Nhóm Nhân Tố Ảnh Hưởng Từ Hộ Sản Xuất Cà Phê


Nhiều trường hợp hộ sản xuất chấp nhận vay vốn với lãi suất cao để duy trì sản xuất, nhưng nếu kéo dài, hộ sản xuất sẵn sàng chuyển đổi mục đích sử dụng của đất sản xuất nông nghiệp, chuyển sang hoạt động sản xuất kinh doanh khác để tự cứu lấy mình trước khi chịu cảnh bán đất đai, tài sản để trả nợ ngân hàng.

- Phương thức cho vay

Từ phương thức cho vay hình thành nên các quy định, thủ tục vay vốn tương ứng. Các quy định, thủ tục cho vay vốn phù hợp với đối tượng hộ sản xuất cà phê sẽ giúp người vay tiếp cận vốn vay ngân hàng một cách dễ dàng, thuận lợi. Cái khó trong vấn đề “phù hợp” này là quy trình, thủ tục vay vốn phải vừa đơn giản, thuận tiện để hộ sản xuất dễ tiếp cận vốn ngân hàng; vừa đảm bảo chất lượng cho vốn tín dụng ngân hàng và đủ cơ sở pháp lý để xử lý khi xảy ra rủi ro.

c. Tổ chức tiếp cận và giải ngân

- Hình thức cho vay

Hình thức cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất cà phê đảm bảo an toàn vì hạn chế được những tiêu cực phát sinh khi cho vay thông qua khâu trung gian, lợi dụng vai trò trung gian, gây thiệt hại cho hộ sản xuất cà phê, gây ra rủi ro vốn tín dụng. Tuy nhiên, với số lượng hộ sản xuất cà phê lớn, sẽ dẫn đến tình trạng hoạt động cho vay của ngân hàng quá tải, nhất là thời gian cao điểm tập trung cho vay, thu nợ theo mùa vụ sản xuất cà phê trong vùng chuyên canh.

Hình thức cho vay hộ sản xuất cà phê thông qua Tổ vay vốn, có trở ngại là riêng ngân hàng thì không thể tập hợp hộ sản xuất cà phê để thành lập Tổ vay vốn được, mà cần phải có sự đồng tình, hỗ trợ của chính quyền cấp cơ sở và sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể. Tuy nhiên, nó mang lại những lợi ích như sau:

(1) Đối với ngân hàng, cho phép ngân hàng đơn giản hóa được các thủ tục, quy trình thực hiện vì đối tượng vay đồng nhất; giảm áp lực mang tính thời vụ; giám sát sử dụng vốn vay được hỗ trợ theo quy chế hoạt động của tổ; thông qua đó, giảm chi phí hoạt động ngân hàng;


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.

(2) Đối với hộ sản xuất cà phê: Nâng cao tính tự chủ và năng lực quản lý, sử dụng vốn vay ngân hàng; phát huy truyền thống tương trợ giữa các hộ gia đình nông dân ở nông thôn; tăng cường sự liên kết sản xuất theo hướng hợp tác sản xuất lớn.

Hình thức cho vay hộ sản xuất cà phê thông qua các doanh nghiệp giúp ngân hàng tăng doanh số cho vay nhanh chóng, tiết giảm được chi phí hoạt động, triển khai được cho vay khép kín, đồng bộ giữa thanh toán và cho vay; do đó, nâng cao được chất lượng tín dụng.

Nghiên cứu giải pháp tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê - 6

- Tổ chức mạng lưới của ngân hàng

Tổ chức mạng lưới ngân hàng bao phủ rộng lớn sẽ giúp cho hộ sản xuất cà phê dễ dàng tiếp cận ngân hàng; đồng thời, ngân hàng có điều kiện thuận lợi trong quá trình thẩm định món vay, giám sát, kiểm tra sử dụng vốn vay.

Địa bàn nông thôn rộng lớn, dân cư thưa thớt, nên hệ thống tổ chức mạng lưới rộng là một trong những nhân tố quyết định đến việc tăng trưởng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất cà phê. Thông qua việc đặt trụ sở tại địa bàn hoạt động, việc kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay thường xuyên hơn. Tuy nhiên, việc mở thêm các chi nhánh, phòng giao dịch, ngoài sự ràng buộc về mặt luật pháp về thủ tục, điều kiện thành lập, còn bị hạn chế vì cần có kinh phí lớn để thực hiện.

d. Năng lực về kế hoạch kinh doanh của ngân hàng

Việc xác định kế hoạch kinh doanh của ngân hàng phải gắn với môi trường kinh doanh. Ngoài vấn đề cân nhắc các nguồn lực để thực hiện, kế hoạch kinh doanh còn phải nhắm đến đặc điểm phát triển, phù hợp với điều kiện thuận lợi của từng vùng, khu vực. Đối với cho vay hộ sản xuất cà phê, cần phải chú trọng tăng cường cho vay vốn ở những vùng có điều kiện sinh thái phù hợp với sự phát triển và sinh trưởng của cây cà phê.

1.1.5.2 Nhóm nhân tố ảnh hưởng từ hộ sản xuất cà phê

a. Năng lực từ chủ hộ

Trình độ quản lý vốn của hộ sản xuất cà phê ảnh hưởng đến chất lượng vốn tín dụng ngân hàng. Ranh giới sử dụng vốn vay cho mục đích sản xuất và mục đích tiêu


dùng của kinh tế hộ gia đình ở nông thôn khó phân định nếu hộ sản xuất cà phê yếu kém về trình độ quản lý vốn vay ngân hàng. Nhiều trường hợp hộ sản xuất cà phê sử dụng vốn vay với mục đích sản xuất kinh doanh sang mục đích tiêu dùng để chất lượng nâng cao đời sống, dẫn đến kết quả sản xuất không đạt được như dự tính, gây khó khăn về tài chính khi hoàn trả nợ vay ngân hàng, gây ra rủi ro cho vốn tín dụng ngân hàng.

b. Tài sản và khả năng thế chấp

Vấn đề tài sản đảm bảo cho khoản vay ngân hàng của hộ sản xuất cà phê là một nhân tố quan trọng trong quyết định cho vay của NHTM, hầu hết tài sản của hộ sản xuất cà phê là thổ cư, nhà ở và thường tập trung vào giá trị vườn cây cà phê. Địa bàn sản xuất cà phê là các vùng xa xôi; do đó, ngân hàng thường định giá chặt chẽ các tài sản đảm bảo, yêu cầu cao về đảm bảo tính pháp lý hồ sơ thủ tục vì khi xảy ra rủi ro cho vốn tín dụng, khả năng thanh lý tài sản đảm bảo sẽ rất khó khăn.

Mặt khác, yêu cầu về thủ tục đảm bảo tài sản là phải có giấy tờ chứng minh tính pháp lý sở hữu chủ về tài sản, nghĩa là phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, bảo đảm tính hợp pháp của tài sản đảm bảo. Do đó, trong trường hợp vay vốn cần phải thế chấp tài sản thì hộ sản xuất cà phê phải có “sổ đỏ” theo quy định của pháp luật. Việc thực hiện cấp các loại giấy tờ này ảnh hưởng đến điều kiện vay vốn ngân hàng của hộ sản xuất cà phê.

c. Sự tham gia của hộ đối với các tổ chức liên kết

Khởi đầu của quá trình liên kết sản xuất chính là việc tổ chức liên kết hộ sản xuất cà phê với nhau thành Tổ hợp tác, phát triển cao hơn là hình thức tổ chức sản xuất cà phê theo mô hình Hợp tác xã. Tiến tới liên kết với các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm vật tư nông nghiệp đầu vào cho sản xuất cà phê, liên kết với doanh nghiệp kinh doanh mua bán cà phê. Nếu thực hiện liên kết chặt chẽ sẽ hạn chế được nhiều rủi ro cho ngành sản xuất cà phê trong nền kinh tế thị trường và nâng cao chất lượng tín dụng do ngân hàng triển khai được quy trình khép kín khi cho vay, thu nợ vốn tín dụng.


1.1.5.3 Nhóm nhân tố ảnh hưởng từ cung cấp dịch vụ công

Nhiệm vụ của dịch vụ công là phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân và do các cơ quan nhà nước đảm nhiệm hoặc do các tổ chức khác thực hiện nhưng đảm bảo theo tiêu chuẩn, quy định của nhà nước. Liên quan đến giải pháp tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê, hoạt động dịch vụ công ở khu vực nông thôn bao gồm công tác khuyến nông, thủy lợi, bảo vệ thực vật và an ninh đồng ruộng.

Khuyến nông là việc chuyển giao các kiến thức về kỹ thuật canh tác sản xuất cà phê; ngoài ra, công tác khuyến nông giúp hộ sản xuất cà phê sản xuất cà phê tiếp cận với giống mới, công nghệ sản xuất bền vững trên cơ sở bảo vệ môi trường, tiết kiệm được chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả, năng suất, sản lượng cà phê đạt mức cao. Vốn tín dụng của ngân hàng cho vay hộ sản xuất cà phê, nhờ thế sử dụng được hiệu quả hơn và chất lượng vốn tín dụng được đảm bảo hơn.

Tình hình thực hiện đầu tư công trong lĩnh vực thủy lợi vùng chuyên canh cà phê có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững ngành cà phê. Cây cà phê là loại cây có nhu cầu về tưới nước tương đối nhiều trong mùa khô. Trường hợp không đáp ứng được yêu cầu nước tưới, cây cà phê trở nên kém phát triển, năng suất thấp, thậm chí xảy ra tình trạng mất mất mùa và vốn tín dụng ngân hàng có chất lượng thấp nếu tham gia vào phương án vay vốn sản xuất cà phê có khả năng tưới nước hạn chế.

Bảo vệ thực vật là một trong những hoạt động thuộc lĩnh vực dịch vụ công có ảnh hưởng lớn trong các vùng chuyên canh cà phê. Cơ quan bảo vệ thực vật có trách nhiệm dự báo thường xuyên tình hình sinh vật gây hại, có giải pháp tổ chức thực hiện và hướng dẫn hộ sản xuất cà phê chủ động phòng chống. Như vậy, nếu công tác bảo vệ thực vật thực hiện tốt, hộ sản xuất cà phê được hỗ trợ kịp thời, sẽ bảo toàn thu nhập cho hộ và dẫn đến chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê được nâng cao, đảm bảo sự hoàn trả cả gốc lẫn lãi vay ngân hàng.

Địa bàn sản xuất cà phê rộng lớn, xa xôi, mật độ dân cư thưa thớt, tạo cơ hội cho kẻ gian trộm cắp cà phê. Tình trạng mất cắp cà phê xảy ra liên tục làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an ninh, trật tự xã hội ở nông thôn. Nếu tình trạng mất an ninh trật tự diễn ra trầm trọng thì có nguy cơ người dân sẽ rút bớt vốn đầu tư


hoặc thậm chí, không đầu tư cho sản xuất cà phê. Do đó, có thể nói tình trạng an ninh đồng ruộng cần phải được đảm bảo để người nông dân yên tâm sản xuất, vốn tín dụng của ngân hàng cho vay hộ sản xuất cà phê có cơ hội tăng trưởng mạnh và tránh được rủi ro mất vốn.

1.1.5.4 Nhóm nhân tố ảnh hưởng từ chính sách nhà nước

Chính sách của nhà nước luôn tác động mạnh mẽ đến hoạt động ngân hàng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và cho vay hộ sản xuất cà phê. Liên quan trực tiếp đến giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê, nhân tố ảnh hưởng từ chính sách nhà nước bao gồm: Chính sách về điều hành lãi suất, chính sách phát triển cà phê và chính sách hỗ trợ nông thôn và nông dân.

a. Chính sách về điều hành lãi suất

Lãi suất là một trong những công cụ điều hành kinh tế vĩ mô hiệu quả. Chính sách điều hành lãi suất của nhà nước tác động mạnh đến tình hình ổn định kinh tế vĩ mô, làm thay đổi cơ cấu đầu tư trong nền kinh tế. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước thì chính sách về điều hành lãi suất tác động rất mạnh và trực tiếp đến các khu vực và ngành kinh tế.

Với mục tiêu phát triển “tam nông” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2008), chính sách về điều hành lãi suất nền kinh tế đã chuyển hướng hạ thấp lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn. Tuy việc hạ thấp lãi suất không đảm bảo nguyên tắc thương mại ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, nhưng thông qua sự thay đổi về lãi suất, nền kinh tế vĩ mô ổn định, sẽ kéo theo sự ổn định và đảm bảo thanh khoản của hệ thống ngân hàng; đồng thời, tăng khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

b. Chính sách phát triển cà phê

Đăk Nông được xem là một trong bốn tỉnh ở Tây Nguyên thuộc vùng trọng điểm sản xuất cà phê của cả nước (Bộ NN & PTNT, 2012). Việc phát triển diện tích cà phê tự phát, năng suất thấp, tạo ra sản phẩm có chất lượng kém, được điều chỉnh bằng chính sách nhà nước về phát triển cà phê bền vững. Chính sách này tác động


không nhỏ đến tín dụng ngân hàng, với sự thay đổi về đối tượng đầu tư, nguồn vốn và

điều hành kế hoạch kinh doanh của ngân hàng.

c. Chính sách hỗ trợ nông thôn và nông dân

Có rất nhiều lĩnh vực ở khu vực nông nghiệp, nông thôn cần có sự hỗ trợ thông qua chính sách của nhà nước. Ngoài một số chính sách nhà nước về an sinh xã hội, đào tạo nghề, tăng cường đầu tư công… thì các chính sách hỗ trợ của nhà nước tác động trực tiếp đến giải pháp tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê chủ yếu là: (1) Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm khuyến khích các TCTD cho vay, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; (2) Các chính sách hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức cá nhân vay vốn ngân hàng ở nông thôn nhằm khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp; (3) Chính sách mua tạm trữ nông sản phẩm để gián tiếp hạn chế giá nông sản giảm thấp khi đến vụ thu hoạch nhằm hỗ trợ thu nhập cho nông dân.

1.2 Cơ sở thực tiễn về giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê

1.2.1 Giải pháp tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê của một số nước trên thế giới

Hiện tại, trên thế giới có khoảng 54 quốc gia sản xuất cà phê (International Coffee Organization - ICO, 2012) và sản lượng cà phê thế giới trong nhiều năm qua luôn tăng trưởng ổn định. Với chính sách phát triển cà phê bền vững, đảm bảo sản phẩm cà phê làm ra có sức cạnh tranh cao trên thị trường, nhiều nước rất quan tâm đến vấn đề bổ sung nguồn vốn cho sản xuất, kinh doanh cà phê. Sau đây là khái quát một số chính sách và giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê đáng chú ý ở một số nước có đặc điểm gần tương đồng với nước ta về vị trí địa lý, trình độ phát triển, về ngành cà phê và hoạt động cho vay của ngân hàng gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp, nông thôn và hộ sản xuất cà phê.

1.2.1.1 Cộng hòa Ấn Độ

Ấn Độ có diện tích cà phê khoảng 350 ngàn ha, có khoảng 250.000 người trồng cà phê ở Ấn Độ, hơn 90% trong số đó là nông dân sản xuất nhỏ với diện tích từ 10 mẫu Anh (khoảng 4 ha) trở xuống (Wikipedia, 2012). Năm 2011, sản lượng cà


phê Ấn Độ đạt khoảng 5.333 triệu bao (60kg), đứng hàng thứ 7 trên thế giới (ICO, 2012).

Để có chính sách đầu tư phù hợp, Ấn Độ chia sản xuất cà phê thành 2 nhóm:

(1) Nhóm hộ sản xuất cà phê có quy mô dưới 10 ha và (2) nhóm hộ sản xuất cà phê từ 10 ha trở lên. Đối với nhóm hộ sản xuất cà phê có quy mô diện tích nhỏ dưới 10 ha, hình thành nên các nhóm liên kết sản xuất để chính phủ ưu tiên huấn luyện kỹ năng, đầu tư về mặt công nghệ và các thiết bị chế biến. Hệ thống hồ đập cũng được chính phủ qua tâm đầu tư xây dựng nhằm đảm bảo cho bộ phận nhóm nông hộ có quy mô nhỏ sản xuất đạt hiệu quả (Trương Hồng, Nguyễn Xuân Hòa và các cộng tác viên, 2009).

Bank of India là ngân hàng thương mại hàng đầu của Ấn Độ, thuộc sở hữu của chính phủ. Với nhiều dự án thành công, cùng với Bank of Baroda, Bank of India được ghi nhận là ngân hàng có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển nông thôn của Ấn Độ.

- Chính sách tín dụng cho các nhóm hộ sản xuất cà phê có quy mô nhỏ dưới 10 ha được quan tâm, được ưu tiên cho vay để đầu tư cho sản xuất cũng như chế biến sản phẩm; chỉ sau 1 thời gian ngắn, năng suất cũng như chất lượng cà phê ở nhóm hộ sản xuất cà phê này được cải thiện và giá trị cà phê hàng hóa tăng nhanh (dẫn theo Trương Hồng, Nguyễn Xuân Hòa và các cộng tác viên, 2009).

- Để được vay vốn, hộ sản xuất cà phê phải chứng minh được tính khả thi của kỹ thuật, phù hợp với điều kiện tự nhiên của cây trồng, phù hợp với về khả năng bảo quản, cất trữ khối lượng sản phẩm sản xuất ra, mục đích của nội dung này là để đảm bảo về mặt kỹ thuật canh tác và tránh tình trạng hộ sản xuất cà phê phải bán vội nông sản do không có kho lưu trữ, để đợi thời điểm giá bán có lợi nhất (Bank of India, 2012).

- Ngân hàng giám sát chặt chẽ giải ngân bằng tiền mặt cho hộ vay vốn các nhu cầu vốn ngắn hạn tối đa đến 25.000 Rupees (tương đương 9,7 triệu đồng Việt Nam); trên 25.000 Rupees, ngân hàng giải ngân thông qua các nhà cung cấp đầu vào (Bank


of India, 2012). Riêng đối tượng vay vốn để mua sắm máy móc, thiết bị, xe tải, sửa chữa lớn… toàn bộ số tiền vay được ngân hàng giải ngân trực tiếp cho nhà cung cấp (Bank of India, 2012).

- Áp dụng mức lãi suất ưu đãi đối với sản sản xuất nông nghiệp, sản xuất cà phê: Năm 2009, lãi suất cơ bản được chính phủ công bố là 10%/năm; ngày 01/05/2012 công bố là 10,5%/năm. Nhưng lãi suất cho vay sản xuất nông nghiệp trực tiếp như sản xuất cà phê thuộc lĩnh vực ưu tiên, áp dụng mức cố định 7%/ năm; trong khi đó, lãi suất cho vay các ngành khác có mức: Lãi suất cơ bản cộng thêm từ 2 đến hơn 5%/năm (Bank of Baroda, 2012).

- Sản phẩm tín dụng ngân hàng đối với nông nghiệp, nông thôn rất phong phú, tạo nên nhiều phương thức cho vay đa dạng: Cho vay các cơ sở khuyến nông (Agriculture Clinic), cho vay tổng hợp tiền mặt (Composite Cash Credit), cho vay trồng trọt (Crop Finance), cho vay máy móc, thiết bị canh tác trang trại (Farm Mechanisation), cho vay mua súc vật cày kéo (Financing for Draught Animals), cho vay phát triển, cải tạo đất và cho vay mua đất (Land Development; Purchase of Land), cho vay thủy lợi nhỏ (Minor Irrigation)…

- Đối với khoản vay máy móc thiết bị, hộ sản xuất cà phê trang trại phải có diện tích canh tác tối thiểu từ 5 đến 8 mẫu Anh (tối thiểu trên 3 ha) quanh năm tưới tiêu và đảm bảo thời gian sử dụng máy móc thiết bị phải từ 600 đến 1.000 giờ trong một năm. Đồng thời, nhà nước có chính sách tham gia tài trợ cho hộ sản xuất cà phê mua máy móc nông nghiệp (Bank of India, 2012).

- Để đảm bảo an ninh (security) cho khoản vay, hộ sản xuất cà phê phải thực hiện thế chấp đất sản xuất, giá trị cây trồng với thủ tục rất chặt chẽ. Bên cạnh đó, ngân hàng yêu cầu hộ sản xuất cà phê phải thực hiện bảo hiểm nông nghiệp theo sự kết hợp giữa ngân hàng và Công ty Bảo hiểm nông nghiệp Ấn Độ (Agriculture Insurance Company of India Ltd. - AIC), chi phí bảo hiểm được tính vào số tiền vay (Bank of India, 2012).

1.2.1.2 Cộng hòa Dân chủ Liên Bang Ethiopia

Ethiopia là nơi sinh của cà phê, hiện nay vẫn còn rất nhiều rừng cà phê tự nhiên trên đất nước này. Hiện nay, Ethiopia là nước sản xuất cà phê đứng thứ 6 trên

Xem tất cả 223 trang.

Ngày đăng: 04/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí