Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây trong tiến trình hội nhập quốc tế - 2


LỜI MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Ngày nay cùng với quá trình mở cửa của 1

LỜI MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài


Ngày nay, cùng với quá trình mở cửa của nền kinh tế nước ta, hệ thống tài chính – ngân hàng đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào tiến trình phát triển của khu vực và thế giới. Trong quá trình đó vấn đề nổi lên hàng đầu là năng lực cạnh tranh của hệ thống tài chính – ngân hàng. Nhìn tổng quát, năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Việt Nam còn rất thấp, hầu hết các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam có vốn chủ sở hữu nhỏ, trình độ quản trị chưa cao... do vậy kết quả kinh doanh rất hạn chế.

Xu thế hội nhập khu vực và toàn cầu hóa kinh tế là một tất yếu khách quan đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và đối với các NHTM nói riêng. Cùng với sự lớn mạnh về vốn và kinh nghiệm hoạt động của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, việc các ngân hàng nước ngoài được mở ngân hàng con 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, sự gia tăng nhanh chóng của các tổ chức phi ngân hàng trong nước và các định chế tài chính khác, những thách thức mà hệ thống NHTM Việt Nam phải đối mặt ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Vì vậy có thể nói yêu cầu cấp bách đặt ra với các NHTM Việt Nam là phải có các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Các NHTM trên địa bàn Hà Nội, gồm NHTM Nhà nước, NHTM cổ phần và các ngân hàng liên doanh, đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong nhiều năm trước, NHTM Nhà nước chiếm vị trí rất lớn, thực hiện hơn 80% khối lượng vốn huy động và cho vay trên địa bàn. Trong thời kỳ đổi mới cơ chế kinh tế, hàng loạt các NHTM cổ phần ra đời và phát triển đã làm phong phú thêm hệ thống ngân hàng Việt Nam. Ngoại trừ các ngân hàng liên doanh với sức mạnh vượt trội về công nghệ ngân hàng, kinh nghiệm quản trị, NHTM Nhà nước và NHTM cổ phần nhìn chung đều hoạt động chưa hiệu quả cao.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

1

Hoạt động ngân hàng là lĩnh vực hoạt động kinh doanh nhạy cảm và đầy rủi ro. Hiệu quả kinh doanh của NHTM - hiệu quả sử dụng vốn - chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố như môi trường pháp lý, môi trường kinh tế, hạ tầng công nghệ, trình độ cán bộ, bộ máy quản trị điều hành. Nâng cao hiệu quả sử dụng là điều kiện sống còn và phát triển của NHTM trong cuộc canh tranh trong tiến trình hội nhập quốc tế. Yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại các NHTM nói chung và ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây đã và đang là vấn đề không chỉ các nhà quản trị ngân hàng, các cơ quan quản lý Nhà nước mà cả các nhà nghiên cứu đều quan tâm. Vì vậy học viên đã chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây trong tiến trình hội nhập quốc tế ” cho luận văn thạc sỹ của mình.

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây trong tiến trình hội nhập quốc tế - 2

2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn


Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại trong tiến trình hội nhập quốc tế.

Phân tích thực trạng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng thương mại Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây trong giai đoạn 2012 – 2014

Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng thương mại Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây trong tiến trình hội nhập quốc tế

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn


Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại Phạm vi nghiên cứu: Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát

triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây từ năm 2012 -2014


4. Phương pháp nghiên cứu


Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp phân tích, hệ thống hóa, tổng hợp thống kê, phương pháp so sánh, phương

2

Thang Long University Libraty


pháp mô hình hóa và phương pháp điều tra khảo sát Ngoài ra luận văn sẽ sử 2

pháp mô hình hóa và phương pháp điều tra khảo sát. Ngoài ra, luận văn sẽ sử dụng các bảng biểu, sơ đồ, mô hình, biểu đồ để minh họa, từ các số liệu, tư liệu thực tế, dựa trên nghiệp vụ ngân hàng gắn với thực tiễn của Việt Nam để làm sâu sắc thêm các luận điểm của đề tài.

5. Bố cục của luận văn


Ngoài phần mục lục, danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt, các bảng biểu số liệu, biểu đồ, sơ đồ, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại trong tiến trình hội nhập quốc tế.

Chương 2: Thực trạng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây.

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây trong tiến trình hội nhập quốc tế.


3

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

1.1. Hội nhập kinh tế quốc tế đối với ngân hàng thương mại

1.1.1. Khái niệm và đặc trưng về hội nhập tài chính quốc tế

1.1.1.1 Hội nhập quốc tế

Hội nhập quốc tế là quá trình chủ động gắn kết nền kinh tế và thị trường của từng nước với kinh tế khu vực và thế giới, thông qua các nỗ lực tự do hoá và mở cửa trên các cấp độ đơn phương, song phương và đa phương.

Hội nhập quốc tế có nhiều khía cạnh. Về mặt chính sách nhằm khuyến khích hội nhập quốc tế, các hành động thường là mở cửa khả năng tiếp cận thị trường, đối xử quốc gia, và đảm bảo môi trường chính sách trong nước hỗ trợ cho cạnh tranh. Mức độ hội nhập quốc tế đạt được trên thực tế tuỳ thuộc vào sự phản hồi của các ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng trong nước đối với các cơ hội do sự thay đổi chính sách tạo ra. Do đó, các biện pháp hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng - tuỳ thuộc vào vấn đề đang nghiên cứu - cố thể gồm:

- Đánh giá các rào cản đối với sự tham gia hoặc mức độ dỡ bỏ các giới hạn, ngăn cách giữa hệ thống tài chính ngân hàng trong nước với khu vực và thế giới, không còn một ranh giới rõ rệt giữa hệ thống ngân hàng nội địa với hệ thống ngân hàng thế giới; mức độ xâm nhập hoạt động ngân hàng của quốc gia đó trên thị trường nước ngoài.

- Thị phần cho vay của các ngân hàng nước ngoài.


- Mức độ khác biệt về giá tài sản tài chính và dịch vụ ở các nước.


- Mức độ tương tự giữa các chuẩn mực và các nguyên tắc quy định hoạt động của các ngân hàng giữa các quốc gia khác nhau.

- Mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng


4

Thang Long University Libraty


Mức độ của các luồng vốn thanh toán và dịch vụ Như vậy hội nhập quốc 3

- Mức độ của các luồng vốn thanh toán và dịch vụ


Như vậy, hội nhập quốc tế về ngân hàng giúp các ngân hàng thương mại trong nước thông qua môi trường cạnh tranh ngày càng tự do hơn và phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời giúp ngân hàng trong nước cần nhận thức được tình hình mới để tự nâng cao, hoàn thiện nhằm đương đầu với cạnh tranh và duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính ngân hàng trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới.

1.1.1.2 Hội nhập tài chính quốc tế


Tự do hóa tài chính là quá trình để cho cơ chế tài chính phát triển tự do theo những nguyên tắc của thị trường. Tự do hóa tài chính trong bối cảnh hội nhập còn có nghĩa là mở cửa thị trường vốn trong nước nhằm tranh thủ cơ hội từ việc khai thác các dòng vốn quốc tế. Xét ở góc độ mở cửa thị trường trong quá trình hội nhập, tự do hóa tài chính ở tầm mức quốc tế chính là hội nhập tài chính

Đánh giá mức độ hội nhập tài chính


Hội nhập tài chính đã mang lại nhiều lợi ích to lớn cho các nước nói riêng và cho nền kinh tế toàn cầu nói chung. Những thành quả mà các nước đang phát triển nhận được từ hội nhập tài chính rất đáng khích lệ, để đo được mức độ hội nhập tài chính của một quốc gia Ngân hàng thế giới (WB) đã từng sử dụng nhiều thước đo để xây nhiều chỉ số tổng quát của hội nhập. WB đã tính toán chỉ số thời kỳ 1992-1994 để đánh giá mức độ hội nhập tài chính ở một số quốc gia giữa thập niên 1980.

Tiếp cận rủi ro: Thước đo này xem xét cách tiếp cận của quốc gia đến các thị trường tài chính quốc tế.

Tiếp cận dòng vốn tư nhân: Thước đo này đánh giá khả năng của quốc gia thu hút các nguồn tài trợ tư nhân bên trong quốc gia, bằng cách xem xét tỷ số giữa dòng vốn tư nhân so với GDP.


5

Tiếp cận mức độ đa dạng hóa dòng vốn: Thước đo này xem xét mức độ đa dạng hóa nguồn tài trợ của từng nước dựa trên kết cấu của dòng vốn, bởi lẽ kết cấu các dòng vốn khác nhau có những hiệu ứng khác nhau tự do hóa tài chính.

Xóa bỏ các hạn chế vãng lai trên tài khoản vãng lai và tài khoản vốn và việc áp dụng nhiều cơ chế tỷ giá chính thức cho các giao dịch trên tài khoản vãng lai và áp dụng tỷ giá chính thức cho các giao dịch trên tài khoản vốn.

Lợi ích từ hội nhập tài chính


Hội nhập tài chính quốc tế có thể mang lại nhiều lợi ích đáng kể thông qua việc thúc đẩy tăng trưởng; giúp cho các nhà đầu tư có khả năng tự bản thân phòng chống với những rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính; giải quyết được bài toán nam giải giữa tiết kiệm và đầu tư; tạo đà cho sự phát triển của thị trường vốn; tạo động lực để cho các quốc gia quản lý kinh tế vĩ mô tốt hơn và cuối cùng làm giảm tính bất ổn.

Hội nhập tài chính cũng thúc đẩy tăng trưởng, đặc biệt là đầu tư tăng trưởng vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng có thời hạn thu hồi vốn cao và rủi ro lớn.

Đặc trưng cơ bản của hội nhập tài chính quốc tế


- Hội nhập tài chính quốc tế làm gia tăng các luồng vốn luôn chuyển giữa các thị trường tài chính đồng thời phân bổ một cách hiệu quả các nguồn vốn trên thị trường nội địa.

- Hội nhập tài chính quốc tế sẽ thúc đẩy cải cách thể chế, nâng cao tính kỷ luật và sự minh bạch đối với các chính sách của Chính phủ.

- Hội nhập tài chính quốc tế khiến cho hệ thống tài chính của các nền kinh tế, các khu vực kinh tế trở nên đồng nhất hơn và phụ thuộc vào nhau nhiều hơn, đặc biệt trong các lĩnh vực thương mại, chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ

- Quá trình toàn cầu hoá kinh tế cũng đặt ra những thách thức lớn như khủng hoảng tài chính tiền tệ, sự sụt giảm thương mại toàn cầu, việc hình thành các bong bóng tài chính.

6

Thang Long University Libraty


Hội nhập nhìn chung mới diễn ra gần đây phần lớn là do yêu cầu phải cải 4

Hội nhập nhìn chung mới diễn ra gần đây, phần lớn là do yêu cầu phải cải cách lại hệ thống ngân hàng đã bị tổn thất nghiêm trọng. Trước cuộc khủng hoảng Châu Á phần lớn các nước Đông Nam Á đã tự do hoá tài khoản vốn nhưng chỉ cho phép sự tham gia hạn chế của các nước ngoài, đặc biệt là về hiện diện thương mại. Indonesia là trường hợp ngoại lệ, nước này cho phép hiện diện của nhiều ngân hàng nước ngoài, mặc dù các ngân hàng này chỉ chiếm thị phần nhỏ trong các hoạt động của khu vực ngân hàng. Đã đạt được những tiến bộ vững chắc trong quá trình dỡ bỏ các hạn chế trong hệ thống ngân hàng như trần và sàn lãi suất và khuôn khổ quản lý phản ánh phần lớn các chuẩn mực quốc tế. Quá trình thực hiện các qui định này đã gặp một số khó khăn, như ít khi tuân thủ giới hạn tín dụng, kế toán rủi ro yếu kém, và mối quan hệ phức tạp giữa các ngân hàng và các chủ sở hữu. Mối quan hệ chặt chẽ giữa chính phủ và chủ các ngân hàng đã ngụ ý rằng chính phủ sẽ là người cho vay cuối cùng, điều đó đã làm giảm đáng kể rủi ro thua lỗ cho các chủ ngân hàng và khuyến khích các hành vi mạo hiểm.

Thái lan, Indonesia và Hàn Quốc là những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong cuộc khủng hoảng Châu Á, tuy nhiên Malaysia và Philippiness cũng bị ảnh hưởng. Tác động đối với các nước ASEAN khác chủ yếu là tác đông thứ cấp do sự sụt giảm nghiêm trọng các hoạt động kinh tế ở các nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Singapore và Anh được bảo vệ nhờ sự lành mạnh của hệ thống tài chính, trong khi vào thời gian đó Cambodia, Lào, Việt Nam và Trung Quốc có ít nguồn vốn ngắn hạn và do đó ít chịu ảnh hưởng bởi việc rút vốn. Cuộc khủng hoảng không phải là hậu quả của quá trình hội nhập quốc tế trong hệ thống ngân hàng, mà là sự thất bại của các nước bị khủng hoảng trong quá trình hội nhập quốc tế và tiến tới các chuẩn mực quốc tế cao hơn khi mở cửa tài khoản vốn.

1.1.2. Thời cơ và thách thức đối với hoạt động của ngân hàng thương mại trong tiến trình hội nhập quốc tế

1.1.2.1. Thời cơ

Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng tạo động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách ngân hàng của quốc gia. Hội nhập về ngân hàng sẽ

7

giúp các ngân hàng trong nước học hỏi được nhiều kinh nghiệm và nâng cao trình độ công nghệ. Hội nhập quốc tế về ngân hàng là cơ sở và tiền đề quan trọng cho việc mở cửa hội nhập quốc tế về thương mại và dịch vụ, đầu tư và các loại hình dịch vụ khác.

Hội nhập quốc tế về ngân hàng tạo cơ hội cho các nhà hoạch định chính sách cấp cao của ngân hàng được gặp gỡ và trao đổi với các đối tác quốc tế về các vấn đề tài chính tiền tệ, diễn biến kinh tế, các chiến lược hợp tác vĩ mô qua đó nâng cao vị thế quốc tế của ngân hàng trong các giao dịch tài chính quốc tế.

Hội nhập quốc tế tạo điều kiện cho các ngân hàng có cơ hội mở rộng thị trường, học hỏi kinh nghiệm quản lý điều hành, kế thừa các công nghệ hiện đại của ngân hàng lớn trên thế giới.

Hội nhập quốc tế, hệ thống ngân hàng có trao đổi, hợp tác quốc tế về các vấn đề tài chính tiền tệ, tham gia vào các diễn đàn kinh tế, chia sẻ thông tin cần thiết mà hệ thống ngân hàng các nước có thể khai thác, tận dụng triệt để cơ hội kinh doanh, hoặc có những biện pháp đối phó kịp thời với những biến động xấu ảnh hưởng tới hoạt động ngân hàng. Các nước có cơ hội, tăng cường, phát triển hệ thống tài chính ngân hàng.

Hội nhập thành công, trình độ của hệ thống ngân hàng các nước sẽ được nâng lên một tầm cao mới. Biểu hiện là các nghiệp vụ của ngân hàng được chuyên môn hoá cao, tính chuyên nghiệp trong phong cách làm việc, càng được định hình rõ nét.

Hội nhập kinh tế giúp các ngân hàng làm quen với các “cú sốc” của thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế cũng như của nền kinh tế toàn cầu nói chung. Qua đó giúp cho hệ thống ngân hàng nâng cao năng lực, bản lĩnh, vững vàng trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng. Hành trình với những cơ hội hệ thống ngân hàng cũng phải đối mặt với những thách thức rất gay gắt.

1.1.2.2.Thách thức

Mở cửa thị trường trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng là chấp nhận cơ chế


8

Thang Long University Libraty

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 15/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí