Các Chế Độ Ăn Nuôi Dưỡng Cho Bệnh Nhân Trong Bệnh Viện


nhanh chóng về mặt chuyển hoá này có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về tim, phổi và thần kinh bao gồm suy tim, phổi, phù, thờ ơ, ngủ lịm, lú lẫn, hôn mê, co giật và tử vong [89],[93],[103],[116].

 Buồn nôn và nôn có thể xảy ra ở khoảng 20% số bệnh nhân. Các triệu chứng không điển hình bao gồm co cứng cơ bụng, chướng bụng xảy ra do việc đưa vào quá nhanh một lượng lớn thức ăn trong thời gian ngắn hoặc là do sự rối loạn chức năng của ruột [89],[93],[103],[116].

1.2.2.3. Ưu điểm của nuôi dưỡng đường tiêu hóa

So với nuôi dưỡng ngoài đường tiêu hóa thì nuôi dưỡng đường tiêu hóa hợp sinh lý, an toàn, năng lực hấp thu của đường tiêu hóa được sử dụng, cấu trúc và chức năng của ruột được duy trì, ít biến chứng và giá thành thấp hơn đáng kể. Các nghiên cứu cho thấy, nếu đường ruột không được sử dụng sẽ làm “phẳng hóa” các vi nhung mao của niêm mạc ruột (flatterning of the intestinal villi) và làm giảm tiết các men tiêu hóa, các hormon tiêu hóa cần thiết cho sự tiêu hóa thức ăn. Nuôi dưỡng đường ruột còn có tác dụng tăng dòng máu tới ruột, dự phòng teo niêm mạc và tuyến nhầy, tăng quá trình sử dụng các chất dinh dưỡng [48],[49],[53],[106]. Trên thực nghiệm cho thấy chỉ cần 50% tổng năng lượng theo nhu cầu được đưa vào thì cũng đã đủ để đảm bảo tính toàn vẹn của ruột và ngăn chặn sự di chuyển của vi khuẩn từ ruột vào máu [48],[49],[106].

Theo Rode H. và Venter M (1999) [87], trong một thời gian dài, vai trò của dinh dưỡng đã được chứng minh một cách rõ ràng trong việc phục hồi sau chấn thương và bệnh lý. Mặt khác, nuôi dưỡng đường ruột không đòi hỏi kỹ thuật, ít phải theo dõi bệnh nhân hơn, ít rối loạn chuyển hóa. Những biến chứng có liên quan như nhiễm khuẩn cũng ít hơn và về sinh lý và miễn dịch học bình thường cũng được duy trì.


Về mặt giá cả, nuôi dưỡng qua ống thông ít tốn kém hơn, chỉ bằng 1/6 nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch vì vậy xu hướng hiện nay nghiêng về phía nuôi dưỡng qua đường tiêu hóa nhiều hơn nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch.

1.3. Các chế độ ăn nuôi dưỡng cho bệnh nhân trong bệnh viện

1.3.1. Chế độ ăn lỏng tinh khiết (Clear liquid diets) chứa một lượng ít không đầy đủ chất dinh dưỡng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

Chế độ ăn lỏng tinh khiết có thể sử dụng sau phẫu thuật hoặc cho bệnh nhân nằm trong lịch trình của các xét nghiệm chẩn đoán. Chế độ ăn này chứa những thức ăn sạch và lỏng, ở nhiệt độ phòng hoặc nhiệt độ cơ thể và những yếu tố có vai trò giúp dự phòng mất nước và giữ cho đại tràng rỗng, nó có thể cung cấp đầy đủ lượng vitamin C nhưng hầu như hoàn toàn không có chất xơ, vì vậy không nên sử dụng chế độ ăn này quá 24 giờ ngay cả khi được bổ sung với những sản phẩm dinh dưỡng chứa ít chất bã [96],[116].

1.3.2. Chế độ ăn lỏng đầy đủ chất dinh dưỡng (Full liquid diets)

Nghiên cứu hiệu quả dinh dưỡng của dung dịch cao năng lượng tự chế nuôi dưỡng sớm qua ống thông dạ dày cho bệnh nhân nặng tại Bệnh viện Trung ương Huế - 6

Chế độ ăn lỏng đầy đủ bao gồm những thức ăn lỏng ở nhiệt độ trong phòng. Nó thường được nuôi dưỡng qua đường miệng cho những bệnh nhân có khó khăn khi nhai hoặc nuốt những thức ăn đặc. Khác với chế độ ăn lỏng tinh khiết, chế độ ăn lỏng đầy đủ thường đa dạng hơn và sự bổ sung dinh dưỡng thương mại có thể được sử dụng để cung cấp đầy đủ số lượng năng lượng và những chất dinh dưỡng để làm nó hoàn hảo về dinh dưỡng.

Chế độ ăn này có thể là những thức ăn thương mại có sẵn, cũng có thể là thức ăn phải thông qua chế biến thủ công vì vậy rất dễ nhiễm khuẩn. Sữa cũng là một thức ăn ở dạng này. Trong thành phần của sữa có chứa lactose vì vậy khi sử dụng sữa cho bệnh nhân sau phẫu thuật cần cẩn trọng vì hầu hết bệnh nhân sau phẫu thuật không chấp nhận tốt chất béo và lactose. Những bệnh nhân này có thể có những triệu chứng về tiêu hóa như buồn nôn, nôn, đầy bụng hoặc ỉa lỏng khi cung cấp những chất lỏng giàu lactose [96],[116].


1.3.3. Chế độ ăn nghiền/xay nhuyễn (Pureed diets)

Khi bệnh nhân có những vấn đề về nhai hoặc nuốt, thức ăn có thể nghiền hoặc xay nhuyễn hoặc được lọc qua cho đến khi thức ăn thật mịn đồng nhất. Độ đồng nhất của thức ăn có thể thay đổi theo khả năng nhai, nuốt của bệnh nhân. Y tá, nhân viên tiết chế và bệnh nhân nên làm việc với nhau và cần đánh giá những yêu cầu của bệnh nhân để thay đổi độ đồng nhất theo sở thích [96],[116].

1.3.4. Chế độ ăn mềm nhừ (Mechanical soft diets)

Khi kết cấu của thức ăn cần được thay đổi chỉ ở mức độ nhỏ, thức ăn mềm nhừ thường được sử dụng. Thức ăn này bao gồm những thức ăn mà chỉ cần nhai nhẹ nhàng trước khi nuốt như thịt xay, quả đóng hộp, rau nấu nhừ. Thức ăn nghiền/ xay nhuyễn, thức ăn mềm nhừ có thể được thay đổi cho phù hợp với tất cả những sự thay đổi khác của chế độ ăn [96],[116].

1.3.5. Chế độ ăn mềm (Soft diets)

Những chế độ ăn mềm thường được sử dụng trong quá trình chuyển từ chế độ ăn lỏng sang chế độ ăn thông thường. Những thức ăn chứa ít chất xơ và những thức ăn nhẹ dễ tiêu rất thích hợp để sử dụng. Chế độ ăn này có tính truyền thống được sử dụng cho bệnh nhân có vấn đề nhẹ về dạ dày ruột. Những thức ăn bổ sung hoặc những thức ăn nhanh vào bữa phụ có thể được sử dụng nếu cần thiết phải bổ sung thêm năng lượng [96],[116].

1.3.6. Chế độ ăn thông thường (Regular or General diets)

Chế độ ăn thông thường được sử dụng cho những bệnh nhân không cần chế độ ăn kiêng hoặc thay đổi chế độ ăn. Hầu hết các bệnh viện tự xây dựng các thực đơn cho chế độ ăn thông thường và thường có nhiều chế độ ăn khác nhau. Chế độ ăn thông thường được sử dụng như một cơ sở cho hầu hết tất cả các chế độ ăn thay đổi.


Tất cả những chế độ ăn cơ bản trong bệnh viện nói ở phần trên, là một tiến trình từ chế độ ăn lỏng trong suốt đến các chế độ ăn bình thường không kiêng khem. Mỗi một bước hoặc một chế độ ăn của tiến trình này cung cấp một thành phần và một kết cấu thích hợp với sự gia tăng về chức năng của dạ dày. Cũng như tiến trình về sức khỏe, những chế độ ăn kiêng cũng giảm dần để đi đến một chế độ ăn thông thường [96],[116].

1.3.7. Chế độ ăn được chấp nhận (Diet as tolerated)

Thỉnh thoảng khi bệnh nhân nhập viện, thầy thuốc chỉ định cho chế độ ăn mà bệnh nhân chấp nhận được. Chế độ ăn này thường được chỉ định cho những bệnh nhân sau phẫu thuật. Điều này cho phép sở thích và những tình huống của các bệnh nhân được cân nhắc chế độ ăn sau phẫu thuật tiến tới một sự bắt buộc cho bệnh nhân. Chế độ ăn được chấp nhận giúp cho bệnh nhân giảm nhẹ sự sử dụng lâu dài của chế độ ăn hoàn toàn lỏng. Hơn nữa, chế độ ăn này cung cấp một cơ hội tuyệt vời cho sự phối hợp của y tá, chuyên gia dinh dưỡng và bệnh nhân để có kế hoạch và cung cấp những thức ăn ăn được, hấp thu và bổ dưỡng [96],[116].

1.4. Các công thức dung dịch nuôi dưỡng qua ống thông

1.4.1. Những đặc tính của công thức nuôi ăn qua ống thông

- Năng lượng:

Các công thức nuôi dưỡng qua ống thông có sự thay đổi rất lớn về đậm độ năng lượng ( từ 0,8 - 2,0 Kcal/ml). Thông thường các công thức cung cấp 1 - 1,2 kcal/1ml khi pha chế theo chỉ dẫn ở đậm độ toàn phần và những công thức được đa số bệnh nhân chấp nhận thường cung cấp 1kcal/ ml. Một vài công thức đặc biệt có thể có mức năng lượng cao đến 2 kcal/1ml. Những công thức năng lượng cao này rất hữu ích cho bệnh nhân có nhu cầu cao về năng lượng nhưng lại cần hạn chế lượng nước đưa vào hoặc bệnh nhân bị giảm khả năng tiếp nhận một lượng dịch lớn. Vì vậy những công thức cung


cấp 1,5 - 2 kcal/ml thường được sử dụng cho bệnh nhân bị bệnh tim mạch, bệnh thận, và suy chức năng gan.

Hầu hết các sản phẩm nuôi ăn qua ống thông chứa 60 - 80% nước. Những công thức chuẩn chứa 80 - 85% nước tự do. Những công thức có đậm độ năng lượng cao hơn có thể chứa tương đương 60% nước [89],[96],[101],[104],[116].

- Nồng độ thẩm thấu:

Kích cỡ và số lượng của những phần chất dinh dưỡng trong dung dịch phụ thuộc vào áp suất thẩm thấu của nó. Mục tiêu chung của các công thức là có áp suất thẩm thấu từ 300 - 500 mOsm, để gần giống với áp suất thẩm thấu của dịch cơ thể. áp suất thẩm thấu của những công thức có đậm độ chất dinh dưỡng cao hơn, thay đổi từ 400 - 700 mOsm. Những công thức bị thủy phân tương đương 900 mOsm/kg nước [89],[96],[101],[104],[116].

- Protein:

Lượng protein trong hầu hết các sản phẩm nuôi dưỡng hỗ trợ thông thường chiếm 14 - 16% tổng số năng lượng. Đối với những sản phẩm giàu nitơ thì năng lượng do protein cung cấp có thể chiếm từ 18 - 26% tổng số năng lượng. Protein có thể được bổ sung ở dạng chưa thủy phân (chuỗi polypeptid) hoặc đã được thủy phân thành đoạn peptid hay acid amin tự do.

Những công thức chứa đạm toàn phần thường có mùi vị ngon hơn những loại chứa đạm thủy phân hay chứa acid amin và chúng cũng có giá thành rẻ hơn. Công thức chứa đạm toàn phần phù hợp với những bệnh nhân có chức năng đường tiêu hóa hoạt động bình thường, công thức này ít có tác dụng phụ hơn công thức chứa đạm thủy phân. Công thức chứa đạm thủy phân bao gồm những mạch peptit (dipeptit, tripeptit, oligopeptit) và những amino acid được dẫn xuất từ sự thủy phân của casein, whey, lactabumin hoặc đậu nành là nguồn peptid tốt cho bệnh nhân có triệu chứng khó tiêu, kém hấp


thu hoặc dị ứng. Những công thức chứa đạm thủy phân có áp lực thẩm thấu cao hơn công thức chứa đạm toàn phần [89],[96],[101],[104],[116].

- Lipid:

Năng lượng do lipid cung cấp trong một số công thức có mức dao động tương đối lớn. Tuy nhiên, công thức các sản phẩm dung dịch nuôi dưỡng hỗ trợ đều mong muốn đạt được mục đích là cung cấp vào khoảng 30 - 40% tổng năng lượng. Chất béo trong hầu hết công thức sữa thương mại được lấy từ ngũ cốc, đậu nành, hoa hướng dương. Những công thức đã được xác định hoặc công thức đơn chất thường có hàm lượng nhỏ lipid. Khoảng 2 - 4% năng lượng hàng ngày từ acid linoleic là cần thiết để phòng sự thiếu hụt acid béo thiết yếu. Acid béo bão hòa chuỗi ngắn và chuỗi vừa, acid béo đơn không bão hòa và acid béo đa không bão hòa omega-3 được bao gồm trong những công thức bệnh lý đặc biệt như một sự lựa chọn hàm lượng cao acid linoleic chứa đựng trong dầu thực vật trong các công thức. Những công thức cao lipid được dự định để dự phòng sự vượt quá carbon dioxid ứ trệ và làm dễ quá trình cai thở máy ngay cả khi chúng không thường xuyên cần thiết hoặc được sử dụng trong thực hành.

Một số sản phẩm chứa chuỗi triglycerid trung bình (Medium Chain Triglycerid - MCT) và được dùng khi có tình trạng kém hấp thu mỡ [89],[96],[101],[104],[116].

- Cacbonhydrate

Cacbonhydrate chiếm 40 - 90% tổng năng lượng trong công thức nuôi ăn qua đuờng tiêu hóa. Tương tự như protein, nguồn cacbonhydrate và mức độ thủy phân ảnh hưởng đến áp suất thẩm thấu. Những công thức nuôi ăn này được phân loại bằng nhiều cách dựa vào protein hoặc thành phần các chất dinh dưỡng đại lượng. Chúng cũng có thể được phân loại dựa trên áp


suất thẩm thấu của dung dịch nuôi ăn, ví dụ như dung dịch đẳng trương, ưu trương hay nhược trương [89],[96],[101],[104],[116].

1.4.2. Công thức chuẩn

Những công thức chuẩn (hoặc công thức hỗn hợp) bao gồm những chất dinh dưỡng còn nguyên vẹn đòi hỏi chức năng bộ máy tiêu hóa tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng. Có nhiều loại công thức hỗn hợp cung cấp 1 - 2kcal/ml. Những công thức chuẩn có thể được phân loại như sau:

- Nhng sn phm thc ăn pha trn ( blenderized food): Công thức pha trộn (blenderized food) (1kcal/ml) là một công thức pha trộn hỗn hợp của những thực phẩm thông thường, nó luôn luôn chứa các sản phẩm sữa (lactose). Chúng có độ nhớt cao và nồng độ thẩm thấu trung bình. Những công thức pha trộn có thể được làm ra bởi những nhân viên tiết chế hoặc ở nhà của bệnh nhân, nó cũng có thể là những sản phẩm thương mại có sẵn. Những sản phẩm không phải thương mại thường có giá thành thấp nhưng có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng và sự thay đổi thành phần chất dinh dưỡng. Những sản phẩm thương mại cung cấp một sản phẩm vô trùng với thành phần cố định chất dinh dưỡng. Vì vậy, sử dụng các sản phẩm thương mại thường an toàn hơn những công thức sản phẩm không phải thương mại (hoặc sản phẩm tự chế) bởi vì nguy cơ gây bệnh do thức ăn. Do vậy một sự cẩn trọng nên được áp dụng khi chế biến và sử dụng những sản phẩm tự làm [72],[96],[104],[116].

- Các sản phẩm chủ yếu là sữa (milk-based)

- Các sn phm cao năng lượng không có lactose ( high-kcalorie lactose-free): Công thức cao năng lượng (1,5 - 2kcal/ml) được thiết kế để đáp ứng yêu cầu năng lượng và protein cho một sự hạn chế về thể tích và có nồng độ thẩm thấu trung bình hoặc cao.


Công thức giàu nitơ không có lactose (high-nitrogen lactose-free) 1 - 2 kcal/ml được thiết kế để đáp ứng yêu cầu gia tăng protein hoặc gia tăng nhu cầu năng lượng. Chúng có nồng độ thẩm thấu từ thấp đến trung bình [72],[96],[104],[116].

- Các sn phm bình thường vnăng lượng không có lactose (normokcaloric lactose-free) bao gồm: loại đẳng trương (isotonic), loại ưu trương (hypertonic), loại giàu nitơ (high-nitrogen) và loại chứa chất xơ (fiber-containing). Những công thức năng lượng 1kcal/ml không có lactose (normokcaloric lactose-free) có nồng độ thẩm thấu thấp, nên chúng dễ được chấp nhận.

Những sản phẩm chứa chất xơ có nồng độ thẩm thấu thấp, được sử dụng cho những bệnh nhân có sự điều chỉnh ruột bất thường. Những công thức này chứa chất xơ từ nguồn gốc thực phẩm thiên nhiên hoặc polysaccharid đậu nành [72],[96],[104],[116].

1.4.3. Công thức đặc biệt

Những công thức cơ bản (predigested hoặc hydrolyzed công thức) 1 - 1,3 kcal/ml bao gồm những chất dinh dưỡng đã thủy phân một phần hoặc thủy phân hoàn toàn. Những công thức này được sử dụng cho những bệnh nhân còn một phần chức năng của bộ máy tiêu hoá hoặc có sự giảm sút khả năng sản xuất các enzym để tiêu hoá thức ăn và hấp thu các chất dinh dưỡng, thiếu hụt pancreatic hoặc muối mật [72],[96],[104],[116].

1.5. Một số sản phẩm có thể chế biến thành dung dịch nuôi ăn qua ống thông hiện có tại Việt nam

1.5.1. Ensure: sản phẩm của hãng Abbott (Hoa Kỳ). Ensure chứa các chất dinh dưỡng dưới dạng protein, triglycerid nguyên vẹn, cacbonhydrat dạng polime. Thành phần dinh dưỡng bao gồm: protein 14,4%, lipid 32,5%,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/11/2022