Biểu Diễn Dư Nợ Của Phương Thức Cho Vay Theo Hạn Mức Tín Dụng


trị hạn mức tín dụngy1 (Sơ đồ 1.4). Đặc trưng của phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng là có dòng tiền đa chiều, áp dụng cho người vay có nhu cầu vay vốn thường xuyên (Nguyễn Tuấn Sơn, Nguyễn Ngọc Tuấn, 2008).

Hạn mức tín dụng

Số dư nợ


y1


0 Thời gian

Sơ đồ 1.4 Biểu diễn dư nợ của phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng

Trong phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng, có sự tách rời giữa hai loại thời hạn: (1) Thời hạn cho vay gắn với thể loại cho vay ngắn hạn đến 12 tháng và

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.

(2) Thời hạn của hạn mức tín dụng gắn với vòng quay vốn lưu động của đối tượng vay vốn. Thời gian thực hiện trọn vẹn vòng quay vốn lưu động của đối tượng vay vốn trong nhiều trường hợp không trùng khớp với thời hạn cho vay theo thể loại cho vay ngắn hạn, ví dụ như vòng quay vốn chăn nuôi heo thịt có thể đến 5 - 5,5 tháng, như vay nếu thực hiện trọn vẹn 3 vòng quay vốn, thì thời hạn của hạn mức tín dụng phải kéo dài đến 15 - 16,5 tháng. Kết quả là người vay được vay vốn lưu động vượt thời hạn cho vay 12 tháng, nhưng ngân hàng không thu nợ khi người vay chưa thực hiện trọn vẹn vòng quay vốn lưu động (NHNo & PTNT Việt Nam, 2002 b).

Do đó, vận dụng sự tách rời của hai loại thời hạn nêu trên, tuân thủ chỉ tiêu kế hoạch về thể loại cho vay và đơn giản hóa thủ tục cho vay, đối với hộ sản xuất cà phê có nhu cầu vay vốn thường xuyên, có thể áp dụng phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng với đối tượng vay vốn chăm sóc cà phê.

Nghiên cứu giải pháp tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê - 5

Tuy nhiên, để đảm bảo cho công tác quản lý nợ vay của ngân hàng, phòng ngừa biến động giá cả theo tình hình cung cầu trên thị trường, thời hạn của hạn mức tín dụng nên xác định tối đa 2 năm liền kề, sau 2 năm ngân hàng cùng hộ sản xuất cà phê xác định lại hạn mức tín dụng và thời hạn của hạn mức tín dụng của 2 năm sản xuất cà phê liền kề tiếp theo (Sơ đồ 1.5).


Thời



Thời hạn cho vay hộ sản xuất cà phê


Thời hạn của hạn mức tín dụng cho vay hộ sản xuất cà phê


Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4


Xác định lần thứ nhất Xác định lần thứ hai


Sơ đồ 1.5 Vận dụng sự tách rời giữa thời hạn cho vay và thời hạn của hạn mức tín dụng trong cho vay hộ sản xuất cà phê

Đã có ý kiến của chuyên gia đầu ngành về áp dụng phương thức cho vay lưu vụ đối với sản xuất cà phê (Tiến sỹ Trần Ngọc Sơn – Trưởng Văn phòng Đại diện NHNo & PTNT Việt Nam tại Khu vực Miền Trung). Tuy nhiên, với sản xuất lúa, 2 vụ sản xuất lúa liền kề chỉ kéo dài tối đa trong 1 năm, thời hạn của hạn mức tín dụng và thời hạn cho vay vốn lưu động sản xuất 2 vụ lúa liền kề thống nhất với nhau và tối đa chỉ đến 12 tháng. Do đó, dư nợ vốn tín dụng cho vay lưu vụ áp dụng thể loại cho vay ngắn hạn. Còn đối với sản xuất cà phê, 2 vụ sản xuất cà phê liền kề kéo dài đến 2 năm; do đó, cần phải vận dụng sự tách rời của thời hạn cho vay và thời hạn của hạn mức tín dụng, để tránh trường hợp cho vay vốn lưu động nhưng phải sử dụng nguồn vốn trung hạn, áp dụng thể loại cho vay trung hạn.

1.1.4.4 Về tiếp cận và giải ngân

Trong hoạt động của NHTM, muốn tổ chức tiếp cận và giải ngân vốn vay tốt, cần phải tổ chức tốt các hình thức cho vay và hệ thống tổ chức mạng lưới.

a. Hình thức cho vay

Hộ sản xuất cà phê

Đối với cho vay hộ sản xuất cà phê, ngân hàng có các hình thức cho vay như sau: Cho vay trực tiếp, cho vay bán trực tiếp và cho vay gián tiếp.

Ngân hàng


: Cho vay; : Thu nợ


Sơ đồ 1.6 Hình thức cho vay trực tiếp hộ sản xuất cà phê


- Cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất cà phê là hình thức cho vay trong đó ngân hàng và hộ sản xuất cà phê trực tiếp giao dịch với nhau để cho vay - vay vốn và thu nợ - trả nợ (Sơ đồ 1.6).

- Cho vay bán trực tiếp đến hộ sản xuất cà phê (Sơ đồ 1.7) là việc ngân hàng thực hiện cho vay vốn, thu nợ trực tiếp đến hộ sản xuất cà phê, nhưng thông qua Tổ hợp tác (Chính phủ, 2007), dưới tên gọi là Tổ vay vốn. Tính trực tiếp thể hiện ở chỗ ngân hàng thẩm định trực tiếp từng hộ; tính gián tiếp thể hiện ở chỗ các thành viên chịu trách nhiệm về tính hợp lý của khoản vay và khả năng trả nợ của thành viên khác.


TỔ VAY VỐN

: Thu nợ;


NGÂN HÀNG

Hộ sản xuất cà phê thành viên

Hộ sản xuất cà phê thành viên

Hộ sản xuất cà phê thành viên

: Cho vay;

: Quan hệ phối hợp giữa Tổ trưởng và ngân hàng;


: Quan hệ hỗ trợ giữa các thành viên trong Tổ vay vốn


Sơ đồ 1.7 Hình thức cho vay hộ sản xuất cà phê thông qua tổ vay vốn


- Cho vay gián tiếp đến hộ sản xuất cà phê (Sơ đồ 1.8) cho thấy sự gắn kết chặt chẽ giữa hộ sản xuất cà phê và doanh nghiệp trung gian, vốn cho vay của ngân hàng luân chuyển khép kín theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm cà phê, đảm bảo an toàn và hiệu quả sử dụng vốn cho tất cả các đối tượng tham gia: Hộ sản xuất cà phê, doanh nghiệp và ngân hàng.


Doanh nghiệp sản xuất cà phê, kinh doanh vật tư nông nghiệp, chế biến cà phê, xuất khẩu

Hộ sản xuất cà phê

Hộ sản xuất cà phê

NGÂN HÀNG

Hộ sản xuất cà phê

: Cho vay; : Thu nợ;

: Ứng vốn bằng tiền, vật tư, hàng hóa;


: Thu hồi vốn bằng tiền, vật tư, hàng hóa


Sơ đồ 1.8 Hình thức cho vay hộ sản xuất cà phê thông qua doanh nghiệp


b. Tổ chức mạng lưới

Tổ chức mạng lưới ngân hàng rộng lớn giúp khách hàng và ngân hàng có cơ hội tiếp cận với nhau thuận lợi, nhất là trong điều kiện công nghệ ngân hàng chưa phát triển mạnh và trình độ tiếp cận sử dụng công nghệ thông tin còn thấp của hộ gia đình ở nông thôn hiện nay.

Tổ chức mạng lưới của ngân hàng phân theo nhiều cấp: Trụ sở chính, các chi nhánh và phòng giao dịch. Một cách khái quát, cấp Chi nhánh được ủy quyền thực hiện gần như đầy đủ chức năng của một NHTM; cấp thấp hơn chi nhánh là Phòng giao dịch chỉ được ủy quyền thực hiện một số chức năng chủ yếu, như nhận tiền gửi và cho vay trong giới hạn thấp hơn.

1.1.4.5 Về quản lý nợ, thu hồi vốn vay và xử lý rủi ro

Hộ sản xuất cà phê vay vốn ngân hàng phải đảm bảo các nguyên tắc cho vay như tất cả các khách hàng khác của ngân hàng, các nguyên tắc đó là: (1) Sử dụng vốn đúng mục đích và (2) hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi. Những nguyên tắc này xuất phát từ bản chất của tín dụng và nội dung của các nguyên tắc trên có mối liên hệ hữu cơ với nhau.

Việc sử dụng không đúng mục đích sẽ dẫn đến việc mua sắm thiếu hụt các vật tư đầu vào, nông dược, nhiên liệu, chi phí cho nhân công, làm giảm chất lượng sản


phẩm, tạo ra rủi ro vì không thực hiện đúng quy trình canh tác và đúng thời vụ. Do đó, sử dụng không đúng mục đích vốn vay sẽ ảnh hưởng đến nguyên tắc hoàn trả đúng thời hạn đã thỏa thuận khi vay vốn ngân hàng.

a. Quản lý nợ

- Phân loại khách hàng

Để lượng hóa mức độ rủi ro vốn cho vay, ngân hàng tiến hành phân loại khách hàng thông qua quy trình đánh giá thang điểm thống nhất dựa vào các thông tin tài chính và phi tài chính, việc phân loại khách hàng hình thành chỉ số tín nhiệm cho từng khách hàng. Nếu hộ sản xuất cà phê được xếp loại A sẽ được xem xét cho vay không cần đảm bảo, ưu đãi về lãi suất cho vay, phí dịch vụ. Hộ sản xuất cà phê là loại B là loại khách hàng bình thường, còn loại C là cần phải giảm thấp dư nợ, chặt chẽ về tài sản đảm bảo nợ vay.

- Kiểm tra, giám sát món vay

Ngân hàng nơi cho vay có trách nhiệm và có quyền kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của hộ sản xuất cà phê nhằm đôn đốc hộ sản xuất cà phê thực hiện đúng và đầy đủ những cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Việc kiểm tra bao gồm: (1) Kiểm tra trước khi cho vay: Là việc thẩm định, tái thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định (2) Kiểm tra trong khi cho vay: Là việc kiểm tra hồ sơ thủ tục giấy tờ của hộ sản xuất cà phê và (3) Kiểm tra sau khi cho vay: Sau giải ngân, cán bộ tín dụng phải kiểm tra việc sử dụng vốn vay để đảm bảo việc sử dụng vốn vay đúng mục đích.

Thông qua công tác kiểm tra món vay của cán bộ tín dụng về tình hình sử dụng vốn, tình hình tài sản đảm bảo, tùy theo mức độ vi phạm của hộ sản xuất cà phê ngân hàng tiến hành xử lý: (1) Tạm ngừng cho vay; (2) Chấm dứt cho vay và

(3) Chuyển sang nhóm nợ phân loại thích hợp để xử lý thu hồi nợ.

- Phân loại nợ vay

Việc đánh giá nợ vay được ngân hàng tiến hành theo định kỳ và thực hiện sau khi phân loại toàn bộ dư nợ gốc của hộ sản xuất cà phê vay vào 5 nhóm nợ thích hợp, từ nhóm 1 đến nhóm 5, theo mức độ thời gian quá hạn tăng lên như sau: (1) Nợ


trong hạn: Nợ nhóm 1; (2) Nợ quá hạn: Từ nợ nhóm 2 đến nợ nhóm 5; (3) Nợ xấu: Từ nợ nhóm 3 đến nợ nhóm 5.

Do việc phân loại nợ còn dựa trên định tính nên chất lượng tín dụng của ngân hàng cần được đánh giá không chỉ là chỉ tiêu nợ xấu, mà còn phải được xem xét cả chỉ tiêu nợ quá hạn.

Sau khi phân loại, ngân hàng sẽ tiến hành trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng được hình thành từ chi phí của NHTM, bằng hai nguồn: (1) Dự phòng chung: Mức trích lập căn cứ dư nợ cho vay từ nhóm 1 đến nhóm 4 với tỷ lệ trích lập cố định chung và (2) Dự phòng cụ thể: Mức trích lập căn cứ dư nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 trừ giá trị tài sản đảm bảo với tỷ lệ trích lập theo nguyên tắc: nhóm nợ càng cao thì tỷ lệ trích lập dự phòng càng lớn. Do đó, nếu nợ quá hạn, nợ xấu càng cao thì chi phí cho hoạt động cho vay càng lớn, thu nhập của ngân hàng càng giảm (NHNN, 2005).

b. Thu hồi vốn vay

Nếu hộ sản xuất cà phê không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc hoặc lãi đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng nhưng được ngân hàng đánh giá là có khả năng trả nợ trong các kỳ hạn tiếp theo thì được xem xét điều chỉnh, cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ gốc hoặc trả lãi.

Tuy nhiên, nếu hộ sản xuất cà phê được ngân hàng đánh giá là có khả năng hoàn trả nợ ngân hàng nhưng không có thiện chí thanh toán nợ, dây dưa, chây ì trong việc thanh toán nợ; ngân hàng sẽ tiến hành các thủ tục để thanh lý tài sản đảm bảo nợ vay; nếu không thu hồi đủ, sẽ tiến hành khởi kiện trước pháp luật.

c. Xử lý rủi ro

Các ngân hàng được sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp dư nợ đã cho vay, nội dung thực hiện như trên gọi là xử lý rủi ro. Số dư nợ đã xử lý rủi ro không theo dõi nội bảng trong cân đối tài khoản của NHTM, chuyển sang theo dõi ở phần ngoại bảng. Các khoản nợ đã được xử lý rủi ro ở ngoại bảng vẫn được tiếp tục theo dõi và NHTM phải có các biện pháp để thu hồi nợ triệt để. Việc thu hồi này được thực hiện bằng cách đôn đốc thu nợ trực tiếp, hoặc có thể chuyển sang khởi kiện trước pháp luật.


1.1.4.6 Về đánh giá kết quả và hiệu quả

Đánh giá kết quả và hiệu quả giải pháp tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê là việc phản ánh đầy đủ và bản chất quá trình thực hiện của ngân hàng và hộ sản xuất cà phê trong mối quan hệ tín dụng. Để việc đánh giá đầy đủ và khách quan, cần phải đứng trên góc độ kết quả thực hiện và hiệu quả mang lại, đồng thời phải thể hiện từ hai phía ngân hàng và hộ sản xuất cà phê.

a. Đối với ngân hàng

Trước hết, kết quả hoạt động cho vay hộ sản xuất cà phê được phản ánh bằng dư nợ cho vay tương ứng với số lượng hộ sản xuất cà phê, địa bàn sản xuất cà phê.

Do chi phí cho công tác cho vay hộ sản xuất cà phê, không thể phân định tách bạch cụ thể trong tổng số chi phí hoạt động của ngân hàng. Nên phần thu nhập từ cho vay hộ sản xuất cà phê chỉ tính được ở mức tổng hợp chung, chính xác tương đối. Việc tính hiệu quả cho vay hộ sản xuất cà phê được tính theo phương pháp phân bổ, dựa trên tỷ trọng dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê trong tổng dư nợ, đối chiếu với tỷ trọng thu lãi cho vay hộ sản xuất cà phê với toàn bộ thu nhập về hoạt động cho vay của ngân hàng.

b. Đối với hộ sản xuất cà phê

Kết quả của việc sử dụng vốn vay ngân hàng của hộ sản xuất cà phê thể hiện bằng việc sử dụng vốn vay ngân hàng để duy trì, mở rộng diện tích sản xuất cà phê; sử dụng vốn vay ngân hàng để mua sắm các đối tượng vật tư, thực hiện mục đích vay vốn để sản xuất cà phê đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Hiệu quả của việc sử dụng vốn vay đối với hộ sản xuất cà phê là kết quả thu nhập từ hoạt động sản xuất cà phê có sự tham gia của vốn vay ngân hàng. Việc đánh giá hiệu quả đối với hộ sản xuất cà phê có được xem xét dưới góc độ tỷ lệ sinh lời từ vốn vay và chi phí cơ hội trong sản xuất cà phê.

1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng

Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và hộ sản xuất cà phê chịu tác động của nhiều nhân tố trong nền kinh tế. Trước hết phải kể đến, sự tác động chung của môi trường kinh tế xã hội, môi trường kinh doanh, sự cạnh tranh của các loại nguồn vốn khác và từ thị trường. Tuy nhiên, để đảm bảo mục tiêu nghiên cứu,


chúng tôi xác định một số nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và chủ yếu đến giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê bao gồm 4 nhóm nhân tố như sau:

1.1.5.1 Nhóm nhân tố ảnh hưởng từ ngân hàng

Kết quả thực hiện giải pháp tín dụng chịu ảnh hưởng lớn từ nhiều nhân tố từ phía ngân hàng, trong đó có một số tác động từ nguồn vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, với góc độ nghiên cứu cấp chi nhánh của NHTM, với ưu thế của hệ thống tổ chức bộ máy, nguồn vốn cho vay có thể được chia sẻ trong nội bộ. Do đó, các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện giải pháp tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê từ phía ngân hàng chủ yếu là các nhân tố sau đây:

a. Năng lực của cán bộ ngân hàng

Năng lực của cán bộ ngân hàng, đặc biệt là cán bộ trực tiếp làm công tác cho vay hộ sản xuất cà phê là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay hộ sản xuất cà phê.

Năng lực của cán bộ ngân hàng ngoài việc đánh giá bằng trình độ chuyên môn còn được đánh giá bằng trách nhiệm phục vụ trong công việc. Trong nhiều trường hợp nhân viên ngân hàng đóng vai trò là người tư vấn giúp đỡ cho hộ sản xuất cà phê trong quá trình lập hồ sơ thủ tục vay vốn, hồ sơ đảm bảo tài sản nợ vay, kể cả việc tư vấn cho quá trình hoạt động sản xuất, quản lý vốn của hộ sản xuất cà phê.

b. Chính sách cho vay của ngân hàng

Chính sách cho vay của ngân hàng trên thực tiễn luôn thay đổi để thích ứng với tình hình hoạt động trong từng thời kỳ, nhằm đạt mục tiêu an toàn, hiệu quả, mang lại lợi nhuận và phù hợp với tình hình thị trường. Trong các nội dung của chính sách cho vay, lãi suất và phương thức cho vay là những nhân tố tác động mạnh đến kết quả hoạt động cho vay.

- Lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay của ngân hàng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của hộ sản xuất cà phê.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2023