Sơ Đồ Tác Dụng Của Giám Sát Huấn Luyện Thể Thao [191]


học giúp quản lý chặt chẽ các quá trình hoạt động và thông tin từ công tác này sẽ giúp nhà quản lý, HLV kiểm soát được chất lượng VĐV; giúp HLV định hướng tuyển chọn, huấn luyện; đánh giá kế hoạch, điều chỉnh huấn luyện để liên tục n ng cao thành t ch chuyên môn.

Công tác giám sát khoa học huấn luyện trên thế giới rất phát triển, các CLB Futsal chuyên nghiệp đều có hệ thống đánh giá và tiêu ch cụ thể. V dụ, VĐV nào không vượt qua kỳ kiểm tra thể lực sẽ không được ra s n thi đấu; hoặc tình trạng chấn thương của VĐV đều có hồ sơ kiểm soát, VĐV chấn thương muốn tham gia thi đấu cần có sự đồng ý của bác sĩ điều trị, HLV không thể can thiệp được... Tuy nhiên, các nghiên cứu về giám sát khoa học huấn luyện gần như không được công bố trên các hội nghị khoa học hay tạp ch chuyên ngành. Đa số các nghiên cứu chỉ mang t nh chất hỗ trợ cho công tác giám sát khoa học huấn luyện ... Ở Việt Nam, đến nay mới chỉ có một báo cáo khoa học về giám định huấn luyện của tác giả Nguyễn Thành L m đăng trên kỷ yếu Hội nghị khoa học thể thao quốc tế tổ chức tại Hà Nội năm 2012, của Nguyễn Hồng Sơn về giám định hiệu quả công tác huấn luyện thể lực thời kỳ chuẩn bị của CLB Sông Lam Nghệ An (SLNA) năm 2017, tuy nhiên kết quả nghiên cứu chỉ giới hạn ở x y dựng thang điểm cho một số môn thể thao cá nh n và bóng đá 11 người. Về môn Futsal chưa có một nghiên cứu nào về giám sát huấn luyện thể lực được thực hiện.

CLB Futsal TSN là một CLB Futsal chuyên nghiệp tại Việt Nam, được thành lập vào năm 2007, có trụ sở tại thành phố Hồ Ch Minh. Đúng một năm sau khi thành lập CLB TSN có ngôi vô địch quốc gia lần đầu tiên, rồi cho đến nay trong 10 năm giải VĐQG được tổ chức, TSN đã 6 lần bước lên bục cao nhất vào các năm (2008, 2009, 2012, 2013, 2014 và 2016), cộng thêm chiếc cúp quốc gia năm 2016, họ trở thành đội bóng giàu thành t ch nhất của Futsal Việt Nam, là một thế lực hùng mạnh nhất của Futsal nước nhà, CLB TSN luôn mang trong mình khát vọng chinh phục biển lớn với ước mơ đưa Futsal Việt Nam hội nhập một cách mạnh mẽ với đầu trường Quốc tế mà nổi bật là tấm huy chương đồng 2015, huy chương bạc giải Futsal các CLB Ch u Á 2018 và trở thành đội bóng Futsal đầu tiên của Việt Nam giành huy chương ở đấu trường Ch u lục. Trong thành phần từ đội tuyển Futsal trẻ quốc gia cho đến đội tuyển Futsal Việt Nam, lực lượng VĐV của CLB Futsal TSN luôn chiếm ưu thế về số lượng


và chất lượng ở đội tuyển. Tiêu biểu năm 2016 CLB Futsal TSN đã đóng góp 14/16 cầu thủ cho Đội tuyển Quốc gia làm nên lịch sử lần đầu tiên có mặt ở đấu trường World Cup.

Mặc dù được đánh giá là một trong những đội Futsal hàng đầu Việt Nam. Bên cạnh bề dày thành t ch và là đội tiên phong phát triển theo mô hình Futsal chuyên nghiệp, nhưng công tác quản lý huấn luyện và giám sát khoa học của đội Futsal TSN vẫn còn nhiều hạn chế, toàn bộ công việc được giao cho ban huấn luyện, hoàn toàn không có ban chuyên môn kiểm tra, kiểm soát quá trình và thực tế cho thấy vấn đề áp dụng khoa học vào thực tế huấn luyện Futsal ở Việt Nam không có sự cải thiện lớn trong hơn 10 năm qua.

Là một VĐV tham gia thi đấu môn Futsal khi còn ngồi trên ghế nhà trường, qua quá trình hơn 10 năm tham gia công tác trong lĩnh vực Futsal, trải qua các vị tr HLV trưởng, giám đốc kỹ thuật, đào tạo và huấn luyện cho Liên đoàn bóng đá Việt Nam, tham dự nhiều lớp bồi dưỡng HLV chuyên nghiệp, hội nghị khoa học trong và ngoài nước... đã trang bị được một số kiến thức về kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng ph n t ch xử lý số liệu và tiếp cận với trang thiết bị kiểm tra hiện đại. Bản th n luôn t m huyết trong việc x y dựng và phát triển Futsal Việt Nam một cách hệ thống và hiệu quả. Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên, đã giúp tôi có được nhận thức về tầm quan trọng của giám sát huấn luyện trong môi trường Futsal chuyên nghiệp. Với mong muốn được nghiên cứu đóng góp cải thiện Futsal trình độ cao ở Việt Nam, góp phần n ng cao hiệu quả công tác huấn luyện, n ng cao trình độ thi đấu của VĐV Futsal Việt Nam nói chung và VĐV Futsal TSN nói riêng, nên tôi mạnh dạn chọn đề tài:“Nghiên cứu giám sát huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn bị cho VĐV Futsal Thái Sơn Nam”

Mục đích nghiên cứu: Giám sát huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn bị cho VĐV Futsal TSN nhằm kiểm soát và điều chỉnh LVĐ hợp lý tiến đến mục tiêu ưu việt hóa, khoa học hóa trong huấn luyện thể lực góp phần n ng cao hiệu quả thi đấu.

Mục tiêu nghiên cứu:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

Mục tiêu 1: Thực trạng công tác giám sát huấn luyện thể lực của các đội Futsal Việt Nam.


Nghiên cứu giám sát huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn bị cho vận động viên Futsal Thái Sơn Nam - 3

Mục tiêu 2: Lựa chọn một số tiêu ch đo lường giám sát quá trình huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn bị cho VĐV Futsal Thái Sơn Nam.

Mục tiêu 3: Đánh giá kết quả giám sát huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn bị cho VĐV Futsal Thái Sơn Nam.

Giả thuyết khoa học: Để hoàn thiện hơn công tác huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn bị cho VĐV Futsal chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu thi đấu, việc giám sát thông qua các công cụ đo lường sẽ hỗ trợ kiểm soát và điều chỉnh LVĐ tập luyện đạt hiệu quả.


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Khái niệm của giám sát huấn luyện

1.1.1 Khái niệm, nội hàm của giám sát

Từ điển tiếng Việt: giám sát là “Sự theo dõi, quan sát mang tính chủ động của cơ quan, tổ chức hoặc cá nh n đối với hoạt động của các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đối với các đối tượng chịu sự giám sát và tác động bằng biện pháp tích cực để buộc và hướng các hoạt động đó đi đúng quỹ đạo, quy chế nhằm đạt được mục đ ch, hiệu quả đã xác định từ trước” [23]

Theo từ điển Luật học: “giám sát” là sự theo dõi, quan sát hoạt động mang tính chủ động thường xuyên, liên tục và sẵn sàng tác động bằng các biện pháp tích cực để buộc và hướng các hoạt động của chủ thể đi đúng quỹ đạo nhằm đạt mục đ ch” [203]

Từ “giám sát” xuất hiện từ bao giờ, hiện đã không thể đối chứng. Cuốn “Từ điển Trung - Anh hiện đại” [189] giải th ch nghĩa của “giám sát” ch nh là “ monitor and control”. Trong sách “Từ điển song ngữ Anh – Trung cao cấp”, “monitor” dưới dạng danh từ được giải th ch là “device used to observe, record, or test sth”, tạm dịch: “thiết bị nghe, thiết bị nhìn, thiết bị đo”, khi là động từ, nó được giải th ch là “make continuous observation of (sth); record or test sth”, tạm dịch: là hoạt động “duy trì quan sát (một sự vật nào đó), ghi chép hoặc kiểm tra (một sự vật nào đó)”. Control khi làm động từ được giải th ch là: “have power or authority over sb/sth (tạm dịch: kiểm soát, thao túng, quản lý, chi phối; regulate sth (tạm dịch: quản lý, điều chỉnh)”. Sách từ điển Tiếng Trung tái bản lần thứ 5 năm 2005 [190]

Từ giải thích, những ví dụ thực tế trên đ y của tiếng Trung và tiếng Anh, có thể phán đoán, giám sát bao gồm hàm ý của 2 phương diện, tức là “theo dõi và kiểm soát (hoặc điều chỉnh). Căn cứ trên lý thuyết thông tin, “theo dõi” là quá trình thu thập thông tin của chủ thể đối với khách thể, “kiểm soát” là quá trình điều tiết hành vi của khách thể thông qua phản hồi thông tin. Hiển nhiên, “theo dõi” là tiền đề và cơ sở của “kiểm soát”, “kiểm soát” căn cứ vào kết quả của “theo dõi, quan sát”, căn cứ vào nhiệm vụ đã định để thực hiện điều chỉnh và kiểm soát.


Theo tác giả Trương Đại Siêu [191] cho rằng: “giám sát” tức là một dạng quá trình hoạt động mà chủ thể hành vi nhằm đạt được mục tiêu hoặc nhiệm vụ của mình đã vận dụng những phương pháp, biện pháp nhất định căn cứ trên kế hoạch đã có tiến hành thu thập thông tin khách thể, phân tích tình hình khách thể, đồng thời thông qua phản hồi thông tin, kiểm soát, điều chỉnh hành vi của khách thể.

Thông qua phân tích về nội hàm và mở rộng đối với giám sát, căn cứ vào thuyết thông tin và kiểm soát, tác giả Trương Đại Siêu [191] mạnh dạn đưa ra khái niệm sau: giám sát tức là theo dõi và kiểm soát, điều chỉnh; là quá trình hoạt động của chủ thể hành động nhằm đạt được một mục đ ch nào đó hoặc hoàn thành nhiệm vụ, thông qua xác định đối tượng hành vi khách thể (người, kế hoạch, hoạt động), tiến hành giám sát kiểm tra, kiểm soát có định kỳ hoặc không theo định kỳ, thu thập thông tin liên quan, đồng thời ph n t ch thông tin, đề xuất thông tin điều chỉnh, kiểm soát hoặc không ngừng điều chỉnh hành vi khách thể, từ đó đạt được mục tiêu hoặc hoàn thành nhiệm vụ đã định.

1.1.2 Khái niệm giám sát huấn luyện thể thao

Giám sát huấn luyện thể thao (HLTT) là khái niệm thuộc phàm trù của giám sát, tên tiếng Anh được giải th ch là “Monitoring and controlling of training process”, là một khái niệm đang ngày được sử dụng phổ biến, song khái niệm liên quan và các nghiên cứu về nội hàm, mở rộng đối với khái niệm lại chưa nhiều. Trong giới lý luận huấn luyện Trung Quốc, thường căn cứ trên thuyết thông tin và kiểm soát đã đưa ra, mà nhận định rằng nó chính là thành phần chỉ ý “kiểm soát” trong “giám sát trong huấn luyện”. Tác giả Trung Quốc Điền Mạch Cửu trong sách “Giải nghĩa các từ thuộc HLTT học” giải thích kiểm soát huấn luyện thể thao như sau: “là hành vi điều tiết và nắm bắt đối với hoạt động huấn luyện được tiến hành thông qua các biện pháp, phương pháp chuyên môn, dựa trên phương hướng, mục tiêu đã có, cùng với hình thức công việc đã xác định trước”. [192]

Nghiên cứu đối với khái niệm kiểm soát giám sát HLTT còn khá ít. Tác giả Vương Thanh [195] đã có công trình nghiên cứu liên quan khá sâu và hệ thống, tác giả vận dụng khái niệm của “giám sát huấn luyện”, và cho rằng nó đồng nghĩa với khái niệm “giám sát quá trình huấn luyện”. Theo ông, trước hết, vấn đề có thể kiểm soát


của huấn luyện là tiêu chí quan trọng của huấn luyện khoa học; tiếp theo, “giám sát huấn luyện” là phương pháp quan trọng của HLV đối với thực hiện kiểm soát huấn luyện. Do ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố liên quan, hiệu quả thực tế và mục tiêu dự kiến của kiểm soát huấn luyện không nhất định sẽ tương đồng. Vận dụng giám sát huấn luyện có thể phát hiện mức độ sai lệch giữa hiệu quả thực tế huấn luyện so với mục tiêu dự kiến, đồng thời kịp thời tiến hành điều chỉnh, điều khiển huấn luyện trở về quỹ đạo vốn có, đảm bảo thực hiện mục tiêu huấn luyện tối ưu. Như hình 1.1 cho thấy: một mặt, HLV lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch huấn luyện, tăng cường tác động cho VĐV, thông qua giám sát huấn luyện có thể kiểm tra được phản ứng cơ thể VĐV đối với tác động của huấn luyện, từ đó bổ trợ cho công tác đánh giá hiệu quả huấn luyện của HLV, góp phần cung cấp dữ liệu tham khảo cho kế hoạch huấn luyện thêm khoa học; mặt khác, VĐV hoàn thành kế hoạch huấn luyện, thông qua giám sát huấn luyện có thể kiểm tra phản ứng cơ thể của VĐV trong toàn bộ quá trình tập luyện, hỗ trợ HLV đánh giá chất lượng hoàn thành bài tập của VĐV căn cứ trên tiêu chuẩn kế hoạch đã đưa ra, từ đó cung cấp cơ sở dữ liệu cho kiểm soát chất lượng buổi tập của VĐV.


GIÁM SÁT


Hình 1.1: Sơ đồ tác dụng của giám sát huấn luyện thể thao [191]

Vì vậy, tác giả Vương Thanh đã định nghĩa giám sát huấn luyện thể thao như sau: là phương pháp sử dụng tiêu chí đo lường nhất định nào đó trong quá trình huấn luyện tiến hành ph n t ch và đánh giá hiệu quả huấn luyện, chất lượng buổi tập, nhằm hỗ trợ cho HLV thực hiện công tác kiểm soát huấn luyện.


Tóm lại, giám sát HLTT được định nghĩa như sau: là một thể thống nhất lấy chuyên viên nghiên cứu khoa học (NCKH) làm chủ thể thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá đối với quá trình tập luyện của VĐV, lấy HLV làm chủ thể thực hiện hoạt động kiểm soát đối với quá trình tập luyện của VĐV được thực hiện trong quá trình HLTT, nhằm bảo đảm khoa học hóa của quá trình huấn luyện, thực hiện mục tiêu huấn luyện. Tức là quá trình hoạt động mà chuyên viên NCKH sử dụng tiêu chí đo lường nhất định tiến hành ph n t ch, đánh giá đối với LVĐ buổi tập, giai đoạn tập luyện mà VĐV phải thực hiện, hiệu quả huấn luyện, chất lượng huấn luyện, tình hình chức năng cơ thể VĐV..., HLV sẽ căn cứ trên giám sát và kết quả đánh giá của chuyên viên NCKH, thực hiện kiểm soát, điều chỉnh đối với kế hoạch huấn luyện và thực tiễn của các hoạt động huấn luyện, từ đó đạt đến mục tiêu huấn luyện khoa học hóa, thực tế hóa.

1.1.3 Những điểm cần lưu ý khi tiến hành giám sát HLTT:

“Giám sát huấn luyện thể thao” là thể thống nhất của “theo dõi, quan sát” và “kiểm soát, điều chỉnh”, cho dù chuyên viên NCKH là người tổ chức chính thực hiện hoạt động “theo dõi” (theo dõi và đánh giá), HLV là đối tượng chính thức thi hành hoạt động “kiểm soát” (kiểm soát, điều chỉnh), thì “theo dõi” vẫn phải là tiền đề của “kiểm soát” có hiệu quả. Giám sát huấn luyện thể thao là quá trình hợp tác của cả chuyên viên NCKH lẫn HLV, không đơn thuần là việc của chuyên viên NCKH, mà còn là quá trình tham gia bắt buộc của HLV, chứ không phải chỉ là quá trình hỗ trợ (xem hình 1.2)


Giám sát Huấ n

Hình 1.2: Sơ đồ thể thống nhất giữa “theo dõi” và “kiểm soát” của giám sát huấn luyện thể thao [191]


Giám sát không chỉ là thực hiện giám sát đối với kết quả huấn luyện, mà bỏ sót giám sát đối với toàn bộ quá trình huấn luyện. Trong quá trình tập luyện của VĐV, tiến hành giám sát đối với hiệu quả huấn luyện của mỗi một giai đoạn là điều rất quan trọng. Song, nếu chỉ xuất phát từ góc độ phát hiện vấn đề, phân tích vấn đề, giải quyết vấn đề, hiển nhiên là chưa đủ. Mục đích giám sát đối với huấn luyện, không chỉ nhằm kiểm tra hiệu quả huấn luyện, mà quan trọng hơn đó là phát hiện kịp thời khi hiệu quả huấn luyện không tốt, làm cách nào tìm ra vấn đề tồn đọng chính, nguyên nhân hình thành vấn đề là gì, làm cách nào đề điều chỉnh... Điều này đòi hỏi bắt buộc phải tiến hành giám sát đối với quá trình thực hiện của mỗi một giai đoạn. Bên cạnh đó, nó cũng bao gồm cả giám sát đối với các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực thi huấn luyện trong suốt buổi tập, như vấn đề về dinh dưỡng, chấn thương, t m lý... Qua tổng hợp và phân tích nhận thấy, giám sát đối với HLTT, không chỉ là giám sát đối với hiệu quả huấn luyện, mà còn bao gồm cả giám sát đối với yếu tố quan trọng không kém đó là các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện huấn luyện. Tác giả Vương Thanh

[195] cũng đề cập đến giám sát huấn luyện của nước Đức, không chỉ xem trọng hiệu quả giám sát, mà còn xem trọng đến quá trình giám sát.

Khi giám sát huấn luyện thể thao, chuyên viên NCKH là chủ thể chính thực hiện “theo dõi”, song HLV không phải không tham gia vào quá trình này, HLV cũng là người thực hiện quan trọng của “theo dõi”, nhất là theo dõi quan sát đối với kỹ thuật, thái độ tập luyện của VĐV lại càng quan trọng. Tương tự, HLV là đối tượng chính thực hiện tổ chức “kiểm soát, điều chỉnh”, nhưng không có nghĩa là các thành viên khác không tham gia vào quá trình này, ví dụ như kiểm soát, điều chỉnh đối với các loại bệnh, hiện tượng tâm lý, thì yêu cầu phải cần đến sự hỗ trợ của bác sỹ đội hay chuyên viên tâm lý.

Trong thực tế giám sát HLTT, do hoạt động “kiểm soát, điều chỉnh” của quá trình huấn luyện vô cùng phức tạp, hơn nữa đối tượng thực hiện ch nh là HLV, do đó, nghiên cứu về “kiểm soát, điều chỉnh” chủ yếu dựa trên kết quả của “giám sát”, đưa ra thông tin điều chỉnh đối với quá trình huấn luyện, vấn đề làm cách nào để điều chỉnh không được liệt kê vào nội dung nghiên cứu chính của giám sát. Nói tóm lại, giám sát

Xem tất cả 238 trang.

Ngày đăng: 20/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí