích dân cư, xóa đói giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững an ninh quốc phòng và ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
- Quan điểm cụ thể
+ Quy hoạch phát triển du lịch sao cho phát huy có hiệu quả tài nguyên du lịch tổng hợp, hạn chế phát triển manh mún, chồng chéo, mâu thuẫn giữa các dự án du lịch.
+ Phát huy thế mạnh về vị trí cầu nối của giữa vùng núi rừng Việt Bắc với đồng bằng châu thổ sông Hồng, là cửa ngõ bảo vệ kinh đô Thăng Long, Đông Đô xưa và thủ đô Hà Nội ngày nay.
+ Phát huy giá trị văn hóa bản địa, các giá trị sinh thái vùng trung du đồi núi, các danh lam thắng cảnh để xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù.
+ Chú trọng quan tâm đến đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng sâu, vùng xa, từng bước thực hiện xã hội hóa du lịch để phát huy tối đa tiềm năng vốn có.
* Mục tiêu phát triển du lịch
- Về kinh tế: Phát triển du lịch góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân đặc biệt là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, góp phần xóa đói giảm nghèo, đưa Thái Nguyên trở thành một điểm đến ưu thích của vùng TDMNBB.
+ Về văn hóa xã hội và môi trường: Phát triển du lịch góp phần nâng cao dân trí, bảo tồn và phát huy giá trị cảnh quan, di tích lịch sử và môi trường khu vực.
+ Về an ninh quốc phòng: Phát triển du lịch với vai trò tăng cường hợp tác quốc tế, phát triển tình đoàn kết hữu nghị anh em giữa Việt Nam với các nước láng giềng, góp phần giữ vững an ninh và toàn vẹn lãnh thổ, giữ ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.
3.1.2. Định hướng phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên
3.1.2.1. Cơ sở dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch
Chiến lược phát triển KTXH của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 chủ trương đưa du lịch Thái Nguyên xứng đáng với vị trí cầu nối và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Để đạt được điều đó cần có những nhiệm vụ và giải pháp thích hợp phát triển du lịch theo từng giai đoạn, cần có dự báo phát triển của ngành trong thời gian tới. Muốn có những dự báo tương đối chính xác, cơ sở dự báo được dựa trên những căn cứ sau:
+ Quy hoạch phát triển KTXH tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
+ Quy hoạch phát triển du lịch Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
+ Tiềm năng du lịch tỉnh Thái Nguyên.
+ Hiện trạng tăng trưởng và xu hướng của dòng khách quốc tế và nội địa đến Việt Nam nói chung và Thái Nguyên nói riêng.
+ Hiện trạng phát triển CSHT và CSVCKT phục vụ du lịch của Thái Nguyên.
+ Các dự án đầu tư của ngành du lịch và các ngành liên quan đến du lịch ở Thái Nguyên đã được cấp giấy phép và các dự án trong kế hoạch kêu gọi vốn đầu tư.
Dự báo mức tăng trưởng du lịch Thái Nguyên được tính theo 3 phương án: Phương án thấp; phương án trung bình; phương án cao. Phương án trung bình được tính toán dựa trên hiện trạng phát triển của giai đoạn trước và những yếu tố sẽ tác động trong tương lai; phương án thấp và phương án cao chênh lệch với phương án trung bình từ 2 – 5 % tùy theo từng tiêu chí.
3.1.2.2. Dự báo một số chỉ tiêu chủ yếu
Những năm qua lượng khách quốc tế đến Thái Nguyên tăng trưởng khá cao nhưng số lượng tuyệt đối còn thấp so với tiềm năng. Khách quốc tế đến Thái Nguyên chủ yếu là từ các địa phương khác như: Hà Nội, Lạng Sơn, Tuyên Quang… và ghé qua Thái Nguyên bằng đường bộ và đường sắt. Khách du lịch nội địa đến Thái Nguyên từ khắp mọi miền đất nước nhưng chủ yếu là các tỉnh gần kề. Trong số đó, khách du lịch quá cảnh chiếm tỷ lệ đáng kể. Ngoài ra còn phải kể đến bộ phận lớn khách du lịch nội tỉnh đi du lịch trong địa phương mình. Thời gian lưu trú của khách du lịch ở Thái Nguyên ngắn hơn nhiều tỉnh khác trong khu vực.
Trong những năm tới Thái Nguyên sẽ xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện CSHT và nâng cao chất lượng CSVCKT, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, tăng cường quảng bá hình ảnh du lịch thì du khách sẽ đến Thái Nguyên nhiều hơn và lưu trú dài ngày hơn. Tuy nhiên trong giai đoạn 2011 – 2016, Thái Nguyên chưa có nhiều dự án lớn phát triển du lịch nên số lượt khách chưa có sự thay đổi lớn. Dự đoán lượng khách quốc tế đến Thái Nguyên năm 2018 chiếm khoảng 0,5 – 0.6 % so với cả nước.
Dự báo tốc độ gia tăng lượt khách quốc tế giai đoạn 2021 – 2025 khoảng 10%/năm, giai đoạn 2026 – 2030 khoảng 13 %/năm. Dự báo tốc độ gia tăng lượt khách nội địa giai đoạn 2021 – 2025 khoảng 12 %/năm, giai đoạn 2026 – 2030 khoảng 15%/năm.
Về dự báo số ngày lưu trú, thực tiễn cho thấy sự chênh lệch thời gian lưu trú trong các giai đoạn không lớn nên trong luận văn tác giả chỉ sử dụng một kết quả cho 3 phương án thấp, trung bình và cao. Sau mỗi giai đoạn, thời gian lưu trú tăng so với ban đầu là 0,2 ngày.