§ãng Gãp Cđa Du Lþch H•íng Tíi Bòn V÷Ng ®Èi Víi Ph¸t Trión Bòn V÷Ng

3. §ãng gãp cđa du lÞch h•íng tíi bÒn v÷ng ®èi víi ph¸t triÓn bÒn v÷ng

Lµ ngµnh c«ng nghiÖp “kh«ng khãi”, bá vèn Ýt mµ quay vßng l¹i nhanh, Héi ®ång L÷ hµnh vµ Du lÞch quèc tÕ (WTTC) ®· c«ng bè du lÞch lµ c«ng nghÖ lín nhÊt thÕ giíi, v•ît lªn c¶ c«ng nghÖ s¶n xuÊt « t«, thÐp, ®iÖn tö vµ n«ng nghiÖp. Nh• ®· ph©n tÝch ë môc 2.2 ch•¬ng I, th«ng qua mèi quan hÖ liªn ngµnh trong nÒn kinh tÕ, sù ph¸t triÓn cđa ngµnh du lÞch sÏ gi÷ vai trß tÝch cùc trong sù ph¸t triÓn cđa c¸c ngµnh kinh tÕ kh¸c. Du lÞch ph¸t triÓn nhanh vµ bÒn v÷ng khi c¸c lÜnh vùc kinh tÕ x· héi ph¸t triÓn ®ång bé, ®Æc biÖt lµ c¸c lÜnh vùc v¨n ho¸, th•¬ng m¹i, giao th«ng, vËn t¶i, gi¸o dôc, ®µo t¹o, khoa häc c«ng nghÖ, ®èi ngo¹i, quèc phßng, an ninhMặt khác, mọi phương án phát triển du lịch cần có sự phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp trong một kế hoạch tổng thể cho từng giai đoạn, phù hợp với khả năng quản lý và phát triển, đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài.

Như đã đề cập ở trên, phát triển bền vững phải đảm bảo có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ giữ gìn. Muốn vậy các thành phần kinh tế, các cơ quan chức năng phải cùng thực hiện việc dung hoà giữa ba lĩnh vực: kinh tế – xã hội – môi trường. Các nguyên tắc cơ bản để du lịch phát triển bền vững cũng không tách rời nguyên tắc chung của phát triển bền vững. Tuy nhiên mỗi ngành, mỗi lĩnh vực trong phát triển kinh tế xã hội lại có những mục tiêu, những đặc trưng riêng của mình. Do vậy phát triển du lịch phải tuân thủ các nguyên tắc các nguyên tắc riêng trên cơ sở các nguyên tắc chung của phát triển bền vững.

Việc thực hiện một cách nghiêm túc và đầy đủ các nguyên tắc cơ bản sẽ đảm bảo chắc chắn cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Phát triển bền vững chính là chìa khoá thành công lâu dài cho ngành du lịch.

CHƯƠNG 2‌

THỰC TRẠNG DU LỊCH VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY


I. VỊ TRÍ NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

Việt Nam là một nước có tiềm năng và tài nguyên du lịch lớn, đa dạng, phong phú. Trong những năm qua, ngành du lịch đã có những bước đi tương đối vững chắc, tạo ra bước phát triển mới. Từ một ngành kinh tế tổng hợp, giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế - xã hội, đến nay du lịch đã được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn trong thời kì công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Các lợi ích kinh tế mang lại từ du lịch là điều không thể phủ nhận.

Thực tế cho thấy so với năm 1996 số du khách quốc tế đến Việt Nam năm 2007 tăng 2,5 lần (từ 1,6 triệu lượt tới hơn 4 triệu lượt người), du khách nội địa tăng hơn 2,7 lần (từ 7,3 triệu lượt tới gần 20,3 triệu lượt người). Doanh thu du lịch ngày càng tăng, doanh thu du lịch năm 2005 đạt trên 30 nghìn tỉ đồng với tốc độ tăng trưởng là 15,4%, năm 2006 đạt 51 ngàn tỉ đồng, tăng 70% so với năm trước. Năm gần đây nhất -2007- thu nhập du lịch đạt 56 nghìn tỷ đồng, tăng 9,8% so với năm 2006. Có thể thấy doanh thu từ hoạt động du lịch đã đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách Nhà nước. Du lịch còn là ngành thu hút được nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch năm 2007 có 47 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực du lịch với tổng số vốn hơn 1,8 tỉ USD, chiếm gần 9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

% tổng số vốn FDI vào Việt Nam” tăng xấp xỉ 200% so với năm 2006.1

Như vậy trước hết, kinh tế du lịch góp phần làm tăng thu nhập quốc dân thông qua hoạt động du lịch quốc tế; hoạt động ăn uống trong du lịch nội

Du lịch Việt Nam: Cơ hội, thách thức và các biện pháp thúc đẩy tới phát triển bền vững - 5


1 Tổng cục Du lịch, Báo cáo tổng kết công tác năm 2007 vầ phương hướng nhiệm vụ năm 2008 của ngành Du lịch, năm 2007.

địa, sản xuất hàng lưu niệm, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật… trong đó hoạt động du lịch quốc tế là nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước.

Việc phát triển du lịch Việt Nam đồng thời đã kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác như nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, bưu điện…

Với một nước có thu nhập thấp và tỷ lệ thất nghiệp cao như Việt Nam thì ngành du lịch đã góp phần giải quyết rất lớn đến công ăn việc làm và tạo điều kiện tăng thu nhập cho nhân dân địa phương. Bên cạnh đó, ngành du lịch còn tạo ra các nguồn lợi cho cư dân địa phương nhờ việc phát triển các hoạt động kinh doanh du lịch; các khoản thuế thu từ kinh doanh du lịch do khách du lịch đóng góp giúp chính quyền địa phương chi tiêu cho giáo dục, y tế và các dịch vụ khác.

Như vậy, sự phát triển của ngành du lịch có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế mỗi quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong những năm qua, ngành du lịch Việt Nam đã có những bước đi tương đối vững chắc, tạo ra bước phát triển mới. Sự phát triển du lịch không chỉ góp phần thực hiện các mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mà còn góp phần to lớn để Việt Nam phát triển và mở rộng quan hệ đối ngoại trong xu thế toàn cầu hoá, thực hiện tốt đường lối đối ngoại rộng mở của Đảng.

Tuy nhiên, trình độ phát triển của Du lịch Việt Nam còn thấp, vị trí của du lịch trong nền kinh tế quốc dân của Việt Nam còn kém xa so với các trung tâm du lịch trong khu vực như Singapore, Hồng Kông, Thái Lan. Để thực hiện định hướng phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao vai trò của du lịch Việt Nam trong nền kinh tế quốc dân, du lịch Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm. Do xuất phát điểm thấp vì vậy không thể đòi hỏi sự ra tăng về số lượng ngay lập tức, điều mà ngành du lịch

Việt Nam cần quan tầm là dựa vào những tiềm năng có sẵn để phát triển du lịch về cả về chiều rộng và chiều sâu.‌


II. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở VIỆT NAM

Đất nước Việt Nam tươi đẹp, điều kiện tự nhiên và bề dày lịch sử văn hoá phong phú, đa dạng và hấp dẫn. Con người Việt Nam cần cù, thông minh, hiếu khách và có đôi bàn tay khéo léo. Đó là những vốn quý mà nhiều nước có ngành Du lịch phát triển mong muốn có được. Tài nguyên du lịch Việt Nam có thể ví như vỉa ngọc trai quý giá trải dài từ Nam ra Bắc với gần 3000 km bờ biển vẫn chưa được khai thác triệt để. Trên bản đồ Đông Nam Á, Việt Nam nằm ở vị trí mặt tiền của một điểm buôn bán sầm uất nhất, gần các đường hàng không quốc tế hết sức thuận tiện.

1. Về điều kiện tự nhiên

Bờ biển: Bờ biển Việt Nam kéo dài hơn 3200 km với nhiều cảnh quan phong phú, đa dạng là một tiềm năng rất có giá trị cho du lịch biển, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí, tập trung chủ yếu ở miền Trung.

Địa hình karst: Địa hình Karst thường tạo nên các điểm du lịch hấp dẫn. Có hơn 200 hang động karst rất đa dạng và có độ karst hoá khác nhau cần được quan tâm khai thác cho ngành Du lịch.

Khí hậu: Cả nước nói chung không ở nơi nào có khí hậu quá nóng không thích nghi được với cuộc sống con người. Khí hậu có sự phân hoá rõ rệt theo vĩ tuyến, theo mùa và theo độ cao ảnh hưởng đến tổ chức du lịch.

Trở ngại chính ảnh hưởng đến hoạt động du lịch là bão trên các vùng biển, duyên hải và hải đảo. Gió mùa đông bắc trong mùa đông ở phía Bắc, gió bụi trong mùa khô và lũ lụt trong mùa mưa ở phía Nam.

Sinh vật: Rừng không chỉ có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế, sinh thái mà còn có giá trị đối với du lịch, nhất là rừng nguyên sinh hoặc thuần chủng. Diện tích của rừng Việt Nam chủ yếu tập trung ở 3 vùng:

Bắc Trung Bộ: gần 1,7 triệu ha

Duyên hải miền trung: gần 1,7 triệu ha

Tây Nguyên: 3,3 triệu ha.

Nước khoáng: Nguồn nước khoáng phong phú ở Việt Nam có ý nghĩa rất lớn và trực tiếp đối với việc phát triển du lịch. Cho đến nay đã phát hiện ra được hơn 400 nguồn nước khoáng tự nhiên và những lỗ khoan nước nhiệt độ từ 270C đến 1050C. Thành phần hoá học của nước khoáng rất đa dạng, từ cacbonat đến natri với độ khoáng hoá 33,66g/lít. Trong thành phần của nước khoáng, hàm lượng các vi nguyên tố khá cao: Brôm 64,04mg/lit, Iôt 19,04mg/lit, Sắt 373mg/lít, Bo 256mg/lit, SiO2 488mg/lit... rất có giá trị đối với việc chữa bệnh. Đây là nguồn tài nguyên quý giá cho du lịch điều dưỡng, trị bệnh...

Nhận xét:

Theo đánh giá của các chuyên gia thì tài nguyên du lịch Việt Nam có khả năng đem lại cho Việt Nam sự hấp dẫn và chỗ đứng xứng đáng trên thị trường du lịch. Du lịch Việt Nam có đủ khả năng buộc thị trường phải chấp nhận giá cao hơn các đối thủ cạnh tranh khác như Thái Lan, Malaysia... là những nơi không được thiên nhiên ưu ái nhiều như Việt Nam. Tuy nhiên, đó chỉ là ưu thế bề ngoài của một điểm du lịch chứ chưa phải là yếu tố quyết định trong cạnh tranh.

2. Về điều kiện nhân văn

Các di tích văn hoá lịch sử: di tích văn hoá lịch sử là tài nguyên quan trọng hàng đầu của du lịch. Cho đến hết năm 2007, toàn quốc đã có hơn 1000 di tích được nhà nước chính thức xếp hạng, trong đó có di tích triều Nguyễn ở cố đô Huế, đô thị cổ Hội An và thắng cảnh Hạ Long đã được UNESCO xếp hạng vào danh mục các di sản văn hoá của nhân loại.

Các lễ hội: hấp dẫn khách du lịch không kém gì các di tích văn hoá - lịch sử. Các lễ hội thường gắn với sinh hoạt văn hoá dân gian như hát đối đáp, múa xoè, ném còn, lễ đâm trâu, hát trường ca thần thoại ...

Văn hoá dân tộc: Là một đối tượng hấp dẫn của hoạt động du lịch. Việt Nam có 54 dân tộc, với nhiều ngành nghề cổ truyền, nhiều kỹ năng độc đáo và các hoạt động văn hoá - văn nghệ đặc sắc, đa dạng.

Văn hoá - nghệ thuật: Là quốc gia có tiềm năng lâu đời về văn hoá nghệ thuật, Việt Nam có một nền kiến trúc có giá trị, được bố cục theo thuyết phong thuỷ của triết học phương Đông và có một nền nghệ thuật truyền thống dân gian phát triển như nghệ thuật sân khấu, âm nhạc, múa và đặc biệt là nghệ thuật ẩm thực dân tộc Việt Nam.

3. Về nguồn nhân lực

Việt Nam là một nước có dân số trẻ. Lực lượng này là nguồn cung cấp lao động chính thúc đẩy sự phát triển của ngành Du lịch nước nhà. Người dân Việt Nam cần cù, ham học hỏi và có đôi bàn tay khéo léo đã làm ra những sản vật độc đáo hấp dẫn khách du lịch. Đó chính là những lợi thế lớn để phát triển du lịch.

Đội ngũ lao động trong ngành Du lịch đã tăng lên đáng kể trong những năm qua. Ngành đã thu hút được trên 30 triệu USD cho đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch. Năm 2007 dự án phát triển nguồn nhân lực cho du lịch Việt Nam đã được đầu tư tổng số vốn là 12 triệu EUR, trong đó 10,8 triệu EUR là khoản tài trợ của Liên minh Châu Âu.1

Du lịch là ngành phụ thuộc nhiều hơn vào yếu tố con người so với các ngành kinh tế khác. Do vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành đòi hỏi những yêu cầu cao và khắt khe. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, với chiến lược đào tạo được hoạch định theo những bước đi thích


1 Mai Châu, năm 2008, Du lịch Việt Nam- Một năm nhìn lại, Báo lao động cuối tuần số 5 ngày 1 tháng 2 năm 2008.

hợp để từng bước nâng cao chất lượng, đưa đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch đi vào ổn định, chắc chắn chúng ta sẽ phát huy và tận dụng được tiềm năng to lớn này để đạt được những mục tiêu chủ yếu đã đặt ra.

4. Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với việc phát triển du lịch


Cùng với sự đổi mới, Đảng và Nhà nước ta cũng đã hết sức quan tâm đến việc phát triển du lịch, sự quan tâm được thể hiện ở việc Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về du lịch, phối hợp với ngành Du lịch triển khai và thực hiện những chương trình hành động quốc gia về du lịch, đầu tư cho lĩnh vực du lịch…..

Chính sách phát triển du lịch của nước ta đã được vạch ra tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, phát triển ở Đại hội Đảng lần thứ VII và VIII và cụ thể hoá bằng Nghị quyết 45/CP của Chính phủ, đặc biệt Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Du lịch số 11/1999/PL-UBTVQH10, luật du lịch Việt Nam năm 2005 là cơ sở pháp lý cho ngành du lịch Việt Nam góp phần nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, tác động liên ngành để du lịch phát triển, hội nhập nhanh với khu vực và quốc tế.

Bên cạnh Pháp lệnh du lịch, luật du lịch, Chính phủ cũng ban hành nhiều văn bản pháp luật khác liên quan đến du lịch nhằm tăng cường giữ gìn trật tự, trị an và vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan, du lịch; đưa ra qui định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước, sửa đổi bổ sung một số ngành nghề kinh doanh du lịch vào danh mục những ngành nghề được hưởng ưu đãi đầu tư…

Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cũng tham gia ký kết 39 hiệp định thoả thuận, hợp tác du lịch song phương và thực hiện các cam kết đa phương, tranh thủ sự giúp đỡ từ các tổ chức quốc tế như: UNWTO, tổ chức phát triển du lịch Hà Lan (SNV), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), hiệp hội du lịch châu Á- Thái Bình Dương (PATA). Việt Nam tiếp tục cam kết du lịch trong Tổ chức

Thương mại Thế giới (WTO), đàm phán mở cửa dịch vụ hướng tới xây dựng khu vực tự do ASEAN vào năm 2010. Hiện nay, dưới sự chỉ đạo của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch đang tích cực chuẩn bị cho việc tổ chức Diễn đàn Du lịch ASEAN (AFT) năm 2009.1

Về vấn đề đầu tư cho ngành Du lịch, ngoài việc tiếp nhận những dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài cho ngành Du lịch Việt Nam, Nhà nước Việt Nam còn trực tiếp bỏ ra những khoản từ nguồn vốn ngân sách để đầu tư cho cơ sở hạ tầng du lịch Việt Nam. Tính đến nay gần bốn nghìn tỷ đồng được Nhà nước đầu tư trong những năm qua, tuy chưa đáp ứng được yêu cầu nhưng đây chính là cú huých tạo đà hết sức quan trọng. Chính từ "vốn mồi" này, các địa phương đã nhận thức đầy đủ hơn vai trò của việc phát triển cơ sở hạ tầng cho du lịch và cùng đó là hiệu quả của nó, nên đã chủ động đầu tư đúng mức .

5. Chiến lược phát triển du lịch ở Việt Nam


Dựa trên cơ sở đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, nhận biết được những cơ may, hiểm họa cũng như xu thế phát triển của thị trường du lịch thế giới và khu vực, du lịch Việt Nam đã chuẩn bị cho mình chiến lược phát triển cụ thể trong giai đoạn 2001 - 2010. Điều này giữ vai trò hết sức quan trọng bởi nó giúp du lịch Việt Nam tự nhìn nhận lại mình trước bối cảnh mới, đồng thời có kế hoạch, chương trình cụ thể để có thể đứng vững trong hội nhập quốc tế, hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. Trên tinh thần đó, ngày 22/7/2002, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 97/2002/QĐ - TTG phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001- 2010. Quyết định nêu ra mục tiêu chiến lược là “phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn”.

Theo đó, mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010 là: Phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên


1 Tổng cục Du lịch Việt Nam, Báo cáo tổng kết công tác năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ năm 2008 của ngành du lịch, năm 2007.

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí