- Phát triển không gian nông nghiệp và nông thôn: hình thành các khu vực nông nghiệp công nghệ cao ở ngoại vi các đô thị và vành đai nông nghiệp gần Hà Nội. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đồng thời là quá trình thu hẹp đất đai vùng nông nghiệp. Vì vậy, nông thôn phải được bố trí lại cơ cấu kinh tế theo hướng hiệu quả, thu hút nhiều lao động sản xuất nông nghiệp hàng hoá theo hướng thâm canh gắn với điều kiện sinh thái. Sự phát triển nông thôn tới đây phải là quá trình hoà nhập với các khu công nghiệp sẽ hình thành.
3.1.1.2. Quy hoạch phát triển công nghiệp, đô thị tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020
Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020:
Thực hiện Quyết định số 2349-QĐ/TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2020 tỉnh Bắc Ninh sẽ có 15 khu công nghiệp với tổng diện tích là 7.528 ha, trong đó diện tích cho phát triển công nghiệp:
6.544 ha, đất cho đô thị là 984 ha.
“Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp đến năm 2020 được nêu trong bảng 3.2”.
Bảng 3.2: Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp đến năm 2020
Khu công nghiệp | Tổng DT quy hoạch KCN, ĐT (ha) | Trong đó | ||
KCN (ha) | Đô thị (ha) | |||
1 | KCN Tiên Sơn mở rộng (bao gồm KCN Tân Hồng - Hoàn Sơn) | 410 | 380 | 30 |
2 | KCN Quế Võ 1 | 756 | 636 | 120 |
3 | KCN Đại Đồng-Hoàn Sơn(giai đoạn 2) | 572 | 572 | 0 |
4 | KCN, Đô thị Yên Phong 1 | 351 | 351 | 0 |
5 | KCN, Đô thị Quế Võ 2 | 270 | 270 | 0 |
6 | KCN, Đô thị VSIP Bắc Ninh | 700 | 500 | 200 |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Hạn Chế Và Nguyên Nhân Của Chính Sách Asxh Đối Với Người Nông Dân Bắc Ninh Bị Thu Hồi Đất Để Phát Triển Các Kcn.
- Chính sách an sinh xã hội với người nông dân sau khi thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp nghiên cứu tại Bắc Ninh - 15
- Định Hướng Phát Triển Công Nghiệp Tỉnh Bắc Ninh Đến Năm
- Về Chính Sách Asxh Với Người Nông Dân Vùng Thu Hồi Đất Để Xây Dựng Các Khu Công Nghiệp
- Chính Sách Asxh Phải Bao Phủ Được (Bảo Đảm Sao Cho Bao Quát Được) Toàn Bộ Các Đối Tượng Nông Dân Có Đất Nông Nghiệp Bị Thu Hồi Và Thành Viên
- Đẩy Mạnh Công Tác Tuyên Truyền Giáo Dục Để Nâng Cao Nhận Thức Cho Cả Cơ Quan Quản Lý Nhà Nước, Các Đoàn Thể Chính Trị Xã Hội, Doanh Nghiệp Và
Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.
KCN, Đô thị Nam Sơn - Hạp Lĩnh | 1.000 | 800 | 200 | |
8 | KCN Đại Kim | 742 | 508 | 234 |
9 | KCN Yên Phong 2 | 1.200 | 1.000 | 200 |
10 | KCN Thuận Thành 2 | 250 | 250 | 0 |
11 | KCN Thuận Thành 3 | 300 | 300 | 0 |
12 | KCN Gia Bình | 300 | 300 | 0 |
13 | KCN Từ Sơn | 300 | 300 | 0 |
14 | KCN Hanaka | 74 | 74 | 0 |
15 | KCN Quế Võ III | 300 | 300 | 0 |
Tổng | 7.525 | 6.541 | 984 |
Nguồn:[67]
Ngoài 15 khu công nghiệp tập trung, tỉnh đã quy hoạch 44 khu công nghiệp vừa và nhỏ, bố trí ở tất cả 8 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh với tổng diện tích 1.302 ha.
Như vậy, theo quy hoạch được duyệt đến năm 2020 tỉnh Bắc Ninh sẽ triển khai cơ bản lấp đầy các khu công nghiệp vừa và nhỏ với yêu cầu đất đai là 8.827 ha.
“Sơ đồ bố trí các khu công nghiệp trong tỉnh đến năm 2020, xem hình 3.2”
Quy hoạch phát triển hệ thống đô thị tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020:
Đến năm 2020, tỉnh Bắc Ninh quy hoạch hệ thống các đô thị thuộc tỉnh, tạo cơ sở gắn kết một cách toàn diện và hài hoà với quy hoạch vùng và quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội. Khai thác triệt để mọi thế mạnh và tiềm năng phát triển của thủ đô. Với mục tiêu và ý nghĩa đó, hệ thống đô thị tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 bao gồm:
Thành phố Bắc Ninh: là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh với diện tích khoảng 8.916 ha; dân số 230.000 người. Diện tích đất đô thị khoảng: 5.488 ha, chiếm 60% tổng diện tích tự nhiên. Đến năm 2015 phấn đấu trở thành đô thị loại 2.
131
Hình 3.2: Sơ đồ bố trí các khu công nghiệp trong tỉnh đến năm 2020
Nguồn:[67]
Thị xã Từ Sơn: là trung tâm kinh tế thương mại của tỉnh, là đô thị vệ tinh cho Thành phố Bắc Ninh và thủ đô Hà Nội với diện tích tự nhiên: 6.130 ha, dân số 131.151 người. Đến năm 2020 phấn đấu trở thành đô thị loại 3.
Đến năm 2020 toàn tỉnh Bắc Ninh sẽ có 1 thành phố loại 2; 1 thị xã đô thị loại 3; 2 đô thị loại 4 và 6 đô thị loại 5; 23 thị tứ và các trung tâm xã. Ngoài ra còn có các điểm dân cư nông thôn nằm rải rác ở tất cả 103 xã trong toàn tỉnh. Nhu cầu đất cho phát triển các khu đô thị và dân cư nông thôn từ 2008 đến năm 2020 khoảng 2.016 ha.
Cùng với phát triển công nghiệp, khu dân cư nông thôn, nhu cầu đất chuyên dùng khác từ năm 2008 đến năm 2020 cũng sử dụng một khối lượng khá lớn gồm: đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, đất quốc phòng an ninh, đất giao thông thuỷ lợi, y tế, giáo dục... khoảng 5.634 ha.
3.1.1.3. Nhu cầu thu hồi đất nông nghiệp
Để thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đến năm 2020, Bắc Ninh sẽ tập trung đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp vừa và nhỏ, các đô thị và kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, phấn đấu cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015. Dự báo nhu cầu thu hồi đất nông nghiệp như sau:
Đến năm 2015: Đất nông nghiệp phải thu hồi: 8.741,43 ha, trong đó đất trồng lúa: 7.421,73 ha.
Đến năm 2020: Đất nông nghiệp phải thu hồi: 14.786 ha, trong đó đất trồng lúa: 12.913 ha.
Như vậy, tính đến năm 2020 đất nông nghiệp phải chuyển đổi mục đích cho phát triển công nghiệp, đô thị, phát triển kết cấu hạ tầng ...là 14.786 ha tương đương 29% diện tích đất nông nghiệp năm 2008. Trong đó cho nhu cầu phát triển công nghiệp khoảng 7.500 ha, cho phát triển đô thị và dân cư nông thôn khoảng 2.100 ha, cho phát triển giao thông và chuyên dùng khác khoảng
5.186 ha.
“Chi tiết dự báo nhu cầu thu hồi đất nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 được nêu trong bảng 3.3”.
Bảng 3.3: Dự báo diễn biến đất tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020
Danh mục | Diện tích đất các năm (ha) | DT tăng (+), giảm (-) | |||||
2008 | 2010 | 2015 | 2020 | 2015 với 2008 | 2020 với 2008 | ||
Tổng diện tích tự nhiên | 82.271,1 | 82.271,1 | 82.271,1 | 82.271,1 | 0 | 0 | |
A | Đất nông nghiệp | 49.710,3 | 42.712,2 | 40.968,9 | 34.923,9 | -8.741,43 | -14.786,35 |
Đất sản xuất nông nghiệp | 43.505,1 | 36.179,2 | 34.264,3 | 27.901,7 | -9.240,88 | -15.603,49 | |
Đất trồng lúa (2 vụ) | 29.569,1 | 23.624,6 | 22.147,4 | 16.655,6 | -7.421,73 | -12.913,49 | |
B | Đất phi nông nghiệp | 32.248,3 | 39.274,3 | 41.037,3 | 47.117,9 | 8.789,0 | 14.869,6 |
1 | Đất ở | 9.914,0 | 11.043,9 | 11.480,0 | 11.930,0 | 1.566,0 | 2.016,0 |
2 | Đất khu công nghiệp | 3.500 | 6.760,7 | 8.380,0 | 10.000,0 |
Nguồn: [2]
3.1.1.4. Dự báo cung, cầu lao động và việc làm
Cung lao động phi nông nghiệp:
Theo tính toán, khi thu hồi 1 ha đất nông nghiệp sẽ có khoảng 12 lao động nông nghiệp phải chuyển nghề phi nông nghiệp. Như vậy, nếu theo kết quả dự báo nhu cầu thu hồi đất nông nghiệp đến năm 2020 là 14.786 ha sẽ có khoảng 177.432 lao động nông nghiệp phải chuyển nghề mới (trung bình 1 năm khoảng trên 13.400 lao động).
Riêng trong 3 năm từ 2008-2010 nhu cầu thu hồi đất nông nghiệp rất lớn: 7.520 ha. Như vậy, trong 3 năm này, số lượng lao động nông nghiệp phải chuyển nghề mới phi nông nghiệp khoảng 90.240 người (bình quân khoảng 30.000 người/1 năm).
Ngoài ra hàng năm số lao động được bổ sung từ các nguồn:
- Học sinh sau tốt nghiệp PTTH không đi học ở các trường Đại học, THCN, nghề: 3.000
- Bộ đội xuất ngũ về địa phương: 700.
- Lao động thất nghiệp ở các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh là người địa phương và các nguồn lao động bổ sung khác: 800.
Tổng cộng: 4.500 người.
Như vậy trong 3 năm tới đây từ 2008- 2010, mỗi năm tổng nguồn cung lao động là 34.500 người.
Cầu lao động:
Trong 13 năm từ 2008 đến 2020, đất cho phát triển công nghiệp là
7.000 ha, trong đó đất để xây dựng nhà máy và trực tiếp cho công nghiệp khoảng 70%(5.000 ha).
Theo kết quả thống kê những năm gần đây của Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh, mỗi ha đất cho công nghiệp thu hút bình quân khoảng 45 lao động, trong đó lao động kỹ thuật 30 người, lao động phổ thông 15 người. Tham khảo số liệu của 2 KCN sau:
- KCN Quế Võ sử dụng đất 400ha; tiếp nhận lao động: 17.569; bình quân: 44 lao động/ha.
- KCN Tiên Sơn sử dụng đất: 410 ha; tiếp nhận lao động:14.448; bình quân: 35,2 lao động/ha.
Theo thống kê và dự báo đến 2020 các KCN sẽ lấp đầy khoảng 6.000ha sẽ thu hút tổng cộng: 6.000 ha x 45 lao động/ha = 270.000 người. Dự báo khả năng tối đa đến năm 2020 các doanh nghiệp đi vào hoạt động: 80%. Nhu cầu lao động: 270.000 x 80% = 216.000; trong đó, lao động kỹ thuật 144.000 người, lao động phổ thông 72.000 người.
Qua kết quả dự báo cung, cầu lao động và việc làm nhận thấy: lượng lao động cho nhu cầu của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp lớn hơn so
với lượng lao động nông nghiệp phải chuyển đổi nghề, song phải sau 3 ÷ 4 năm đi vào hoạt động mới thu hút số lao động đó mà yêu cầu lao động kỹ thuật chiếm tới 70%.
Trong khi lao động nông nghiệp do quá trình thu hồi đất chủ yếu là không nghề nghiệp, hơn nữa độ tuổi của số lao động này khá cao, chiếm khoảng trên 60% từ 35 tuổi trở lên. Vì vậy, đây là vấn đề bất cập cần phải nghiên cứu để giải quyết khắc phục, khi xây dựng các chính sách an sinh xã hội.
3.1.2. Những định hướng về ASXH với người nông dân bị thu hồi
đất.
3.1.2.1.Về chính sách ASXH với khu vực nông nghiệp, nông dân và
nông thôn
Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội Khoá X (25/12/2001), tại Điều 39: “…thực hiện BHYT tạo điều kiện để mọi người dân được chăm sóc sức khoẻ”.
Tại Điều 56: “…Nhà nước quy định thời gian lao động, chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi và chế độ BHXH đối với viên chức nhà nước và những người làm công ăn lương, khuyến khích phát triển các hình thức BHXH khác đối với người lao động”.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc khoá IX, X: Báo cáo của BCH TW Đảng Khoá VIII tại Đại hội Toàn quốc Khoá IX về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội có nêu: “Giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc, tạo nhiều việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở cả thành thị và nông thôn, cải cách cơ bản chế độ tiền lương, cơ bản xoá đói, giảm nhanh hộ nghèo, chăm sóc tốt người có công, ASXH, phát triển mạnh văn hoá, thông tin, y tế và thể dục, thể thao, nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của nhân dân”.
Nghị quyết Trung ương 7 (Khoá IX) của Đảng về “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh”; trong Phần III: Những chủ trương và giải pháp chủ yếu, Mục 1: Xây dựng những định hướng, chính sách có nêu: “...Có chính sách điều chỉnh hợp lý việc sử dụng quỹ đất, vừa bảo đảm an ninh lương thực, vừa thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sử dụng đất; có chính sách kích thích người nông dân chuyển sang các nghề phi nông nghiệp, thúc đẩy khôi phục làng nghề, phát triển ngành nghề mới ở nông thôn, mở rộng thực hiện chính sách ASXH đối với người nông dân hết tuổi lao động; mở rộng các loại hình đào tạo nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật và công nghệ...”
Trong báo cáo của BCH Trung ương Đảng Khoá IX về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2005-2010 tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, mục nhiệm vụ chủ yếu thứ 6 có nêu: Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giải quyết việc làm, khuyến khích làm giầu hợp pháp, xoá đói, giảm nghèo, phát triển hệ thống ASXH, đẩy lùi các tệ nạn xã hội; mục định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực về văn hoá, xã hội: “Chú trọng đào tạo nghề, tạo việc làm cho nông dân nhất là những nơi đất nông nghiệp bị chuyển đổi do đô thị hoá và công nghiệp hoá”; “Đổi mới hệ thống ASXH, đa dạng hoá các hình thức bảo hiểm và phù hợp với kinh tế thị trường, xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp…”
Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 7, Khoá X (Nghị quyết số 26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn), mục tiêu đến năm 2020: Lao động nông nghiệp còn khoảng 30% lao động xã hội; tốc độ tăng trưởng nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đạt 3,5-4%/năm sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm và hiệu quả… phát triển nông nghiệp kết hợp với phát triển công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn, giải quyết cơ bản việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn gấp trên 2,5 lần so với hiện nay.
Nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn, thực hiện có hiệu quả, bền vững công cuộc xoá đói, giảm nghèo, nâng cao trình độ giác