trong HTKH hiện tại hoặc nhận diện những bước cần làm để đạt được HTKH trong
tương lai.
Bước 6: Xác định nguồn lực doanh nghiệp có và những cái sẽ cần
Phần này làm rò những nguồn lực DN sẽ cần để tạo ra TNKH như mong muốn. Vậy nên DN cần liệt kê và tận dụng mọi nguồn lực mình có và những cái mình sẽ cần để cải thiện HTKH.
Nhờ vậy bạn cũng dự đoán chính xác hơn tác động của việc có thêm nguồn lực
tác động ra sao tới doanh thu, hiệu quả kinh doanh để thuyết phục bộ phận quản lý.
Bước 7: Bắt tay vô hành động
Vẽ xong bản đồ HTKH thì cũng chưa xong việc mà còn phải phân tích kết quả.
Những câu hỏi:
Bao nhiêu người click vô web nhưng chưa kịp mua gì đã thoát ra? Làm sao DN hỗ trợ khách hàng tốt hơn đây?
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu hành trình khách hàng tại Hệ thống trung tâm anh ngữ quốc tế ILEAD AMA Huế - 2
- Lý Thuyết Của Tác Giả Gaël Bernard Và Periklis Andritsos (2017)
- Quy Trình Do Tác Giả Heekyung Moon Và Cộng Sự Đề Xuất
- Cơ Cấu Tổ Chức Nhân Sự Và Chức Năng Của Từng Bộ Phận
- Tình Hình Biến Động Của Số Lượng Khóa Học Bán Được Giai Đoạn 2017 –
- Biểu Đồ Khó Khăn, Trở Ngại Trong Giai Đoạn Nhận Biết
Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.
Là những câu hỏi sẽ phải trả lời với bản đồ đã được vẽ ra.
Phân tích kết quả sẽ cho biết những chỗ mà nhu cầu khách hàng chưa được đáp ứng, như vậy thì mới giúp cung cấp TNKH đúng mực.
Với mỗi CDKH hãy vẽ ra hành trình của họ, từ mạng xã hội, cho tới đọc email và tìm kiếm online.
Bước 8: Thay đổi, điều chỉnh trên thực tế
Các dữ liệu phân tích sẽ cho DN biết mình cần làm gì tiếp theo, có thể là điều chỉnh trên website, hoặc tạo Call to Action nổi bật hơn, hoặc viết đoạn mô tả dài hơn để làm rò tính năng hay lợi ích.
Những thay đổi này sẽ có căn cứ hơn là cứ mù quáng thay đổi với hy vọng nào
đó (trong khi không vẽ ra hành trình khách hàng).
Ngoài ra, bản đồ cũng cần được đánh giá lại đều đặn vào mỗi tháng hoặc quý để
nhận ra những lỗ hổng hoặc cơ hội giúp cải thiện TNKH.
Thu thập và sử dụng dữ liệu cùng với phản hồi từ khách hàng trong quá trình này.
1.1.6 Nghiên cứu liên quan
1.1.6.1Nghiên cứu nước ngoài
Nhóm tác giả Gaël Bernard và Periklis Andritsos với đề tài nghiên cứu “A Process Mining Based Model for Customer Journey Mapping” tập trung nghiên cứu
các thành phần của BDHTKH và đề xuất mô hình của BDHTKH. Theo tác giả, một BDHTKH bao gồm các yếu tố sau: customer, journey, map, goal, touchpoint, timeline, channel, stage, experience, lens, multimedia. Từ đây, tác giả đề xuất mô hình trình bày phân cấp các thành phần của BDHTKH. Cuối cùng, nhóm tác giả đưa ra kết luận khai thác BDHTKH giúp nâng cao hiệu quả trong quá trình trải nghiệm của khách hàng.
Tác giả Mark S.Rosenbaum và cộng sự (2016) trong nghiên cứu “How to create a realistic customer journey map” đề xuất giải pháp cho sự phức tạp khó sử dụng của HTKH bằng cách liên kết nghiên cứu khách hàng với quy trình HTKH và cách phát triển bản đồ hành trình của khách hàng để cải thiện trải nghiệm của khách hàng tại mỗi điểm tiếp xúc. Ngoài ra, tác giả còn đưa ra cách thức xây dựng một BDHTKH hiệu quả bằng cách xây dựng trục dọc và ngang biểu diễn các hoạt động tại các điểm chạm. Trục ngang biểu diễn sự nghiên cứu về khách hàng tại các điểm chạm diễn ra trong từng giai đoạn trước khi trải nghiệm dịch vụ, trong khi thực hiện dịch vụ, sau khi thực hiện dịch vụ. Trục dọc biểu diễn những hoạt động chiến lược của DN. Tác giả cho rằng để xây dựng BDHTKH khách quan và chính xác, nhà quản trị cần thu thập thông tin về khách hàng và nhận diện được cả những phản hồi tiêu cực và những điểm chạm ít quan trọng. Xây dựng BDHTKH là thể hiện được khách hàng họ thực sự làm gì, hành động của họ diễn ra trong quá trình trải nghiệm như thế nào thay vì nhà quản trị tự tưởng tượng, phán đoán và tự xây dựng BDHTKH.
Nhóm tác giả Heekyung Moon, Sung H. Han, Jaemin Chun, và Sang W. Hong trong nghiên cứu “A Design Process for a Customer Journey Map: A Case Study on Mobile Services” đã phát triển một quy trình thiết kế và các bộ quy tắc cho một BDHTKH dựa trên phương pháp tiếp cận yếu tố con người. Tác giả đưa ra bốn thành phần cơ bản: giai đoạn, mục tiêu, nhiệm vụ và thói quen. Từ bốn thành phần đó, tác giả đưa ra quy trình xây dựng BDHTKH bao gồm 10 bước:
Bước 1: Lập danh sách thói quen
Bước 2: Xác định mục đích và chọn mục đích chính Bước 3. Phân chia giai đoạn
Bước 4. Xác định Mục tiêu (Bộ nhiệm vụ)
Bước 5. Xác định nhiệm vụ (Tập hợp các thói quen)
Bước 6. Tạo thói quen mới thông qua brainstorming
đó là:
Bước 7. Xác định mối quan hệ giữa các mục tiêu / nhiệm vụ
Bước 8. Đánh dấu điểm bắt đầu và điểm kết thúc của mỗi mục đích Bước 9. Vẽ đường phân chia giữa các giai đoạn
Bước 10. Chỉ định điểm đau cho mỗi mục tiêu
Ngoài ra, tác giả còn đưa ra 10 nguyên tắc tiên quyết để thiết kế bản đồ HTKH
Nguyên tắc 1: Một thói quen không nên là sự kết hợp của nhiều hoạt động của
người dùng.
Nguyên tắc 2: Một nhiệm vụ nên bao gồm ít nhất một thói quen Nguyên tắc 3: Một mục tiêu nên bao gồm ít nhất một nhiệm vụ. Nguyên tắc 4: Một giai đoạn nên bao gồm ít nhất một mục tiêu.
Nguyên tắc 5: Một giai đoạn phải bao gồm (các) mục tiêu hoàn chỉnh, là đơn vị
nhỏ nhất của BDHTKH.
Nguyên tắc 6: Điểm khởi đầu cho ý định chính nên được đặt vào mục tiêu bắt buộc trong giai đoạn đầu.
Nguyên tắc 7: Một luồng hành trình hoàn chỉnh nên được ghi thành một dòng liền mạch bằng cách đi theo các mũi tên từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc.
Nguyên tắc 8: Mọi mục tiêu hoặc nhiệm vụ phải được kết nối với ít nhất một mục tiêu hoặc nhiệm vụ khác.
Nguyên tắc 9: Nếu các nhà thiết kế thiếu kiến thức về TNKH, phương pháp từ dưới lên (Bước 6 → 5 → 4 → 3) có thể đi trước phương pháp tiếp cận từ trên xuống (Bước 3 → 4 → 5 → 6).
Nguyên tắc 10: Cách tiếp cận từ trên xuống và cách tiếp cận từ dưới lên của giai
đoạn phát triển thành phần nên được tiến hành ít nhất một lần.
Cuối cùng, tác giả dự đoán BDHTKH sẽ giúp phát triển thêm các phương pháp
mới để cải thiện các dịch vụ hiện có và phát triển các dịch vụ mới.
Tác giả Jonathan Bohlmann và John McCreery (2015) trong nghiên cứu “Customer experience mapping: The springboard to innovative solutions” đưa ra cách thức thấu hiểu TNKH thông qua bản đồ trải nghiệm khách hàng. Tác giả đưa ra quy trình ba bước vẽ bản đồ trải nghiệm khách hàng (The experience map) bao gồm:
Bước 1: Phát triển và sử dụng một hoặc nhiều persona đại diện
Bước 2: Tạo bản đồ ghi lại hành trình của người dùng thông qua trải nghiệm.
Bước 3:Sử dụng bản đồ trải nghiệm và tập hợp đầu vào phong phú của nó để xác định các điểm khó khăn quan trọng của người dùng.
Trong nghiên cứu “Walking a Mile in the User’s Shoes: Customer Journey Mapping as a Method to Understanding the User Experience”, nhóm tác giả J. J. Marquez, A. Downey, và R. Clement giới thiệu việc sử dụng Bản đồ hành trình của khách hàng (BDHTKH) trong thư viện và vai trò trong việc hình dung hành trình nhằm giúp nhân viên thư viện hiểu rò hơn và tối ưu hóa trải nghiệm của người dùng. Tác giả cho rằng có ba phần đối với BDHTKH: điểm tiếp xúc và lời nhắc, các giai đoạn và hành trình thực tế. Các điểm tiếp xúc đại diện cho mọi tương tác vật lý giữa người dùng và thư viện. Các giai đoạn liệt kê các bước khác nhau mà người dùng đi qua từ lời nhắc ban đầu để bắt đầu hành trình hoàn thành nhiệm vụ của họ. BDHTKH có thể thông báo cho các thủ thư về các lĩnh vực mà họ có thể cải thiện, và nó thể hiện sự phức tạp của hệ sinh thái thư viện và sự tích hợp của các phòng ban khác nhau trong một thư viện. Trong khi nhân viên thư viện có thể thấy thư viện như các phòng ban riêng biệt, đối với người dùng, nó là một hệ thống hoàn chỉnh với các yếu tố, kết nối, chức năng và mục đích. Một công cụ như BDHTKH không thể chỉ giúp nhóm nghiên cứu thư viện hiểu rò hơn về động cơ thúc đẩy người dùng để thực hiện một cuộc hành trình, nhưng cũng ghi lại các bước thực tế đã thực hiện hoặc cần thiết để hoàn thành một cuộc hành trình.
Bruce D. Temkin (2010) với nghiên cứu “Mapping The Customer Journey – Best Practices For Using An Important Customer Experience Tool” đề xuất 5 bước tạo tiền đề cho xây dựng HTKH như sau:
Bước 1: Thu thập Insight nội bộ Bước 2: Xây dựng giả thiết ban đầu
Bước 3: Nghiên cứu quá trình khách hàng, nhu cầu và nhận thức của khách hàng
Bước 4: Phân tích nghiên cứu khách hàng
Bước 5: Hình thành sơ đồ hành trình khách hàng
Ngoài việc đưa ra các bước đó, tác giả còn đề xuất các yếu tố thiết yếu (quá trình trải nghiệm của khách hàng, nhu cầu và nhận thức của khách hàng) và những yếu tố không bắt buộc (khoảnh khắc sự thật, số liệu về những bình luận từ phía khách
hàng, sự cạnh tranh thương hiệu, khoảng cách và rào cản trong tương tác giữa khách hàng và sản phẩm DN, cơ hội cải thiện đặc biệt, quy trình công ty và con người) trong việc xây dựng hành trình.
Tác giả Johye Hwang & Jin-young Kim với nghiên cứu “Food tourists’ connectivity through the 5A journey and advocacy: comparison between generations Y and X” đã áp dụng mô hình 5A mới của Marketing 4.0, mô hình hóa khái niệm về sự thay đổi mô hình của người tiêu dùng trong tiếp thị kỹ thuật số. Tác giả đã khảo sát thực nghiệm khả năng kết nối của khách du lịch ẩm thực trong suốt hành trình 5A (nhận biết, thu hút, tìm hiểu, hành động và ủng hộ). Tác giả đã nghiên cứu liên quan đến quá trình 5A về việc sử dụng kênh trên 5 điểm Thang đo Likert cho sáu kênh truyền thông xã hội (Facebook, Kakaotalk / Line, Blog, Instagram, YouTube và Twitter), các dịch vụ trực tuyến khác (cộng đồng trực tuyến, trang chủ của tổ chức du lịch, trang web đánh giá,quảng cáo nhà hàng trực tuyến và cổng thông tin trực tuyến), kênh ngoại tuyến (kinh nghiệm của chính người tiêu dùng trong quá khứ, những người khác như gia đình, bạn bè và người quen), phương tiện ngoại tuyến (TV / phim chiếu tại rạp) và các kênh ngoại tuyến địa phương (nhân viên tại trung tâm du lịch và người dân địa phương). Ngoài ra, tác giả đã so sánh hành trình 5A của Thế hệ Y và Thế hệ
X. Dọc theo hành trình 5A, cả hai thế hệ đều chỉ ra khả năng kết nối xã hội mạnh nhất trong giai đoạn “tìm hiểu”. Thế hệ Y cho thấy khả năng kết nối xã hội mạnh mẽ hơn Thế hệ X. Tác giả kết luận hành trình 5 giai đoạn mới được Philip Kotler đề xuất đáng được ghi nhận vì mô hình tập trung vào yếu tố thúc đẩy người tiêu dùng trong quá trình ra quyết định.
1.1.6.2 Nghiên cứu trong nước
Tác giả Trần Thị Hiền trong bài viết “Marketing 4.0 với Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam” tại Hội thảo quốc tế: phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4 đã đề cập đến mô hình 5A với các nhân tố: nhận biết, thu hút, tìm hiểu, hành động và ủng hộ trong thời đại kết nối. Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra những khó khăn trong suốt 5 giai đoạn mà DN vừa và nhỏ sẽ gặp phải. Ở giai đoạn nhận biết, DN ít khả năng quảng bá thương hiệu rộng rãi, khách hàng tiềm năng khó nhận diện thương hiệu. Ở giai đoạn “thu hút”, vì nguồn vốn hạn hẹp DN khó đưa ra thông điệp thu hút khách hàng, không dám chi tiền cho những
kênh truyền tải đắt tiền để gây ấn tượng. Ở giai đoạn “tìm hiểu”, do thiếu kênh quảng cáo chuyên nghiệp nên các DN dễ gặp thất bại trong việc thuyết phục và lấy lòng tin của khách hàng. Ở giai đoạn “hành động” và ủng hộ, do không có trải nghiệm mua sắm thoải mái và dễ dàng, các DN thường thất bại ở giai đoạn này. Tác giả cũng đề xuất các giải pháp và đưa ra những khuyến nghị để giúp DN vừa và nhỏ Việt Nam tận dụng được cơ hội trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0.
Tác giả Lê Hương Khánh Chi (2018) với bài viết “Customer Journey Map – Bản đồ hành trình trải nghiệm của khách hàng” đã đưa ra 2 chỉ số CSI và NPS dùng để đo lường mức độ hài lòng khách hàng trong bản đồ hành trình trải nghiệm. Cụ thể, chỉ số Customer Satisfaction Index – CSI được đo lường một cách “truyền thống” sẽ có biên độ dao động từ 1-5 thang điểm, đi từ mức độ “Rất không hài lòng” đến “ Rất hài lòng”, nhằm đo lường mức độ thỏa mãn khi trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu với 4 yếu tố đo lường: Kỳ vọng của khách hàng, Khả năng quay lại, Khả năng giới thiệu sản phẩm cho bạn bè, sự hài lòng tổng thể. Còn chỉ số NPS (Net Promoter Score) chỉ số đo lường sự hài lòng của khách hàng và mức độ khách hàng sẵn sàng tiếp tục sử dụng sản phẩm, dịch vụ và giới thiệu cho người thân, bạn bè và đồng nghiệp sử dụng. Điểm số NPS là hiệu giữa tỉ lệ phần trăm nhóm khách hàng ủng hộ
(P) và tỷ lệ phần trong nhóm khách hàng không hài lòng (D): P – D = NPS.
1.2 Đề xuất khung lý thuyết nghiên cứu.
Sau khi nghiên cứu các đề tài nghiên cứu liên quan cùng với sự tìm hiểu về sự thay đổi của khách hàng trong thời kỳ kỷ nguyên số, tác giả nhận thấy mô hình hành trình 5A của Philip Kotler là phù hợp với đề tài nghiên cứu của tác giả vì đặc điểm của đề tài của tác giả là nghiên cứu các giai đoạn trước, trong và sau quá trình mua hàng, phân tích, so sánh trong từng giai đoạn khác nhau. Yếu tố quan trọng và cần thiết đối với đề tài là làm thế nào để biết được khách hàng đang tương tác với thương hiệu trên những điểm tương tác nào và cảm nhận của khách hàng khi tương tác trên những điểm đó.
Sơ đồ 4: Sơ đồ hành trình khách hàng qua mô hình 5A
(Nguồn: Philip Kotler, Hermawan KartaJaya và Iwan Setiawan; Nhóm dịch: Nguyễn Khoa Hồng Thanh và các cộng sự, 2019. Tiếp thị 4.0 Dịch chuyển từ truyền thống sang Công nghệ số).
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HÀNH TRÌNH KHÁCH HÀNG TẠI HỆ THỐNG ANH NGỮ QUỐC TẾ ILEAD AMA HUẾ
2.1 Tổng quan về Hệ thống trung tâm anh ngữ quốc tế ILEAD AMA Huế
2.1.1 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển
Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Giáo dục Quốc tế UCI đi vào hoạt động đầu tiên bằng việc thành lập trung tâm Anh ngữ AMA Huế - chi nhánh thứ 18 của hệ thống Học viện Hoa Kỳ (AMA) trên toàn quốc vào năm 2013. Bốn năm sau, Công ty UCI đã phát triển thành công chương trình đào tạo mang tên ILEAD.
Chương trình được thành lập bởi Bà Phạm Thị Thùy Dung - Tổng Giám đốc UCI, người tin chắc rằng người học không chỉ cần năng lực ngôn ngữ. Người học nên được tham gia vào một môi trường học tập sôi động và có động lực nhất để nuôi dưỡng sự tò mò, sáng tạo và nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề, giao tiếp, cộng tác và hiểu biết về công nghệ. Đây là lý do tại sao cô đặt tên chương trình là ILEAD, và những người học là iLeader, thế hệ trẻ được chuẩn bị tốt và những công dân toàn cầu. AMA Huế sau đó được nâng cấp thành thương hiệu ILEAD và hệ thống Trung tâm Anh ngữ Quốc tế ILEAD đã được thành lập tại nhiều vùng miền trên cả nước Việt Nam.
Tên công ty: Hệ thống trung tâm anh ngữ quốc tế ILEAD AMA Huế Tên tiếng anh: ILEAD AMERICAN ACADEMY
Tên viết tắt: ILEAD AMA Slogan: Unlock your full potential
Địa chỉ: 103C Trường Chinh, phường An Đông, TP Huế Điện thoại: 02343 958 999 hoặc 0847 958 999
Website: http://ilead.edu.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/amahue Logo:
Hình 1: Logo của Trung tâm ILEAD AMA