Tổng Sản Phẩm Quốc Nội Tính Theo Giá Thực Tế Của Tỉnh Đăk Nông


CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội

Đăk Nông là tỉnh được tái lập năm 2004. Vị trí địa lý Đăk Nông nằm ở phía tây nam của Tây Nguyên, là cửa ngõ giao thông giữa các tỉnh Tây Nguyên với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ. Đăk Nông có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm thị xã Gia Nghĩa; 7 huyện: Đăk RLâp, Tuy Đức, Đăk Song, Đăk GLong, Đăk Min, Chư Jut, Krông Nô (Sơ đồ 2.1); với 71 đơn vị hành

chính cấp xã, gồm 5 phường, 5 thị trấn và 61 xã.

Đến cuối năm 2011, dân số

Nguồn: Sở Khoa học Công nghệ Đăk Nông

Sơ đồ 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Đăk Nông

Đăk Nông có 521.677 người; mật độ dân cư thưa thớt: 80,1 người/km2. Dân ở khu vực thành thị: 76.450 người, tỷ lệ 14,7%; ở khu vực nông thôn: 445.227 người, tỷ lệ 85,3% (Cục Thống kê Đăk Nông, 2012).

2.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Với vị trí địa lý và độ cao địa hình đặc thù của vùng Tây Nguyên, Đăk Nông thuộc vùng khí hậu kiểu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, trong năm có hai mùa khô và mưa phân biệt rõ ràng, mùa mưa trùng với mùa hạ ấm áp.

Đăk Nông có diện tích tự nhiên là 651.561 ha. Tài nguyên đất đỏ bazan

393.154 ha, chiếm tới 60,34% diện tích đất tự nhiên của Đăk Nông. Nhóm đất đỏ


bazan phân bố rộng và tập trung nhiều ở địa bàn các huyện Đăk Mil, Đăk Song, Đăk RLâp rất thích hợp cho phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, tiêu, điều (Trần An Phong, 2004).

2.1.1.2 Đặc điểm kinh tế

Nông nghiệp là ngành tạo ra giá trị GDP lớn nhất cho tỉnh Đăk Nông, GDP của ngành này luôn ở mức cao, đạt tỷ trọng từ 56,8% - 61,4% GDP toàn tỉnh, đứng đầu khi so sánh với GDP các ngành kinh tế tại Đăk Nông. Bên cạnh đó, GDP của thành phần kinh tế cá thể, hộ gia đình của tỉnh Đăk Nông luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, từ 77,1% đến 79,7%. Do đó, có thể nói, GDP tỉnh Đăk Nông có sự đóng góp to lớn từ ngành nông nghiệp và thành phần kinh tế cá thể, hộ gia đình (Bảng 2.1).

Bảng 2.1 Tổng sản phẩm quốc nội tính theo giá thực tế của tỉnh Đăk Nông


Ngành nông nghiệp Thành phần cá thể


Năm Tổng sản phẩm Giá trị tổng sản

Tỷ trọng

Giá trị tổng sản

Tỷ trọng



phẩm (tr.đ)

(%)

phẩm (tr.đ)

(%)

2008

6.045.491

3.712.229

61,4

4.663.951

77,1

2009

6.747.538

3.831.688

56,8

5.269.367

78,1

2010

8.753.971

4.992.532

57,0

6.925.017

79,1

2011

12.633.482

7.209.734

57,1

10.064.024

79,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.

Nghiên cứu giải pháp tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê - 8

quốc nội (tr.đ)


Nguồn: Cục Thống kê Đăk Nông

2.1.1.3 Đặc điểm xã hội

Do kinh tế tăng trưởng với tốc độ tương đối cao nên đời sống các tầng lớp dân cư ở thành thị và nông thôn ở Đăk Nông ngày càng được cải thiện. Thu nhập của các tầng lớp dân cư cả hai khu vực thành thị và nông thôn đều tăng, nhưng thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn tăng nhanh hơn khu vực thành thị: So với năm 2004, thu nhập dân cư ở khu vực nông thôn năm 2008 tăng gấp 2,06 lần, khu vực thành thị tăng gấp 1,97 lần (Cục thống kê Đăk Nông, 2008). Tình hình thu nhập trên phản ánh xu hướng thu hẹp khoảng cách về mức sống dân cư giữa thành thị và nông thôn ở Đăk Nông.


2.1.2 Đặc điểm sản xuất cà phê của tỉnh Đăk Nông

2.1.2.1 Diện tích cà phê

Trong nhiều năm qua, dưới tác động của giá cả thị trường, diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm ở Đăk Nông ngày càng tăng. Trong chiều hướng tăng diện tích cây công nghiệp lâu năm, diện tích trồng cà phê tăng mạnh mẽ nhất (Bảng 2.2).

Bảng 2.2 Diện tích cà phê của tỉnh Đăk Nông


nghiệp (ha)

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

2008

248.389

84.429

34,0

2009

272.625

84.664

31,1

2010

296.860

86.538

29,2

2011

306.749

91.081

29,7

Năm Diện tích đất sản xuất nông

Đất sản xuất cà phê


Nguồn: Cục Thống kê Đăk Nông

Năm 2011 so với năm 2008, diện tích cà phê tăng 6.652 ha, tốc độ tăng 7,9%. Trong giai đoạn này, diện tích cà phê luôn chiếm tỷ trọng từ 29,7% đến 34,0% trong tổng số diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại Đăk Nông.

Theo ý kiến đánh giá của các chuyên gia của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN & PTNT) tỉnh Đăk Nông và trên cơ sở kết quả nghiên cứu về điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn nước (Trần An Phong, 2004), có thể tạm thời chia Đăk Nông thành hai vùng sinh thái gắn với điều kiện sinh trưởng cây cà phê là:

(1) Vùng sinh thái phù hợp phát triển cà phê: Huyện Đăk Min, huyện Đăk Song và huyện Đăk RLâp;

(2) Vùng sinh thái tương đối phù hợp phát triển cà phê: Thị xã Gia Nghĩa, huyện Krông Nô, huyện Đăk GLong, huyện Chư Jut và huyện Tuy Đức.

2.1.2.2 Giá trị sản xuất cà phê

Bảng 2.3 cho thấy giá trị sản xuất cà phê ở địa bàn Đăk Nông có vị trí cao trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Đăk Nông. Tỷ trọng giá trị sản xuất của cà phê so với ngành nông nghiệp Đăk Nông trong giai đoạn 2008 - 2011 luôn ở mức cao, từ 45,1% đến 53,7%.


Bảng 2.3 Giá trị sản xuất cà phê của tỉnh Đăk Nông



nghiệp (tr.đ)

Giá trị sản xuất (tr.đ)

Tỷ lệ (%)

2008

9.096.077

4.884.196

53,7

2009

9.377.920

4.681.761

49,9

2010

9.659.763

4.479.326

46,4

2011

14.365.899

6.485.654

45,1

Năm

Giá trị sản xuất ngành nông

Ngành cà phê



Nguồn: Cục Thống kê Đăk Nông

2.1.2.3 Hộ sản xuất cà phê

Ở Đăk Nông, tổng số hộ sản xuất cà phê là 74.789 hộ, so với tổng số hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại địa bàn nông thôn (100.064 hộ), thì hộ sản xuất cà phê chiếm 74,7% (Cục Thống kê Đăk Nông, 2012). Nội dung này cho thấy, hộ sản xuất cà phê là lực lượng lao động tạo ra sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của tỉnh Đăk Nông.

Thống kê về quy mô diện tích canh tác của hộ sản xuất cà phê ở Đăk Nông như sau: (1) Hộ sản xuất cà phê sản xuất quy mô nhỏ dưới 3 ha có 69.489 hộ; tỷ trọng 92,9%; (2) Hộ sản xuất cà phê sản xuất cà phê quy mô lớn từ 3 ha trở lên

5.300 hộ; tỷ trọng 7,1% so với tổng số hộ sản xuất cà phê (Cục Thống kê Đăk Nông 2012). Cơ sở của việc phân loại này là do có sự tương quan giữa quy mô của đơn vị sản xuất và cách thức sản xuất cà phê, hiệu quả sản xuất của hộ sản xuất cà phê có diện tích dưới 3 ha và từ 3 ha trở lên, có sự khác biệt trên thực tiễn (B. Rodriguez P. M. Vasquez M., 2004).

2.2 Phương pháp tiếp cận


2.2.1 Tiếp cận theo hộ

Trong mối quan hệ tín dụng với ngân hàng, hộ sản xuất cà phê là chủ thể được ngân hàng cung cấp bổ sung vốn sản xuất, bổ sung nguồn lực cần thiết đảm bảo cho sản xuất cà phê hiệu quả. Do đó, xuất phát từ phương pháp tiếp cận theo hộ, phương pháp Đánh giá nông thôn có sự tham gia (Participatory Rural Assessment -


PRA) được sử dụng trong nghiên cứu nhằm đánh giá đầy đủ, toàn diện với sự tham gia của hộ sản xuất cà phê. Thực hiện phương pháp tiếp cận theo hộ, chúng tôi tiến hành điều tra cơ bản trực tiếp đến hộ sản xuất cà phê, xác định nhu cầu vay vốn tín dụng ngân hàng, các điều kiện vay vốn đáp ứng phù hợp với chính sách cho vay của ngân hàng và việc sử dụng vốn vay ngân hàng.

2.2.2 Tiếp cận theo thị trường tín dụng mở

Về nghĩa rộng, thị trường mở là thị trường không hạn chế cạnh tranh, người mua và người bán được tự do tham gia. Tiếp cận theo thị trường tín dụng mở là việc tiếp cận thị trường vốn tín dụng trong điều kiện cạnh tranh giữa các NHTM. Mục đích của việc tiếp cận này là tìm hiểu tình hình cạnh tranh trên thị trường vốn, chủ yếu là việc áp dụng lãi suất cho vay đối với hộ sản xuất cà phê của các NHTM tại Đăk Nông. Việc tiếp cập tìm hiểu thị trường tín dụng mở, chủ yếu dựa vào các nguồn thông tin báo cáo của NHNN tỉnh Đăk Nông, các nguồn thông tin chính thức của các NHTM trên địa bàn và thông qua điều tra hộ sản xuất cà phê.

2.2.3 Tiếp cận theo vùng sinh thái

Vùng sinh thái nông nghiệp là sự phân chia lãnh thổ các vùng sản xuất nông nghiệp dựa trên sự khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn nước và các điều kiện tự nhiên khác. Việc phân vùng sinh thái nông nghiệp tạo cơ sở cho việc sử dụng tài nguyên nông nghiệp đạt hiệu quả tối ưu, phát huy đầy đủ tiềm năng của từng vùng. Vốn tín dụng ngân hàng cho vay hộ sản xuất cà phê, nếu đầu tư vào các vùng sinh thái có điều kiện phù hợp cho cây cà phê phát triển, sẽ dẫn đến chất lượng tín dụng được đảm bảo.

2.2.4 Tiếp cận theo kinh tế thể chế

Thể chế, nói chung là những quy tắc luật lệ tạo khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trong xã hội. Thể chế có tác dụng hướng dẫn trong mối quan hệ qua lại của con người để khi làm bất cứ việc gì, mỗi người sẽ biết được cách thức thực hiện những việc đó như thế nào.


Kinh tế thể chế, biểu hiện cụ thể trong mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và hộ sản xuất cà phê chính là hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp tài sản đảm bảo vốn vay và các quy chế cho vay, quy định cho vay và các quy chế liên quan khác.

2.3 Khung phân tích


GIẢI PHÁP TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ

Nội dung nghiên cứu


Nhu cầu vốn vay

Thực trạng giải pháp

Nhu cầu vốn vay

Toàn vùng Từng hộ

Nhân tố ảnh hưởng

Huy động vốn

Tự huy động Đi vay

Từ ngân hàng Năng lực cán bộ Chính sách cho vay Tiếp cận và giải ngân Năng lực về kế hoạch

Huy động vốn

Chính sách cho vay

Chính sách cho vay

Đối tượng

Điều kiện

Tài sản đảm bảo Mức cho vay Lãi suất

Thời hạn

Phương thức cho vay

Từ hộ sản xuất cà phê

Năng lực chủ hộ Tài sản thế chấp Tham gia liên kết

Tiếp cận và giải ngân

Tiếp cận và giải ngân

Mạng lưới

Hình thức cho vay

Cung cấp dịch vụ công

Khuyến nông Thủy lợi

Bảo vệ thực vật

An ninh đồng ruộng

Quản lý nợ, thu hồi vốn

Quản lý nợ, thu hồi vay, xử lý rủi ro vốn vay, xử lý rủi ro Quản lý nợ

Thu hồi vốn vay Xử lý rủi ro

Đánh giá kết quả, hiệu quả

Kết quả, hiệu quả

Ngân hàng

Hộ sản xuất cà phê

Từ chính sách Điều hành lãi suất Phát triển cà phê

Hỗ trợ nông thôn, nông dân

HOÀN THIỆN GIẢI PHÁP TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ

Chính sách Dịch vụ công

Điều hành lãi suất Phát triển cà phê Hỗ trợ nông thôn, nông dân

Khuyến nông Thủy lợi nhỏ Bảo vệ thực vật

An ninh đồng ruộng

Ngân hàng

Đánh giá nhu cầu Huy động vốn Nâng cao trình độ Chính sách cho vay Tiếp cận, giải ngân Trình độ kế hoạch

Hộ sản xuất cà phê

Nâng cao năng lực Tài sản thế chấp Tham gia liên kết

Sơ đồ 2.2 Khung nghiên cứu giải pháp tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê


2.4 Thu thập thông tin

2.4.1 Thu thập thông tin thứ cấp

Tình hình thu thập thông tin thứ cấp được mô tả theo Bảng 2.4

Bảng 2.4 Thu thập thông tin thứ cấp


Thông tin thu thập Nguồn thu thập

1. Cơ sở lý luận

- Tín dụng ngân hàng

- Nhu cầu vay, vốn huy động,

- Chính sách cho vay, tiếp cận và giải ngân, quản lý nợ, thu hồi vốn vay và xử lý rủi ro

2. Nhân tố ảnh hưởng

- Từ phía ngân hàng

- Từ hộ sản xuất cà phê

- Từ cung cấp dịch vụ công

- Từ chính sách nhà nước

3. Cơ sở thực tiễn

- Giải pháp tín dụng trên thế giới

- Chính sách cho vay của NHTM trong nước


4. Đặc điểm địa bàn Đăk Nông, về sản xuất cà phê và hộ sản xuất cà phê

5. Thực trạng tình hình giải pháp tín dụng

- Nhu cầu vay, vốn huy động

- Chính sách cho vay, tiếp cận và giải ngân, quản lý nợ, thu hồi vốn vay và xử lý rủi ro

- Các nhân tố ảnh hưởng trên thực tế

- Kết quả và hiệu quả

Nguồn: Tác giả luận án

2.4.2 Thu thập thông tin sơ cấp

2.4.2.1 Chọn điểm nghiên cứu

- Tài liệu, giáo trình về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng

- Quy chế cho vay của NHNN và Quy

định cho vay của NHNo & PTNT


- Tài liệu, giáo trình về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng

- Quy chế cho vay và quy định cho vay

- Văn bản chính sách của Nhà nước

- Website chính thức của các ngân hàng, các tổ chức

- Tài liệu về hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng

Tài liệu, kết quả điều tra chuyên đề, đề

tài nghiên cứu, niên giám thống kê

- Báo cáo của NHNo & PTNT Đăk Nông

- Dữ liệu IPCAS

- Số liệu từ NHNN, NHTM và các ban ngành khác

- Văn bản chính sách của Nhà nước

Chính sách nông nghiệp, nông thôn, chính sách tín dụng, chính sách cho vay của ngân hàng tác động đến tất cả chủ thể vay vốn tín dụng ngân hàng là hộ sản xuất cà phê. Xuất phát từ nội dung trên, điểm nghiên cứu của luận án áp dụng phương pháp điều tra toàn bộ, bao gồm tất cả các huyện, thị xã theo vùng sinh thái. Mục đích của việc nghiên cứu có phân chia theo vùng sinh thái là để phân tích việc


thực hiện giải pháp tín dụng, nhất là việc lập kế hoạch và quản lý kế hoạch tín dụng gắn với tình hình thực tiễn tại địa phương.

Trong số 71 xã, phường thuộc 8 huyện, thị xã nói trên, chúng tôi chỉ chọn 64 địa bàn xã, phường, loại trừ 7 xã có rất ít diện tích cà phê, ở các vùng sâu, vùng xa, kinh tế thị trường chưa phát triển. Do đó, tỷ lệ điểm nghiên cứu trên địa bàn, tính theo đơn vị huyện, thị xã là 100%, tính theo đơn vị xã, phường là 90,1%.

2.4.2.2 Đối tượng và dung lượng mẫu nghiên cứu

a. Hộ sản xuất cà phê

Phương pháp điều tra chọn mẫu được sử dụng trong thu thập thông tin đối tượng hộ sản xuất cà phê. Theo bảng liệt kê Determining Simple Size For Research Activities (Xác định cỡ mẫu cho các hoạt động nghiên cứu) của Robert V. Krejcie Daryle W. Morgan (1970), nếu quy mô đối tượng nghiên cứu 1.000.000 đơn vị thì cỡ mẫu điều tra phải đạt số lượng tối thiểu 384. Như vậy, với số lượng 427 hộ sản xuất cà phê được điều tra đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu của luận án. Việc phân tổ điều tra hộ sản xuất cà phê như sau:

(1) Điều tra theo nhu cầu vay vốn: Dựa theo phương pháp của Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011 (25.000 mẫu đối với 75.000 địa bàn), cỡ mẫu điều tra hộ sản xuất cà phê chưa vay vốn là 3 hộ cho mỗi địa bàn xã, phường (Phụ lục 3). Với 64 xã, phường trên địa bàn nghiên cứu thì số mẫu cần điều tra là 192 mẫu; tuy nhiên, trong quá trình làm sạch số liệu, chúng tôi phải loại trừ 7 mẫu đã điều tra do không đáp ứng được ý nghĩa thống kê. Nếu loại trừ 5% sai số dung lượng thì 185 mẫu điều tra hộ sản xuất cà phê chưa vay vốn đã đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu của luận án.

Đối với hộ sản xuất cà phê đã vay vốn ngân hàng (Phụ lục 5), cỡ mẫu điều tra được xác định đồng đều cho mỗi địa bàn hành chính huyện, thị xã 30 hộ, là 240 mẫu điều tra, thực tế chỉ đạt yêu cầu 238 mẫu. Cùng với 4 mẫu điều tra để bổ sung nghiên cứu sâu về dòng tiền ròng và xác định lãi suất thực, tổng cộng số mẫu điều tra hộ sản xuất cà phê đã vay vốn là 242 mẫu. Nằm trong tổng số mẫu điều tra chung về hộ sản

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2023