Bài Học Kinh Nghiệm Về Giải Pháp Tín Dụng Đối Với Hộ Sản Xuất Cà Phê Ở


thế giới (ICO, 2012) và đứng đầu của Châu Phi (FAO, 2012); sản lượng cà phê của Ethiopia có sự đóng góp của khoảng 90% sản lượng của đồn điền cà phê quy mô nhỏ của tư nhân. Do tình hình canh tác cà phê phân tán, manh mún, trồng xen kẽ các loại cây trồng khác, nên chỉ có thể ước lượng diện tích cà phê của Ethiopia khoảng 320 ngàn ha (FAO, 2012).

Để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, chính phủ Ethiopia đã triển khai sâu rộng các cuộc cải cách đối với ngành hàng cà phê, nhờ đó, cà phê trở thành một ngành quan trọng đối với đất nước Ethiopia. Thực hiện chính sách phát triển sản xuất cà phê bền vững, chính phủ Ethiopia khuyến khích hộ sản xuất cà phê trồng theo phương thức hữu cơ, hạn chế dùng phân bón vô cơ và hóa chất trong canh tác để sản phẩm cà phê đạt chất lượng cao (FAO, 2012).

Develope Bank of Ethiopia (DBE), tiền thân là Ngân hàng Nông nghiệp của Ethiopia, là một ngân hàng lớn và có lịch sử hình thành, truyền thống lâu đời trên đất nước Ethiopia. Hoạt động của DBE gắn bó với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

- Người vay phải có vốn tự có 30% tổng chi phí dự án, ngân hàng sẽ tài trợ 70% chi phí vốn sản xuất cà phê còn lại của dự án.

- Ngân hàng áp dụng lãi suất ưu đãi cho các dự án sản xuất nông nghiệp cố định 7,5%/năm, nói chung là bằng hoặc thấp hơn lãi suất cơ bản (Worldbank, 2010).

- Điều kiện về đảm bảo nợ vay bằng tài sản ngân hàng đòi hỏi chặt chẽ về mặt giá trị tài sản: Ngân hàng định giá lại tài sản thế chấp hằng năm nhằm đảm bảo an toàn thường xuyên cho khoản nợ vay của ngân hàng; các dự án sản xuất trên đất thuê có thể phải thế chấp thêm tài sản bên ngoài và giá trị tài sản đó phải tương đương tối thiểu 100% giá trị khoản vay.

- Tất cả các tài sản cố định như vườn cây và các tài sản khác của dự án sản xuất, cũng như các tài sản cầm cố, thế chấp để vay ngân hàng đều phải được tham gia bảo hiểm với điều kiện ngân hàng là người đồng thụ hưởng bồi hoàn bảo hiểm, cho đến khi khoản vay được hoàn trả đầy đủ (DBE, 2008).


1.2.1.3 Cộng hòa Indonesia

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.

Indonesia là quốc gia sản xuất cà phê đứng hàng thứ 4 trên thế giới (ICO, 2012), hơn 90% của Indonesia của cà phê được trồng bởi các nông hộ nhỏ ở các trang trại có diện tích trung bình 1 ha trở xuống (Wikipedia, 2012). Hiệp hội cà phê đặc biệt của Indonesia (Specialty Coffee Association of Indonesia) tham gia kinh doanh xuất khẩu cà phê và có vai trò tích cực trong việc nâng cao thương hiệu cà phê Indonesia trên thế giới.

Các thành viên thuộc hợp tác xã có thể được ngân hàng cho vay theo khả năng trả nợ và không cần thế chấp tài sản; đối tượng nông dân lai tạo giống mới theo chương trình quốc gia được ngân hàng cho vay theo lãi suất thấp vì được chính phủ trợ cấp (Bank Mandiri, 2012).

Nghiên cứu giải pháp tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê - 7

Ngân hàng chấp nhập tài sản thế chấp chưa đủ giấy tờ chứng nhận chủ quyền và cho vay tối đa 50 triệu rupiah (tương đương 107 triệu đồng Việt Nam); hộ sản xuất cà phê phải khoảng cách đến ngân hàng tối đa 5 km là điều kiện cho vay của ngân hàng (Bank CIMB Niaga, 2012).

1.2.1.4 Cộng hòa Philippines

Philippines là quốc gia thuộc vùng Đông Nam Á, là nước sản xuất cà phê có lượng cà phê nhân xuất khẩu xếp hạng trung bình trên thế giới; sản lượng cao nhất là năm 2009 với 730 ngàn bao, tương đương 43,8 ngàn tấn, bằng 1/25 Việt Nam (ICO, 2012).

Các NHTM của Philippines hoạt động đa dạng, các ngân hàng lớn đều gắn bó chặt chẽ với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Mức cho vay hộ sản xuất cà phê của ngân hàng tối đa không vượt quá 80% chi phí dự án sản xuất; như vậy, vốn tự có phải bằng 20%; lãi suất cho vay dựa vào lãi suất cơ bản cộng thêm 3 - 6%/năm, áp dụng lãi suất thả nổi theo thị trường (Land Bank of the Philippines, 2012).

Đáng lưu ý là ngân hàng có cho chính quyền địa phương vay để thực hiện các dự án đầu tư công có doanh thu, chi phí thấp, đạt hiệu quả kinh tế - xã hội tại địa


phương như cho vay các công trường, máy móc thiết bị và cơ sở hạ tầng (The Philippines National Bank, 2012).

1.2.2 Bài học kinh nghiệm về giải pháp tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê ở

Việt Nam

Các NHTM hoạt động có liên quan trực tiếp đến cho vay hộ sản xuất cà phê chỉ tập trung một số ít ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Do đó, những kinh nghiệm thực tiễn về giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê ở nước ta, được chọn lọc từ một phần hoạt động cho vay của các NHTM có liên quan đến cho vay nông nghiệp, nông thôn.

Nhìn chung, cơ chế cho vay của các NHTM đều xuất phát từ Quy chế cho vay của NHNN (2001), tùy theo loại hình doanh nghiệp, mục đích và tôn chỉ hoạt động nên sự vận dụng vào thực tiễn có khác nhau, nhưng không có sự khác biệt lớn.

- Về điều kiện vay vốn: Điểm chung của các NHTM là phương án vay vốn phải có hiệu quả, mục đích vay vốn khả thi. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) quy định rõ điều kiện cho nông dân khi vay vốn: Diện tích canh tác tối thiểu là 0,5 ha, phương án vay vốn phải có xác nhận của chính quyền địa phương, có hợp đồng bảo hiểm đối với các rủi ro phát sinh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (LienVietPostBank, 2012).

- Về mức cho vay: Hầu hết các NHTM căn cứ vào mức vốn tự có tham gia vào phương án vay vốn sản xuất cà phê và giá trị tài sản thế chấp. Theo Ngân hàng hàng Thương mại Cổ phần Đông Á (DongA Bank) thì mức cho vay bằng 70% - 90% nhu cầu vốn cần thiết của phương án sản xuất và 70% trị giá tài sản thế chấp (DongA Bank, 2012); Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) thì cho vay đến 85% nhu cầu vay vốn sản xuất cà phê (ACB, 2012); riêng LienVietPostBank cho vay sản xuất nông nghiệp đến 80% nhu cầu vay vốn và giới hạn mức tối đa cho vay hộ sản xuất là 50 triệu đồng. Đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) thì mức cho vay có thể bằng 100% giá trị tài sản đảm bảo tại ngân hàng (Sacombank, 2012).


- Về tài sản đảm bảo nợ vay: Hầu hết các NHTM quy định chặt chẽ về bảo đảm tiền vay, LienVietPostBank chấp nhận có thể cho vay không có hồ sơ đăng ký giao dịch tài sản đảm bảo nhưng phải làm thủ tục xác nhận của chính quyền; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank) chấp nhận cho vay không có tài sản thế chấp từ 30 - 50 triệu đồng, nhưng phải cam kết chỉ có vay không có tài sản bảo đảm tại Vietinbank (Vietinbank, 2012). Bảo hiểm nông nghiệp là một trong những điều kiện vay vốn của LienVietPostBank.

- Về lãi suất cho vay: Hầu hết các NHTM đều áp dụng lãi suất thỏa thuận tại thời điểm cho vay. Riêng Vietinbank, đối với hộ sản xuất tham gia bảo hiểm nông nghiệp có số tiền bảo hiểm bằng với mức vay thì lãi suất cho vay được giảm 0,1%/năm. Đối với Sacombank, thực hiện lãi suất thỏa thuận theo cung cầu trên thị trường vốn.

- Về phương thức cho vay: Hầu hết các NHTM áp dụng phương thức cho vay đúng theo Quy chế cho vay; chỉ riêng LienVietPostBank áp dụng phương thức cho vay lưu vụ cho cả trồng lúa và cây trồng lưu gốc khác: (1) Đối với trồng lúa: Áp dụng cho vay lưu vụ 2 vụ liên tiếp; (2) Đối với các loại cây trồng khác: Cho vay lưu vụ tối đa không quá số lần lưu gốc. Vietinbank cũng áp dụng hình thức cho vay lưu vụ nhưng thời hạn tối đa không quá 12 tháng, có nghĩa là không áp dụng cho đối tượng là sản xuất cà phê. Sacombank áp dụng phương thức cho vay và trả nợ linh hoạt, cho vay từng lần hoặc cho vay theo hạn mức; nói chung, là một NHTM cổ phần, Sacombank chỉ tập trung cho vay khách hàng thương mại, hoặc hộ sản xuất cà phê hoạt động sản xuất, kinh doanh tổng hợp.

- Về định kỳ hạn nợ và kỳ hạn lãi: Hầu hết các NHTM định kỳ hạn thu gốc vào cuối kỳ, riêng việc định kỳ hạn trả lãi có sự khác biệt. DongA Bank quy định định kì trả lãi là 3 - 6 tháng; ACB quy định trả lãi hàng tháng.

1.2.3 Bài học kinh nghiệm về giải pháp tín dụng cần rút ra cho Đăk Nông

Thông qua nội dung nghiên cứu giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tại các nước trên thế giới và một số NHTM trong nước, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây:


1- Triển khai chính sách phát triển cà phê bền vững, trong đó, ở những nơi có điều kiện cần quan tâm và tiến đến khuyến khích nông dân thực hiện phương thức sản xuất cà phê hữu cơ, thân thiện với môi trường. Đây là nội dung cơ bản và quan trọng, vì gắn bó chặt chẽ với chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê.

2- Để có chính sách đầu tư phù hợp, cần phân chia hộ sản xuất cà phê thành nhóm hộ căn cứ trên diện tích cà phê canh tác. Việc phân chia các nhóm hộ sản xuất cà phê theo diện tích canh tác có ý nghĩa đối với đầu tư vốn tín dụng vì mức cho vay tối đa phụ thuộc vào vốn tự có của từng nhóm hộ.

3- Cùng với các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, cần có sự can thiệp của chính sách nhà nước về áp dụng lãi suất thấp đối với vốn tín dụng của các NHTM trong hoạt động cho vay hộ sản xuất cà phê.

4- Giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê gắn chặt với cà phê bền vững, sản xuất cà phê phải dựa vào các điều kiện tự nhiên phù hợp cho cây cà phê phát triển như khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn nước; đồng thời, ngoài việc đảm bảo năng lực sản xuất, còn phải khả thi cả về năng lực chế biến và dự trữ sản phẩm.

5- Triển khai bảo hiểm vườn cây cà phê, đối tượng sản xuất vay vốn và triển khai bảo hiểm cả tài sản đảm bảo nợ vay để phòng ngừa rủi ro cho vốn tín dụng. Kết hợp giải pháp bảo hiểm và giải pháp tín dụng một cách chặt chẽ, bổ sung cho nhau về mặt lợi ích, chia sẻ rủi ro trong kinh tế thị trường.

6- Cần cải tiến và hoàn thiện chính sách cho vay đảm bảo phù hợp với đối tượng vay vốn là hộ gia đình nông dân sản xuất ở nông thôn, phù hợp với đối tượng đầu tư là cây cà phê. Ngoài việc chú trọng hoàn thiện các điều kiện vay vốn như quy định về vốn tự có, tài sản đảm bảo nợ vay, mức cho vay, định kỳ hạn thu nợ, đối tượng vay vốn, hình thức giải ngân tiền vay… còn cần phải quan tâm nghiên cứu kinh nghiệm áp dụng định kỳ thu lãi và vận dụng các phương thức cho vay của các NHTM trong nước vào thực tiễn.

1.2.4 Các đề tài và công trình nghiên cứu liên quan

Đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê ở Tây Nguyên như sau:


- Theo Đỗ Thanh Phương (2009), trong Kinh tế Nông hộ ở Tây Nguyên: Đặc điểm và Triển vọng cho biết vấn đề vốn sản xuất của nông hộ ở trong tình trạng “luôn căng thẳng”, nhiều hộ có “nhận đất nhưng không thể tiến hành sản xuất vì thiếu vốn”, “trong số hộ sản xuất cà phê trồng cây công nghiệp ở Tây Nguyên, có 70% hộ thiếu từ 40 - 60% số vốn đầu tư” (tr. 137). Theo tác giả, thời hạn cho vay vốn sản xuất của ngân hàng như hiện nay là quá ngắn, không phù hợp với vòng quay vốn của hộ gia đình ở nông thôn; mặt khác, có nhiều trường hợp hộ nông dân không được quan tâm bảo lãnh tín chấp của các hội đoàn chính trị, gây khó khăn về vốn cho nông dân (tr. 138).

- Công trình nghiên cứu của nhóm nghiên cứu thuộc ICARD, Oxfam Anh và Oxfam Hongkong (2002) về “Ảnh hưởng của thương mại cà phê toàn cầu đến người trồng cà phê ở Đăk Lăk: Phân tích và khuyến nghị chính sách”, cho biết đối với hộ sản xuất cà phê có vay vốn ngân hàng, nếu sử dụng vốn sai mục đích thì khó có thể trả được nợ cho ngân hàng, vì năng suất cà phê sẽ giảm thấp. Công trình nghiên cứu này cũng cho thấy một kết quả quan sát rất quý: Kinh tế hộ sản xuất cà phê thuần “dễ bị lao đao bởi giá cả cà phê xuống thấp” (tr. 32). Bên cạnh đó, đời sống các hộ sản xuất cà phê “đa dạng hóa không bị ảnh hưởng nhiều, khi giá cà phê đi xuống” (tr. 33).

- Luận án của Nguyễn Mạnh Hùng (2008) nghiên cứu về Chính sách tín dụng của NHNo & PTNT Việt Nam đối với phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn khu vực Tây Nguyên, đã cho rằng khu vực nông thôn không thể tự cân đối giữa huy động và cho vay, phải điều chuyển vốn từ nơi khác về (tr. 32). Đối với hoạt động cho vay hộ sản xuất, thì món vay nhỏ lẻ, chi phí cao, do đó cần liên kết với các tổ chức chính trị - xã hội để cho vay, nâng cao trách nhiệm của người vay (tr. 98). Đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách cho vay của ngân hàng đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn khu vực Tây Nguyên, phần xây dựng chính sách đầu tư liên quan đến hộ sản xuất, tác giả cho rằng cần “ưu tiên cung ứng đủ vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn, các hộ sản xuất cà phê (thuộc) kinh tế trang trại, hộ sản xuất hàng hóa lớn”. Nguyên nhân của vấn đề này là do tác giả cho rằng trong tương


lai gần, khu vực nông nghiệp, nông thôn sẽ không chỉ có NHNo & PTNT và Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH), mà sẽ xuất hiện tình trạng cạnh tranh ngày càng tăng lên giữa các NHTM (tr. 138).

- Luận án của Nguyễn Văn Phận (2008) Mở rộng tín dụng ngân hàng để phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn tỉnh Đăk Lăk có mục tiêu nghiên cứu nhiều lĩnh vực và đối tượng. Liên quan đến hộ sản xuất cà phê, tác giả cho rằng tình hình phát triển trang trại cần tránh làm theo phong trào (tr. 57), cần đảm bảo sự phát triển tự nhiên của hộ sản xuất hàng hóa. Tác giả cho rằng tín dụng cho nông nghiệp rủi ro lớn dễ dẫn đến nợ xấu (tr. 64). Cũng theo tác giả, cần thiết phải đẩy mạnh mối quan hệ với các tổ chức chính trị - xã hội để cho vay qua tổ, qua đó, nông dân tiếp cận vốn ngân hàng dễ dàng hơn (tr. 106).

Nói chung, tuy có một số công trình nghiên cứu liên quan đến giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê, nhưng các nội dung chỉ liên quan một phần nhỏ đến mục tiêu nghiên cứu đề tài của luận án, do các đề tài, công trình nghiên cứu có mục tiêu khác nhau, rải rác ở nhiều địa phương, không tập trung vào mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và hộ sản xuất cà phê; đặc biệt là tại địa bàn Đăk Nông.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

1- Giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê là giải pháp tín dụng đặc thù vì chủ thể vay vốn ngân hàng là hộ nông dân vay vốn để sản xuất nông nghiệp ở nông thôn. Bản chất tín dụng ngân hàng là tạo ra lợi nhuận từ kinh doanh tiền tệ, nhưng với đối tượng vay vốn là sản xuất cà phê nên nó có vai trò, đặc điểm riêng dưới tác động của chính sách nhà nước. Qua nội dung nghiên cứu về bản chất, vai trò, đặc điểm của tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê, có thể khẳng định giải pháp tín dụng ngân hàng là một kênh phân phối vốn tiền tệ quan trọng đối với hộ sản xuất cà phê thiếu vốn ở nông thôn.

Nội dung nghiên cứu giải pháp tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê bao gồm các lĩnh vực (1) Nghiên cứu xác định, nhận biết nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất cà phê; (2) Các loại vốn cần huy động để đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất cà phê, vừa mang lại thu nhập cho ngân hàng, vừa mang lại thu nhập cho hộ sản xuất


cà phê; (3) Các nội dung nghiên cứu về chính sách cho vay cho thấy cần vận dụng linh hoạt quy chế cho vay vào thực tiễn cuộc sống, tạo điều kiện cho hộ sản xuất cà phê tiếp cận vốn ngân hàng dễ dàng; (4) Cần mở rộng mạng lưới và đa dạng hóa các hình thức cho vay để mở rộng hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất cà phê, hạ thấp chi phí cho vay nông nghiệp, nông thôn; (5) Đồng thời, cần tăng cường quản lý nợ, thu hồi nợ và xử lý rủi ro để nâng cao chất lượng tín dụng, bảo toàn vốn cho vay hộ sản xuất cà phê và (6) Kết quả và hiệu quả của hoạt động cho vay hộ sản xuất cà phê phải được phản ánh, đánh giá đầy đủ làm cơ sở để quyết định mở rộng hay thu hẹp mục tiêu chính sách cho vay hộ sản xuất cà phê.

2- Các nhân tố ảnh hưởng đến giải pháp tín đụng đối với hộ sản xuất cà phê cần nghiên cứu toàn diện từ nhiều góc độ: Nhân tố ảnh hưởng từ chính bản thân ngân hàng, từ phía hộ sản xuất cà phê, từ cung cấp dịch vụ công và từ chính sách của nhà nước. Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng này, đã làm rõ sự tác động vào kết quả và hiệu quả việc thực hiện giải pháp tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê.

3- Thực tiễn về giải pháp tín dụng trên thế giới cho thấy lý luận về tín dụng ngân hàng ngày càng được bổ sung hoàn thiện, nhất là ở trong điều kiện các ngân hàng thương mại hoạt động ở lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ nông dân ở các nước có sản xuất cà phê được vận dụng tùy theo tình hình thực tiễn ở mỗi nước. Các kinh nghiệm thực tiễn thế giới là những bài học kinh nghiệm quý cần nghiên cứu chuyên sâu, để áp dụng phù hợp vào hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn, cho vay hộ sản xuất cà phê cho nước ta. Bên cạnh đó, việc thực hiện quy chế cho vay ở thị trường nông nghiệp, nông thôn, cho vay hộ sản xuất cà phê đối với hệ thống NHTM trong nước phong phú và đa dạng.

Ngoài ra, chính sách về phát triển bền vững ngành cà phê của các nước trên thế giới cũng là một kinh nghiệm thực tiễn cần áp dụng cho ngành cà phê Đăk Nông; trên cơ sở ngành cà phê phát triển bền vững, theo hướng sản xuất lớn, hoạt động cho vay hộ sản xuất cà phê mới có điều kiện mở rộng và đảm bảo chất lượng, thực hiện tốt vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2023