Cơ Sở Lý Luận Về Giải Pháp Tín Dụng Ngân Hàng Đối Với Hộ Sản Xuất Cà Phê


quy trình cho vay và tiếp tục mở rộng mạng lưới; đồng thời, nâng cao năng lực cán bộ và đổi mới việc quản lý kế hoạch kinh doanh.

- Cần nâng cao năng lực cho hộ sản xuất cà phê về trình độ quản lý vốn, khả năng tiếp cận thị trường, năng lực về tài sản thế chấp và cải thiện khả năng tham gia liên kết của hộ sản xuất cà phê.

5. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận án có các chương như sau:

- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê

- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

- Chương 3: Thực trạng giải pháp tín dụng của NHNo & PTNT tỉnh Đăk Nông

đối với hộ sản xuất cà phê

- Chương 4: Hoàn thiện giải pháp tín dụng của NHNo & PTNT tỉnh Đăk Nông

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.

đối với hộ sản xuất cà phê


Nghiên cứu giải pháp tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê - 3

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI PHÁP TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ

1.1 Cơ sở lý luận về giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê

1.1.1 Khái niệm và bản chất giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê

1.1.1.1 Khái niệm về tín dụng và bản chất tín dụng ngân hàng

Tín dụng (credit) xuất phát từ chữ La tinh credere, có nghĩa là sự tin tưởng, tín nhiệm (Jonathan Golin, 2001). Nguồn gốc của việc sử dụng sự tin tưởng, tín nhiệm, sử dụng “chữ tín” trong mối quan hệ vay mượn bắt nguồn từ sự vận động đơn phương của giá trị. Sự tách rời của (1) quá trình vay và (2) quá trình trả trên cơ sở tin tưởng, tín nhiệm nên mối quan hệ vay mượn trở thành quan hệ tín dụng; trong mối quan hệ đó, người đi vay phải trả cho người cho vay một khoản phí vì đã sử dụng vốn vay (3) theo nguyên tắc hạch toán kinh tế của thị trường (Sơ đồ 1.1).

Người

đi vay

Người cho vay

(1)

(2)


(3)

Sơ đồ 1.1 Biểu diễn quan hệ tín dụng

Nói cách khác, quá trình “vay” là quá trình đi thuê vốn; quá trình “trả” là quá trình hoàn trả vốn đã đi thuê. Do đó, sau một thời gian sử dụng vốn đi thuê, ngoài việc hoàn trả vốn gốc đã thuê, bên đi thuê vốn phải trả lãi cho bên cho thuê. Bản chất của hoạt động tín dụng chính là phần lãi thu được, là giá trị tăng thêm mà bên đi thuê vốn phải trả cho bên cho thuê.

Xét trên góc độ Quỹ cho vay, thì tín dụng là việc chuyển dịch vốn bằng tiền từ người cho vay sang người đi vay. Với chức năng trung gian điều phối vốn trong nền kinh tế của ngân hàng, quan hệ tín dụng làm cho vai trò ngân hàng vừa là người cho vay, vừa là người đi vay. Do đó, tín dụng ngân hàng là quan hệ vay vốn giữa ngân hàng với các chủ thể đang có vốn nhàn rỗi hoặc đang cần vốn, giải quyết cân bằng “cung vốn” bù đắp “cầu vốn” trong nền kinh tế. Thể hiện đầy đủ (1) quá trình vay,


(2) quá trình trả và (3) trả lãi vốn vay; tuy nhiên, để đảm bảo tài chính cho hoạt động trung gian, người đi vay vốn ngân hàng phải trả lãi thêm cho ngân hàng (3’) lớn hơn lãi ngân hàng trả cho người cho ngân hàng vay (Sơ đồ 1.2).


Người

đi vay

(1)

(2)


(3)+(3’)

(1)

Ngân hàng

Người cho vay

(2)


(3)


Sơ đồ 1.2 Biểu diễn quan hệ tín dụng ngân hàng

Như vậy, bản chất của tín dụng ngân hàng chính là việc NHTM thực hiện chức năng trung gian phân phối Quỹ cho vay nhằm mục đích hưởng chênh lệch lãi, đảm bảo cho quá trình hoạt động của ngân hàng trong nền kinh tế thị trường.

1.1.1.2 Bản chất của giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê

Theo nghĩa hẹp, giải pháp tín dụng ngân hàng là hoạt động cho vay của ngân hàng; ngân hàng thực hiện cho vay vốn, cấp vốn tín dụng, đầu tư vốn tín dụng cho các chủ thể cần vốn trong nền kinh tế. Với người vay là hộ sản xuất cà phê, giải pháp tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê là hoạt động cho vay của ngân hàng với chủ thể vay vốn là hộ sản xuất cà phê.

Tuy nhiên, theo Đại Từ điển Tiếng Việt (Nguyễn Như Ý, 1998), giải pháp có nghĩa là cách giải quyết một vấn đề nào đó (giải: tìm đáp số, câu trả lời; pháp: cách thức làm một việc gì). Do vậy, giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê không chỉ được hiểu chủ yếu theo nghĩa hẹp của tín dụng là hoạt động cho vay, mà còn là hoạt động huy động vốn để cho vay của ngân hàng. Có nghĩa là hoạt động huy động vốn của ngân hàng, với vai trò là người đi vay, là một phần trong nội hàm của giải pháp tín dụng ngân hàng.

Như vậy, với bản chất của tín dụng ngân hàng nói chung, bản chất của giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê trong nền kinh tế thị trường thể hiện như sau: (1) Ngân hàng thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, đi vay để cho vay, nguồn vốn cho vay hộ sản xuất cà phê là vốn do ngân hàng huy động trong nền kinh tế; (2) Hộ sản xuất cà phê vay vốn ngân hàng, ngoài việc hoàn trả gốc, còn


phải lãi vay, đủ để ngân hàng chi trả lãi vốn huy động và chi phí cho vay hộ sản xuất cà phê1.

1.1.2 Vai trò của giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê

Tín dụng ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ của NHTM, có quy chế hoạt động theo luật định, công khai, minh bạch; do đó, đối với hộ sản xuất cà phê, ngành cà phê và đối với nền kinh tế, giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê có vai trò quan trọng như sau:

Thứ nhất, cung ứng vốn cho sản xuất cà phê, giúp hộ sản xuất cà phê nâng cao trình độ sản xuất, tăng cường hạch toán kinh tế, nâng cao thu nhập cho hộ sản xuất cà phê trong kinh tế thị trường.

Cà phê là cây trồng đòi hỏi cao về kỹ thuật canh tác, hoạt động sản xuất cà phê kéo dài trong cả một năm, do đó phải có nguồn vốn lớn và sẵn sàng đáp ứng kịp thời. Trên thực tế ở nông thôn, quan hệ vay mượn ngoài thị trường tồn tại dưới nhiều hình thức; tuy nhiên cùng với mức lãi suất “cắt cổ”, khả năng đáp ứng vốn với số lượng lớn và ổn định của tín dụng không chính thống cho cả một vùng chuyên canh cà phê là không thể thực hiện được, nên hộ sản xuất cà phê thiếu vốn phải tìm đến ngân hàng. Với chức năng và quy mô hoạt động của hệ thống NHTM, tín dụng ngân hàng có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn để hộ sản xuất cà phê thực hiện tất cả các hoạt động sản xuất với lượng vốn tối đa và bất kỳ thời điểm nào trong mùa vụ sản xuất cà phê.

Bên cạnh đó, với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi, tín dụng ngân hàng buộc hộ sản xuất cà phê phải tính toán thật kỹ, trước khi ra quyết định sử dụng vốn vay với mục đích đem lại lợi nhuận và đảm bảo nghĩa vụ hoàn trả vốn vay ngân hàng. Muốn vậy, ngoài việc nâng cao trình độ kỹ thuật canh tác, hộ sản xuất phải tăng


1 Trên thực tế, thuật ngữ “giải pháp” được sử dụng rất nhiều nghĩa tùy theo ngữ cảnh. Trong “giải pháp lớn” có nhiều “giải pháp nhỏ”. Trên cơ sở đó, luận án sử dụng cụm từ thuật ngữ “giải pháp tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê” như là một trong những “giải pháp tín dụng” của ngân hàng (giải pháp nhỏ), trong bối cảnh hoạt động của các giải pháp tài chính - tiền tệ điều hành ổn định kinh tế vĩ mô (giải pháp lớn). Trong nhiều trường hợp, nhất là khi giải quyết các vấn đề cụ thể, thuật ngữ “giải pháp” được sử dụng đồng nghĩa với “biện pháp”.


cường hạch toán kinh tế việc sử dụng vốn, nhất là vốn vay ngân hàng trong cả quá trình sản xuất cà phê.

Mặt khác, hộ nông dân vay vốn ngân hàng để phục vụ cho sản xuất cà phê, với chu kỳ sản xuất cà phê kéo dài cả một năm, trong thời gian chưa đầu tư trực tiếp vào các giai đoạn sản xuất sẽ xảy ra tình trạng vốn vay ngân hàng “tạm thời nhàn rỗi”. Hộ sản xuất cà phê có thể dùng vốn “tạm thời nhàn rỗi” đó để giải quyết lao động “tạm thời dư thừa” giữa các giai đoạn sản xuất cà phê bằng việc tham gia sản xuất, kinh doanh ngắn hạn khác như chăn nuôi, trồng hoa màu, làm dịch vụ, buôn bán nhỏ, hoặc tham gia các ngành nghề khác để tạo nên nguồn thu nhập tổng hợp.

Thứ hai, đảm bảo tính liên tục chuỗi giá trị và đóng góp vào sự gia tăng giá trị mới của ngành cà phê.

Mục đích sản xuất của hộ sản xuất cà phê là tạo ra sản phẩm cà phê nguyên liệu, thể hiện dưới hình thức hạt cà phê, cà phê nhân (coffee beans). Chuỗi giá trị ngành hàng cà phê thể hiện sự liên tục khi mua bán, luân chuyển cà phê nhân qua các giai đoạn từ sản xuất đến chế biến và kinh doanh; trong đó, hoạt động sản xuất ra hạt cà phê nhân của hộ sản xuất cà phê là khởi đầu và có ý nghĩa quan trọng nhất.

Với hoạt động cho vay, giải pháp tín dụng ngân hàng hỗ trợ về vốn trong quá trình sản xuất để hộ sản xuất cà phê tạo ra sản phẩm cà phê nhân đạt sản lượng cao và chất lượng tốt, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Giá trị mới mang lại cho ngành cà phê thể hiện ở chỗ nhờ có vốn tín dụng ngân hàng, hộ sản xuất cà phê có điều kiện áp dụng công nghệ sản xuất mới, giảm hao phí sức lao động, giảm tổn thất sau thu hoạch cà phê.

Thứ ba, làm “cầu nối” nhằm thực hiện chính sách quốc gia về nông nghiệp, nông thôn, tác động tích cực đến kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái.

Mục tiêu của chính sách phát triển kinh tế - xã hội là nhắm đến sự phát triển cân đối, hài hòa giữa các vùng, các khu vực kinh tế. Ngoài việc hỗ trợ khu vực nông nghiệp, nông thôn thông qua các chính sách tài trợ, chính sách nông nghiệp, nông thôn còn được thực hiện thông qua giải pháp tín dụng ngân hàng.


Với nguyên tắc cung ứng và hoàn trả, giải pháp tín dụng ngân hàng đã trực tiếp kích thích sản xuất và khai thác tốt các nguồn lực ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Vốn tín dụng tham gia phát triển sản xuất cà phê kéo theo sự phát triển của các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác như phân bón, nhiên liệu, chế biến, kinh doanh, dịch vụ, xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm, không những ở khu vực nông thôn mà còn ở khu vực thành thị.

Mặt khác, cà phê là cây công nghiệp lâu năm có tán che phủ đất kín và rộng; do đó, trồng cà phê được xem là trồng rừng, vườn cà phê có thể thay thế rừng sản xuất (Quốc hội, 2003). Về mặt ý nghĩa sinh thái, ở những vùng đất thích hợp và với phương pháp sản xuất cà phê bền vững, vốn tín dụng ngân hàng tham gia vào quá trình trồng và chăm sóc vườn cà phê là đóng góp vào quá trình bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên.

1.1.3 Đặc điểm của giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê

Giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê có những đặc điểm sau đây:

Một là, phụ thuộc vào tính chất thời vụ của cây cà phê.

Đặc điểm chu kỳ sản xuất cà phê là thời gian kéo dài gần tròn một năm, mỗi năm một mùa vụ. Tính từ thời điểm đầu vụ, lúc bắt đầu tưới nước, bón phân đợt đầu đến thời điểm thu hoạch quả cà phê hơn 8 tháng; giai đoạn thu hoạch, chế biến thành cà phê nhân thành phẩm hơn 2 tháng; cộng thêm thời gian dự trữ và bán sản phẩm thì chu kỳ sản xuất cà phê gần tròn một năm.

Sự tách rời của (1) quá trình vay và (2) quá trình trả (Sơ đồ 1.1) trong hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê phụ thuộc vào đặc điểm “mỗi năm một mùa vụ” của sản xuất cà phê. Do đó, để đảm bảo “chữ tín” trong quan hệ tín dụng với hộ sản xuất cà phê, ngân hàng ràng buộc chặt chẽ điều kiện đảm bảo nợ vay của hộ sản xuất cà phê khi cho vay, để phòng chống rủi ro cho vốn tín dụng.

Mặt khác, nhu cầu “cần vốn” từ đầu vụ và khả năng “tạm thời thừa vốn” vào cuối vụ xảy ra tập trung trong kinh tế hộ sản xuất cà phê dẫn đến hoạt động cho vay của ngân hàng cũng xuất hiện hiện tượng cao điểm theo hai kỳ trong một năm: (a)


Kỳ cho vay khi bước vào vụ sản xuất cà phê và (b) kỳ thu nợ khi hộ sản xuất cà phê thu hoạch sản phẩm. Điều đó tác động trực tiếp đến hoạt động ngân hàng do lượng khách hàng giao dịch biến động lớn.

Hai là, có thời gian cho vay tương đối dài.

Với đặc điểm của cây công nghiệp lâu năm, cây cà phê có thời gian kiến thiết cơ bản khoảng 3 năm; do đó, thời hạn cho vay vốn tín dụng để trồng mới có thể đến 3 năm. Khi cà phê chuyển sang giai đoạn kinh doanh thì thời hạn cho vay chăm sóc cà phê tối đa là 1 năm, nhưng thường kéo dài hàng chục năm cho đến khi hộ sản xuất cà phê không còn nhu cầu vay vốn nữa. Mặt khác, vườn cà phê là bất động sản có giá trị lớn, là nguồn thu nhập chủ yếu của hộ. Hộ sản xuất cà phê không thể thực hiện chuyển đổi cây trồng thường xuyên như một số loại cây trồng ngắn ngày khác. Do đó, vấn đề đặt ra là nguồn vốn bố trí cho vay hộ sản xuất cà phê phải được ổn định và dài hạn.

Ba là, chịu nhiều rủi ro từ tác động của thị trường cà phê trong nước và thế giới.

Ngành cà phê nước ta có thiết chế ngành hàng rời rạc, không thống nhất, vị thế cạnh tranh yếu trên thị trường cà phê trên thế giới (Trần Thị Quỳnh Chi, 2008), trong khi ở các sàn giao dịch Luân Đôn và New York tình hình giá cả cà phê biến động thường xuyên và rất khó lường trước (Bộ NN & PTNT, 2012). Cà phê là nông sản hàng hóa làm ra để xuất khẩu là chủ yếu, những rủi ro về giá cả từ thị trường cà phê thế giới, đã tác động trực tiếp và ảnh hưởng rất mạnh đến thị trường cà phê trong nước, gây ra những tác động tiêu cực đến kinh tế hộ sản xuất cà phê. Để tránh thiệt hại vốn tín dụng do rủi ro nói chung, ngân hàng áp dụng chặt chẽ điều kiện bảo đảm tiền vay đối với hộ sản xuất cà phê khi vay vốn ngân hàng.

Bốn là, có mục đích sản xuất nông nghiệp, nhưng dễ chuyển hóa thành tín dụng tiêu dùng.

Đặc điểm này xuất phát từ chính sách quản lý vốn, quản lý chi tiêu cá nhân của kinh tế hộ gia đình. Nguồn vốn và sử dụng vốn trong kinh tế hộ sản xuất cà phê với thời gian kéo dài cả một năm bao gồm nhiều khoản thu nhập và nhiều khoản chi tiêu; cùng với cách quản lý vốn dễ dãi, dẫn đến rất khó kiềm chế việc sử dụng vốn vay với mục đích sản xuất sang sử dụng vốn vay cho tiêu dùng nâng cao chất lượng đời sống.


Trường hợp hộ sản xuất cà phê sử dụng vốn vay từ mục đích sản xuất sang mục đích tiêu dùng một cách tùy tiện, nếu không có nguồn tài chính bù đắp sẽ dẫn đến thiếu vốn cho sản xuất, giảm hiệu quả sản xuất cà phê, hạ thấp chất lượng vốn tín dụng. Do đó, để đảm bảo vốn vay sử dụng đúng mục đích sản xuất cà phê, ngân hàng cần tăng cường kiểm tra sau khi cho vay đối với hộ sản xuất cà phê để giám sát vốn tín dụng đã cho vay.

Năm là, hoạt động tín dụng ở địa bàn nông thôn, xa xôi và khó khăn.

Cà phê thường được trồng tập trung ở các vùng đất cao nguyên, miền núi, tạo thành vùng chuyên canh rộng lớn. Đây là một trở ngại đối với ngân hàng, vì việc tiếp cận hộ sản xuất cà phê để cho vay trên địa bàn tương đối rộng, địa hình chia cắt bởi đồi núi, sông suối; số lượng món cho vay nhiều nhưng lại nhỏ lẻ; trong khi đó, trình độ dân trí còn thấp, thiếu thông tin. Đặc điểm này cho thấy chi phí hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất cà phê cao hơn chi phí cho hoạt động cho vay các đối tượng khác ở đô thị, khu tập trung đông dân cư.

1.1.4 Nội dung nghiên cứu giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê

Để đảm bảo mục tiêu nghiên cứu, thể hiện rõ nội hàm giải pháp tín dụng, nội dung nghiên cứu giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê bao gồm những nội dung như sau:

1.1.4.1 Xác định nhu cầu vay vốn ngân hàng của hộ sản xuất cà phê

Xác định nhu cầu vay vốn của khách hàng là nội dung quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh của NHTM, bởi đó là căn cứ để ngân hàng xây dựng các kế hoạch về nguồn vốn, tài chính, mạng lưới, nhân lực... Thông qua, việc xác định nhu cầu vay vốn của thị trường, của khách hàng, NHTM xác định được phân khúc thị trường cần khai thác với mục đích tìm kiếm lợi nhuận, đảm bảo an toàn vốn cho vay và phù hợp với năng lực hoạt động.

Việc xác định nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất cà phê cần được thực hiện trên các phương diện: (1) Nhu cầu vay vốn tổng thể của hộ sản xuất cà phê trên địa bàn;

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2023