Sơ Đồ Của “Giám Sát Hltt” Trong Quá Trình Huấn Luyện [191]


HLTT, tức là tiến hành theo dõi, đánh giá đối với quá trình huấn luyện VĐV, đồng thời thông qua kết quả giám sát phân tích tổng hợp của chuyên viên NCKH và HLV, đưa ra thông tin điều chỉnh, kiểm soát đối với quá trình huấn luyện VĐV (xem hình 1.3).


GIÁM SÁT

Hình 1.3 : Sơ đồ của “giám sát HLTT” trong quá trình huấn luyện [191]


Khi giám sát HLTT, đôi khi cảm giác của VĐV đối với các phương diện của mình trực quan hơn, có thể tiến hành tự giám sát. Đối với vấn đề tự giám sát của VĐV, chúng ta xem nó là một khía cạnh mở rộng về biện pháp thực hiện giám sát của chuyên viên NCKH và HLV, nó chỉ là một lộ trình giúp chuyên viên NCKH và HLV thu nhận được thông tin của VĐV, do đó, nếu xét theo ý nghĩa của khía cạnh này, thì VĐV không phải là chủ thể của giám sát.

1.1.4 Xây dựng hệ thống nội dung và hệ thống thứ cấp của giám sát HLTT


Xây dựng hệ thống nội dung giám sát huấn luyện toàn diện, có hệ thống, có hiệu quả là tiền đề và cơ sở của thực hiện giám sát khoa học hóa quá trình HLTT.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

Hệ thống thứ cấp của giám sát tình hình phát triển năng lực thi đấu: chủ yếu kiểm tra hiệu quả huấn luyện giai đoạn của VĐV. Bởi vì, năng lực thi đấu là nhân tố mang tính quyết định đối với thành t ch thi đấu, n ng cao năng lực thi đấu là nhiệm vụ cơ bản của HLTT, hiệu quả huấn luyện tốt hay xấu được quyết định bởi năng lực thi đấu


VĐV có phát triển được hay không. Vì vậy, các nhân tố cấu thành năng lực thi đấu đều được xem là nội dung của giám sát.



Hình 1 4 Hệ thống nội dung và hệ thống thứ cấp của giám sát HLTT 191 Hệ 1

Hình 1.4: Hệ thống nội dung và hệ thống thứ cấp của giám sát HLTT [191]


Hệ thống thứ cấp của giám sát tình hình khối lượng buổi tập VĐV phải hoàn thành: chủ yếu phân tích tình hình phát triển của năng lực thi đấu. Sự phát triển của năng lực thi đấu chịu ảnh hưởng chính bởi khối lượng huấn luyện, cho dù năng lực thi đấu của VĐV có được cải thiện hay không, tất cả đều được tiến hành phân tích từ khối lượng thực tế trong buổi tập mà VĐV phải hoàn thành. Do đó nhiệm vụ của hệ thống này là thực hiện giám sát đối với các loại khối lượng, cường độ và biện pháp mà VĐV phải hoàn thành trong buổi tập

Hệ thống thứ cấp của giám sát tình hình chức năng cơ thể, trạng thái tâm lý trong hoạt động tập tuyện thường ngày và thi đấu. Chủ yếu là bảo đảm cho VĐV có trạng thái tâm lý và chức năng cơ thể tốt phục vụ hoạt động tập luyện thường ngày và thi đấu. Giám sát chức năng cơ thể và tâm lý kịp thời sẽ góp phần cung cấp cơ sở quan


trọng cho việc kiểm tra hiệu quả huấn luyện và bố trí huấn luyện ở những giai đoạn tiếp theo.

Hệ thống thứ cấp của giám sát tình hình sức khỏe t m sinh lý: tương tự như hệ thống thứ cấp của giám sát tình hình chức năng cơ thể, trạng thái tâm lý. Song liệt kê hệ thống thứ cấp này ra thành một phần riêng lẻ là để thuận tiện cho việc phân tích vấn đề. Hơn nữa, sức khỏe thường hay đi kèm với tình hình chấn thường, cần có đội ngũ y bác sỹ chuyên môn giải quyết. Nếu nói giám sát tình hình trạng thái chức năng cơ thể, tâm lý chủ yếu tập trung vào giám sát đối với khả năng phục hồi và mệt mỏi của VĐV trong quá trình tập luyện, vậy thì giám sát tình hình sức khỏe tâm sinh lý lại xem trọng đến giám sát và phòng tránh đối với bệnh tật và chấn thương thể thao cho VĐV.

Hệ thống thứ cấp của giám sát tình hình dinh dưỡng là hệ thống giúp bảo đảm VĐV duy trì hoạt động tập luyện và thi đấu bình thường. Năng lượng VĐV cần cho quá trình tập luyện cùng các loại vitamin, nguyên tố vi lượng điều chỉnh chức năng cơ thể bình thường đều được đáp ứng thông qua dinh dưỡng. Giám sát đối với tình hình dinh dưỡng của VĐV, một mặt giúp bảo đảm năng lượng cần có cho hoạt động tập luyện và các nhân tố dinh dưỡng duy trì hoạt động của cho cơ thể, bảo đảm trạng thái dinh dưỡng tối ưu cho hoạt động tập luyện và thi đấu; mặt khác, góp phần cung cấp giá trị tham khảo cho quá trình phân tích tình hình chức năng cơ thể VĐV.

1.1.5 Loại hình cơ bản của giám sát HLTT [191]

1.1.5.1 Căn cứ trên sự khác biệt của mối quan hệ giữa nội dung giám sát với thành tích thể thao, có thể chia thành giám sát nhân tố mang tính quyết định và nhân tố mang tính ảnh hưởng (có tính bảo đảm)

Qua phân tích tự liệu có được, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến thành tích thể thao và thực thi quá trình huấn luyện, nhưng qui nạp lại cũng chỉ gồm hai loại chính: loại thứ nhất là nhân tố quyết định, ý chỉ các nhân tố mang tính quyết định đến thành tích thể thao và hiệu quả huấn luyện; loại thứ hai là nhân tố ảnh hưởng, ý chỉ các nhân tố ảnh hưởng thứ cấp đến thành tích thể thao và thực thi quá trình huấn luyện.

Nhân tố quyết định chủ yếu là năng lực thi đấu đóng vai trò quyết định đối với thành tích thể thao và những phương pháp, biện pháp huấn luyện mang tính quyết định đến năng lực thi đấu. Mục đ ch của HLTT là thông qua phương pháp và biện pháp


nhất định nhằm n ng cao năng lực thi đấu, từ đó lập nên thành t ch ưu việt. Do đó, nhân tố quyết định là nhân tố cốt lõi của huấn luyện và thi đấu, muốn nâng cao thành tích thể thao, chỉ có cải tiến phương pháp và biện pháp, thì năng lực thi đấu mới có thể phát triển.

Nhân tố ảnh hưởng chủ yếu ý chỉ các nhân tố có thể kiểm soát, ảnh hưởng đến thành tích thể thao và thực thi quá trình huấn luyện, gồm tình trạng dinh dưỡng, tình trạng phục hồi chức năng, tình trạng sức khỏe...Các nhân tố này vốn dĩ không thể nâng cao thành t ch thi đấu, nhưng chúng có thể góp phần mang lại thành tích tối ưu thông qua việc bảo đảm sự vận hành cho hoạt động tập luyện và thi đấu.

1.1.5.2 Căn cứ trên sự khác biệt của khoảng thời gian thực hiện giám sát, có thể chia thành giám sát theo buổi tập, theo ngày và theo giai đoạn

Dựa trên thời gian dài hay ngắn cần có khi từ một trạng thái này quá độ sang một trạng thái khác, thường chia trạng thái của VĐV thành ba loại hình, tức là trạng thái có t nh giai đoạn, trạng thái thường ngày và trạng thái tức thì. Trong đó, trạng thái có tính giai đoạn tức chỉ trạng thái ổn định tương đối mà VĐV đạt được do sự t ch lũy của hiệu quả huấn luyện trong khoảng thời gian dài như một tuần, một tháng hay vài tháng; Trạng thái thường ngày tức chỉ trạng thái mà cơ thể đang có, dưới tác động của hiệu quả huấn luyện trong thời gian ngắn, có thể là trong một hoặc một vài buổi tập; Trạng thái tức thì ý chỉ những thay đổi phát sinh một cách tốc độ của trạng thái cơ thể khi vừa hoàn thành xong một bài tập, có thời gian duy trì rất ngắn, trạng thái này còn được gọi là trạng thái tức khắc.

HLV chỉ khi nắm bắt một cách kịp thời và chuẩn xác trạng thái VĐV mới có thể kiểm soát hiệu quả tiến trình huấn luyện. Muốn nắm bắt trạng thái VĐV kịp thời và chuẩn xác, cần thông qua giám sát quá trình huấn luyện để thực hiện. Vì vậy, dựa trên sự khác biệt về khoảng thời gian giám sát đối với trạng thái cơ thể VĐV, có thể chia thành 3 loại đó là giám sát tức thì, giám sát thường ngày và giám sát giai đoạn, nội dung cụ thể được trình bày qua hình vẽ dưới đ y:


Gi ám sá t t ứ c thì

Gi ám sá t th ư ờn g n gà y

Gi ám sá t gi ai đ oạn

Hình 1.5: Sơ đồ phân lọai giám sát HLTT [191]


Chú th ch: hướng đi của mũi tên nét đứt


(I) : Một buổi tập


(II): Một hoặc một vài chu kỳ huấn luyện nhỏ


(III): Một hoặc một vài chu kỳ huấn luyện trung bình hoặc lớn


1.1.5.3 Căn cứ trên lý luận huấn luyện chu kỳ, có thể chia thành giám sát thời kỳ chuẩn bị, giám sát thời kỳ thi đấu và giám sát thời kỳ chuyển tiếp.

Từ những năm 60 của thế kỷ 20, khi Matveyev đưa ra lý luận huấn luyện cho đến nay, nó vẫn chiếm vị trí chủ đạo trong HLTT. Lý luận huấn luyện chia một chu kỳ huấn luyện lớn thành thời kỳ chuẩn bị, thời kỳ thi đấu và thời kỳ chuyển tiếp. Do đó, có thể chia giám sát huấn luyện thành giám sát thời kỳ chuẩn bị, giám sát thời kỳ thi đấu và giám sát thời kỳ chuyển tiếp. Nhưng nhằm nổi bật vị trí quan trọng của chu kỳ huấn luyện trước thi đấu, cũng như thuận tiện cho vấn đề cần phân tích, dựa trên lý luận huấn luyện chu kỳ, vẫn có thể chia giám sát huấn luyện thành những nội dung chi tiết hơn, gồm giám sát giai đoạn chuẩn bị chung, giám sát giai đoạn chuẩn bị chuyên


môn, giai đoạn trước thi đấu, giám sát trong thi đấu và giám sát thời kỳ chuyển tiếp sau thi đấu.

1.1.6 Đặc trưng cơ bản của giám sát HLTT [191]


- Là thể thống nhất của tính toàn bộ và tính toàn diện: Xét theo khía cạnh thời gian và không gian, giám sát HLTT mang đặc điểm của tính toàn bộ và tính toàn diện.

Đặc điểm của tính toàn bộ, chủ yếu chỉ về khía cạnh thời gian, giám sát HLTT là thể thống nhất của giám sát kết quả và giám sát quá trình, là thể thống nhất của giám sát tức thì, giám sát thường ngày và giám sát giai đoạn, là thể thống nhất của giám sát thời kỳ chuẩn bị, giám sát thời kỳ huấn luyện trước thi đấu, giám sát trong thi đấu và giám sát thời kỳ điều chỉnh sau thi đấu. Nói cách khác, giám sát HLTT không phải là kiểm tra một lần hoặc vài lần, cũng không phải là giám sát một tháng hoặc hai tháng, mà là chỉ cần VĐV tiến hành hoạt động tập luyện, thì phải thực hiện giám sát trong mỗi ngày tại khoảng thời gian đó.

Đặc điểm của tính toàn diện, chủ yếu chỉ về khía cạnh không gian. Giám sát HLTT cần tiến hành trên toàn diện, tức là vừa bao gồm giám sát nhân tố mang tính quyết định đến thành tích thể thao, lại vừa bao gồm giám sát nhân tố mang tính ảnh hưởng đến thành t ch thi đấu. Cụ thể hơn, trong quá trình huấn luyện, cần thực hiện giám sát trên nhiều phương diện như năng lực thi đấu, khối lượng vận động VĐV phải hoàn thành, trạng thái thay đổi và phục hồi của chức năng cơ thể, tình hình dinh dưỡng và sức khỏe...

- Là thể thống nhất của cái chung và cái riêng: Cái chung của giám sát HLTT, ý chỉ các VĐV tập luyện cùng một môn thể thao, do đặc điểm chuyên môn giống nhau, qui luật dành chiến thắng cũng giống nhau, như thế thì yêu cầu chung của giám sát HLTT cần phải thống nhất, tiêu chí giám sát ch nh cũng cần giống nhau, qui luật bố trí thời gian cũng giống nhau.

Cái riêng của giám sát HLTT, ý chỉ đối với cá thể một VĐV mà nói, họ sẽ có những điểm đặc thù riêng, ví dụ như khác nhau về độ tuổi, giới tính, trình độ chuyên môn, tình hình sức khỏe, ưu điểm kỹ thuật...Do đó, giám sát HLTT trên cơ sở những


cái chung, cũng cần có những yêu cầu đặc biệt đáp ứng đặc điểm cá thể của VĐV, x y dựng tiêu chí giám sát hay xác định phương án giám sát cũng cần thể hiện sự khác biệt.

- Là thể thống nhất của đánh giá định tính và định lượng: Xét từ khía cạnh đánh giá đo lường học, giám sát HLTT tức là thông qua đánh giá năng lực thi đấu, chức năng cơ thể, tình hình sức khỏe tâm sinh lý...trong quá trình tập luyện của VĐV, từ đó căn cứ trên kết quả đánh giá đề xuất thông tin kiểm soát, điều chỉnh ở bước huấn luyện kế tiếp, đồng thời kịp thời phản hồi cho HLV. Từ góc độ này, thì tiêu chí giám sát cũng là tiêu chí đánh giá. Trong hệ thống tiêu chí giám sát HLTT, đa phần tiêu chí đều có thể trực tiếp tiến hành kiểm định, thực nghiệm. Song cũng có một số tiêu chí không thể sử dụng thiết bị đo đạc, ví dụ như các tiêu chí về tâm lý, mà cần thông qua phương pháp định t nh để đánh giá. Những đánh giá định t nh này đôi khi không thể thay thế bởi đánh giá định lượng. Do đó, trong giám sát HLTT cần kết hợp giữa đánh giá định lượng với định tính.

Tóm lại: Đối với định nghĩa về khái niệm giám sát HLTT, chủ yếu tập trung giải thích vào các vấn đề sau:

Giám sát HLTT là một quá trình mang tính động thái:

Bản chất của các bước tiến hành và trình tự thực hiện của HLTT là một quá trình động thái hóa, do đó giám sát HLTT hiển nhiên cũng là một quá trình mang tính động thái. Chỉ cần quá trình HLTT tiến hành, giám sát HLTT lập tức được thực hiện. Một đặc trưng quan trọng nữa của quá trình HLTT đó là t nh l u dài và không ngắt quãng, vì vậy, giám sát HLTT cũng là một quá trình lâu dài và liên tục.

Chủ thể thực hiện giám sát HLTT là chuyên viên NCKH và HLV. VĐV là khách thể tiếp nhận hoạt động giám sát.

Chuyên viên NCKH và HLV là chủ thể của giám sát HLTT, họ chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch giám sát, lựa chọn và bố tr phương pháp giám sát cho quá trình huấn luyện, thực thi quá trình giám sát, phân tích kết quả giám sát, điều chỉnh mức độ chuẩn xác của thông tin, tổ chức, điều chỉnh hoạt động của toàn bộ quá trình giám sát huấn luyện. VĐV là khách thể duy nhất của quá trình giám sát huấn luyện. Khối lượng VĐV phải hoàn thành, tình hình biến đổi của năng lực thi đấu, chức năng


cơ thể khi tham gia tập luyện, vấn đề hồi phục, dinh dưỡng, chấn thương đều là những đối tượng trực tiếp của giám sát HLTT.

Giám sát HLTT nhằm bảo đảm mục đích đạt được khoa học hóa, thực tế hóa của mục tiêu HLTT

Mục đ ch của HLTT là khai thác triệt để tiềm năng chức năng cơ thể, tạo nên thành tích tối ưu. Muốn đạt được mục tiêu này, thì bảo đảm khoa học hóa cho quá trình huấn luyện, nâng cao chất lượng huấn luyện, từ đó n ng cao hiệu quả huấn luyện chính là chìa khóa then chốt. Trong khi đó, mục tiêu và nhiệm vụ của giám sát HLTT lại là công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá liên tục đối với quá trình huấn luyện, đồng thời đưa ra thông tin kiểm soát, điều chỉnh kịp thời đối với kế hoạch huấn luyện đã có, nhằm bảo đảm chất lượng huấn luyện

Giám sát HLTT là thể thống nhất giữa hoạt động “theo dõi, quan sát” với “kiểm soát, điều chỉnh”

Thực hiện giám sát HLTT chia thành hai giai đoạn: giai đoạn thứ nhất đó là tiến hành giám sát, kiểm tra đối với các nhân tố của quá trình huấn luyện VĐV; giai đoạn thứ hai đó là thực hiện đánh giá, ph n t ch đối với kết quả giám sát, đồng thời đề xuất kiến nghị và ý kiến đóng góp cho kế hoạch huấn luyện giai đoạn tiếp theo. Hai quá trình này không thể tồn tại riêng lẻ, mà có mối quan hệ mật thiết với nhau, vế thứ nhất là tiền đề và nền tảng của vế thứ hai, vế thứ hai lại là mục đ ch và kết quả của vế thứ nhất, hai vế là một thể thống nhất chặt chẽ.

1.2 Giám sát LVĐ luyện tập và sự mệt mỏi ở các VĐV:

1.2.1 Tầm quan trọng của giám sát LVĐ:

Cải thiện hiệu suất thể thao có thể đạt được bằng cách phân chia chu kỳ huấn luyện và hồi phục thích hợp. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng cả căng thẳng và hồi phục trong tập luyện đều ảnh hưởng đến hiệu suất thể thao. Cụ thể, khi sự cân bằng nội môi của VĐV bị phá vỡ do quá tải tập luyện, một số phản ứng dị hóa xảy ra dẫn đến phá vỡ protein cấu trúc và làm cạn kiệt các nguồn dự trữ năng lượng. Về vấn đề này, hiệu suất tạm thời bị giảm do kết quả của quá trình dị hóa của cơ thể hoạt động để thiết lập lại dự trữ năng lượng và tăng tổng hợp protein. Tuy nhiên, hiệu suất được cải thiện ngay khi VĐV th ch nghi với sự căng thẳng khi tập luyện, tức là tính chu kỳ [3]. Chu

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2022