Các Biến Số Giám Sát Lvđ Luyện Tập Và Sự Mệt Mỏi


kỳ dựa trên nguyên tắc khi quá trình huấn luyện t ch lũy sẽ dẫn đến một sự kích thích mạnh mẽ hơn để thích ứng nếu có kế hoạch hồi phục thích hợp [3]. Tuy nhiên, loại hình huấn luyện t ch lũy này có rủi ro nếu hồi phục không phù hợp và có thể dẫn đến việc huấn luyện quá mức hoặc thậm chí là huấn luyện quá mức với hiệu suất giảm tức thời [101]

Đối với một số môn thể thao chuyên nghiệp, mô hình chu kỳ điển hình thường bao gồm các thời kỳ sau: chuẩn bị, thi đấu và chuyển tiếp. Một kế hoạch huấn luyện được thiết kế tốt khi các thời kỳ này được lên kế hoạch một cách có hệ thống để phát triển năng lực sinh lý và hiệu suất của VĐV, cho phép họ đạt được thành tích tốt nhất. Ngoài ra, các nghiên cứu trước đ y đã chỉ ra rằng việc huấn luyện nên được định lượng để dễ dàng thay đổi giữa các buổi tập. Ngoài ra, thời gian tập luyện cũng sẽ tăng dần trong suốt thời kỳ chuẩn bị và các VĐV nên thực hiện một khoảng thời gian nghỉ ngơi hoặc giảm dần trước khi thi đấu. Đối với huấn luyện sức mạnh cho các VĐV chuyên nghiệp, cường độ và khối lượng thường sắp xếp khá cao trong giai đoạn chuẩn bị chung (không có thi đấu) và hạn chế thời lượng dành cho huấn luyện kỹ năng chuyên môn. Trong giai đoạn này, việc rèn luyện sức mạnh gây ra sự mệt mỏi đáng kể và đòi hỏi thời gian tập trung lớn, do đó thành t ch thể thao thường không ở mức tối ưu. Sau đó, khối lượng giảm và cường độ được tăng lên trong giai đoạn chuẩn bị chuyên môn.

Theo dõi LVĐ huấn luyện rất quan trọng vì nó cung cấp thông tin cho HLV sử dụng để kiểm soát quá trình huấn luyện và tránh các phản ứng huấn luyện tiêu cực như huấn luyện quá sức, chấn thương hoặc bệnh tật. Ví dụ, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh và giảm nồng độ immunoglobulin nước bọt có liên quan đến khối lượng tăng lên trong thời gian huấn luyện đối với nữ VĐV bóng đá. Ngoài ra, nghiên cứu của Coutts (2007) [68] về việc giảm sức mạnh cơ bắp, sức mạnh tốc độ và năng lực ưa kh trong thời gian chuẩn bị và thi đấu của VĐV chuyên nghiệp khi hoàn thành LVĐ huấn luyện cao. Một nghiên cứu khác cũng chứng minh được rằng việc giảm LVĐ huấn luyện của các VĐV chuyên nghiệp giữa các mùa giải đã làm giảm chấn thương tập luyện và tăng thành t ch đáng kể trong các bài kiểm tra thể chất.


Sự kiểm soát chính xác về LVĐ được thực hiện trong quá trình huấn luyện mang lại lợi ích cho cả HLV và VĐV. HLV có thể sử dụng thông tin phản hồi từ quá trình huấn luyện để điều chỉnh một cách có hệ thống các biến số huấn luyện để cải thiện thành t ch trong tương lai. Các VĐV có thể sử dụng thông tin phản hồi này để tạo động lực cho việc cải thiện bản th n trong tương lai.

1.2.2 Các biến số giám sát LVĐ luyện tập và sự mệt mỏi

Giám sát hiệu suất thể thao rất quan trọng đối với thể lực của môn thể thao đồng đội. Giám sát thành tích thể thao liên quan trực tiếp đến sự thành công trong quản lý đội thể thao và sự phát triển của đội. Theo dõi thành tích thể thao cũng liên quan đến các chỉ số kinh tế, chẳng hạn như thu nhập của đội liên quan đến thành tích của CLB nói chung. Các VĐV, HLV và chuyên viên NCKH tìm kiếm các phương pháp hữu ích để theo dõi sự thích nghi của cá nhân hoặc tình trạng không tốt với việc tập luyện. Nhiều VĐV, HLV đang có cách tiếp cận ngày càng khoa học hơn trong việc thiết kế và giám sát các chương trình huấn luyện.

Khi các VĐV cố gắng cải thiện thành tích của họ, cần phải có những thay đổi trong khối lượng huấn luyện, đặc biệt là điều chỉnh tần suất, thời lượng và cường độ. LVĐ được điều chỉnh tại nhiều thời điểm khác nhau trong chu kỳ huấn luyện để tăng hoặc giảm mệt mỏi tùy thuộc vào giai đoạn huấn luyện (tức là thời kỳ chuẩn bị hoặc thời kỳ thi đấu). Đảm bảo rằng sự mệt mỏi được điều chỉnh một cách thích hợp là điều quan trọng đối với cả sự thích nghi với tập luyện cũng như đối với thành t ch thi đấu.

Mệt mỏi là một hiện tượng phức tạp và đa diện với nhiều cơ chế khác nhau. Một số khái niệm khác nhau về mệt mỏi thường phụ thuộc vào mô hình huấn luyện được sử dụng hoặc các điều kiện mà chúng xảy ra. Mệt mỏi có thể bị ảnh hưởng bởi các loại kích thích (tự nhiên hoặc điện), loại co cơ (đẳng động, đẳng trương và gián đoạn hoặc liên tục), thời gian, tần suất, cường độ tập luyện và loại cơ. Hơn nữa, tình trạng sinh lý và tập luyện của VĐV và các điều kiện môi trường cũng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sự mệt mỏi. Các định nghĩa và lưu ý được đề cập ở trên nêu bật cả tính chất đa yếu tố của mệt mỏi và sự phức tạp cố hữu của việc cố gắng giám sát hoặc đo lường sự mệt mỏi ở VĐV. Việc giám sát phù hợp khối lượng luyện tập phải cung cấp dữ liệu phân tích và giải thích dữ liệu hiệu quả, có giá trị khoa học, phản hồi cho các VĐV và HLV


[146]. LVĐ luyện tập được điều chỉnh tại nhiều thời điểm khác nhau trong chu kỳ luyện tập để tăng hoặc giảm độ mệt mỏi tùy thuộc vào giai đoạn luyện tập, đảm bảo rằng độ mệt mỏi được điều chỉnh một cách thích hợp là điều quan trọng đối với cả việc thích nghi với luyện tập cũng như đối với thành t ch thi đấu [145]

Giám sát LVĐ huấn luyện có thể cung cấp một giải thích khoa học cho những thay đổi trong hiệu suất. Từ những dữ liệu này, không chỉ có thể kiểm tra mối quan hệ giữa LVĐ và hiệu suất, mà còn cho phép lập kế hoạch phù hợp cho LVĐ huấn luyện và giám sát các cuộc thi đấu, hơn nữa cũng là công cụ hỗ trợ giảm nguy cơ chấn thương, bệnh tật và tập luyện quá mức. Dữ liệu có thể hữu ích cho việc lựa chọn đội và xác định VĐV nào sẵn sàng cho trạng thái thi đấu, lợi ch liên quan đến giao tiếp và xây dựng mối quan hệ với VĐV và HLV, nâng cao ý thức quyền sở hữu của họ. Dữ liệu khách quan được yêu cầu đối với những thay đổi về hiệu suất theo thời gian nhằm sử dụng thông tin để cung cấp hồ sơ cá nh n của các VĐV hoặc điểm mạnh và điểm yếu tương ứng của một đội thể thao [146]. Các đơn vị LVĐ có thể được phân chia thành hai nhóm là bên ngoài hoặc bên trong. Halson (2014) [146] đã mô tả các chỉ số có thể được sử dụng để theo dõi LVĐ huấn luyện và kết quả mệt mỏi (Bảng 1.1).

Bảng 1.1: Các chỉ số giám sát LVĐ huấn luyện và sự mệt mỏi.


Chỉ số

Đơn vị / Mô tả

Tần suất

Buổi tập mỗi ngày, tuần, tháng

Thời gian

Giây, phút, giờ

Cường độ

Tuyệt đối, tương đối

Loại

Cách thức (hình thức vận động/tập luyện), môi trường

Nỗ lực tối đa

Công suất trung bình tối đa, chiều cao bước nhảy

Nỗ lực lặp lại

Số lượng nỗ lực, chất lượng nỗ lực

Khối lượng huấn luyện

Thời gian, cường độ

Nhận thức về nỗ lực

RPE

Cảm nhận về mệt mỏi và phục hồi

Bảng câu hỏi; REST-Q, VAS

Bệnh

Tỷ lệ mắc bệnh, thời gian

Chấn thương

Loại chấn thương, thời gian

Phân tích hóa sinh và hormone

Cơ sở (nền), phản ứng với bài tập

Kỹ thuật

Chuyển động sai lệch

Thành phần cơ thể

Tổng trọng lượng cơ thể, khối lượng mỡ, khối

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

Nghiên cứu giám sát huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn bị cho vận động viên Futsal Thái Sơn Nam - 5


Chỉ số

Đơn vị / Mô tả


lượng không mỡ

Giấc ngủ

Chất lượng, số lượng, thói quen

Tâm lý

Căng thẳng, lo lắng, động lực

Cảm giác

Hy vọng, trung t nh (bình thường), thất vọng

Nguồn: Halson [146]


Bảng 1.2: Các chỉ số giám sát LVĐ bên ngoài và bên trong


LVĐ bên ngoài

LVĐ bên trong

Công suất vận đông

Đánh giá mức độ cố gắng được cảm nhận

Tốc độ

Nhịp tim (HR); Nhịp tim trung bình (HRmean); % HRmax; Nhịp tim phục hồi (HRR); Biến đổi nhịp

tim (HRV)

Sự tăng tốc

Tỷ lệ HR-RPE

Phân t ch thời gian chuyển động

Mức tiêu thụ oxy (VO2max; % VO2max)

Bật nhảy thẳng đứng có tạo đà bằng chuyển động ngược chiều (đứng -khuỵu gối -bật nhảy) (CMJ); B ật nhảy từ vị trí ngồi xổm (SJ); Bật nhảy sau khi bư ớc xuống từ bục

(Bước khỏi bục cao, rơi xuống – bật nhảy hẳng đứng)(DJ); Đo sức mạnh bộc phát

bằng lực kế đẳng động.

Phép đo xác đ ịnh Tác động của tập luyện (bài tập/ buổi tập).

TRIMP = Thời gian (phút) x nh ịp tim (HR)

Tiêu thụ ôxy vượt mức sau tập luyện (bù ôxy sau

tập luyện)

Sinh hóa / Nội tiết tố / Miễn dịch học

Nước bọt cortisol và testosterone (mối quan hệ với

hiệu suất ở VĐV tập luyện quá mức)

Lactate máu (Bl La); Tỷ lệ BL trên RPE

Tốc độ t m lý (T m lý vận động)

Giấc ngủ

Nguồn: Halson [146]


Các chỉ số trong bảng 1.2 là một phần của các phép đo khả thi cho các nhiệm vụ giám sát. Các phương pháp phổ biến để theo dõi sự mệt mỏi trong thể thao thành tích cao đã được nhiều tác giả kiểm tra gần đ y là phòng ngừa chấn thương, theo dõi hiệu quả của chương trình huấn luyện, duy trì hiệu suất, ngăn ngừa tập luyện quá sức [178]

Để thu hẹp khoảng cách giữa khoa học và thực tế, cần có những thông tin phản hồi giải thích chính xác và dễ dàng cho các VĐV và HLV. Theo dõi LVĐ có thể giúp nâng cao kiến thức về phản ứng huấn luyện, hỗ trợ thiết kế các chương trình huấn luyện, nâng cao hiệu suất của VĐV. Mặc dù số lượng nghiên cứu ngày càng tăng về giám sát LVĐ trong các chương trình hiệu suất cao, nhưng một công cụ chính xác duy nhất và đáng tin cậy vẫn chưa được chứng minh. Bản chất của việc giám sát có thể rất


khác nhau tùy thuộc vào môn thể thao và nhiều hơn một công cụ giám sát thường được sử dụng [146].

1.2.3 Phương pháp giám sát LVĐ huấn luyện

Hiệu quả của chương trình giám sát phụ thuộc vào các phương pháp định lượng và đo lường LVĐ huấn luyện. Có một số phương pháp phổ biến hiện nay có thể được sử dụng để định lượng LVĐ luyện tập: (1) LVĐ bên ngoài được VĐV hoàn thành (v dụ: số lần lặp lại được thực hiện và LVĐ được nâng lên), hoặc (2) LVĐ bên trong chịu đựng bởi VĐV (v dụ: nhịp tim và nồng độ lactate máu) hoặc (3) Đánh giá nỗ lực gắng sức trong mỗi buổi tập (s-RPE).(4) Bảng hỏi về căng thẳng mệt mỏi và hồi phục RESTQ - Sports.

LVĐ bên ngoài hoàn thành trong quá trình huấn luyện thể lực cho VĐV có thể được định lượng bằng cách nhân số lượng tổ với số lần lặp lại với trọng số được nâng trên mỗi lần lặp lại (Số tổ x Số lần lặp lại x Trọng lượng). Tuy nhiên, phương pháp này không t nh đến thời lượng của thời gian nghỉ ngơi, tốc độ di chuyển trong các lần thực hiện và phản ứng của từng cá nh n đối với buổi tập. Do đó, t nh hữu ích của nó đối với việc lập kế hoạch và điều chỉnh chương trình huấn luyện còn hạn chế.

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, đã có nhiều thiết bị được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực thể thao để theo dõi LVĐ huấn luyện. Máy theo dõi nhịp tim, hệ thống định vị toàn cầu, gia tốc kế và thiết bị đo các chỉ số cơ thể (đeo trên người) có thể cung cấp cho HLV thông tin rất chi tiết về các thông số liên quan đến định lượng LVĐ huấn luyện trong các buổi huấn luyện: LVĐ bên ngoài (khoảng cách, số bước, tốc độ…) và LVĐ bên trong (HR, điện t m đồ, biến thiên HR…). Mặc dù có khả năng theo dõi thông tin ch nh xác, nhưng các thiết bị này có một số hạn chế như chi ph cao, đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao và nguy cơ mất dữ liệu do lỗi kỹ thuật.

Thông thường để hoàn thành việc đo lường LVĐ bên trong của các VĐV yêu cầu phải có máy đo nhịp tim hoặc thiết bị đo lactate trong máu. Một số nghiên cứu đánh giá phản ứng thay đổi nhịp tim cho thấy biên độ từ nhỏ đến trung bình hạn chế tính hữu dụng thực tế, do có sự khác biệt có thể nằm trong sự thay đổi hàng ngày. Vì vậy, việc giải thích biến đổi nhịp tim trong buổi tập đòi hỏi phải so sánh với các dấu hiệu và triệu chứng khác của tập luyện quá sức.


Huấn luyện xung lực Bannister’s (TRIMP) là một phương pháp được sử dụng để định lượng LVĐ huấn luyện. Nó được tính toán với một hệ số đánh giá trước thu được với mối quan hệ giữa HR và lactate trong máu trong quá trình tập luyện tăng dần (y), nhân với dự trữ nhịp tim (HRres) và thời gian của các buổi tập (t). Việc sử dụng phương pháp này có liên quan đến phương pháp session-RPE trong quá trình huấn luyện Bóng đá, Bơi, Bóng rổ, Taekwondo, Bóng bầu dục, Kayak, Chạy tốc độ, Đấu kiếm và các buổi tập mô phỏng thi đấu.[147]

Edwards 'TRIMP là một phương pháp được sử dụng để t nh LVĐ huấn luyện với thời gian dành cho năm vùng cường độ (HR) nhân với hệ số tùy ý (> 50–60% x 1;> 60–70% x 2; > 70–80% x 3; > 80– 90% x 4; > 90–100% x 5). Phương pháp này không được xác nhận với một phản ứng sinh lý đã biết nhưng đã được sử dụng trong một số nghiên cứu như một chỉ số dự báo tốt về LVĐ huấn luyện. Trên thực tế trong quá trình huấn luyện sử dụng phương pháp này có liên quan đến phương pháp s-RPE như: huấn luyện Bóng đá, Bơi lội, Thể dục, Bóng rổ, Taekwondo, Lặn, Chèo thuyền, Bóng đá Australia , Bóng đá Canada, Võ, Tennis và Đấu kiếm.[147]

Lucia’s TRIMP cũng là một phương pháp được sử dụng để đo LVĐ huấn luyện liên quan đến ngưỡng hô hấp gắng sức (VT1 và VT2). VT1: ngưỡng yếm khí và VT2 : ngưỡng bù hô hấp. Phương pháp này cung cấp ba vùng cường độ: thấp (<VT1), trung bình (VT1 – VT2) và cao (> VT2), và mỗi vùng tương ứng với một hệ số: 1, 2 và 3 tương ứng. LVĐ huấn luyện được tính với thời gian dành cho mỗi vùng nhân với hệ số tương ứng và cộng với nhau . Việc sử dụng phương pháp này có liên quan đến phương pháp session-RPE trong các buổi tập luyện Bóng đá và Bơi lội [147]

HR là một trong những phương pháp có dấu hiệu khách quan phù hợp nhất của LVĐ huấn luyện. Nó có thể được sử dụng với nhiều hình thức để giám sát LVĐ huấn luyện và một trong số đó là tỷ lệ HR tối đa quan sát được trong quá trình tập luyện. Các kết quả nghiên cứu đã chứng minh có mối tương quan chặt chẽ giữa phương pháp session-RPE và % HRmax trong các buổi tập luyện bóng đá.[147]

Phương pháp s-RPE được xem là một giải pháp rất thú vị để giám sát LVĐ huấn luyện đã được sử dụng như một phương pháp đơn giản, chuyên biệt và giá thành thấp. Việc vận dụng phương pháp s-RPE được xem như một công cụ hữu hiệu bởi tính phù


hợp và mối tương quan chặt chẽ của nó với các phương pháp khác được mô tả ở trên trong các loại hình huấn luyện khác nhau [147]. Phương pháp s-RPE có thể được sử dụng để theo dõi một buổi tập, các chu kỳ tháng (mesocycle) và chu kỳ năm (macrocycle). Thực tế, công tác huấn luyện cho thấy chìa khóa thành công đối với hầu hết các VĐV là việc phân chia hợp lý các chu kỳ khác nhau trong suốt kế hoạch huấn luyện. Phương pháp s-RPE có thể cung cấp một công cụ hữu ch để kiểm soát tốt hơn chu kỳ huấn luyện thông qua việc giám sát tất cả các loại buổi tập huấn luyện với điểm số thu được là t nh đơn điệu và độ căng thẳng. Nhiều tác giả đã sử dụng phương pháp s-RPE để theo dõi các chu kỳ huấn luyện trong các môn thể thao khác như bóng đá, Bơi lội, Bóng rổ, Taekwondo, Rugby, và trong Karate [147]

Trên thực tế, phương pháp s-RPE được nghiên cứu bởi Foster (2001) [86], có thể xem như một hệ thống đơn giản để giám sát LVĐ của một số phương thức huấn luyện. Từ năm 2001 đến nay, phương pháp này đã được sử dụng trong khoảng 950 nghiên cứu và khoảng 36 nghiên cứu đã phân tích tính phù hợp và độ tin cậy của phương pháp s-RPE. Hầu hết các nghiên cứu này tập trung vào tính phù hợp của phương pháp s- RPE trong một số buổi tập kỹ thuật và chiến thuật [147, 161], nhóm môn đồng đội, nhóm môn thể thao dưới nước các môn thể thao theo các phương thức tập luyện sức mạnh và có đặc thù thể lực khác nhau như hoạt động ưa kh [86,147] , hoạt động theo chu kỳ, huấn luyện tốc độ, plyometric và sức bền và các test đánh giá [147]. Những nghiên cứu gần đ y đã so sánh s-RPE với nhịp tim là phương pháp ch nh xác để định lượng mức độ căng thẳng trong tập luyện [65]. Hơn nữa, kết quả các nghiên cứu cũng gần đ y đã cho thấy s-RPE là một phương pháp phù hợp để ước tính toàn bộ hoặc độc lập cường độ luyện tập so với nhịp tim hoặc nồng độ lactate máu [86]. Hiện nay phương pháp s-RPE cho phép các HLV đo lường phản ứng từ quá trình huấn luyện mà các VĐV đã hoàn thành và kiểm soát tốt hơn thời gian huấn luyện [147]

Trong thực tế huấn luyện, việc sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải thể hiện được các chỉ số hữu ích khi thực hiện khối lượng huấn luyện, đó là chỉ số đơn điệu, chỉ số căng thẳng và mức hồi phục. Chỉ số đơn điệu trong huấn luyện là đo lường sự biến đổi huấn luyện hàng ngày đã được phát hiện có liên quan đến sự khởi đầu của việc tập luyện quá sức khi t nh đơn điệu được kết hợp với LVĐ cao. Ngoài ra, huấn


luyện với t nh đơn điệu thấp hơn (nghĩa là sự thay đổi lớn hơn trong LVĐ huấn luyện) có thể ngăn ngừa chấn thương, bệnh tật và cải thiện hiệu suất của VĐV.

Đo lường tổng thể về mức độ căng thẳng huấn luyện cũng có thể được tính từ LVĐ huấn luyện và t nh đơn điệu huấn luyện. Đo lường mức độ căng thẳng huấn luyện là một phương pháp hữu ch để theo dõi huấn luyện khi VĐV đang thực hiện LVĐ huấn luyện cao. Trong thể thao chuyên nghiệp, mức độ căng thẳng lớn thường xuất hiện được trong huấn luyện ở giai đoạn chuẩn bị (thời điểm không có giải thi đấu). Sự hồi phục đóng vai trò cơ bản cho huấn luyện để giám sát mức độ căng thẳng trong tập luyện của VĐV khi thực hiện LVĐ cao. V dụ, khi LVĐ tập luyện cao và không có đủ thời gian để phục hồi giữa các buổi tập thì mức độ căng thẳng tập luyện sẽ cao. Loại hình huấn luyện này có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh và hiệu suất kém [68, 86]. Ngược lại, mức độ căng thẳng của huấn luyện thấp khi VĐV hoàn thành LVĐ cao (hoặc thấp) với thời gian hồi phục đều đặn giữa các buổi tập có LVĐ cao (nghĩa là t nh đơn điệu thấp).

Trong số các phương pháp giám sát huấn luyện, các biện pháp tự báo cáo VĐV đang ngày càng được chú ý. Đ y là những bản ghi trên giấy hoặc điện tử về thể chất, tâm lý hoặc sức khỏe của một VĐV, được thu thập một cách thường xuyên. Các biện pháp tự báo cáo của VĐV có thể đánh giá các kh a cạnh như t m trạng (Hồ sơ về trạng thái tâm trạng); cảm xúc (Bảng câu hỏi phục hồi cảm xúc) [153]; căng thẳng (Hoạt động hàng ngày của nhu cầu cuộc sống; Thang đo mức độ căng thẳng); hoặc căng thẳng và phục hồi (Bảng câu hỏi phục hồi-căng thẳng cho VĐV) [153].

Liên quan đến mức độ căng thẳng và phục hồi, khi có sự không phù hợp giữa trạng thái căng thẳng với nhu cầu phục hồi và các VĐV phải đối phó với tình trạng mức độ căng thẳng cao - phục hồi thấp hoặc mức độ căng thẳng thấp - phục hồi cao, dẫn đến hạn chế về hiệu suất tập luyện và thi đấu [52,85]. Yếu tố quan trọng của sự cân bằng hồi phục-căng thẳng trong thể thao được thể hiện bằng LVĐ luyện tập. Nói chung, khối lượng huấn luyện không đủ dẫn đến hoạt động kém hiệu quả ở các VĐV. Mặt khác, vượt quá khối lượng tập luyện có thể gây ra chấn thương, tập luyện quá mức phi chức năng hoặc tập luyện quá sức, làm suy giảm không chỉ hiệu suất mà còn cả

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2022