Với đặc điểm phân bố trên núi đá, không có tầng đất canh tác, do đó bộ rễ của loài Thiết sam giả lá ngắn phát triển rất mạnh đặc biệt là các cây trưởng thành, rễ giúp cây bám chặt vào các tảng đá và lan tỏa ra xung quanh. Rễ cọc cắm sâu vào các khe đá để hút dinh dưỡng nuôi cây và tạo cho cây một thế vững chắc để chống chọi với gió bão, rễ chùm lan tỏa trên lớp mùn mỏng để hút nước và dinh dưỡng khoáng.
c). Đặc điểm hình thái lá
- Hình thái lá trưởng thành
Lá đơn, mọc cách, cuống lá vặn, xếp sang 2 bên. Phiến lá hình dải, có một gân giữa, mặt sau lá có hai dải phấn trắng chạy song song. Lá xếp hình xoắn ốc, thành 2 hàng, dạng dải với đầu tù, gân giữa lòm vào ở mặt trên, 2 dải lỗ khí phân biệt ở mặt dưới, xoắn ở gốc. Chiều dài lá biến động từ 1,5 - 2cm, chiều dài cuống lá khoảng 1mm, chiều rộng cuống lá từ 0,5 - 1mm.
- Hình thái lá non:
Thường có kích thước lớn hơn lá trên cành trưởng thành (4 -8 cm x 0,5 - 0,9 cm); mặt lá màu xanh nhạt, mặt dưới lá có gân ở giữa, sọc trắng hai bên, có gân ở mép, cây non lá có thể dài tới 5,5 cm, rộng 5mm, dạng dải hoặc hơi cong lưỡi liềm với đầu nhọn, hai dải lỗ khí phân biệt. Chồi hình trứng, mầu nâu hoặc nâu đỏ có nhiều lớp vảy mỏng bọc xếp ở bên ngoài.
| |
Hình 3.3. Mặt trước lá Thiết sam giả lá ngắn | Hình 3.4. Mặt sau lá Thiết sam giả lá ngắn |
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Nghiên Cứu Chi Thiết Sam Giả (Pseudotsuga) Và Loài Thiết Sam Giả Lá Ngắn
- Tình Hình Kinh Tế - Xã Hội Khu Vực Nghiên Cứu
- Phương Pháp Nghiên Cứu Đặc Điểm Hình Thái, Vật Hậu Của Loài Thiết Sam Giả Lá Ngắn
- Cấu Trúc Tổ Thành Rừng Có Loài Thiết Sam Giả Lá Ngắn Phân Bố Tại Vị Trí Đỉnh Núi
- Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng & L.K.Fu, 1975 tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng - 9
- Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng & L.K.Fu, 1975 tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng - 10
Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.
d). Đặc điểm hình thái nón
Nón đơn tính cùng gốc, nón cái mọc đơn độc trên các chồi bên ngắn, rủ xuống, hình trứng, dài tới 6 cm và đường kính 5 cm; vảy hoá gỗ, rộng, tròn; vảy kèm nhô ra dưới vảy nón, phản quang khi chín. Nón cái chín trong 1 năm, tách và giải phóng hạt khi còn trên cây, quả nón không rụng mà tồn tại trên cành có thể tới 2 năm. Nón cái già còn đính trên cành luôn ở tư thế mọc chúc xuống. Hạt hình trứng ba cạnh, hạt ở hai đầu nón thường lép, kích thước hạt 0,5 - 0,7 x 1,3
- 1,5 cm. Hạt có cánh mầu nâu đỏ hình bán nguyệt, khi quả nón tách hạt, nếu gặp gió hạt sẽ bay xa nhờ cánh. Trong hạt có nhựa thơm và dính, đây chính là yếu tố làm cho hạt Thiết sam giả lá ngắn khó bảo quản được trong thời gian dài.
Nón đực hình trứng, dài từ 1 - 1,5 cm, có màu nâu đỏ, thường mọc thành cụm từ 8 - 15 nón hoặc nhiều hơn, nón mọc trên đầu cành hay nách lá.
Hình 3.5. Hình thái nón và hạt Thiết sam giả lá ngắn
3.1.2. Đặc điểm vật hậu của loài Thiết sam giả lá ngắn
Nghiên cứu đặc điểm vật hậu của loài Thiết sam giả lá ngắn có ý nghĩa quan trọng trong công tác bảo tồn, đặc điểm này phản ánh được khả năng duy trì nòi giống trong tự nhiên và dự đoán được sự tồn tại của chúng trong tương lai.
Từ kết quả nghiên cứu và kế thừa thông tin từ các tài liệu về đặc điểm vật hậu cho thấy: Thiết sam giả lá ngắn là cây thường xanh, không có mùa rụng lá rò rệt, chồi phát triển mạnh về mùa xuân, bắt đầu nhú vào khoảng cuối tháng 2 đầu tháng 3 dương lịch, đến tháng 4 ra lá non. Sau 2 tháng cành chồi phát triển khá tốt, chiều dài đạt từ 10 - 22 cm, lá non được xếp thành mặt phẳng. Sau thời điểm ra cành non, nón bắt đầu xuất hiện, quả chín vào cuối tháng 11. Thiết sam giả lá ngắn có tính chu kỳ sai quả (hiện tượng cách giãn), khả năng ra hoa kết quả của cây là không đồng đều giữa các năm.
3.1.3. Đánh giá thực trạng phân bố, sinh thái của loài Thiết sam giả lá ngắn tại huyện Nguyên Bình
3.1.3.1. Hiện trạng phân bố của loài Thiết sam giả lá ngắn tại huyện Nguyên Bình
Kết quả điều tra trên 30 OTC tại 2 xã Ca Thành và Triệu Nguyên, huyện Nguyên Bình thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.3. Thống kê các OTC điều tra có loài Thiết sam giả lá ngắn phân bố
Tọa độ | Độ cao (m) | Số lượng cây | OTC | Tọa độ | Độ cao (m) | Số lượng cây | |
CT 01 | 0434470/2513239 | 1334 | 8 | TN 01 | 0441446/2512357 | 838 | 5 |
CT 02 | 0434544/2513116 | 1358 | 10 | TN 02 | 0441442/2512368 | 860 | 4 |
CT 03 | 0434436/2513361 | 1353 | 7 | TN 03 | 0441469/2512381 | 895 | 5 |
CT 04 | 0434445/2513293 | 1329 | 7 | TN 04 | 0441493/2512303 | 887 | 6 |
CT 05 | 0434489/2513407 | 1367 | 6 | TN 05 | 0441530/2512312 | 922 | 4 |
CT 06 | 0434441/2513400 | 1352 | 8 | TN 06 | 0441555/2512290 | 953 | 4 |
CT 07 | 0434455/2513420 | 1366 | 6 | TN 07 | 0441573/2512277 | 954 | 6 |
CT 08 | 0434438/2513322 | 1344 | 14 | TN 08 | 0441573/2512247 | 945 | 3 |
CT 09 | 0434593/2513498 | 1400 | 6 | TN 09 | 0441567/2512187 | 950 | 3 |
CT 10 | 0434628/2513529 | 1376 | 8 | TN 10 | 0441156/2512135 | 939 | 4 |
CT 11 | 0434648/2513553 | 1372 | 5 | TN 11 | 0441164/2512096 | 943 | 6 |
CT 12 | 0434707/2513573 | 1358 | 8 | TN 12 | 0441564/2512068 | 944 | 5 |
CT 13 | 0434738/2513571 | 1347 | 7 | TN 13 | 0441154/2512139 | 930 | 5 |
CT 14 | 0434774/2513562 | 1349 | 8 | TN 14 | 0441541/2512027 | 954 | 6 |
CT 15 | 0434796/2513586 | 1355 | 4 | TN 15 | 0441152/2511976 | 937 | 6 |
Tổng | 112 | Tổng | 72 |
Kết quả bảng 3.3 và quá trình điều tra thực địa cho thấy: Khu vực có loài Thiết sam giả lá ngắn phân bố chủ yếu trên địa hình núi đá vôi, ở vị trí sườn núi và đỉnh núi, có độ cao so với mực nước biển từ 838m - 1376m, địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi đá vôi, núi đất độc lập và các thung lũng hẹp. Địa hình có nhiều nơi có độ dốc đứng, độ dốc trung bình từ 30 - 400, có nơi trên 450 (xã Ca Thành), đường đi lại khó khăn hiểm trở, cũng vì vậy nên đề tài chỉ lập được ô tiêu chuẩn có diện tích 200m2.
3.1.3.2. Đặc điểm đất tại địa điểm nghiên cứu
Đất là nhân tố sinh thái không thể thiếu đối với mỗi loài cây, kể cả những loài cây mọc chủ yếu trên núi đá vôi như loài Thiết sam giả lá ngắn. Kết quả điều tra, mô tả đất tại những nơi có loài Thiết sam giả lá ngắn phân bố cho thấy: đất được hình
thành do sự phong hóa đá vôi và chủ yếu là do quá trình phân hủy xác của động thực vật, cành khô lá rụng tích tụ lại ở hốc và khe đá. Tầng trên cùng là đất feralit mùn trên núi, màu sắc của đất là màu nâu đen, tỷ lệ rễ cây 5 - 10%, tỷ lệ mùn cao, tơi xốp, ẩm, giàu dinh dưỡng.
3.1.3.3. Đặc điểm khí hậu tại khu vực nghiên cứu
Huyện Nguyên Bình nơi có loài Thiết sam giả lá ngắn phân bố là khu vực điển hình cho hệ sinh thái núi đá vôi vùng Đông Bắc Việt Nam, với kiểu rừng chính là rừng kín thường xanh cây lá rộng nhiệt đới ẩm, mang tính chất đặc trưng của rừng vùng biên giới phía Bắc Việt Nam. Huyện Nguyên Bình thuộc vùng khí hậu á nhiệt đới với 2 mùa rò rệt:
- Mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc khô hanh, thường xảy ra những đợt rét đậm kéo dài kèm theo sương muối (tháng 12 và tháng 1, tháng 2). Độ ẩm không khí trung bình 82%/năm. Lượng bốc hơi bình quân trong năm 831,6mm, lượng bốc hơi lớn tập trung từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, do đó trong các tháng này thường xuyên xảy ra khô hạn.
- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm, lượng mưa trung bình 1200mm. Trong đó, mưa lớn nhất trung bình 2.043,7mm. Lượng mưa trong năm phân bố không đều thường tập trung vào các tháng 6, tháng 7 và tháng
8. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 20,90C, cao nhất khoảng 28 - 290C, thấp nhất từ 00C đến 60C.
Bảng 3.4. Các chỉ tiêu khí hậu cơ bản trong 3 năm tại huyện Nguyên Bình
Nhiệt độ TB (0C) | Lượng mưa TB (mm) | Độ ẩm không khí TB (%) | |||||||
2017 | 2018 | 2019 | 2017 | 2018 | 2019 | 2017 | 2018 | 2019 | |
1 | 15,3 | 13,9 | 13,6 | 182,9 | 67,6 | 82,2 | 94 | 86 | 93 |
2 | 15,5 | 13,5 | 17,4 | 11,7 | 26,7 | 36,8 | 79 | 79 | 89 |
3 | 18,1 | 18,9 | 18,5 | 146,3 | 58,7 | 47,0 | 86 | 81 | 89 |
21,5 | 21,2 | 23,5 | 113,6 | 71,9 | 87,0 | 82 | 82 | 85 | |
5 | 24,2 | 25,7 | 23,8 | 172,7 | 103,7 | 294,0 | 81 | 81 | 89 |
6 | 26,1 | 26,2 | 26,8 | 253,4 | 254,6 | 303,1 | 87 | 83 | 86 |
7 | 25,8 | 26,6 | 26,4 | 411,8 | 266,4 | 334,7 | 88 | 84 | 88 |
8 | 25,6 | 25,9 | 26,0 | 409,9 | 338,7 | 422,1 | 89 | 87 | 88 |
9 | 25,5 | 24,5 | 24,0 | 170,8 | 172,5 | 136,7 | 89 | 87 | 84 |
10 | 21,8 | 20,7 | 21,8 | 150,6 | 180,5 | 102,5 | 87 | 88 | 88 |
11 | 18,0 | 18,4 | 18,3 | 45,1 | 46,9 | 11,1 | 84 | 88 | 86 |
12 | 13,3 | 14,7 | 13,5 | 52,1 | 46,7 | 14,6 | 83 | 90 | 83 |
Bình quân | 20,9 | 20,9 | 21,1 | 212,09 | 163,49 | 187,18 | 86 | 85 | 87 |
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nguyên Bình, 2017, 2018, 2019)
Nhiệt độ trung bình trong 3 năm 2017 - 2019 trung bình từ 20,9 - 21,1oC, lượng mưa từ 1634,9 - 2120,9 mm và ẩm độ không khí trung bình từ 85 - 87%
3.2. Đặc điểm lâm học của loài Thiết sam giả lá ngắn tại huyện Nguyên Bình
3.2.1. Đặc điểm tham gia vào cấu trúc quần xã thực vật rừng có loài Thiết sam giả lá ngắn phân bố
a). Đặc điểm tham gia vào cấu trúc tầng thứ
Tầng thứ là chỉ tiêu cấu trúc phản ánh hình thái theo mặt phẳng đứng của lâm phần, là kết quả cạnh tranh sinh tồn giữa các loài cây trong quần xã với nhau và với hoàn cảnh xung quanh trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Với rừng tự nhiên cấu trúc tầng thứ phản ánh bản chất sinh thái nội bộ hệ sinh thái rừng và mô phỏng các mối quan hệ giữa các tầng rừng với nhau, giữa các loài cây khác nhau. Việc nghiên cứu cấu trúc tầng thứ rất có ý nghĩa trong thực tiễn, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng rừng, phù hợp với mục đích kinh doanh. Kết quả điều tra trên các ô tiêu chuẩn cho thấy Thiết sam giả lá ngắn phân bố tại vị trí sườn và đỉnh núi ở huyện Nguyên Bình về cơ bản có cấu trúc tầng thứ đơn giản gồm 1 tầng cây gỗ, tầng cây bụi và tầng thảm tươi:
Tầng cây gỗ có chiều cao trung bình 6-7m với thành phần loài đơn giản, gồm một số loài chủ yếu như: Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia
W.C Cheng & L.K.Fu, 1975), Côm tầng (E. griffithii (Wight) A.Gray), Kháo (Machilus sp), Sồi phảng (Quercus resinifera A.Chev), Hồi núi đá (Illicium difengpi), Tông dù (Toona sinensis), Dẻ (Castanopsis sp), Nhọc (Polyalthia sp.), Mạ sưa (Helicia sp),… Độ tàn che của rừng khoảng 0,5. Trong đó, thành phần chiếm ưu thế nhất là loài Thiết sam giả lá ngắn.
Tầng cây bụi gồm có một số loài: Mua bà (Melastoma candidum), Mua lùn (Melastoma dodencandrum), Mua ông (Melastoma sanguineum), Đơn nem (Maesa perlarius), Huyết giác (Pleomele cochinchinensis), Sầm (Memecylon edule Roxb), Lấu (Psychotria rubra), Bo rừng (Blastus borneensis), ... có chiều cao khoảng 1m.
Tầng thảm tươi gồm các loài: Diệp hạ châu (Phyllanthus Urinaria L), Cỏ giác lông (Miccostegium ciliatum), Cỏ giác nhỏ (Mircostegium vagans), Cỏ lá tre (Centosteca latifolia), Cỏ mật (Chloris barbata), Lau (Saccharum spontaneum), Dương xỉ lá bé (Taenitis blechnoidea), Dương xỉ mộc (Cyathea sp.), Quyển bá (Selaginella sp.), Quyết bám đá nhỏ (Lemmaphyllum microphyllum), Cỏ chít (Thysanolaena maxima), Lan đất hoa trắng (Calanthe triplicate), Lan lòng thuyền (Tropidia curculigoides)... Một số loài dây leo: Dây quai bị (Tetrastigma planicaule), Sắn dây rừng (Pueraria montana), Dây móc mèo (Mucuna pruriens), Dây chìa vôi (Cissus modeccoides), Vuốt hùm (Caesalpinia minax), Thèm bép (Tetrastigma rupestre), Chè dây (Ampelopsis antoniensis), Câu đằng lá bé (Uncaria laevigata)... Độ che phủ khoảng trên 30%.
b). Đặc điểm cấu trúc mật độ và tổ thành
Kết quả điều tra về đặc điểm cấu trúc tổ thành và mật độ rừng có loài Thiết sam giả lá ngắn phân bố tại huyện Nguyên Bình được thể hiện ở bảng 3.5:
Bảng 3.5. Cấu trúc mật độ rừng nơi loài Thiết sam giả lá ngắn phân bố
Số loài/ | Mật độ (Cây/ha) | Tỷ lệ % |
OTC | Lâm phần | Thiết sam giả lá ngắn | Thiết sam giả lá ngắn | |
Sườn | 13 | 612 | 377 | 61,64 |
Đỉnh | 12 | 518 | 265 | 51,14 |
TB | 12,5 | 564 | 321 | 56,4 |
Kết quả bảng 3.5 cho thấy, mật độ rừng ở vị trí sườn núi đá nơi có loài Thiết sam giả lá ngắn là 612 cây/ha. Mật độ của loài Thiết sam giả lá ngắn ở vị trí sườn núi là 377 cây/ha. Ở vị trí đỉnh núi mật độ của rừng là 518 cây/ha; mật độ loài Thiết sam giả lá ngắn là 265 cây/ha. Số loài cây gỗ ở rừng chỉ từ 12-13 loài, với thành phần loài như vậy có thể thấy đây là kiểu rừng có thành phần loài kém đa dạng, trong đó, loài Thiết sam giả lá ngắn là loài chiếm ưu thế của rừng với tỷ lệ mật độ chiếm từ 51,14% ở đỉnh núi đến 61,64 ở vị trí sườn núi.
Bảng 3.6. Cấu trúc tổ thành rừng có loài Thiết sam giả lá ngắn phân bố tại vị trí sườn núi
Loài cây | Mật độ (Cây/ha) | N% | G% | IV% | |
1 | Thiết sam giả lá ngắn | 377 | 61,64 | 70,71 | 66,17 |
2 | Sồi phảng | 50 | 8,18 | 5,28 | 6,73 |
3 | Cẩm chỉ | 42 | 6,92 | 5,88 | 6,40 |
3 loài chính | 469 | 76,73 | 81,86 | 79,30 | |
10 loài khác | 142 | 23,27 | 18,14 | 20,7 | |
Tổng | 612 | 100 | 100 | 100 |
Kết quả bảng 3.6 cho thấy, ở vị trí này có 13 loài cây gỗ xuất hiện, tổ thành rừng tự nhiên ở vị trí sườn núi nơi loài Thiết sam giả lá ngắn phân bố rất đơn giản, chỉ có 3 loài chiếm ưu thế tham gia vào công thức tổ thành rừng là Thiết sam giả lá ngắn, Sồi phảng, Cẩm chỉ, với tổng chỉ số IVI % là 79,3%, trong