Kết Quả Nghiên Cứu Chi Thiết Sam Giả (Pseudotsuga) Và Loài Thiết Sam Giả Lá Ngắn


học, lưu giữ các nguồn gene có nguy cơ tuyệt chủng của các loài thực vật hạt trần quý hiếm.

Để phục vụ công tác bảo tồn trên toàn lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt là bảo tồn các loài thực vật quý hiếm, Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF), Trần Ngọc Hải, 2006 đã biên soạn cuốn “Sổ tay hướng dẫn nhận biết một số loài thực vật rừng quý hiếm của Việt Nam”, trong số 29 loài cây gỗ được mô tả về đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố, tình trạng, biện pháp bảo tồn thì có 15 loài thuộc nhóm Thông. Ngoài những nghiên cứu trên mới đây còn một số nghiên cứu của Hoàng

Văn Sâm và cs (2013), nghiên cứu về thành phần loài và hiện trạng bảo tồn các loài thực vật Hạt trần rừng Pha Phanh, tỉnh Thanh Hóa. Nghiên cứu về tính đa dạng và hiện trạng bảo tồn các loài ngành thực vật trần (Gymnosperm) tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Nghệ An, hay nghiên cứu bảo tồn các loài cây thuộc ngành Hạt Trần - Gymnospemea tại vườn quốc gia Hoàng Liên, Lào Cai (2010).

Như vậy, nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái, tái sinh và các nhân tố ảnh hưởng của các loài thuộc họ Thông là rất quan trọng, đã có một số kết quả nghiên cứu ở Việt Nam về đặc điểm này, tuy nhiên những nghiên cứu về các loài thuộc họ Thông vẫn còn khá khiêm tốn, mới chỉ tập trung ở một số loài quý hiếm, đặc biệt đối với loài Thiết sam giả lá ngắn thì việc này chưa được thực hiện, vì vậy cơ sở để đề xuất giải pháp bảo tồn cho loài còn hạn chế.

Tóm lại, ở Việt Nam đã có những nghiên cứu chung về ngành Thông và cũng có những nghiên cứu riêng cho từng loài trong ngành như: đặc điểm sinh học, sinh thái, tái sinh và một số nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của Thông. Kết quả của những nghiên cứu này là cơ sở khoa học để đưa ra các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển các loài Thông nói chung.

1.2.3. Kết quả nghiên cứu chi Thiết sam giả (Pseudotsuga) và loài Thiết sam giả lá ngắn

1.2.3.1. Về chi Thiết sam giả (Pseudotsuga)


Trong Danh lục các loài thực vật Việt Nam (tập I), chỉ mô tả một loài Thiết sam có tên khoa học là Tsuga dumosa (D. Don) Eichler, 1887 - Pinus dumosa D. Don, 1825 - Tsuga yunnanensis (Franch.) Pritz., 1901. Như vậy, trong Danh lục thực vật Việt Nam chưa có chi Thiết sam giả.

Nguyễn Đức Tố Lưu và cs (2004), trong cuốn “Cây lá kim Việt Nam” đã mô tả về 2 loài Thiết sam ở Việt Nam: Thiết sam giả tên khoa học là Pseudotsuga sinensis Dode và Thiết sam tên khoa học là Tsuga chinensis (Franchet) Pritzel ex Diels đều thuộc họ Thông, ở đây tác giả đã mô tả về đặc điểm hình thái loài, phân bố, sinh thái, công dụng, nhân giống và bảo tồn. Đây là 2 loài mới được bổ sung vào hệ thực vật Việt Nam.

Nguyễn Hoàng Nghĩa (2006), đã đề cập đến 2 loài Thiết sam là loài Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W.C.Cheng & L. K. Fu) và loài Thiết sam đông bắc (Tsuga chinensis var. chinensis (Franchet) Pritzel ex Diels). Cả hai loài này đều phân bố trên các đỉnh núi đá vôi. Nguyễn Tiến Hiệp và cs, 2000, cũng đề cập đến 2 loài là Thiết sam giả Pseudotsuga sinensis và Thiết sam núi đá Tsuga chinensis.

Theo Nguyễn Tiến Hiệp và cs (2005), có 3 loài Thiết sam ở Việt Nam thuộc họ Thông: loài Thiết sam giả - Pseudotsugga sinensis Dode; loài Thiết sam núi đá - Tsuga chinensis (Franch.) Pritz. ex Diels; loài Thiết sam núi đất - Tsuga dumosa (D. Don) Eichler.

Theo TTXVN (2005), các nhà sinh học trong nước và nước ngoài đã phát hiện hai loài Thông quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và thế giới tại xã Thài Phìn Tủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Đó là loài Thiết sam núi đá (Tsuga chinensis Pritz. ex Diels) mọc xen lẫn với Thiết sam giả (Pseudotsuga sinensis Dode) tạo thành một quần thể gần như thuần loài.

Nguyễn Sinh Khang và cs (2009), nghiên cứu về Thông ở vùng núi đá vôi Đông Bắc tỉnh Hà Giang đã ghi nhận được 10 loài Thông, thuộc 8 chi và


4 họ, trong đó đã mô tả đặc điểm hình thái của loài Pseudotsuga sinensis Dode - Thiết sam giả.

Theo Lê Trần Chấn và cs (2006), Thiết sam giả được phân bố trên núi đá vôi của các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn. Đây là vùng phân bố cực Nam của chi Thiết sam giả ở châu Á. Trên các sườn và đỉnh núi đá vôi thuộc thôn Hapuda (xã Thài Phìn Tủng) đã phát hiện được một số cá thể Thiết sam núi đá mọc xen lẫn Thiết sam giả tạo thành một quần thể gần như thuần loài.

1.2.3.2. Về loài Thiết sam giả lá ngắn

Trung tâm dữ liệu thực vật Việt Nam đã đưa ra mô tả về loài Thiết sam giả lá ngắn như sau:

Tên tiếng Việt: Thiết sam giả lá ngắn.

Tên Khoa học: Pseudotsuga brevifolia W. C. Cheng et L. K. Fu

Tên khác: Pseudotsuga sinensis Dode var. brevifloia (W.C. Cheng et L.K. Fu) Farjon et Silba; Giới: Thực vật; Ngành: Pinophyta; Lớp: Pinopsida; Bộ: Pinales; Họ: Pinaceae; Chi: Pseudotsuga

Theo Hanh.bvn (2009), năm 1999, trong đợt khảo sát tại xã Thài Phìn Tủng nhằm thực hiện chương trình hợp tác Việt Nam - Thụy Điển đã phát hiện được ở xã Thài Phìn Tủng hiện đang lưu giữ một số nguồn gen của 4 loài Thông quý hiếm được ghi vào trong Sách Đỏ Việt Nam, trong đó có loài Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W.C. Cheng et L. K. Fu).

Nguyễn Hoàng Nghĩa (2006), mô tả về loài Thiết sam giả lá ngắn có tên khoa học là (Pseudotsuga brevifolia W. C. Cheng & L. K. Fu) hoặc (Pseudotsuga sinensis Dode var. brevifolia (Cheng & Fu), Pseudotsuga sinensis Dode. Loài này thường mọc trên đỉnh và đường đỉnh núi đá vôi ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, trên độ cao từ 500-1500m so với mực nước biển.

Trong Nghị định 06/2019/NĐ-CP, ngày 22 tháng 01 năm 2019, về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về


buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. Đã đề cập đến loài Thiết sam giả lá ngắn thuộc Nhóm IIA (Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại).

Trong Sách đỏ Việt Nam (2007) đề cập đến loài Thiết sam giả lá ngắn, tên khoa học là Pseudotsuga brevifolia W. C. Cheng & L. K. Fu, 1975, tên đồng nghĩa là Pseudotsuga sinensis Dode var. brevifolia (W. C. Cheng & L.

K. Fu Farjon & Silba. 1990). Trên thế giới chỉ có ở Trung Quốc, ở Việt Nam phân bố ở Hà Giang (Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc), Cao Bằng (Nguyên Bình, Bảo Lạc, Trà Lĩnh, Hạ Lang), Lạng Sơn, Bắc Kạn. Tình trạng bảo tồn thuộc nhóm VU A1a,c,d, B1+2b,e.

Trong báo cáo của dự án “Điều tra đánh giá trình trạng bảo tồn các loài thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm thuộc danh mục Nghị định 32/2006/NĐ-CP theo vùng sinh thái”, đã đề cập đến loài Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W. C. Cheng & L. K. Fu, 1975), còn có tên khác là Thông núi đá. Trong 10 năm trở lại đây, kích thước quần thể suy giảm tới trên 50%, diện tích nơi cư trú hiện nay <2000km, bị chia cắt. Mọc rải rác trên các đỉnh núi đá vôi ở vùng Đông Bắc, có chỗ gần như mọc thuần loài (Kim Hỷ).

Mô tả sự tham gia của Thông vào cấu trúc các quần xã thực vật ở Vườn quốc gia Ba Bể, Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hang và một số vùng lân cận, Phan Kế Lộc và cs (2003) cho biết: Các quần xã ưu thế hoặc thuần loại Thông thường chỉ gặp trên các đường đỉnh ở độ cao bắt đầu từ 700m, nhưng đặc biệt phổ biến từ 800m trở lên đến 1600m. Đó là quần xã thuần loại Thiết sam giả lá ngắn, quần xã thuần loại Thông pà cò hoặc hỗn giao với Thiết sam giả lá ngắn, có khi với cả Bách xanh, quần xã Thiết sam đông bắc hoặc quần xã Thông hai lá đá vôi và Hoàng đàn giả hỗn giao với một số loài cây lá rộng.

Khi mô tả đặc điểm sinh thái của một số loài trong tài liệu kỹ thuật của Dự án VN/06/011, trong đó có loài Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W. C. Cheng & L. K. Fu) được mô tả như sau.


Thiết sam giả lá ngắn

Tên khác: Xuất cung (tiếng Mông), Dua nye huang shan (tiếng Trung) Tên khoa học: Pseudotsuga brevifolia W. C. Cheng & L. K. Fu

Tên khác: P. sinensis Dode var. brevifolia (W. C. Cheng & L.K.Fu) Farjon & Silba

Họ: Thông (Pinaceae)

Hình thái: Cây thân gỗ cao 10 -15m, đường kính ngang ngực 20-60cm. Lá mọc hình xoắn ốc hoặc kiểu vòng răng lược, dài 7-15cm, rộng 1-2cm. Nón nhỏ chúc xuống hình trứng dài 3,7-6,5cm, rộng 3-4cm. Hạt hình trứng 3 cạnh, dài 2mm, có cánh màu nâu.

Sinh thái: Cây mọc trên sườn đỉnh núi đá vôi, nơi có nhiệt độ trung bình 15-250C, lượng mưa 1500-2000mm, ở độ cao 1400-1600m so với mực nước biển. Thiết sam giả lá ngắn mọc thành đám cùng với quần xã có Thiết sam núi đá (Tsuga chinensis), Dẻ tùng sọc nâu (Amentotasus hatuyenensis), Thông đỏ bắc (Taxus chinensis), Thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri)… Ở hai bản Mùa Súa và Hapuda thuộc xã Thài Phìn Tủng có hàng trăm cây Thiết giả và Thiết sam núi đá đường kính 60-100cm.

Phân bố: Ở Việt Nam: các xã thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn. Trên thế giới: Trung Quốc (Tứ Xuyên, Triết Giang, Vân Nam, Quảng Tây).

Công dụng: Gỗ trắng mịn để đóng đồ gia dụng và làm nhà. Vỏ và lá cây dùng làm thuốc chữa ruồi, muỗi cắn và làm thuốc trị phong thấp.

Tình trạng: Sách đỏ Việt Nam (2007): Loài Thiết sam giả (Pseudotsuga sinensis) là synonym (tên đồng nghĩa) của loài P. brevifolia bậc VU là loài sẽ nguy cấp có nguy cơ lớn bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên trong tương lai gần.

Nghiên cứu của Lê Văn Phúc (2016) về loài Thiết sam giả lá ngắn khá toàn diện và có hệ thống, nghiên cứu đã tập trung giải quyết các vấn đề về: đặc điểm sinh học, sinh thái, đặc điểm tái sinh, khả năng nhân giống và một số nhân tố ảnh


hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển của loài Thiết sam giả lá ngắn tại tỉnh Hà Giang.

Như vậy, trong số 33 loài cây lá kim ở Việt Nam, các nhà khoa học đã có sự nghiên cứu và phân loại, định loại chúng theo các chi và họ rò ràng, loài Thiết sam giả lá ngắn thuộc chi Thiết sam giả (Pseudotsuga) và họ Thông (Pinaceae), dựa trên những mô tả về đặc điểm hình thái luận án cũng thống nhất tên gọi Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W. C. Cheng & L. K. Fu, 1975) hoặc tên đồng nghĩa là Pseudotsuga sinensis var. brevifolia (W. C. Cheng & L. K. Fu) Farjon & Silba. Thiết sam giả lá ngắn là một loài mới phát hiện, do đó những nghiên cứu về loài này là cần thiết, đặc biệt tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng về hiện trạng quần thể và phân bố của loài để xây dựng kế hoạch bảo tồn.

1.3. Điều kiện tự nhiên - Kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu

1.3.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Nguyên Bình là một huyện vùng cao nhưng cũng là một huyện trung tâm của tỉnh Cao Bằng. Nguyên Bình có địa hình phức tạp, dân cư phân tán, giao thông khó khăn. Nguyên Bình có 18 xã và 2 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là 83.915,71 ha.

Huyện Nguyên Bình nằm ở vị trí toạ độ 105040’ kinh độ Đông, 22030’ đến 22050’ vĩ độ Bắc.

- Phía Đông giáp huyện Hoà An.

- Phía Tây giáp huyện Bảo Lạc và Ba Bể tỉnh Bắc Kạn.

- Phía Nam giáp huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn.

- Phía Bắc giáp huyện Thông Nông.

b. Địa hình, địa mạo

Huyện Nguyên Bình có địa hình núi đồi phức tạp, chủ yếu là núi đá vôi, độ dốc lớn, chia cắt mạnh và cao từ 700m - 1.300m. Điểm cao nhất là 1.931m


(Phía Oắc), điểm thấp nhất 100m. Độ cao trung bình của huyện là 1.100 m. Nhìn chung, địa hình của các xã trên địa bàn huyện Nguyên Bình nằm trên vùng núi cao có cao độ từ 500m (Thái Học, Tam Kim, Hưng Đạo, Mai Long) đến 1.400m (Quang Thành, Thành Công, Triệu Nguyên, Yên Lạc).

- Theo kiến tạo địa hình, huyện Nguyên Bình chia thành 2 vùng rò rệt:

+ Vùng núi đất gồm các xã: Lang Môn, Bắc Hợp, Minh Tâm, Minh Thanh, Tam Kim, Quang Thành, Thịnh Vượng, Thành Công, Hoa Thám, Thể Dục, Hưng Đạo và thị trấn Nguyên Bình.

+ Vùng núi đá gồm các xã: Thái Học, Vũ Nông, Yên Lạc, Triệu Nguyên, Mai Long, Phan Thanh, Ca Thành và thị trấn Tĩnh Túc.

c. Điều kiện địa chất - thổ nhưỡng

* Tài nguyên đất

Nhìn chung tài nguyên đất của huyện Nguyên Bình khá phong phú. Theo kết quả tổng hợp trên bản đồ thổ nhưỡng 1/25.000 thì trên địa bàn huyện có 18 loại đất chính trong bảng sau đây.


Bảng 1.1: Thổ nhưỡng huyện Nguyên Bình


Hạng mục

Ký hiệu

Diện tích (ha)

1. Đất phù sa sông suối

Py

297,24

2. Đất sám bạc màu trên là sa cổ

B

30

3. Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ

D

704

4. Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa

Fl

1.242

5. Đất nâu đỏ trên đá mắc Bazơ và trung tính

Fk

1.630

6. Đất đỏ nâu trên đá vôi

Fv

240

7. Đất nâu vàng trên đá vôi

Fn

360

8. Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất

Fs

39.950

9. Đất đỏ vàng trên mắc ma axít

Fa

800

10. Đất vàng nhạt trên bãi cát

Fq

1.050

11. Đất mùn nâu đỏ trên đá vôi

Hv

1.233,4

12. Đất mùn nâu đỏ trên đá mắc ma Bazơ trung

tính

Hk

2.410

13. Đất mùn đỏ vàng trên đất sét biến chất

Hs

12.470

14. Đất mùn đỏ trên đá mắc ma axít

Ha

4.680

15. Đất mùn vàng nhạt trên đá cát

Hq

922

16. Đất mùn vàng trên núi cao

A

246

17. Đất núi đá


15.200

18. Sông suối


255,36

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng & L.K.Fu, 1975 tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng - 4


(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của huyện Nguyên Bình và thống kê của tỉnh Cao Bằng)

* Tài nguyên nước

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/07/2022