Trong đó, nhóm yếu tố cơ hội tác động lớn nhất đến hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam là “Cơ hội do người nội bộ và tổ chức phát hành. Bảng thống kê mô tả các biến (Phụ lục 17) cho thấy, trong các yếu tố cơ hội thì “Người có thông tin nội bộ chưa công bố” là tác động lớn nhất dẫn đến hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Giá trị trung bình - Mean của ISD1= 3,60). Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu tình huống điển hình và kết quả phỏng vấn sâu. Và phù hợp với kết quả nghiên cứu của Carlton & Fischel (1983), John & Lang (1991), Bonaime & Ryngaert (2013). Tiếp theo là sự thông đồng của cổ đông lớn, tổ chức phát hành và công ty chứng khoán (Giá trị trung bình - Mean của ISD2= 3,48). Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu tình huống điển hình và kết quả phỏng vấn sâu. Kết quả này có sự tương đồng với nghiên cứu của Rajesh (2003), Free and Murphy (2015) với 58,7% gian lận tài chính có đồng phạm. Ngoài ra “Thông đồng” (Collusion ) cũng là yếu tố trung tâm trong nhiều vụ gian lận phức tạp và tốn kém (Klein & Maxson (2006), Dorminey và cộng sự (2010), KPMG (2012)). “Lạm dụng quyền lưc, vị trí để lôi kéo người khác thực hiện hành vi gian lận”, “Tổ chức phát hành có cơ cấu tổ chức phức tạp, một người kiêm nhiệm nhiều vị trí.”, “Tổ chức phát hành không kiểm soát tốt thông tin nội bộ” là các yếu tố cơ hội tiếp theo tác động đến hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả này đồng nhất với nghiên cứu của Loebbecke & cộng sự (1989), Farber (2005), Howe & Malgwi (2006), Lou & Wang (2009). Tuy nhiên, kết quả này lại không hoàn toàn đồng nhất với các nghiên cứu của Lê Nguyễn Thế Cường (2013), Trần Thị Giang Tân & cộng sự (2014), Tạ Thu Trang (2017) bởi các nghiên cứu này tập trung vào gian lận báo cáo tài chính mà không xem xét đến hành vi giao dịch nội gián và thao túng giá chứng khoán. Các yếu tố cơ hội sau đây hoàn toàn không tác động đến hành vi gian lận trên TTCK Việt Nam: “Khi được bạn bè, người quen nhờ có thể đứng tên công ty nhưng không tham gia góp vốn hay điều hành cty”, “Tổ chức phát hành có giao dịch của các bên liên quan, công ty mẹ - công ty con”.
Nhóm yếu tố “Cơ hội do quản lý, giám sát thị trường” có tác động lớn thứ 2 tới hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán. Trong đó “Các biện pháp xử phạt quá nhẹ, chưa có tính răn đe” (Giá trị trung bình - Mean của MNG4 = 3,57), “Các biện pháp xử phạt không kịp thời, chậm trễ” (Giá trị trung bình - Mean của MNG5 = 3,53), “Thẩm quyền của Ủy ban Chứng khoán trong thanh tra, kiểm tra, xử phạt còn nhiều hạn chế” (Giá trị trung bình - Mean của MNG6 = 3,30) là các yếu tố tác động đến hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này đồng nhất với nghiên cứu của Choi (2004), Bhattacharya & Daouk (2009), Vinh Nguyen & cộng
sự (2017). Lê Nguyễn Trung Thanh (2017) cũng rằng 100% các vụ việc về giao dịch thao túng, giao dịch nội bộ đều phát hiện và xử lý sau khi hoàn thành tức là khi các đối tượng thực hiện các hành vi giao dịch vi phạm đã đạt được mục đích thì hệ thống giám sát mới phát hiện và xử lý. Vinh Nguyen & cộng sự (2017) các tác giả cho rằng gian lận chứng khoán trong bối cảnh biện pháp xử phạt quá nhẹ cung cấp một lời giải thích về thực trạng hiện nay. Các yếu tố sau đây hoàn toàn không tác động đến hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam: “Các dịch vụ “tín dụng tạo đòn bẩy” của công ty chứng khoán”, “Hệ thống giám sát phát hiện gian lận của cơ quan nhà nước chưa kịp thời”, “Hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập, để lọt hoặc đánh giá không đúng loại tội phạm, chưa có chính sách người tố cáo...”. Kết quả này không đồng nhất với kết quả của các nghiên cứu của Rajesh (2003, Kenyon & Tilton (2006), Bhattacharya & Daouk (2009), Dorminey & cộng sự (2010), Ewa & Udoayang (2012), Bartlett (2012). Điều này có thể được giải thích bởi Vinh Nguyen và cộng sự (2017) rằng thị trường chứng khoán Việt Nam là nơi có luật về chứng khoán nhưng việc thực thi không hiệu quả. Yếu tố “Các dịch vụ tín dụng tạo đòn bẩy của công ty chứng khoán được xác định trong nghiên cứu tình huống điển hình nhưng kết quả định lượng không ủng hộ, khi phỏng vấn sâu các chuyên gia cũng cho biết, hiện nay tỷ lệ margin mà các công ty chứng khoán được phép đã ở mức phù hợp và Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 ban hành ngày 26/11/2019 cũng đã thừa nhận hoạt động này, vì vậy, các công ty chứng khoán không có động lực vượt quá tỷ lệ cho phép như trước đây.
Nhóm yếu tố cơ hội cuối cùng tác động đến hành vi gian lận là “Cơ hội do nhà đầu tư”. Trong đó các yếu tố “Nhà đầu tư mua bán chứng khoán theo người nội bộ hoặc được cho là có thông tin nội bộ” (Giá trị trung bình - Mean của IVT3 = 3,42); “Nhà đầu tư có xu hướng giao dịch theo nhà đầu tư nước ngoài” và “Nhà đầu tư giao dịch theo thông tin tư vấn trên các diễn đàn chứng khoán (Giá trị trung bình
- Mean của IVT4, IVT6 = 3,36); “Nhà đầu tư giao dịch theo khuyến nghị của nhà môi giới” (Giá trị trung bình - Mean của IVT5 = 3,32) là các yếu tố tác động đến hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu định tính và các nghiên cứu của Demsetz (1968), Allen & Gale (1992), Nguyễn Đức Hiển (2012), Rajesh (2013), Các yếu tố “Nhà đầu tư không phân tích kỹ các thông tin của tổ chức phát hành như bản cáo bạch, thuyết minh báo cáo tài chính”, “Nhà đầu tư cho bạn bè, người quen mượn tài khoản chứng khoán” hoàn toàn không tác động đến hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả này không tương đồng với các nghiên cứu của Glosten & Milgrom (1985), Easley và O'Hara (1987).
3.2.2.9 Kiểm định sự khác biệt nhận thức về hành vi gian lận của các chuyên gia theo giới tính
Kiểm định ANOVA được tiến hành với biến Hành vi gian lận nhằm đánh giá có hay không sự khác biệt nhận thức về hành vi gian lận của các chuyên gia theo giới tính.
Kết quả kiểm định cho thấy, giá trị sig. của kiểm định Variances test là 0,406 > 0,05, tức là đủ điều kiện sử dụng kết quả của kiểm định ANOVA.
Bảng 3.13: Kiểm định Variances test với nhóm giới tính
Số bậc tự do thứ nhất df1 | Số bậc tự do thứ hai df2 | Mức ý nghĩa Sig. | |
0,691 | 1 | 566 | 0,406 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Hành Vi Gian Lận Trên Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
- Nghiên Cứu Tình Huống Điều Chỉnh Hoặc Làm Giả Hồ Sơ, Tài Liệu
- Tổng Hợp Các Cách Thức Thực Hiện Hành Vi Gian Lận Từ Nghiên Cứu Tình Huống
- Các Công Cụ Quản Lý Hành Vi Gian Lận Trên Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
- Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Của Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước Đối Với Các Hành Vi Gian Lận Trên Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
- Quan Điểm, Mục Tiêu Tăng Cường Quản Lý Các Hành Vi Gian Lận Trên Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.
Giá trị sig. của kiểm định ANOVA là 0,008 < 0,05. Vì vậy, có thể kết luận với mức ý nghĩa 5% có sự khác biệt nhận thức về hành vi gian lận của các chuyên gia theo nhóm giới tính. Giả thuyết H4 được chấp nhận.
Bảng 3.14: Kiểm định ANOVA với nhóm giới tính
Tổng bình phương | Bậc tự do df | Trung bình bình phương | Thống kê F | Mức ý nghĩa kiểm định Sig. | |
Giữa các nhóm | 3,575 | 1 | 3,575 | 7,179 | 0,008 |
Trong các nhóm | 281,858 | 566 | 0,498 | ||
Tổng | 285,433 | 567 |
Từ kết quả này, phân tích sâu ANOVA được thực hiện nhằm tìm hiểu sự khác nhau giữa nhóm giới tính đối với nhận thức về hành vi gian lận của các chuyên gia được khảo sát. Kết quả phân tích cũng cho thấy, với giá trị trung bình đối với nhận thức về hành vi gian lận là 3,6284 đối với Nam cao hơn so với 3,4675 của Nữ, có thể khẳng định các chuyên gia là nam giới có nhận thức về hành vi gian lận cao hơn so với nữ giới (Phụ lục 18). Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu của Pulford & Colman (1997), Barber & cộng sự (2001).
3.2.2.10 Kiểm định sự khác biệt nhận thức về hành vi gian lận của các chuyên gia theo trình độ học vấn
Kiểm định ANOVA được tiến hành với biến “hành vi gian lận” nhằm đánh giá có hay không sự khác biệt nhận thức về hành vi gian lận của các chuyên gia theo trình độ học vấn.
Kết quả kiểm định cho thấy, giá trị sig. của kiểm định Variances test là 0,329 > 0,05, tức là đủ điều kiện sử dụng kết quả của kiểm định ANOVA.
Bảng 3.15: Kiểm định Variances test với nhóm trình độ học vấn
Số bậc tự do thứ nhất df1 | Số bậc tự do thứ hai df2 | Mức ý nghĩa Sig. | |
1,149 | 3 | 564 | 0,329 |
Giá trị sig. của kiểm định ANOVA là 0,632 > 0,05. Vì vậy, có thể kết luận với mức ý nghĩa 5% không có sự khác biệt về hành vi gian lận của nhận thức về hành vi gian lận của các chuyên gia theo trình độ học vấn, giả thuyết H5 bị bác bỏ. Kết quả này ngược lại với các kết quả nghiên cứu của Sabau (2013), Jonas & Lukas (2013).
Bảng 3.16: Kiểm định ANOVA với nhóm trình độ học vấn
Tổng bình phương | Bậc tự do df | Trung bình bình phương | Thống kê F | Mức ý nghĩa kiểm định Sig. | |
Giữa các nhóm | 0,869 | 3 | 0,290 | 0,574 | 0,632 |
Trong các nhóm | 284,564 | 564 | 0,505 | ||
Tổng | 285,433 | 567 |
3.2.2.11 Kiểm định sự khác biệt nhận thức về hành vi gian lận của các chuyên gia là nhà đầu tư và người làm việc trong lĩnh vực chứng khoán
Kiểm định ANOVA được thực hiện với biến Hành vi gian lận nhằm đánh giá có hay không sự khác biệt nhận thức về hành vi gian lận của các chuyên gia là nhà đầu tư và người làm việc trong lĩnh vực chứng khoán (người làm việc trong công ty chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch Chứng khoán...)
Kết quả kiểm định cho thấy, giá trị sig. của kiểm định Variances test là 0,180 > 0,05, tức là đủ điều kiện sử dụng kết quả của kiểm định ANOVA.
Bảng 3.17: Kiểm định Variances test với nhóm đối tượng được khảo sát
Số bậc tự do thứ nhất df1 | Số bậc tự do thứ hai df2 | Mức ý nghĩa Sig. | |
1,804 | 1 | 566 | 0,180 |
Giá trị sig. của kiểm định ANOVA là 0,088 > 0,05. Vì vậy, có thể kết luận với mức ý nghĩa 5% không có sự khác biệt về hành vi gian lận của các chuyên gia là nhà đầu tư và các chuyên gia làm trong lĩnh vực chứng khoán, giả thuyết H6 bị bác bỏ. Kết
quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Agnew & Szykman (2005), Elliott & cộng sự (2008).
Bảng 3.18: Kiểm định ANOVA với nhóm đối tượng được khảo sát
Tổng bình phương | Bậc tự do df | Trung bình bình phương | Thống kê F | Mức ý nghĩa kiểm định Sig. | |
Giữa các nhóm | 1,467 | 1 | 1,467 | 2,924 | 0,088 |
Trong các nhóm | 283,966 | 566 | 0,502 | ||
Tổng | 285,433 | 567 |
3.3 Thực trạng quản lý của Ủy ban chứng khoán Nhà Nước đối với các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam
3.3.1 Các cơ quan quản lý trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Quản lý thị trường chứng khoán Việt Nam được tổ chức theo mô hình giám sát theo thể chế. Trong đó, Bộ tài chính chịu trách nhiệm quản lý thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là đơn vị trực thuộc thực thi việc quản lý, giám sát thị trường chứng khoán theo phân cấp, ủy quyền của Bộ Tài chính.
Điều 8, Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 ban hành ngày 26/11/2019 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính gồm ban hành hoặc trình lên cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán; chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện các kế hoạch, chiến lược, chính sách...về thị trường chứng khoán. Trong quá trình quản lý, giám sát, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp phối hợp quản lý về thị trường chứng khoán trong phạm vi, quyền hạn của mình.
Điều 9, Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 ban hành ngày 26/11/2019 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban chứng khoán Nhà nước gồm trình Bộ Tài chính ban hành các văn bản pháp luật, các đề án, chính sách, kế hoạch, chiến lược về thị trường chứng khoán; tổ chức, quản lý, giám sát các hoạt động trên thị trường chứng khoán; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán; thực hiện hoặc báo cáo hoặc trình lên cấp có thẩm quyền các biện pháp khi có biến động lớn tác động đến an ninh, an toàn thị trường chứng khoán; bồi dưỡng, tuyên truyền, đào tạo về chứng khoán và thị trường chứng khoán...
3.3.2 Thực trạng nội dung, phương pháp và công cụ quản lý
3.3.2.1 Nội dung quản lý hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Như đã trình bày ở mục 1.4.3, quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán có thể xem xét trên cả 3 góc độ là theo chức năng, theo hoạt động nghiệp vụ và theo yếu tố thị trường. Tuy nhiên, việc xem xét trên góc độ hoạt động nghiệp vụ thuận lợi hơn cho việc theo dõi, đánh giá.
Một là, quản lý hoạt động phát hành, niêm yết chứng khoán. Tổ chức phát hành phải đáp ứng các tiêu chuẩn phát hành, niêm yết chứng khoán theo quy định của các Sở giao dịch. Ủy ban chứng khoán Nhà nước tiếp nhận và xử lý hồ sơ. Điều 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 Luật chứng khoán số 54/2019/QH14 quy định cụ thể các điều kiện, thủ tục, hồ sơ, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức liên quan đến hoạt động phát hành, niêm yết chứng khoán. Trong trường hợp, hồ sơ có thông tin sai lệch, Ủy ban Chứng khoán có quyền đình chỉ đợt chào bán chứng khoán. Tối đa 60 ngày sau thời hạn đình chỉ, nếu tổ chức phát hành không khắc phục được những thiếu sót thì đợt phát hành sẽ bị hủy bỏ. Các quy định về đình chỉ, hủy bỏ chào bán chứng khoán ra công chúng được chi tiết tại Điều 27, 28 Luật chứng khoán số 54/2019/QH14.
Hai là, quản lý hoạt động giao dịch chứng khoán. Sở giao dịch chứng khoán thực hiện tổ chức và ban hành các quy chế liên quan đến giao dịch chứng khoán sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Khi thị trường có những biến động bất thường gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, Sở giao dịch và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thể tạm dừng, đình chỉ hoạt động giao dịch (một phần hoặc toàn bộ). Dựa trên các nguồn dữ liệu, các khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là báo cáo giao dịch của các Sở giao dịch chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tiến hành thanh tra, giám sát, xử lý các vi phạm hành chính;lập hồ sơ gửi lên cơ quan công an những vi phạm có tính chất hình sự. Các hành vi gian lận trong giao dịch chứng khoán có thể bị phạt tiền từ 800 triệu đồng đến 1,2 tỷ đồng kèm theo các hình phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều 29, Nghị định số 108/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính. Các hành vi này cũng được quy định tại Điều 210, 211 Bộ Luật hình sự năm 2015, theo đó, nếu thu lợi bất chính từ 300 triệu đồng hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư 500 triệu đồng có thể bị truy tố hình sự.
Ba là, quản lý thông tin công bố. Quản lý thông tin công bố được thực hiện theo Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 06/10/2015 của Bộ Tài chính về hướng dẫn công
bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Theo đó, các đối tượng công bố thông tin phải tuân thủ nguyên tắc đầy đủ, chính xác, kịp thời (Điều 3). Các công ty đại chúng có nghĩa vụ công bố thông tin định kỳ, công bố thông tin bất thường và công bố thông tin theo yêu cầu (được quy định tại Điều 8,9,10). Thông tư cũng quy định chi tiết các yêu cầu về công bố thông tin của quỹ đầu tư, công ty chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, sở giao dịch chứng khoán...Với các vi phạm trong công bố thông tin, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ căn cứ các quy định tại Nghị định số 108/2013/NĐ-CP để xử phạt hành chính. Trong đó, Điều 5 quy định phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 400 triệu đồng đối với hành vi công bố thông tin sai lệch trong hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng. Người nội bộ có thể bị phạt từ 50 triệu – 150 triệu với các giao dịch không báo cáo hoặc báo cáo không đúng. Các vi phạm công bố thông tin khác có thể bị phạt từ 10 triệu -100 triệu (Điều 33 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP). Trong trường hợp vi phạm công bố thông tin thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1 tỷ đồng sẽ bị truy tố hình sự (Điều 209, Bộ Luật Hình sự số 100/2015/QH13)
Bốn là, quản lý hoạt động lưu ký, thanh toán bù trừ. Thủ tướng Chính phủ có quyền quyết định cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện quản lý giám sát hoạt động lưu ký, thanh toán bù trừ theo quy định tại Điều 52 - Điều 69 Luật chứng khoán số 54/2019/QH14. Trong trường hợp cần thiết Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền tạm ngừng, đình chỉ, khôi phục một phần hoặc toàn bộ hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.
Năm là, quản lý hoạt động kinh doanh chứng khoán. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền cấp phép, thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức kinh doanh chứng khoán. Các tổ chức kinh doanh chứng khoán phải đáp ứng và duy trì các tiêu chuẩn về vốn, cổ đông, thành viên góp vốn, cơ sở vật chất, nhân sự, các chỉ tiêu an toàn tài chính... theo quy định của Bộ trưởng Bộ tài chính. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo dõi, kiểm tra đưa các tổ chức kinh doanh vi phạm vào diện cảnh báo, kiểm soát, áp dụng các biện pháp xử lý.
3.3.2.2 Phương pháp quản lý hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Phương pháp hành chính
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là đơn vị trực thuộc, thực thi việc quản lý, giám sát thị trường chứng khoán theo phân cấp, ủy quyền của Bộ Tài chính. Bộ Tài chính
ban hành các văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Ủy ban chứng khoán Nhà nước góp phần xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, giúp bảo vệ nhà đầu tư, bảo đảm thị trường công bằng, hiệu quả và minh bạch. Cụ thể:
- Trình lên cấp trên ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán
- Cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi giấy phép, chứng chỉ hành nghề chứng khoán và giấy chứng nhận liên quan đến hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán; chấp thuận những thay đổi, đình chỉ, hủy bỏ liên quan đến hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
- Quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán
- Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản khác thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
- Giám sát tổ chức xã hội - nghề nghiệp về chứng khoán trong việc thực hiện mục đích, tôn chỉ, điều lệ hoạt động.
Phương pháp kinh tế
Các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán tùy thuộc mức độ sẽ có những mức xử phạt kinh tế nhất định. Trước khi Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 được ban hành, các mức xử phạt về kinh tế được hướng dẫn cụ thể tại “Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23/9/2013 của Chính phủ (Nghị định số 108/2013/NĐ-CP) được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 1 và Khoản 35 Điều 1 Nghị định số 145/2016/NĐ-CP ngày 01/11/2016”.
Bảng 3.19: Thống kê số tiền xử phạt hành vi gian lận trên TTCK 2008 - 2019
Số trường hợp vi phạm bị xử lý | ||||||||||||
2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | |
Tổng số QĐXP (5) | 124 | 158 | 371 | 166 | 179 | 108 | 121 | 150 | 133 | 349 | 371 | 452 |
Tổng số tiền phạt (tỷ đồng) | 3,8 | 4,1 | 15 | 11 | 11 | 8 | 10 | 12 | 12,3 | 30,4 | 20 | 28,1 |
Nguồn: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước