Nghiên Cứu Tình Huống Điều Chỉnh Hoặc Làm Giả Hồ Sơ, Tài Liệu



- Các hình thức xử phạt không có tính răn đe, không tương xứng với thu nhập từ hoạt động gian lận hoặc không tương xứng với thiệt hại mà hành vi của đối tượng đã gây ra cho các nhà đầu tư khác và thị trường chứng khoán.

- Hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập dẫn đến đánh giá không đúng mức độ và loại tội phạm.

Cách thức thực hiện hành vi gian lận nói trên:

- Công bố thông tin sai lệch hoặc gây hiểu lầm nhằm gây ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán đó trên thị trường.

Phân tích tương tự với tình huống công bố thông tin sai lệch TH13, TH15, TH16, TH17 (bảng 2.4) tác giả tổng hợp các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận vào bảng

3.1 và các cách thức thực hiện hành vi gian lận ở bảng 3.2.

3.2.1.4 Nghiên cứu tình huống điều chỉnh hoặc làm giả hồ sơ, tài liệu

Phân tích tình huống điều chỉnh hoặc làm giả hồ sơ, tài liệu đối với cổ phiếu MTM (TH20 bảng 2.5)

Đây là trường hợp điển hình cho thực trạng công ty được thành lập nhưng không hề có hoạt động kinh doanh, hồ sơ chào bán chứng khoán vượt qua các cấp quản lý, giám sát để chào bán chứng khoán ra công chúng. Các đối tượng đã làm giả hồ sơ góp vốn, thông đồng làm giả các chứng từ ngân hàng, làm giả hợp đồng giao dịch, chứng từ mua bán để hạch toán sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo thuế. Vi phạm mang tính thông đồng với nhiều cá nhân ở nhiều vị trí, ở các cơ quan, tổ chức. Các hành vi nói trên đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường chứng khoán và gây thiệt hại hơn 56 tỷ đồng cho các nhà đầu tư. Thể hiện nhiều lỗ hổng trong quản lý, giám sát phát hành và giao dịch chứng khoán.

Làm giả hồ sơ chào bán chứng khoán, lập hồ sơ khống.

CTCP Mỏ và xuất khập khẩu khoáng sản miền Trung (MTM) được thành lập từ năm 2007 có trụ sở ở TP Vinh, Nghệ An, với vốn điều lệ 10 tỷ đồng. Năm 2008, MTM được cấp phép khai thác khoáng sản trong 5 năm, nhưng Công ty chưa tiến hành khai thác và không có hoạt động kinh doanh.

Đến năm 2010, N.V.D mua lại hồ sơ Công ty MTM với giá 3 tỷ đồng. Mặc dù công ty không hoạt động kinh doanh, không có vốn nhưng N.V.D vẫn tìm cách làm giả hồ sơ để đưa cổ phiếu MTM đăng ký giao dịch UPCoM. D chỉ đạo các em gái và người quen làm giả hồ sơ để đủ điều kiện niêm yết. Bao gồm làm giả danh sách 103 cổ đông, làm giả chứng



từ tăng vốn công ty lên 310 tỷ đồng, làm giả các hợp đồng mua bán, góp vốn, làm giả hợp đồng mua bán, góp vốn liên kết, phiếu thu, phiếu chi. Lập khống các chứng từ ngân hàng giữa MTM với các công ty do D và họ hàng, người quen đứng tên… để tạo doanh thu.

Sau khi hoàn thiện hồ sơ, D nộp hồ sơ gửi HNX để đăng ký niêm yết. Sự việc chưa xong thì ngày 29/5/2015, đối tượng này bị khởi tố, bắt tạm giam vì hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức; trốn thuế và vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng ở một vụ án khác.

Tháng 6/2015, T.H.T và P.T.C tiếp cận hồ sơ MTM từ vợ của D với thỏa thuận nếu cổ phiếu được giao dịch trên TTCK, mỗi bên sẽ sở hữu 50% trong tổng số 31 triệu cổ phiếu MTM (tương đương 155 tỷ đồng). 3 đối tượng này thống nhất sử dụng hồ sơ hiện có để đưa cổ phiếu MTM đăng ký giao dịch trên UPCoM và ngày 15/4/2016 là ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu này.

Để làm giả được hồ sơ nói trên, T và C đã móc nối với các cán bộ của ngân hàng liên quan làm giả 143 chứng từ ủy nhiệm chi/nộp - rút tiền với tổng số 485 tỷ đồng bằng cách hạch toán dòng tiền tệ trên hệ thống phần mềm (mỗi giao dịch cách nhau vài phút). Các tài liệu này được sử dụng để hạch toán sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo thuế.

Tháng 4/2014, Công ty MTM thuê các công ty kiểm toán các báo cáo tài chính. Mặc dù không trực tiếp làm việc với Ban Giám đốc, kế toán trưởng mà chỉ căn cứ vào hồ sơ, chứng từ được cung cấp, không soát xét kỹ hồ sơ nhưng các đơn vị kiểm toán vẫn đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần.

Theo kết quả điều tra vụ án hình sự, nhóm 15 bị cáo bị truy tố trong vụ án MTM, các bị can đã làm giả chứng từ, hồ sơ kế toán, hồ sơ công ty đại chúng của; lập khống hồ sơ đăng ký giao dịch; tạo cung cầu giả tạo để bán cổ phiếu MTM trên thị trường Upcom, lừa đảo chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư cổ phiếu.

Cơ quan điều tra xác định tổng số tiền các nhà đầu tư bị thiệt hại là hơn 56 tỷ đồng. Chỉ có 69 tài khoản có lãi, 13 tài khoản hòa vốn. Có 1.064 cá nhân sở hữu số tài khoản thua lỗ vì sở hữu cổ phiếu MTM. Ngày 7/5/2019, nhóm các đối tượng bị tòa tuyên các án phạt từ 18 tháng tù - 4 năm tù vì các tội danh làm giả hồ sơ, tài liệu nói trên.

Các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận:

- Đặc điểm của đơn vị có nhiều giao dịch bất thường, phức tạp.

- Đặc điểm của đơn vị là có giao dịch của các bên liên quan, công ty con - công ty mẹ, đơn vị liên kết



- T.H.T đã lợi dụng vị trí, quyền lực của mình để chỉ đạo các đối tượng khác thực hiện hành vi gian lận, các cán bộ ngân hàng vi phạm cũng đã lợi dụng vị trí của mình để làm giả các chứng từ, hạch toán giao dịch.

- Sự chồng chéo, thiếu phối hợp hiệu quả của các cơ quan quản lý, khiến rất nhiều công ty thành lập, tồn tại nhưng không thực sự hoạt động kinh doanh; hồ sơ gian lận vượt qua nhiều cấp cơ quan quản lý để chào bán chứng khoán tới các nhà đầu tư.

- Đơn vị kiểm toán không thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

- Các biện pháp xử phạt trên thị trường chứng khoán chưa kịp thời. Các hình thức xử phạt trước đó chưa có tính răn đe.

- Sự thông đồng, lợi ích của các đối tượng liên quan.

Cách thức thực hiện hành vi gian lận nói trên:

- Làm giả các hồ sơ chào bán chứng khoán

- Tạo dựng số liệu báo cáo tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh

- Làm giả các chứng từ giao dịch tiền và hàng hóa

- Công bố thông tin sai lệch nghiêm trọng dẫn đến các quyết định sai lầm của nhà đầu tư.

Phân tích tương tự với tình huống làm giả hồ sơ, tài liệu ở TH18, TH19, TH21 (bảng 2.5) tác giả tổng hợp các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận vào bảng 3.1 và các cách thức thực hiện hành vi gian lận ở bảng 3.2. Đồng thời, tổng hợp một số đặc điểm của hành vi điều chỉnh hoặc làm giả hồ sơ, tài liệu trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay như sau:

- Hành vi điều chỉnh hoặc làm giả hồ sơ thường rất tinh vi, phức tạp, có sự kết hợp nhiều thao tác và có tính thông đồng.

- Một số dấu hiệu hành vi gian lận là lợi nhuận không tương xứng với vị trí công ty trong ngành, nghề, lĩnh vực; lợi nhuận được tạo ra từ các giao dịch đáng ngờ; lưu ý ngoại trừ của đơn vị kiểm toán; vi phạm trong công bố thông tin; đơn vị tư vấn hoặc các đối tác quan trọng, cổ đông lớn thoái vốn; có đơn thư tố cáo.

3.2.1.5 Nghiên cứu tình huống đan xen nhiều hành vi gian lận

Các đối tượng gian lận ngày càng tinh vi, phức tạp với thực hiện kết hợp nhiều loại hành vi gian lận, có thể là điều chỉnh, làm giả hồ sơ tài liệu kết hợp công bố thông tin sai lệch để thực hiện giao dịch nội gián và thao túng giá; hoặc thao túng giá để giao dịch nội gián và ngược lại…



Phân tích tình huống đan xen nhiều hành vi gian lận đối với cổ phiếu DVD (TH22 bảng 2.6)

Đây là một vụ án phức tạp với nhiều sai phạm. Đối tượng cùng nhóm của mình đã lập ra nhiều công ty với các hồ sơ, hợp đồng giả lừa đảo các nhà đầu tư và các ngân hàng. Đáng chú ý, công ty chứng khoán tư vấn niêm yết có động thái rút vốn ngay sau khi công ty niêm yết, còn công ty kiểm toán thuộc Big4 nhưng đã không phát hiện được gian lận báo cáo tài chính. Các sai phạm của DVD chỉ bắt đầu được phát hiện sau những lá đơn tố cáo của các cổ đông.

Cổ phiếu DVD niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán TP. HCM vào cuối năm 2009. Đầu tháng 9/2010, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận được đơn kiến nghị của một số nhà đầu tư chỉ ít ngày sau khi đợt chào bán cổ phiếu mới của DVD được cấp phép. Qua kiểm tra, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phát hiện bản cáo bạch là nguyên bản cũ từ đợt niêm yết lần đầu năm 2009 chứ không phải bản mới phục vụ cho đợt chào bán 2010. Sau đó, phía công ty đã giải trình và cam kết về các thông tin cung cấp. Do đó, đợt chào bán được tiếp tục thực hiện. Đến ngày 24/9/2010, Ủy ban chứng khoán Nhà nước lại nhận được đơn thư về việc giả mạo chữ ký trong Bản cáo bạch chào bán chứng khoán ra công chúng. Kết quả kiểm tra cho thấy công ty mắc khá nhiều sai phạm về quản trị, công bố thông tin, báo cáo tài chính. Từ đây, các gian lận của DVD dần hé lộ.

Tạo doanh thu ảo, gian lận báo cáo tài chính

L.V.D và 1 số đối tượng lập nhờ người thân và bạn bè đứng tên lập ra nhiều công ty để kinh doanh lòng vòng, tạo doanh thu ảo, lập các hợp đồng có giá trị lớn... nhằm đưa công ty chào bán cổ phiếu ra công chúng và để đáp ứng các tiêu chuẩn niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM. Hầu hết các giao dịch lớn của công ty đều với đơn vị liên kết. Đặc biệt với 3 đối tác là công ty cổ phần Liên doanh LiLy Pháp (LOF), công ty cổ phần Quốc tế Viễn Đông, Công ty Phát triển Thương mại và Kỹ thuật Hoàn Thiện. Các công ty này đều do L.V.D thành lập, góp vốn và nhờ người quen đứng tên hộ. Nhờ sự sở hữu nói trên, DVD đã thổi phồng doanh thu ảo. Báo cáo tài chính do Ernst &Young kiểm toán năm 2009, lợi nhuận sau thuế của DVD là 108,7 tỷ đồng, tăng 335,8% so với năm 2008. Đây là con số bất thường bởi chỉ có 1 số lĩnh vực đặc thù như bất động sản mới có thể có doanh thu đột biến như vậy. Ngoài ra, đà tăng doanh thu dưới 60%, các khoản phải thu tăng gần 233% so với năm 2008 nhưng lợi nhuận sau thuế năm 2009 tăng hơn 300%. Các khoản phải thu từ các đối tác ngoại (qua điều tra là không có thực) đã hơn 200 tỷ đồng.



Công bố các thông tin sai lệch

Ngày 17/11/2010, tại biên bản làm việc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, công ty thừa nhận về việc đưa các thông tin về Công ty YVERRY trong Bản cáo bạch là sai lệch. Nhằm thổi phồng hình ảnh, giá trị của công ty. Ngoài ra, công ty đã sử dụng vốn sai mục đích so với kế hoạch khi chào bán cổ phiếu ra công chúng. Kế hoạch trong bản cáo bạch là để đầu tư xây dựng nhà máy LOF với tổng mức đầu tư 450 tỷ đồng, góp nốt phần vốn còn thiếu 100 tỷ; Bổ sung vốn lưu động để mở rộng phát triển sản phẩm mới, hình thành thương hiệu mạnh 41,8 tỷ đồng. Thực chất mục đích sử dụng là để trả nợ ngân hàng đã đến hạn.

Làm giả hồ sơ, tài liệu, lập hợp đồng khống

Đầu năm 2010, để có tiền đảo nợ cho khoản vay 100 tỷ đồng đến hạn tại Ngân hàng An Bình, D có chỉ đạo cầm cố hơn 1.140 nghìn cổ phiếu của mình và Đ.X.H, Thành viên hội đồng quản trị DVD kiêm Tổng giám đốc LOF. Đồng thời chỉ đạo cấp dưới là C.H.V - Phó tổng giám đốc kiêm Kế toán trưởng DVD, xây dựng hồ sơ vay vốn cho ông D và ông

H. Bà C.H.V đã làm giả toàn bộ số giấy tờ gồm Hợp đồng góp vốn, Biên bản họp Hội đồng quản trị; phụ lục hợp đồng góp vốn để hợp thức hồ sơ vay vốn ngân hàng. Phía Ngân hàng

A.B giải ngân số tiền 61 tỷ đồng vào tài khoản của DVD. 6 tháng sau, D và V đã chỉ đạo 1 số nhân viên làm giả các hợp đồng mua bán giữa LOF với công ty con của DVD là Công ty Thực phẩm Châu Úc và Công ty Dược phẩm Savi để vay 83,5 tỷ đồng tại ngân hàng Tiên Phong với mục đích cho LOF vay vốn phục vụ sản xuất - kinh doanh.

Thao túng giá chứng khoán

Đối tượng L.V.D kết hợp với việc tạo doanh thu ảo, công bố thông tin sai lệch, làm giả hồ sơ, tài liệu tạo điều kiện dễ dàng hơn trong thao túng giá. Ngược lại, đối tượng cũng thực hiện thao túng giá để tạo hình ảnh, uy tín cho DVD.

L.V.D đã mượn bạn bè, người quen 12 tài khoản tại nhiều công ty chứng khoán để tiến hành giao dịch mua, bán cổ phiếu DVD. Đối tượng nhiều lần thực hiện giao dịch khớp chéo giữa các tài khoản trong nhóm sau đó ứng trước tiền bán chuyển sang tài khoản mua để thanh toán cho tài khoản bán. Cùng với sự trợ giúp của L.M.T là nhân viên môi giới phụ trách các tài khoản trong nhóm tại SBS, T còn chọn khoảng thời gian ít có giao dịch để đảm bảo khớp trong nhóm hoặc thời gian có mức giá thấp để thực hiện khớp lệnh tạo ra mức giá cao hơn.

Ngoài ra, để làm tăng tính thanh khoản, tăng giá và tạo giá trị ảo cho cổ phiếu DVD để thu hút nhà đầu tư, cũng như phục vụ việc niêm yết, chào bán chứng khoán,

L.V.D cùng đồng bọn còn đề ra mục tiêu thâu tóm, sáp nhập công ty Dược phẩm Hà



Tây (DHT) vì công ty này có hệ thống sản xuất, bán hàng tốt và có nhiều bất động sản nên đồng thời thao túng giá cổ phiếu DHT cũng với chiêu thức tương tự.

D_DVD

(Chủ tịch HĐQT)

Chỉ đạo làm

hợp đồng khống

Duyệt hợp đồng

Y/c H ký

H

Tổng GĐ LOF

Ngày 30/12, tòa tuyên án L.V.D 4 năm tù, L.V.M nhận án 2 năm, L.M.T 12 tháng tù treo, còn N.V.V bị phạt 12 tháng 26 ngày tù. Hành vi “cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán”, “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”, đang được tách ra xử lý trong một vụ án khác.


Chỉ đạo làm

hợp đồng khống, UNC

Y/c T

đóng dấu

V _DVD

(Kế toán trưởng, Phó tổng GĐTC)


N_DVD

Kế toán

C_DVD

Trưởng ban kiểm soát

Ký giả bà Y

(Bà Y đứng tên hộ tại cty Châu Úc)

Chỉ đạo scan

chữ ký, con dấu

L_DVD

(Nhân viên)

T

(Kế toán trưởng LOF)

Hình 3.4: Quy trình lập hợp đồng khống tại DVD



Các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận:

- Đặc điểm của đơn vị có nhiều giao dịch bất thường, phức tạp.

- Đặc điểm của đơn vị là có giao dịch của các bên liên quan, công ty con - công ty mẹ, đơn vị liên kết.

- L.V.D và C.H.V đã lợi dụng vị trí, quyền lực của mình để chỉ đạo các đối tượng khác thực hiện hành vi gian lận. L.M.T lợi dụng vị trí là nhân viên tại công ty chứng khoán để giúp L.V.D thực hiện các thao tác cho việc thao túng giá được thuận lợi.

- Sự thông đồng, phối hợp giữa L.V.D và các đồng phạm.

- Cơ cấu tổ chức phức tạp, kiêm nhiệm và quản lý chồng chéo là cơ hội cho việc thực hiện các hành vi gian lận nêu trên.

- Đơn vị kiểm toán không thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

- Các biện pháp xử phạt trên thị trường chứng khoán chưa kịp thời. Các hình thức xử phạt trước đó chưa có tính răn đe.

Cách thức thực hiện hành vi gian lận nói trên:

- Dùng nhiều tài khoản để khớp chéo, tạo cung cầu giả tạo cho chứng khoán

- Cố tình giao dịch với khối lượng chi phối tại thời điểm xác định giá chốt phiên

đóng cửa.

- Làm giả các hồ sơ giấy tờ về hoạt động sản xuất kinh doanh

- Điều chỉnh số liệu báo cáo tài chính

- Công bố thông tin sai lệch gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho các nhà đầu tư

- Sử dụng thông tin nội bộ không công khai để giao dịch chứng khoán

Phân tích tương tự với tình huống làm giả hồ sơ, tài liệu ở TH23 (bảng 2.6) tác giả tổng hợp các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận vào bảng 3.1 và các cách thức thực hiện hành vi gian lận ở bảng 3.2. Đồng thời, tổng hợp một số đặc điểm của hành vi gian lận phức tạp, có tính chất đan xen nhiều loại hành vi gian lận:

- Các vụ gian lận có tính chất đan xen nhiều loại hành vi gian lận thường có tính chất phức tạp, tinh vi, có yếu tố thông đồng, nhiều đối tượng cùng lợi ích phối hợp thực hiện.

- Các đối tượng thường làm sai lệch báo cáo tài chính, làm giả hồ sơ, tài liệu để

có thể công bố thông tin sai lệch, tạo dựng giá trị ảo hoặc thổi phồng vị thế, uy tín, giá



trị của cổ phiếu. Kết hợp với việc sử dụng nhiều tài khoản trong nhóm để khớp chép, tạo cung cầu giả tạo làm giá chứng khoán. Ngược lại, các đối tượng cũng thực hiện thao túng giá để đẩy giá trị công ty lên cao, thổi phồng vị thế và giá trị công ty trong ngành, nghề, lĩnh vực hoặc bạn hàng, đối tác. Từ đó có thể thuận lợi hơn trong vay vốn ngân hàng, tiếp cận các nhà đầu tư, bạn hàng, đối tác.

3.2.1.6 Tổng hợp các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận và các cách thức thực hiện hành vi gian lận từ nghiên cứu tình huống điển hình

Từ việc phân tích các tình huống điển hình của các loại hành vi gian lận, các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận và các cách thức thực hiện hành vi gian lận được tổng hợp ở bảng 3.1 và 3.2 dưới đây. Từ đó, làm căn cứ xây dựng và thiết kế sơ bộ phiếu khảo sát cho nghiên cứu định lượng.

Bảng 3.1: Tổng hợp các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận từ nghiên cứu tình huống


- Người nội bộ, người có chức vụ quan trọng trong


doanh nghiệp có được các thông tin nội bộ chưa công bố


- Người có chức vụ quan trọng trong công ty lạm


dụng quyền lực, vị trí hoặc mối quan hệ để lôi kéo


nhân viên, người khác thực hiện hành vi gian lận.


- Có sự thông đồng của nhóm lợi ích gồm cổ đông


lớn, tổ chức phát hành, người quản lý công ty và

Yếu tố cơ hội do người nội bộ

công ty chứng khoán.

hoặc tổ chức phát hành

- Tổ chức phát hành có nhiều giao dịch bất thường,


phức tạp.


- Tổ chức phát hành có giao dịch của các bên liên


quan, công ty con - công ty mẹ, đơn vị liên kết


- Tổ chức phát hành có cơ cấu tổ chức phức tạp, quản


lý chồng chéo, một người kiêm nhiệm nhiều vị trí.


- Tổ chức phát hành không có chính sách chống gian


lận hoặc không quản lý tốt thông tin nội bộ.


Yếu tố cơ hội do nhà đầu tư thiếu hiểu biết hoặc tâm lý đám đông

- Nhà đầu tư không phân tích kỹ thông tin của báo cáo tài chính, bản cáo bạch…

- Mọi người dễ dàng cho mượn tài khoản chứng khoán đối với bạn bè, người quen.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Nghiên cứu hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 16

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 09/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí