Tình Hình Kinh Tế - Xã Hội Khu Vực Nghiên Cứu


Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt và nước ngầm. Nước mặt phân bố chủ yếu ở hệ thống sông, suối, ao, hồ,... và nguồn nước ngầm tập trung ở các thung lũng.

Đặc điểm chung của huyện nơi vùng núi đá vôi cao có nhiều hang động catxtơ, nên nguồn nước mặt cũng như nguồn nước ngầm rất nghèo, gây khó khăn cho những xã vùng cao núi đá của huyện.

* Tài nguyên rừng

Đất lâm nghiệp hiện nay tính toàn huyện có: 71.876,67 ha chiếm 85,65

% diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất có rừng là 54.689,72 ha, trong đó có: rừng sản xuất 1.567,09 ha; rừng phòng hộ 50.038,63 ha và rừng đặc dụng 3.093,00 ha.

Nhiều loại gỗ quý như Lát, Nghiến, Thiết sam giả lá ngắn, gỗ nhóm 1, 2, 3 tuy đã được chăm sóc bảo vệ nhưng tỷ lệ còn lại rất ít, chủ yếu là rừng tái sinh; hiện còn chủ yếu là chủng loại cây thuộc nhóm 4, 5, 6. Về rừng trồng, ngoài thông và sa mộc, cây trúc sào là cây có giá trị kinh tế đang được nhiều địa phương quan tâm phát triển. Trên rừng còn có nhiều động vật hoang dã, các loại lâm sản có khả năng khai thác như: Măng, Nấm hương, Mộc nhĩ, Sa nhân, Thảo quả đang bị khai thác vô tổ chức, không có kế hoạch bảo vệ nguồn gen lâu dài.

b. Điều kiện khí hậu - thủy văn

* Điều kiện khí hậu

Huyện Nguyên Bình thuộc vùng khí hậu á nhiệt đới với 2 mùa rò rệt:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.

- Mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc khô hanh, thường xảy ra những đợt rét đậm kéo dài kèm theo sương muối (tháng 12 và tháng 1, tháng 2). Độ ẩm không khí trung bình 82%/năm. Lượng bốc hơi bình quân trong năm 831,6mm, lượng bốc hơi lớn tập trung từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, do đó trong các tháng này thường xuyên xảy ra khô hạn.


Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng & L.K.Fu, 1975 tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng - 5

- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm, lượng mưa trung bình 1200mm. Trong đó mưa lớn nhất trung bình 2.043,7mm. Lượng mưa trong năm phân bố không đều thường tập trung vào các tháng 6, tháng 7 và tháng

8. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 200C, cao nhất khoảng 35 - 360C, thấp nhất từ 00C đến 60C.

+ Gió bão: Gió Đông Nam và Đông Bắc là 2 hướng gió chủ đạo của huyện, tốc độ trung bình 1,4 m/giây, mạnh nhất lên đến 20 m/giây, bị ảnh hưởng bởi bão và áp thấp nhiệt đới. Sương muối năm nào cũng tập trung vào tháng giêng, tháng 2 ít nhất 2 - 3 ngày, có nơi có năm kéo dài 5 - 7 ngày, sương mù thường xuyên xuất hiện ở những vùng núi khe sâu, kéo dài thời gian từ 2 - 4 giờ/ngày.

* Điều kiện thủy văn

Chế độ thủy văn các con sông phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa và khả năng điều tiết của lưu vực. Do đó, cùng với diễn biến lượng mưa hàng tháng trong năm thì chế độ thủy văn trên các con sông cũng thay đổi theo hai mùa rò rệt, mùa lũ và mùa cạn. Đa số các con sông, suối trên địa bàn huyện Nguyên Bình đều bắt nguồn từ những dãy núi cao trên 1.000 m ở các xã Thành Công, Hưng Đạo, Quang Thành, Tam Kim, Hoa Thám chảy về Hoà An. Sông lớn nhất của huyện là sông Hiến. Ngoài ra, huyện còn có 2 con sông nhỏ chảy qua là sông Năng và sông Nguyên Bình (sông Năng chảy dọc địa giới giữa Nguyên Bình với Ba Bể rồi chảy về Bắc Kạn; sông Nguyên Bình bắt nguồn từ những dãy núi cao Tĩnh Túc chảy qua xã Thể Dục, thị trấn Nguyên Bình, xã Bắc Hợp rồi chảy ra Hoà An).

1.3.2. Tình hình kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu

1.3.2.1. Dân tộc, dân số

Trên địa bàn toàn huyện Nguyên Bình có 07 dân tộc sinh sống. Tổng dân số toàn huyện là 39 644 người. Mật độ dân số bình quân chung của huyện là 47 người/km2. Dân cư của huyện phân bố không đồng đều giữa các xã. Nơi có mật


độ đông dân nhất là Thị trấn Nguyên Bình 207 người/km2 và Thị trấn Tĩnh Túc 165 người/km2. Nơi có mật độ thấp nhất là xã Thịnh Vượng 16 người/km2.

1.3.2.2. Lao động, việc làm và đời sống dân cư

Lao động trên địa bàn huyện chủ yếu là theo mùa vụ, do vậy hướng giải quyết việc làm là khắc phục tình trạng bán thất nghiệp bằng các hình thức đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi. Đầu tư thâm canh tăng vụ, nâng cao giá trị sản xuất của ruộng đất, phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề, phát triển kinh tế dịch vụ. Tạo điều kiện cho nhân dân được vay vốn lãi suất ưu đãi, đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm nhằm trang bị cho nông dân kiến thức thâm canh, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

1.3.2.3. Thực trạng phát triển kinh tế

* Sản xuất nông nghiệp

Nền nông nghiệp của huyện chủ yếu là độc canh cây lương thực, sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính của huyện, nguồn thu nhập chính của đại bộ phận dân cư trong huyện. Trong những năm qua dưới sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền huyện, ngành nông nghiệp đã có những chuyển biến rò nét và thu được kết quả nhất định. Sản xuất nông nghiệp của huyện có sự phát triển đáng kể, bước đầu thực hiện có hiệu quả việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất tập trung, thâm canh tăng năng xuất.

Áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp: Đã đạt được một số tiến bộ về giống nên giá trị sản xuất nông nghiệp có nâng lên, đặc biệt là giá trị sản xuất từ cây dong giềng, cây mía, cây thuốc lá. Mức độ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp cũng đã và đang dần phát triển, tuy nhiên do điều kiện địa hình, kinh tế khó khăn nên việc cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp chưa được phổ biến.

- Trồng trọt


Cây trồng nông nghiệp huyện Nguyên Bình chủ yếu là cây lúa, cây ngô và các loại cây khác như: khoai, sắn, rau đậu các loại. Ngoài ra, một số dược liệu có giá trị cũng từng bước được đầu tư trồng và chăm sóc như sa nhân, sâm đất, …

- Chăn nuôi

Những năm gần đây, chăn nuôi đại gia sức được chú trọng; chăn nuôi lợn, gia cầm cũng được quan tâm phát triển. Ở nhiều xã, chăn nuôi gia cầm cũng có nhiều tiến bộ, song cơ cấu giống gia súc, gia cầm vẫn chủ yếu là giống cũ của địa phương. Chăn nuôi ở nhiều vùng vẫn còn duy trì theo phương thức thả rông, ít được đầu tư, do vậy năng suất thấp, dịch bệnh cũng dễ lây lan, khó kiểm soát, ngăn chặn.

- Nuôi trồng thủy sản:

Do điều kiện tự nhiên của huyện không thuận lợi nên việc nuôi trồng thủy sản trong những năm qua chưa phát triển và tỷ trọng chưa đáng kể trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Đến nay mới có gần 40,5 ha ao, hồ chủ yếu ở các xã Tam Kim, Minh Tâm, Thị trấn Nguyên Bình, Minh Thanh, một số ít còn lại ở các Lang Môn, Bắc Hợp, Thể Dục, Quang Thành. Tình hình sản xuất nhỏ lẻ chưa có đầu tư lớn và chưa coi trọng kỹ thuật, nên hiệu quả chưa cao, sản phẩm chưa trở thành hàng hóa, chủ yếu để cải thiện đời sống, tự cung tự cấp.

* Sản xuất lâm nghiệp

Rừng núi chiếm đại đa số diện tích tự nhiên ở các xã. Hầu hết là rừng tự nhiên đã được tổ chức giao khoán đến từng hộ quản lý khoanh nuôi và bảo vệ. Thực hiện mục tiêu phủ xanh đất trống đồi núi trọc và phát triển kinh tế rừng, huyện đã tiếp tục triển khai giao đất, giao rừng, trồng rừng, chăm sóc khoanh nuôi bảo vệ rừng. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 3 doanh nghiệp đang đầu tư trồng rừng sản xuất gắn với chế biến. Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng phá rừng làm nương rẫy, khai thác vận chuyển tài nguyên rừng trái phép.


Công tác quy hoạch, quản lý, bảo vệ rừng được các cấp ủy, chính quyền và các ngành quan tâm thực hiện tốt, đã thu hút được các nhà đầu tư tham gia khai thác và trồng rừng kinh tế, 5 năm gần đây trồng được khoảng >9000 ha, nâng tỷ lệ che phủ rừng. Trong những năm qua rừng đã được phục hồi và phát triển, thảm thực vật khá phong phú nhưng tỷ lệ các nhóm gỗ quý như Lát, Nghiến còn rất ít. Việc phát triển kinh tế rừng còn hạn chế.

Tóm lại: Trong những năm qua ngành kinh tế nông, lâm nghiệp huyện Nguyên Bình đã có những thành công nhất định qua các năm sản xuất nông, lâm nghiệp được tăng lên. Tuy nhiên, huyện Nguyên Bình vẫn còn nhiều khó khăn hạn chế nhất định như: Trình độ dân trí thấp, địa hình hoạt động phức tạp, khó khăn về nước sinh hoạt, nước phục vụ sản xuất, phương thức sản xuất lạc hậu, qui mô sản xuất nhỏ lẻ chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và khai thác tiềm năng nông nghiệp của huyện. Để đạt được mục tiêu kinh tế của huyện giai đoạn 2018 - 2020 trong cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp của huyện cần phải thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, thâm canh tăng năng xuất và tăng khối lượng hàng hóa (cây công nghiệp và chăn nuôi).

1.3.2.4. Thực trạng cơ sở hạ tầng

Đến nay 100% các xã đã có đường ô tô đến trung tâm xã, đảm bảo phục vụ chuyên chở hàng hóa và đi lại của nhân dân trên địa bàn, có 03 xã chưa được cứng hóa mặt đường đến trung tâm xã, gồm có: xã Bắc Hợp, xã Hưng Đạo; xã Mai Long. Có 186 xóm có đường ô tô đến trung tâm xóm bằng 88,6%/tổng số xóm; có 16 xóm có đường xe máy đến trung tâm xóm bằng 7,6%/tổng số xóm; còn 8 xóm đi bộ theo đường mòn bằng 3,8%/tổng số xóm. Số xã có đường ô tô đến trung tâm xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đảm bảo tiêu chuẩn và cấp kỹ thuật theo quy định của Bộ giao thông vận tải đạt 17/20 xã, tỷ lệ 85%/tổng số xã. Số thôn, bản có đường trục giao thông đến trung tâm xóm 202/210 xóm, tỷ lệ 96,2%/tổng số xóm.


1.4. Thảo luận và xác định vấn đề nghiên cứu

Từ phân tích các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về các loài Thông và loài Thiết sam giả lá ngắn có thể rút ra một số nhận xét như sau:

Thông là một trong những nhóm cây quan trọng nhất trên thế giới, có vai trò rất lớn về mặt sinh thái và kinh tế. So với các loài thực vật khác thì các loài thuộc ngành Thông có nguy cơ bị đe dọa cao, có nhiều loài đã được nghiên cứu bảo tồn, tuy nhiên loài Thiết sam giả lá ngắn hiện chưa có một nghiên cứu nào được tiến hành, trong khi chúng lại đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa rất cao, là đối tượng bị khai thác mạnh ở địa phương. Hiện trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu khác nhau về hiện trạng bảo tồn các loài Thông quý hiếm nói riêng và các loài thực vật nói chung, những nghiên cứu cũng đề cập đến đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và đề xuất được một số giải pháp bảo tồn và phát triển.

Thiết sam giả lá ngắn là một loài thuộc họ Thông của Việt Nam, mới được phát hiện trong những năm gần đây, chưa có tên trong danh lục thực vật của Việt Nam (2001), gỗ có giá trị về mặt kinh tế, được người dân sử dụng làm các đồ dùng trong gia đình, nhưng ở Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu về cơ sở khoa học để bảo tồn loài này. Năm 2016, đã có Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W. C Cheng & L. K. Fu, 1975) tại tỉnh Hà Giang của tác giả Lê Văn Phúc, đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về đặc điểm sinh học, sinh thái, cấu tạo giải phẫu lá của loài Thiết sam giả lá ngắn - một loài mới được phát hiện ở Việt Nam và đang có nguy cơ bị đe dọa cao. Đã thử nghiệm thành công nhân giống bằng hom cho loài Thiết sam giả lá ngắn. Tuy nhiên, những nghiên cứu tại một địa điểm cụ thể như ở huyện Nguyên Bình thì chưa được nghiên cứu và cần có những cách đánh giá để đưa ra giải pháp bảo vệ và phát triển.


CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: là loài Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia

W. C Cheng & L. K. Fu, 1975) phân bố tự nhiên ở huyện Nguyên Bình.

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung vào nghiên cứu đặc điểm sinh học (hình thái, vật hậu), đặc điểm sinh thái (địa hình, đất, khí hậu, cấu trúc quần xã thực vật), hiện trạng tái sinh của loài Thiết sam giả lá ngắn và các nhân tố ảnh hưởng đến loài Thiết sam giả lá ngắn tại khu vực nghiên cứu.

- Địa điểm nghiên cứu: Đề tài tiến hành nghiên cứu tại 2 xã: Xã Triệu Nguyên và xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, đây là 2 xã có loài Thiết sam giả lá ngắn phân bố.

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2019 – 8/2020.

2.2. Nội dung nghiên cứu

(1). Đặc điểm hình thái, vật hậu và đặc điểm phân bố theo độ cao của loài Thiết sam giả lá ngắn;

(2). Đặc điểm lâm học loài Thiết sam giả lá ngắn;

(3). Đề xuất một số giải pháp quản lý, bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp luận

Hệ sinh thái được cấu tạo từ quần xã sinh vật và các đơn vị của tự nhiên như ngoại mạo, thổ nhưỡng, khí hậu… trong đó sự đa dạng của thảm thực vật có vai trò quyết định tới sự tồn tại, sinh sống và phát triển của cả hệ sinh thái. Bởi sự đa dạng của thảm thực vật sẽ quyết định mức độ phong phú về thành phần loài và các dấu hiệu khác. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, mỗi loài thực vật đều có tính thích ứng riêng với điều kiện hoàn cảnh và môi trường sống. Vì vậy, mỗi loài thực vật đều có khu phân bố riêng đặc trưng mang tính thích ứng. Từ khi thực vật tái sinh, sinh trưởng, phát triển cho đến khi bị diệt vong, cây rừng luôn ở một vị trí nhất định, toàn bộ quá trình biến đổi của cây theo hoàn cảnh và mọi tác động trở lại với cây đều xẩy ra trong hoàn cảnh và


môi trường sống của chúng. Đặc điểm về hình thái, sinh thái, tái sinh tự nhiên của loài Thiết sam giả lá ngắn sẽ được xem xét theo một hệ thống các phương pháp tiếp cận.


Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn

Xử lý, phân tích số liệu và viết báo cáo

Để giải quyết vấn đề đặt ra, các bước nghiên cứu được hệ thống hoá theo sơ đồ sau:


XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu tài liệu thứ cấp

Khảo sát thực địa chọn địa điểm nghiên cứu

Thiết lập tuyến điều tra

lập ô tiêu chuẩn

Thu thập số liệu

Đặc điểm sinh học, sinh thái loài Thiết sam giả lá

Đặc điểm lâm học loài Thiết sam giả lá ngắn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/07/2022