Hình 4.1: Bảng xếp hạng tổng tài sản ngân hàng tính đến ngày 30/6/2020 Tình hình lãi suất tại các ngân hàng thương mại
Năm 2019, cuộc đua cạnh tranh lãi suất làm nóng thị trường ngân hàng diễn ra khá gay gắt trong suốt quý III. Thời điểm này, để cạnh tranh thu hút tiền gửi kỳ hạn dài, các ngân hàng liên tục đẩy lãi suất huy động kỳ hạn dài lên cao thông qua công cụ tiền gửi thông thường và phát hành sản phẩm chứng chỉ tiền gửi dài hạn.
Giải thích lý do của cuộc đua lãi suất, một số chuyên gia kinh tế cho rằng, các ngân hàng thương mại nhỏ phải chạy đua huy động để gia tăng nguồn vốn nhằm đáp ứng các yêu cầu khắt khe của Ngân hàng Nhà nước. Do chủ trương thắt chặt tín dụng
lĩnh vực bất động sản - một trong những lực đẩy quan trọng của tăng trưởng tín dụng nhiều năm trước, nên tăng trưởng tín dụng năm 2019 được giữ ở mức vừa phải. Mặt khác, một số DN gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh nên giảm vay từ ngân hàng hoặc tìm đến các kênh huy động khác. Ở góc độ khác, lý do khiến ngân hàng thương mại phải tăng lãi suất để huy động tiền gửi từ dân cư là do Ngân hàng Nhà nước thắt chặt cung tiền, trong khi nhu cầu cho vay vẫn tăng. Cung tiền giảm buộc ngân hàng thương mại phải tăng huy động.
Diễn biến cuộc đua cạnh tranh lãi suất tiềm ẩn nhiều rủi ro ảnh hưởng đến sự ổn định, lành mạnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam, tạo ra diễn biến và tâm lý tiêu cực, có nguy cơ dẫn tới cuộc đua về lãi suất huy động, gây bất ổn thị trường tiền tệ. Bên cạnh đó, lãi suất tăng đồng nghĩa với chi phí của DN tăng, làm tăng chi phí các sản phẩm dịch vụ bán ra cho khách hàng, dẫn đến doanh thu, lợi nhuận của DN giảm.
Trước diễn biến của cuộc đua lãi suất trên thị trường ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có các quyết định về việc điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi tối đa bằng đồng Việt Nam (VND) của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức tín dụng), lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của tổ chức tín dụng đối với các lĩnh vực, ngành kinh tế. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm túc các giải pháp để ổn định lãi suất, ổn định vĩ mô; yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện tốt các giải pháp về lãi suất, tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước khẳng định, theo dõi sát tình hình triển khai giải pháp về lãi suất, tín dụng của các tổ chức tín dụng và có biện pháp nhằm xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước.
Nhờ đó, đến giữa tháng 11/2019, cuộc đua cạnh tranh lãi suất đã hạ nhiệt và nhanh chóng đảo chiều khi các ngân hàng thương mại bất ngờ tuyên bố giảm lãi suất cả huy động và cho vay (mặc dù dịp cuối năm luôn là thời điểm lãi suất ngân hàng “neo” ở mức cao và theo xu hướng tăng so với các thời điểm khác). Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành 2 quyết định có hiệu lực từ ngày 19/11/2019 về việc giảm lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng từ 1,0%/năm xuống 0,8%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1
tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 5,5%/năm xuống 5,0%/năm. Cùng với đó, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa đối với các nhu cầu vốn phục vụ nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, DN nhỏ và vừa, DN ứng dụng công nghệ cao cũng giảm từ 6,5%/năm xuống 6,0%/năm...
Trước khi Ngân hàng Nhà nước có quyết định điều chỉnh, một số ngân hàng thương mại đã tiên phong giảm lãi suất cho vay như: Vietcombank, Vietinbank và BIDV. Vietcombank là ngân hàng đầu tiên trong nhóm bốn ngân hàng thương mại nhà nước điều chỉnh giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay đối với tất cả các DN. Đáng chú ý, dù quyết định điều chỉnh giảm lãi suất cho vay có hiệu lực từ ngày 18/11/2019, song tất cả DN đã ký hợp đồng vay vốn tại Vietcombank kể từ ngày 1/11/2019 cũng được hưởng chính sách lãi suất hấp dẫn này.
VietinBank đã điều chỉnh giảm lãi suất cho vay VND ngắn hạn tối đa từ 6,5%/năm xuống 6,0%/năm đối với các nhu cầu vốn phục vụ nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, DN nhỏ và vừa, DN ứng dụng công nghệ cao. BIDV điều chỉnh giảm lãi suất huy động vốn thêm 0,2%/năm đối với tất cả các kỳ hạn (thấp so với trần lãi suất quy định của Ngân hàng Nhà nước). Việc điều chỉnh giảm lãi suất huy động vốn là cơ sở để BIDV tiếp tục giảm lãi suất cho vay thêm từ 0,2% - 0,5%/năm so với lãi suất hiện hành và duy trì chính sách cho vay đối tượng ưu tiên tối đa 5,5%/năm (thấp hơn so với quy định mới điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước 0,5%/năm) đối với các lĩnh vực ưu tiên…
Việc các ngân hàng thương mại điều chỉnh giảm lãi suất cho vay trong dịp cuối năm được các DN đón nhận như một món quà bất ngờ. Bởi lẽ, việc giảm lãi suất giúp giảm gánh nặng chi phí cho DN, giúp DN có thêm cơ hội để mở rộng sản xuất, kinh doanh (cuối năm các nhu cầu của người dân và DN đều tăng cao). Như vậy rõ ràng, quyết định điều chỉnh giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước có tác động tích cực đến thị trường. Việc cắt giảm lãi suất về lý thuyết giúp chi phí vốn thấp sẽ kích thích DN và các nhà đầu tư tham gia thị trường nhiều hơn, thúc đẩy nền kinh tế phát triển tốt hơn.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu DN có dễ dàng tiếp cận được dòng vốn rẻ này, cũng như việc giảm lãi suất có lan tỏa rộng rãi trên thị trường để thiết lập được một mặt bằng lãi suất mới hay không? Băn khoăn này không phải là phi thực tế, bởi nhiều ngân hàng thương mại đã chạm trần tăng trưởng tín dụng của cả năm 2019 và chưa
được Ngân hàng Nhà nước cấp bổ sung. Vì vậy, thực tế vốn rẻ vẫn có nhưng không phải DN nào cũng đủ điều kiện tiếp cận. Ngoài ra, dù lãi suất đã giảm nhiều so với thời gian trước nhưng vẫn ở mức cao, nhất là với các DN nhỏ và vừa. Như vậy, việc giảm lãi suất ngắn hạn như vừa qua là chưa đủ. Nhiều DN vẫn kỳ vọng lãi suất cho vay kỳ hạn dài cũng giảm thêm để thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh.
Một số khó khăn trong tiếp cận với ngân hàng của doanh nghiệp
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch Đầu tư, tính đến 31/12/2018, cả nước có 714.755 DN đang hoạt động, tăng 9,2% so với năm 2017. Giai đoạn 2016 - 2018, số lượng DN mới tăng trưởng mạnh, trung bình mỗi năm có gần 123 nghìn DN gia nhập thị trường với số vốn đăng ký khoảng 1,2 triệu tỷ đồng, tăng 49,3% về số DN và 155,8% về số vốn đăng ký so với giai đoạn 03 năm trước đó.
Theo Báo cáo Tổng Điều tra kinh tế của Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2017, lực lượng DN nhỏ và vừa chiếm khoảng 98,1% tổng số DN trên cả nước, đóng góp khoảng 45% GDP, 31% vào tổng thu ngân sách nhà nước và thu hút hơn 5 triệu việc làm. DN nhỏ và vừa được xem như lực lượng sản xuất quan trọng của nền kinh tế, tạo ra của cải vật chất và công ăn việc làm cho xã hội. Tuy nhiên, với quy mô DN còn hạn chế, về cơ bản, các DN nhỏ và vừa khó có khả năng tiếp cận nguồn vốn từ thị trường chứng khoán, phát hành trái phiếu trong nước và quốc tế, vay vốn nước ngoài, quỹ đầu tư... chủ yếu tập trung ở nguồn vốn vay của các ngân hàng thương mại trên cơ sở DN tự tiếp cận hoặc thông qua Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho DN nhỏ và vừa và Quỹ Phát triển DN nhỏ và vừa.
Những nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân khiến các DN gặp khó khăn trong tiếp cận vốn ngân hàng gồm:
Về phía doanh nghiệp
Năng lực hoạt động của DN nhỏ và vừa phần lớn đều có quy mô nhỏ, năng lực cạnh tranh trong nước và ngoài nước yếu; công nghệ lạc hậu, thiếu kinh nghiệm quản lý; nguồn nhân lực thiếu kỹ năng và kinh nghiệm; sức chịu đựng rủi ro thấp, khả năng chống đỡ kém trước biến động của kinh tế vĩ mô. Các DN chưa có sự liên kết với nhau và liên kết với các DN lớn để tạo nên chuỗi giá trị cạnh tranh tầm khu vực.
- Đa số các DN nhỏ và vừa có cách thức quản lý, quản trị mang tính tư nhân gia
đình, chưa có tầm nhìn, chiến lược kinh doanh dài hạn. Năng lực về quản trị hạn chế
cũng là nguyên nhân dẫn đến DN nhỏ và vừa gặp khó khăn trong việc tìm kiếm, xây dựng phương án kinh doanh, cơ hội đầu tư khả thi, thiếu hiểu biết về các quy định khi tiếp cận các nguồn vốn vay.
- Về tài sản bảo đảm, bản thân DN nhỏ và vừa tiềm ẩn khá nhiều rủi ro do tài sản của DN có giá trị thấp, dòng tiền không dồi dào, lịch sử quan hệ tín dụng và xếp hạng tín dụng với ngân hàng chưa cao. Do vậy, bên cạnh việc thẩm định các phương án kinh doanh, các ngân hàng có xu hướng yêu cầu tài sản bảo đảm; trong khi do năng lực tài chính hạn chế, các DN lại không đủ tài sản bảo đảm để thế chấp cho ngân hàng.
- Tính minh bạch của số liệu kế toán, thông tin tài chính kế toán chưa theo chuẩn mực, thông tin chưa đảm bảo minh bạch do các DN nhỏ và vừa chưa coi trọng việc xây dựng hệ thống số liệu này, báo cáo tài chính phần lớn không có kiểm toán, tính chính xác còn hạn chế.
Về phía hệ thống ngân hàng
- Trong quá trình cho vay DN nhỏ và vừa, do đặc thù các DN nhỏ và vừa có thời gian thành lập hoặc vòng đời kinh doanh ngắn nên thiếu tính ổn định trong hoạt động kinh doanh, chưa minh bạch về thông tin cung cấp cho ngân hàng, khiến ngân hàng gặp khó khăn trong việc thẩm định hiệu quả của phương án vay vốn, cũng như đánh giá uy tín của khách hàng để đưa ra quyết định cho vay.
- Các DN nhỏ và vừa gặp khó khăn trong việc đáp ứng các điều kiện liên quan
đến tài sản bảo đảm theo quy định chung của hệ thống ngân hàng.
- Trong điều kiện các DN nhỏ và vừa còn hạn chế về thông tin tiếp cận vay vốn ngân hàng cũng như năng lực để chuẩn bị hồ sơ vay vốn, quy trình và thủ tục vay vốn của các ngân hàng thương mại hiện tại còn khá phức tạp đối với DN nhỏ và vừa.
4.2 Mẫu và tỷ lệ phản hồi
Có tổng số 363 bảng câu hỏi được hồi đáp trong số 400 bảng được phân phát bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. 27 bảng câu hỏi bị loại trừ khỏi dữ liệu vì không hoàn thiện nên không phù hợp để dùng cho nghiên cứu này.
Theo Sekaran (2003) và Crouch’s (1984) đã khuyến nghị rằng số lượng bảng hỏi khoảng từ 300 đến 500 được xem là kích cỡ thích hợp cho hầu hết các nghiên cứu hành vì. Vì thế, với mục đích của nghiên cứu này cỡ mẫu này được cho là chấp nhận được.
4.3 Thống kê mô tả
Dữ liệu ở bảng 4.1 cho thấy thống kê mô tả về những người trả lời đã chuyển
đổi ngân hàng và những người trả lời không chuyển đổi ngân hàng.
Bảng 4.2 Thống kê đối tượng chuyển đổi sử dụng dịch vụ ngân hàng
Số lượng | Tỷ lệ | ||
Đối tượng | Không chuyển đổi trong 3 năm gần đây | 230 | 63,4% |
Có chuyển đổi trong 3 năm gần đây | 133 | 36,6% | |
Tổng số | 363 | 100.0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu hành vi chuyển đổi việc sử dụng dịch vụ của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 9
- Nghiên cứu hành vi chuyển đổi việc sử dụng dịch vụ của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 10
- Tổng Quan Về Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
- Bảng Đánh Giá Chỉ Số Kmo Và Kiểm Định Bartlett Kiểm Định Kmo Và Bartlett
- Kết Quả Hồi Quy Lôgic Đối Với Các Nhân Tố Ảnh Hưởng
- Kiểm Định Sự Khác Biệt Giữa Các Nhân Tố Ảnh Hướng Tới Sự Chuyển Đổi Với Các Nhân Tố Thu Nhập
Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Bảng 4.3 Thống kê các đặc điểm nhân khẩu học với tỷ lệ chuyển đổi ngân hàng
Số người | Tỷ lệ (%) | Đã chuyển đổi ngân hàng (người) | |||
Số người | Tỷ lệ (%) | ||||
Giới tính | Nam (1) | 144 | 39,7 | 54 | 37,50 |
Nữ (0) | 219 | 60,3 | 79 | 36,07 | |
Tuổi | Từ 18-23(0) | 142 | 39,1 | 53 | 37,32 |
23-60(1) | 221 | 60,9 | 80 | 36,20 | |
Nghề nghiệp | Cán bộ công chức | 36 | 9,9 | 7 | 19,44 |
Người lao động | 36 | 9,9 | 15 | 41,67 | |
Nhân viên văn phòng | 36 | 9,9 | 16 | 44,44 | |
Sinh viên | 38 | 10,5 | 16 | 42,11 | |
Tự kinh doanh | 108 | 29,8 | 38 | 35,19 | |
Khác | 109 | 30,0 | 41 | 37,61 | |
Thu nhập | Dưới 9 triệu (0) | 125 | 65,6 | 12 | 9,60 |
Trên 9 triệu (1) | 238 | 34,4 | 121 | 50,84 | |
Bằng cấp | Chưa có bằng đại học (1) | 111 | 30,6 | 10 | 9,01 |
Có bằng đại học (0) | 252 | 69,4 | 123 | 48,81 |
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Từ 363 bảng hỏi sử dụng được, cho thấy 36,6% (133) số người trả lời đã chuyển đổi ngân trong 3 năm vừa qua, trong khi dó có 63,4% (230) người trả lời không chuyển đổi ngân hàng. Trong đó có 39,7% nam và 60,3% nữ. Những nhóm chủ đạo nằm trong độ tuổi từ 23-60 tuổi chiếm 60,9%. Đa số người trả lời có bằng đại học 69,4% (252). Về nghề nghiệp, các nhóm chủ đạo là những người trả lời làm các loại hình nghề nghiệp khác 30% (109) và tự kinh doanh 29,8% (108).
Việc phân biệt các đối tượng được hỏi dựa trên hành vi chuyển đổi hay không chuyển đổi, trong đó 230 người trả lời không đổi ngân hàng có đặc điểm nhân khẩu học về giới tính (Nam 90 người và nữ là 140 người) và giáo dục (101 người chưa có bằng đại học và 129 người đã có bằng đại học).
Tuy nhiên, đặc điểm về tuổi tác, nghề nghiệp và thu nhập giữa những người chuyển đổi và không chuyển đổi ngân hàng có khác nhau. Nhóm trẻ tuổi có xu hướng chuyển ngân hàng hơn nhóm lớn tuổi. Tỷ lệ những người trả lời đã chuyển đổi ngân hàng cao nhất là những người làm việc văn phòng chiếm 44,44% trên tổng số người làm việc văn phòng, trong khi tỷ lệ những người trả lời không chuyển ngân hàng nhiều nhất là công chức (19,44%).
4.4 Kết quả nghiên cứu
4.4.1 Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha
Bảng 4.4 Bảng kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha
Biến quan sát | Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Hệ số tương quan biến tổng | Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến | |
GIÁ Hệ số Cronbach’s Alpha = ,873; N = 4 | |||||
1. | G1 | 14,85 | 21,191 | ,713 | ,843 |
2. | G2 | 15,20 | 19,691 | ,725 | ,839 |
3. | G3 | 14,87 | 20,343 | ,792 | ,813 |
4. | G4 | 15,36 | 20,060 | ,690 | ,854 |
DANH TIẾNG |
5. | DT1 | 18,53 | 24,847 | ,494 | ,621 |
6. | DT2 | 18,49 | 24,510 | ,515 | ,612 |
7. | DT3 | 18,76 | 25,807 | ,376 | ,673 |
8. | DT4 | 19,47 | 26,140 | ,385 | ,667 |
9. | DT5 | 18,64 | 25,154 | ,469 | ,632 |
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ Hệ số Cronbach’s Alpha = ,715; N = 5 | |||||
10. | CLDV1 | 16,04 | 24,299 | ,581 | ,622 |
11. | CLDV2 | 16,05 | 24,335 | ,579 | ,623 |
12. | CLDV3 | 17,01 | 25,014 | ,552 | ,635 |
13. | CLDV4 | 16,55 | 27,336 | ,384 | ,703 |
14. | CLDV5 | 16,92 | 29,330 | ,288 | ,737 |
Trong bảng trên ta thấy biến CLDV5 có hệ số tương quan với biến tổng là 0,288 bé hơn 0,3 nên ta tiến hành bỏ biến quan sát này CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ (sau khi bỏ biến CLDV5) Hệ số Cronbach’s Alpha = ,737; N = 4 | |||||
15. | CLDV1 | 12,32 | 17,272 | ,579 | ,648 |
16. | CLDV2 | 12,33 | 16,850 | ,615 | ,626 |
17. | CLDV3 | 13,28 | 17,773 | ,558 | ,661 |
18. | CLDV4 | 12,83 | 19,884 | ,375 | ,762 |
CẠNH TRANH QUẢNG CÁO Hệ số Cronbach’s Alpha = ,649; N = 4 | |||||
19. | CTQC1 | 13,33 | 15,388 | ,550 | ,489 |
20. | CTQC2 | 12,91 | 16,384 | ,557 | ,493 |
21. | CTQC3 | 14,13 | 16,679 | ,470 | ,552 |
22. | CTQC4 | 13,14 | 21,489 | ,176 | ,738 |