Các Công Cụ Quản Lý Hành Vi Gian Lận Trên Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam



Từ bảng 3.19 có thể thấy, số tiền Ủy ban chứng khoán nhà nước xử phạt từ các hành vi gian lận gia tăng qua các năm. Tuy nhiên, các mức xử phạt được đánh giá là quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe dẫn đều nhiều trường hợp sẵn sàng chịu mức xử phạt thấp để hưởng mức lợi nhuận bất hợp pháp lớn hơn rất nhiều (qua phân tích các tình huống điển hình).

Luật chứng khoán số 54/2019/QH14 sẽ chính thức có hiệu lực từ năm 2021, song song với việc có các nghị định, văn bản hướng dẫn chi tiết mức xử phạt theo hướng bổ sung thêm các hành vi được coi là vi phạm và tăng mức phạt cho phù hợp với thực trạng và mức độ phát triển của thị trường.

Phương pháp giáo dục

Hàng năm, Ủy ban chứng khoán Nhà nước ban hành Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật đến cán bộ, công chức, nhà đầu tư, các chủ thể tham gia thị trường bằng nhiều hình thức như Hội nghị, Hội thảo, các khóa học, các khóa đào tạo bồi dưỡng... Giúp các chủ thể tham gia thị trường nắm bắt được các kiến thức pháp luật về thị trường chứng khoán nói chung, quyền và nghĩa vụ khi tham gia thị trường chứng khoán nói riêng.

Bên cạnh đó, công tác hỗ trợ pháp lý cho chủ thể tham gia thị trường như: tọa đàm với các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán; Hướng dẫn, giải đáp pháp luật cho các cá nhân, tổ chức thông qua Cổng Thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, qua đường dây nóng, bằng văn bản; Thực hiện công khai các quyết định xử phạt trong lĩnh vực chứng khoán.

Việc phổ biến, giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý về lĩnh vực chứng khoán đã tạo kênh thông tin pháp lý hữu ích đối với cán bộ, công chức của Ủy ban Chứng khoán, đặc biệt đối với các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường chứng khoán trong thời gian qua. Thông qua hoạt động này, các cơ chế, chính sách mới trong lĩnh vực chứng khoán được cơ quan quản lý cập nhật đầy đủ, kịp thời.

Tuy nhiên, các chuyên đề về các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán chưa được phổ biến đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân. Ủy ban chứng khoán và các công ty chứng khoán, các trường đại học chưa phối hợp tốt trong đào tạo, bồi dưỡng các nhà đầu tư về phòng ngừa, phát hiện các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán.

3.3.2.3 Các công cụ quản lý hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Ủy ban chứng khoán Nhà nước sử dụng kết hợp nhiều công cụ trong quản lý các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán.


Quản lý bằng pháp luật

Nghị định số 48/1998/NĐ-CP, Nghị định số 22/2000/NĐ-CP, Quyết định số 39/2000/QĐ-TTg là những văn bản pháp lý quan trọng để khởi động thị trường chứng khoán Việt Nam;

Giai đoạn hoàn thiện và phát triển thị trường (2000 - 2005), Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tiếp tục trình Chính phủ ban hành hàng loạt văn bản pháp lý quan trọng cho phát triển thị trường. Tiêu biểu như Nghị định 144, Nghị định 161/NĐ-CP, Quyết định 146/2003/QĐ-TTg, Quyết định 238/2005/QĐ-TTg. Đây là những văn bản pháp luật quan trọng để chuẩn bị cho việc soạn thảo và ban hành Luật chứng khoán;

Luật Chứng khoán được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 29/6/2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2007 đã góp phần tạo môi trường minh bạch cho hoạt động kinh doanh, đầu tư chứng khoán, đã phản ánh được thực tiễn và sự vận động của thị trường chứng khoán Việt Nam, bước đầu tiếp cận với thông lệ quốc tế, nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, trên cơ sở đó tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển, có khả năng hội nhập với thị trường vốn quốc tế và khu vực. Năm 2010, Luật được sửa đổi, bổ sung để đảm bảo lộ trình thực hiện các cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ chứng khoán khi gia nhập WTO, việc mở cửa thị trường dịch vụ chứng khoán hoàn toàn vào năm 2012. Bên cạnh đó, các văn bản dưới Luật như Nghị định, Thông tư được ban hành và thực thi. Tuy nhiên, có những bất cập nảy sinh trong quá trình triển khai thực hiện. Theo quy định hiện hành thì hệ thống văn bản pháp lý chuyên ngành về việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán nằm dưới Luật xử lý vi phạm hành chính do đó rất khó khăn trong việc xác định cơ chế đặc thù trong hoạt động phát hiện và xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán.

Việc xử phạt hành chính hiện nay được căn cứ vào “Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (Nghị định số 108/2013/NĐ- CP) được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 1 và Khoản 35 Điều 1 Nghị định số 145/2016/NĐ-CP ngày 01/11/2016”. Tuy nhiên, thực tiễn thị trường cho thấy nhiều những hành vi gian lận gây thiệt hại lớn tới các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán nhưng mức xử phạt còn nhẹ không có tính răn đe, do đó Bộ Luật Hình sự số 100/2015/QH13 ban hành ngày 27/11/2015 đã quy định đối với các tội danh trong lĩnh vực chứng khoán. Các hành vi gian lận trong Đối với những hành vi gian lận có tính chất nghiêm trọng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ hành vi gian lận từ 500 triệu có thể bị



khởi tố hình sự. Việc xử lý hình sự có thể bao gồm phạt tiền từ 100 triệu VNĐ đến 5 tỷ đồng đối với cá nhân, cải tạo không giam giữ, phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm tùy mức độ, cấm hành nghề chứng khoán hoặc cấm tham gia giao dịch chứng khoán. Đây được xem là một tiền đề quan trọng thể hiện tính răn đe trong quản lý thị trường chứng khoán.

Thực tiễn mới tiếp tục phát sinh những nội dung cần được đưa vào các văn bản pháp luật để quản lý như bổ sung thêm các hành vi bị cấm, cần gia tăng thêm trách nhiệm của tổ chức phát hành, gia tăng mức phạt tiền đối với hành vi gian lận để tăng tính răn đe...Do đó, sau một thời gian triển khai đóng góp ý kiến của các chuyên gia, tổ chức, nhân dân, ngày 26/11/2019, Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 chính thức được ban hành tạo ra khung pháp lý phù hợp hơn trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Đặc biệt, những quy định mới liên quan đến xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán được được kỳ vọng sẽ góp phần tăng khả năng phát hiện và xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật chứng khoán, giúp phát triển thị trường chứng khoán công bằng, minh bạch, hiệu quả. Tuy nhiên, để quá trình thực hiện được chuẩn hóa cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết, phù hợp để khung pháp lý mới được áp dụng hiệu quả.

Kế hoạch

Trong quản lý thị trường chứng khoán Việt Nam, Ủy ban Chứng khoán là cơ quan thực hiện soạn thảo các kế hoạch trình Bộ Tài chính và Chính phủ phê duyệt. Các kế hoạch phải bám sát thực tiễn thị trường để tính toán các chỉ tiêu, nhằm thực hiện các mục tiêu trong khoảng thời gian nhất định.

Giai đoạn trước năm 2005, thị trường chứng khoán mới hình thành chưa thực sự phát triển, số lượng hàng hóa và giá trị giao dịch còn nhỏ lẻ. Căn cứ vào mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đề ra phát triển nhanh và bền vững thị trường vốn. Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 163/2003/ QĐ-TTg, phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2010. Các mục tiêu cụ thể được đưa ra gồm phấn đấu tổng giá trị thị trường đến năm 2005 đạt mức 2 - 3% GDP và đến năm 2010 đạt mức 10 - 15% GDP, phát triển các trung tâm giao dịch thành Sở giao dịch chứng khoán, phát triển các nhà đầu tư và các định chế tài chính trung gian. Đây là những nền móng cơ bản tạo tiền đề cho sự phát triển thị trường chứng khoán trong những giai đoạn sau.

Sang năm 2006, thị trường chứng khoán Việt Nam chuyển mình với mục tiêu mở rộng thị trường có tổ chức, thu hẹp thị trường tự do, phấn đấu đến năm 2010 tổng



giá trị vốn hoá thị trường có tổ chức đạt 10-15% GDP, nâng cao tính minh bạch của thị trường và năng lực của các chủ thể tham gia thị trường. Do đó, Quyết định số 898/2006/QĐ-BTC ban hành Kế hoạch phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam 2006 – 2010. Nội dung kế hoạch là tiếp tục phát triển hàng hóa, nhà đầu tư, các tổ chức trung gian tài chính với những định hướng giải pháp thực hiện. Ngoài ra, Quyết định này còn tập trung mục tiêu đưa Trung tâm Lưu ký Chứng khoán vào hoạt động, phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, thực hiện chương trình hội nhập thị trường chứng khoán quốc tế, xây dựng và ban hành luật chứng khoán. Đây là những điều kiện cần thiết để có thể hoàn thiện tổ chức giao dịch chứng khoán và phát triển quản lý thị trường chứng khoán hiện đại hóa.

Khi thị trường đã có những nền tảng cơ bản, sự phát triển mạnh mẽ của cung và cầu hàng hóa, thị trường chứng khoán đưa ra những thách thức mới đòi hỏi xây dựng và ban hành kế hoạch cho giai đoạn mới. Với mục tiêu phát triển thị trường vốn đa dạng đáp ứng nhu cầu mọi đối tượng trong nền kinh tế, phấn đấu đến năm 2010 giá trị vốn hoá thị trường chứng khoán đạt 50% GDP và đến năm 2020 đạt 70% GDP. Quyết định số 128/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng phê duyệt Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, trong đó nhấn mạnh nâng cao tính minh bạch, nâng cao năng lực cạnh tranh của các chủ thể trên thị trường.

Giai đoạn tiếp theo khi thị trường cần định hướng phát triển theo chiều sâu, tính hiệu quả và tính thanh khoản. Năm 2012, Thủ tướng ra Quyết định số 252/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011- 2020. Mục tiêu trọng tâm là tái cấu trúc thị trường chứng khoán, nâng cao năng lực quản lý, giám sát và cưỡng chế thực thi.

Tiếp tục giai đoạn phát triển mới, mục tiêu phát triển đồng bộ thị trường chứng khoán với các bộ phận khác của thị trường tài chính. Năm 2019, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 242/QĐ-TTg Phê duyệt đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2025”. Mục tiêu cơ bản là xây dựng và ban hành Luật chứng khoán sửa đổi đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phối hợp với các bộ, ngành liên quan, đặc biệt là Ngân hàng nhà nước, Bộ kế hoạch đầu tư tổ chức thực hiện. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính chỉ đạo Ủy ban chứng khoán tập trung đẩy mạnh công tác tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán, tiếp tục thanh lọc các tổ chức kinh doanh chứng khoán yếu kém về quy mô vốn và chất lượng dịch vụ, tăng cường năng lực kiểm tra, giám sát, quản lý và cưỡng chế thực thi của cơ quan quản lý nhà nước. Trong đó, tăng quyền tiếp cận thông tin, ưu tiên thiết lập các cơ chế giám sát, cảnh báo sớm, có kịch bản phòng ngừa khủng hoảng, bảo đảm hoạt động ổn định, an ninh tài chính quốc gia.


Chính sách

Chính sách phát triển thị trường chứng khoán được thống nhất xuyên suốt trong các văn bản Luật chứng khoán và tiếp tục được khẳng định trong Điều 6, Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 với các nội dung sau:

- Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài tham gia đầu tư và hoạt động trên thị trường chứng khoán nhằm huy động các nguồn vốn trung hạn và dài hạn cho đầu tư phát triển.

- Nhà nước có chính sách quản lý, giám sát bảo đảm thị trường chứng khoán hoạt động công bằng, công khai, minh bạch, an toàn và hiệu quả.

- Nhà nước có chính sách đầu tư hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin cho hoạt động của thị trường chứng khoán, phát triển nguồn nhân lực cho ngành chứng khoán, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Nguồn lực quốc gia

Để quản lý các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán, Ủy ban chứng khoán nhà nước đã sử dụng các nguồn lực chủ yếu gồm hệ thống công nghệ thông tin và đội ngũ nhân sự.

Hệ thống công nghệ thông tin phục vụ quản lý, giám sát thị trường chứng khoán Việt Nam gồm 3 hệ thống ứng dụng quy mô lớn là hệ thống cổng thông tin điện tử của Ủy ban chứng khoán Nhà nước, hệ thống cổng thông tin IDS, hệ thống giám sát giao dịch trên thị trường chứng khoán MMS và 6 hệ thống cơ sở dữ liệu cốt lõi khác. Các hệ thống này cũng đã cung cấp nhiều công cụ hỗ trợ các thành viên tham gia thị trường báo cáo và công bố thông tin đến Ủy ban chứng khoán Nhà nước một cách chính xác. Đồng thời, hỗ trợ cán bộ nghiệp vụ tổng hợp, thống kê, phân tích thông tin, dữ liệu phục vụ công tác giám sát thị trường. Tuy nhiên, hệ thống công nghệ thông tin còn tồn tại nhiều hạn chế, cụ thể:

- Khả năng tích hợp giữa hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các Sở giao dịch chứng khoán còn thấp, chưa phản ánh được thời gian thực.

- Khả năng kiểm soát dữ liệu đầu vào còn hạn chế. Thiếu các công cụ phân tích, cảnh báo, hầu như không có khả năng thu thập, phân tích, đánh giá các dữ liệu định lượng.

- Hệ thống các máy chủ đã cũ, cấu hình lạc hậu, không có hệ thống dự phòng, chưa có sự liên kết vs nhau, hạ tầng lưu trữ có dung lượng thấp.

Đội ngũ cán bộ cho công tác quản lý, giám sát, thanh tra tại Ủy ban chứng khoán Nhà nước có trình độ chuyên sâu về tài chính, chứng khoán, trong đó số cán bộ



có trình độ thạc sĩ chiếm 52% (172 cán bộ trong tổng số 330 cán bộ tính đến năm 2019). Hàng năm các cán bộ được đào tạo, nâng cao năng lực thông qua các chương trình đào tạo trong và ngoài nước. Tuy nhiên, số lượng cán bộ qua các năm gần như không có sự gia tăng về số lượng, không tương xứng với quy mô thị trường. Kinh nghiệm quản lý chưa bắt kịp với tốc độ phát triển của thị trường. Việc tuyển dụng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra, vận hành và phát triển công nghệ thông tin còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế và chế độ đãi ngộ.

3.3.3 Thống kê các hành vi gian lận đã được phát hiện và xử lý

Hoạt động quản lý của Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã giúp phát hiện và xử lý các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán.

Bảng 3.20: Thống kê các hành vi gian lận

Hành vi gian lận

Số trường hợp vi phạm bị xử lý

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

VP của TCPH (1)

56

94

115

74

81

67

44

50

44

56

122

74

101

Giao dịch nội gián

1

1

1

2

0

0

0

0

0

0

1

0

0

Thao túng giá

2

2

4

10

14

2

7

2

4

6

6

9

8

VP CBTT của CĐ lớn, CĐ nội

bộ (2)


17


16


26


260


57


62


34


33


60


51


199


260


325

VP của CTCK, CTQLQ (3)


6


11


12


19


14


41


23


33


29


14


21


19


16

Vi phạm khác (4)

1

0

0

9

0

7

0

3

13

0

0

9

2

Tổng số QĐXP (5)

83

124

158

371

166

179

108

121

150

133

349

371

452

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Nghiên cứu hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 19

trên thị trường chứng khoán Việt Nam 2007 - 2019


Nguồn: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Ghi chú bảng: (1) Vi phạm của tổ chức chào bán, của công ty đại chúng, tổ

chức niêm yết; (2) Vi phạm chế độ báo cáo của cổ đông lớn, cổ đông nội bộ, người có liên quan; (3) Vi phạm của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ; (4) Vi phạm về chào mua công khai, quản trị công ty, kiểm toán viên; (5) Tổng số quyết định xử phạt.

Từ thống kê các loại hành vi gian lận ở bảng 3.20 cho thấy, giai đoạn năm 2010-2014 có số hành vi thao túng giá tăng mạnh bởi đây là giai đoạn thị trường hồi phục nhẹ sau chuỗi thời gian bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính toàn cầu từ năm



2008. Giai đoạn 2012 - 2015, trung bình 4 vụ/năm. Đến năm 2016 - 2019 tăng lên gần gấp đôi là 7 vụ/năm, đây là giai đoạn tỷ suất sinh lời cho đầu tư chứng khoán xuống thấp, phần lớn nhà đầu tư thua lỗ hoặc hòa vốn dẫn đến áp lực cho các hành vi thao túng giá.

Các số liệu trên chỉ thể hiện những vụ vi phạm đã được phát hiện và xử lý, trên thực tế còn rất nhiều vi phạm không đủ bằng chứng để xử phạt. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước từng chuyển cơ quan công an 17 hồ sơ, trên cơ sở đó cơ quan công an đã khởi tố 3 vụ việc, 8 hồ sơ đang tiếp tục được xử lý, các hồ sơ còn lại bị trả về dù dấu hiệu giao dịch nội gián là rõ ràng nhưng minh chứng không đủ, đặc biệt hoạt động thao túng thị trường, giao dịch nội gián diễn ra khá phổ biến nhưng không đủ minh chứng nên thường được thể hiện dưới vi phạm về công bố thông tin.

Điều đáng chú ý là các giao dịch nội gián ngày càng trở nên tinh vi, phức tạp, hầu như không được ghi nhận ở các năm từ 2011 - 2019, trong khi trước năm 2011 vẫn có các vụ giao dịch nội gián bị phát hiện và xử lý. Trong khi số lượng các vi phạm trong công bố thông tin của cổ đông nội bộ ngày càng gia tăng, giai đoạn 2010 - 2019 có tốc độ tăng trung bình là 19%, đặc biệt giai đoạn 2017 - 2019, số các vi phạm trong công bố thông tin của cổ đông nội bộ tăng trung bình 63,5%. Cho thấy việc cần tăng cường quản lý trong công bố thông tin của cổ đông nội bộ. Trong kết quả nghiên cứu tình huống điển hình cũng cho thấy, nhiều hành vi giao dịch nội gián do không đủ căn cứ pháp lý để chứng minh và chỉ có thể xử phạt các cổ đông nội bộ với hành vi vi phạm công bố thông tin, do đó mức xử phạt cũng trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Thực tế này cũng tương đồng với nhiều nghiên cứu trên thế giới, rằng giao dịch nội gián rất khó để chứng minh ((Wang & Steinberg, 2005). Điều 210, Bộ Luật Hình sự số 100/2015/QH13 ban hành ngày 27/11/2015 cũng sử dụng thuật ngữ “Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán”, tức không giới hạn người vi phạm là người nội bộ công ty mà là tất cả những ai có được thông tin nội bộ, đây là cách nhìn nhận vấn đề phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, bởi mối quan hệ xã hội là phức tạp, việc xác định những ai có được thông tin nội bộ là rất khó khăn, trừ khi có sự kết hợp cả cơ quan viễn thông và ngân hàng, ủy ban chứng khoán mới có thể tìm ra mối liên hệ. Ngoài ra, do có độ trễ giữa khoảng thời gian “có thông tin nội bộ có giá trị” và thời hạn “công bố thông tin chính thức” tạo điều kiện cho các đối tượng thực hiện giao dịch trước khi công bố thông tin. Ví dụ, Điều 8, Điều 11 Thông tư số 155/2015/BTC về Hướng dẫn công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán quy định: “Công ty đại chúng phải công bố báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán trong thời hạn 10 ngày;



Trường hợp thay đổi các nội dung tại phương án sử dụng vốn, mục đích sử dụng vốn, trong vòng 10 ngày kể từ khi ra quyết định thay đổi các nội dung này, tổ chức phát hành phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và công bố thông tin nội dung thay đổi trên trang thông tin điện tử của tổ chức phát hành; Tổ chức niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn phải công bố báo cáo tài chính bán niên đã được soát xét trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày tổ chức kiểm toán ký báo cáo soát xét”… Do đó, trong khoảng thời gian này, nếu người nội bộ biết thông tin và có giao dịch chứng khoán thì vẫn không được xem là giao dịch nội bộ, trường hợp người nội bộ không báo cáo về giao dịch của mình thì chỉ bị xử phạt hành chính về vi phạm “Không báo cáo giao dịch của người nội bộ”. Trong khi, giao dịch của người nội bộ được xem là ‘tín hiệu” ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư bên ngoài. Như Pettit & Venkatesh (1995), Piotroski & Roulstone (2005) nhận định người nội bộ buôn bán cả niềm tin lẫn thông tin nội bộ của họ về triển vọng của công ty.

Thực tế, ngay cả những quốc gia có hệ thống luật pháp hoàn thiện, thị trường chứng khoán phát triển thì giao dịch nội gián cũng rất khó chứng minh, SEC cũng đã từng thừa nhận vấn đề này khi chính 2 nhân viên thực thi của họ vi phạm giao dịch nội gián (Thomsen, 2006). Agrawal & Cooper (2015) kết luận rằng, giao dịch nội gián bất hợp pháp là phổ biến, rộng rãi hơn so với những gì đã được cơ quan pháp luật tìm thấy.

Wang & Steinberg (2005) đã lý giải vấn đề này như sau: Đầu tiên, có thể khó xác định những gì bị cáo thực sự biết tại thời điểm giao dịch được thực hiện. Thứ hai, có thể khó khăn khi xác định rằng một cá nhân cụ thể chịu trách nhiệm về giao dịch, bởi vì họ có thể giao dịch qua tài khoản của những người khác có quen biết. Thứ ba, những người nội bộ giàu có có thể đủ khả năng để giữ lại các luật sư nổi tiếng, những người có thể kéo ra khỏi các vụ án với chi phí đáng kể. Thứ tư, bằng chứng trực tiếp về giao dịch nội gián là rất hiếm. Trừ khi bị cáo thú nhận hoặc công tố viên có quyền truy cập lời khai từ một người tố giác, nhân chứng. Thứ năm, các giao dịch hoán đổi và thị trường quyền chọn đang cung cấp cho những người nội bộ các công cụ tinh vi hơn để tránh bị phát hiện. Cuối cùng, các chi tiết về các vụ án giao dịch nội gián có thể khó nắm bắt bởi những người không phải là chuyên gia hoặc không có chuyên môn sâu về thị trường chứng khoán như các công tố viên, tòa án.

3.3.4 Thực trạng quản lý một số hành vi gian lận điển hình

Phân tích tình huống quản lý giao dịch nội gián

Ngoài một số hành vi giao dịch nội gián đã bị phát hiện và xử lý, vẫn có nhiều tình trạng xử phạt không đúng tội danh hoặc bỏ sót đối tượng gian lận. Một số tình

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/12/2022