Biểu Diễn Dư Nợ Của Phương Thức Cho Vay Từng Lần


(2) Mức vốn cần vay cho sản xuất cà phê của hộ và (3) Nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất cà phê theo thời vụ.

1.1.4.2 Về huy động vốn

Nguồn vốn để cho vay của NHTM là kết quả của quá trình huy động vốn trong nền kinh tế. Một cách tổng quát, nguồn vốn huy động để cho vay của một chi nhánh NHTM hình thành từ các nguồn: (1) Vốn tiền gửi, bao gồm: Tiền gửi thanh toán của cá nhân và tổ chức kinh tế, Tiền gửi tiết kiệm, Tiền gửi thông qua việc phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi; (2) Vốn đi vay, bao gồm: Vay các TCTD, Vay chính phủ và Vốn đi vay nội bộ trong hệ thống NHTM.

Theo tiêu chí lãi suất, nguồn vốn huy động của một chi nhánh NHTM gồm 2 loại: (a) Vốn huy động lãi suất thấp, bao gồm: Tiền gửi thanh toán của cá nhân và tổ chức kinh tế, Vay chính phủ; (b) Vốn huy động lãi suất cao, bao gồm: Tiền gửi dân cư có kỳ hạn; Vốn đi vay các TCTD khác và Vốn đi vay nội bộ trong cùng hệ thống NHTM.

Việc xác định nguồn vốn để cho vay các đối tượng khách hàng cụ thể ở một chi nhánh NHTM chủ yếu là dựa vào đối tượng đầu tư theo chỉ tiêu kế hoạch cho vay, tính an toàn và đảm bảo chênh lệch lãi suất đủ bù đắp chi phí và lợi nhuận; nói chung, dựa vào chính sách cho vay là chính. Do không phải là đối tượng chỉ định, nên nguồn vốn huy động để cho vay hộ sản xuất cà phê tồn tại trong toàn bộ nguồn vốn huy động của các chi nhánh NHTM.

1.1.4.3 Về chính sách cho vay

Theo Nguyễn Văn Tiến (2009), cho vay là hoạt động quan trọng nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất tại các NHTM, nên thuật ngữ tín dụngcho vay thường được dùng đan xen, thay thế cho nhau. Do đó, để tránh nhầm lẫn, thuật ngữ “chính sách cho vay” được sử dụng trong hoạt động cho vay của các NHTM; còn thuật ngữ “chính sách tín dụng” được sử dụng khi nói đến điều hành vĩ mô của chính sách nhà nước.

Chính sách cho vay là hệ thống các biện pháp liên quan đến việc mở rộng hay hạn chế cho vay đối với một đối tượng cụ thể của ngân hàng. Chính sách cho vay


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.

bao gồm hai nội dung: (1) Mục tiêu chính sách cho vay và (2) Nội dung chính sách cho vay.

a. Mục tiêu chính sách cho vay

Nghiên cứu giải pháp tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê - 4

Mục tiêu, chính là cái để hướng đến chứ không phải là làm như thế nào. Do đó, chúng tôi thống nhất với cách lý giải: Đánh giá chính sách cho vay bằng quy mô tín dụng đầu tư vào đối tượng nào đó. Quy mô tín dụng (vốn cho vay) được thể hiện cụ thể qua tỉ phần tín dụng trong tài sản có của NHTM. Tỉ phần cao hoặc thấp trong toàn bộ tài sản có của NHTM, thể hiện chính sách cho vay của ngân hàng đó (Lê Văn Tề, 2009).

b. Nội dung chính sách cho vay

Nội dung chính sách cho vay bao gồm: Đối tượng cho vay, điều kiện vay vốn, bảo đảm tiền vay, xác định mức tiền vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay và các phương thức cho vay.

Tương tự như các chủ thể vay vốn khác, muốn vay vốn ngân hàng, hộ sản xuất cà phê phải trình bày rõ và gửi đến ngân hàng nhu cầu vay vốn bằng văn bản, thể hiện dưới hình thức một dự án đầu tư, một phương án sản xuất cà phê. Dự án đầu tư, phương án sản xuất cà phê làm căn cứ vay vốn ngân hàng (sau đây gọi là phương án vay vốn) là một tập hợp những đề xuất của hộ sản xuất cà phê, trong đó thể hiện rõ tổng chi phí sản xuất cà phê, vốn tự có, vốn cần vay, cách thức sử dụng vốn vay và cách thức trả nợ vay trong một khoảng thời gian xác định.

i. Đối tượng cho vay

Đối tượng cho vay sản xuất cà phê của ngân hàng là chi phí phục vụ cho sản xuất của hộ sản xuất cà phê, bao gồm:

(1) Chi phí chăm sóc, chế biến cà phê phát sinh trong giai đoạn cây cà phê trong thời kỳ kinh doanh. Bao gồm: Chi phí tưới nước, bón phân, thu hoạch, nhân công, vật tư, nhiên liệu, chi phí chế biến, dự trữ và tiêu thụ trên thị trường (sau đây gọi chung là chăm sóc cà phê);

(2) Chi phí đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị nông cụ canh tác, sản xuất cà phê, chế biến cà phê từ quả cà phê tươi thành cà phê nhân (sau đây gọi chung là mua sắm máy móc, thiết bị);


(3) Chi phí xây dựng cơ bản, xây dựng cơ sở vật chất để phơi cà phê, bảo quản, cất trữ nhân như sân phơi, nhà kho (sau đây gọi chung là xây dựng cơ bản);

(4) Chi phí kiến thiết cơ bản cây cà phê, bao gồm tất cả chi phí của các khâu chuẩn bị đất, giống, chăm sóc cây cà phê non trở thành cây cà phê trưởng thành, sẵn sàng cho quả cà phê để thu hoạch, hoặc tái canh lại vườn cà phê già cỗi (sau đây gọi chung là trồng mới cà phê);

Về nguyên tắc, đối tượng vay vốn có thể là các công trình thủy lợi, sân phơi, nhà kho quy mô lớn, dây chuyền công nghệ thiết bị, máy móc chế biến hiện đại; tuy nhiên, hộ sản xuất cà phê với đặc tính cố hữu là sản xuất nhỏ, không đủ điều kiện để vay vốn đầu tư các công trình quy mô lớn.

Trong hoạt động cho vay hộ sản xuất cà phê của ngân hàng, đối tượng cho vay chủ yếu là chi phí cho vay chăm sóc cà phê vì đối tượng này chiếm tỷ trọng cao. Mặt khác, hầu hết hộ sản xuất cà phê vay ngân hàng để mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng cơ bản hoặc trồng mới, mở rộng diện tích cà phê đều trên cơ sở năng lực sản xuất từ diện tích cà phê kinh doanh hiện có. Bên cạnh đó, hộ sản xuất cà phê còn có những hoạt động đa dạng hóa thu nhập; do đó, đối tượng cho vay hộ sản xuất cà phê còn bao gồm các đối tượng khác của các hoạt động sản xuất, kinh doanh ngành nghề phụ. Nội dung này có ý nghĩa quan trọng trong việc định kỳ thu gốc và lãi cho vay hộ sản xuất cà phê.

ii. Điều kiện cho vay

Bắt đầu quá trình cho vay, ngân hàng thực hiện thẩm định điều kiện vay vốn của hộ sản xuất cà phê. Ngoài điều kiện bảo đảm về năng lực pháp luật, ngân hàng chú trọng nhất và thực hiện thẩm định chặt chẽ điều kiện về mặt tài chính và bảo đảm nợ vay.

- Về mặt pháp luật: Ngân hàng thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự, mục đích vay vốn và sử dụng vốn vay phải hợp pháp của hộ sản xuất cà phê.


- Về mặt tài chính: Ngân hàng thẩm định đồng thời trên cả hai phương diện:

(a) Vốn tự có của hộ và (b) Khả năng hoàn trả nợ vay ngân hàng (NHNo & PTNT Việt Nam, 2006).

+ Vốn tự có của hộ sản xuất cà phê chủ yếu là công lao động, trong đó, lao động gia đình chiếm tỷ trọng lớn; giá trị chi phí sản xuất cà phê tự lực khác như chi phí cơ giới, vận chuyển, chăm sóc và bảo vệ thực vật… Vốn tự có của hộ sản xuất cà phê còn là vốn tích lũy bằng tiền hoặc cà phê nhân dự trữ.

Vốn tự có càng cao thì khả năng hoàn trả nợ vay ngân hàng càng đảm bảo. Vốn tự có liên quan chặt chẽ đến diện tích canh tác cà phê, hộ sản xuất cà phê có diện tích canh tác càng lớn thì vốn tự có càng cao. Nguyên nhân là do đảm bảo sử dụng hết công suất trong mùa vụ nên hộ sản xuất cà phê có diện tích canh tác lớn thường mua sắm đầy đủ các máy móc, thiết bị nông cụ (B. Rodriguez P. M. Vasquez M., 2004). Chính vì đảm bảo các yếu tố sản xuất cà phê bằng cơ giới, dẫn đến hiệu quả sản xuất cao và tích lũy vốn cao. Dẫn đến đảm bảo khả năng hoàn trả nợ vay ngân hàng.

+ Khả năng hoàn trả nợ vay bao gồm khả năng hoàn trả cả nợ gốc và lãi vay phát sinh. Muốn vậy thì kết quả thực hiện phương án vay vốn phải đủ bù đắp tất cả các chi phí, có lợi nhuận. Do đó, phương án vay vốn của hộ sản xuất cà phê phải hiệu quả về mặt tài chính.

- Về mặt bảo đảm nợ vay: Cho vay có đảm bảo là nội dung được pháp luật quy định chặt chẽ, ngân hàng sẽ chịu hình phạt nặng nếu cố tình vi phạm (Quốc hội, 1999). Do đó, các ngân hàng thường quy định ràng buộc chặt chẽ và chấp hành nghiêm túc về tài sản bảo đảm nợ vay. Nội dung “bảo đảm nợ vay” được nghiên cứu ở phần dưới đây.

iii. Bảo đảm nợ vay

Bảo đảm nợ vay là biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được vốn đã cho vay hộ sản xuất cà phê (NHNo & PTNT Việt Nam, 2007 b). Có các hình thức bảo đảm nợ vay đối với hộ sản xuất cà phê vay vốn ngân hàng: (1) Bảo đảm trực tiếp, hộ sản xuất cà phê dùng tài sản của mình để thế chấp, cầm cố khi vay vốn ngân hàng và (2) Bảo đảm gián tiếp, là áp dụng


các hình thức bảo lãnh của bên thứ ba. Bảo đảm gián tiếp có hai loại: (a) Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba và (b) Bảo lãnh bằng uy tín của các tổ chức chính trị - xã hội, còn gọi là tín chấp (Hồ Diệu, 2001).

Về nguyên tắc, ngân hàng có thể cho vay không cần tài sản đảm bảo nếu hộ sản xuất cà phê đáp ứng tốt các điều kiện theo kết quả phân loại, gồm: (1) Vay vốn thường xuyên; (2) Sử dụng vốn vay hiệu quả; (3) Trả nợ gốc, lãi đầy đủ, đúng hạn;

(4) Có dự án đầu tư, phương án sản xuất khả thi, có hiệu quả và (5) Có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ (NHNo & PTNT Việt Nam, 2007 a).

iv. Mức cho vay

Mức cho vay là mức vốn tín dụng của ngân hàng đáp ứng nhu cầu vay vốn của người vay. Có hai giới hạn trong việc xác định mức cho vay đối với hộ sản xuất cà phê:

(1) Căn cứ vào vốn tự có của hộ sản xuất cà phê so với tổng chi phí phương án vay vốn: (a) Đối với các khoản vay ngắn hạn: Mức cho vay tối đa bằng 90%, hộ sản xuất cà phê phải có 10% vốn tự có (NHNo & PTNT Việt Nam, 2002 a); (b) Đối với các khoản vay trung, dài hạn: Mức cho vay tối đa bằng 80%, hộ sản xuất cà phê phải có 20% vốn tự có (NHNo & PTNT Việt Nam, 2010 b).

(2) Đối với khoản vay có tài sản đảm bảo, căn cứ vào giá trị tài sản đảm bảo nợ vay: Mức cho hộ sản xuất cà phê vay tối đa bằng 75% giá trị tài sản đảm bảo.

v. Lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay là tỷ lệ phần trăm giữa phần lãi sử dụng vốn vay và vốn gốc đã cho vay tính trên một đơn vị thời gian. Về nguyên tắc thương mại, lãi suất cho vay nông nghiệp là loại lãi suất cao, bởi những lý do chủ yếu sau đây: (1) Cho vay hộ nông dân có tính chất nhỏ lẻ, ngân hàng phải đến từng hộ gia đình để thực hiện cho vay trong địa bàn nông thôn rộng lớn, dẫn đến chi phí cho vay hộ nông dân cao;

(2) Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chịu nhiều rủi ro từ điều kiện tự nhiên, ngoài các rủi ro khác từ thị trường, dẫn đến ngân hàng phải chi phí dự phòng rủi ro nhiều hơn cho vay các ngành khác và (3) Tình hình huy động nguồn vốn tự lực tại vùng nông nghiệp, nông thôn thường không đủ so với nhu cầu vay vốn, phải tăng cường đi vay ở khu vực đô thị, lãi suất đi vay lại luôn là lãi suất cao.


vi. Thời hạn cho vay

Nói chung, thời hạn cho vay hộ sản xuất cà phê tương ứng với các thể loại cho vay gắn với đối tượng vay vốn như sau: (1) Cho vay ngắn hạn: Thời hạn cho vay chăm sóc cà phê tối đa 12 tháng; (2) Cho vay trung hạn: Thời hạn cho vay mua sắm máy móc, thiết bị; cho vay xây dựng cơ bản trên 12 tháng đến dưới 5 năm; cho vay trồng mới cà phê trên 12 tháng đến 3 năm; (3) Cho vay dài hạn: Thời hạn cho vay mua sắm máy móc, thiết bị; cho vay xây dựng cơ bản trên 5 năm.

Thời hạn cho vay được xác định căn cứ vào chu kỳ sản xuất và khả năng trả nợ của hộ sản xuất cà phê (NHNN, 2001). Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi hộ sản xuất cà phê nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi. Về nguyên tắc, ngân hàng và hộ sản xuất cà phê cùng xác định kỳ hạn trả nợ gốc, kỳ hạn trả nợ lãi vào cuối chu kỳ sản xuất cà phê, vì sau thu hoạch cà phê, hộ sản xuất cà phê mới có thu nhập để hoàn trả nợ vay ngân hàng cả gốc và lãi.

Khi hộ sản xuất cà phê không hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi, ngân hàng sẽ chuyển dư nợ trong hạn sang nợ quá hạn, nợ xấu. Nếu điều đó xảy ra sẽ kéo theo các tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến hộ sản xuất cà phê và ngân hàng: (1) Hộ sản xuất cà phê phải chịu lãi suất nợ quá hạn (thường quy định bằng 150% lãi suất nợ trong hạn); chỉ số tín nhiệm của hộ sản xuất cà phê hạ thấp; do đó, sẽ không thuận lợi khi vay vốn ngân hàng lần sau; (2) Ngân hàng phải chi phí dự phòng rủi ro lớn hơn theo quy định; thanh khoản của ngân hàng không đảm bảo vì không rút được tiền đã cho vay để hoàn trả lại vốn đã huy động.

Để đảm bảo tín dụng ngân hàng thực hiện đúng vai trò trong nền kinh tế, phản ánh đúng thực chất chất lượng tín dụng, phòng ngừa rủi ro, ngân hàng không được phép “đảo nợ”, cho vay món mới để trả nợ món vay cũ nhằm che giấu nợ quá hạn, nợ xấu (NHNN, 2012).

vii. Quy trình cho vay

Quy trình cho vay là trình tự các bước thực hiện quá trình cho vay của ngân hàng, kể từ khi nhận được nhu cầu vay vốn đến khi giải ngân, thu hồi vốn vay. Hoạt động


cho vay hộ sản xuất cà phê của ngân hàng tuân thủ theo quy trình cho vay chung như tất cả các đối tượng vay vốn khác.

Quy trình cho vay thể hiện trách nhiệm của từng bộ phận trong bộ máy ngân hàng, đảm bảo không bị chồng chéo trong quá trình xử lý, giải quyết cho vay; đồng thời, đảm bảo việc vận hành quy trình hoạt động cho vay theo đúng trình tự, đồng bộ.

Kèm theo các bước thực hiện quy trình cho vay là các thủ tục hồ sơ giấy tờ vay vốn; do đó, cải tiến quy trình cho vay, vừa đảm bảo chặt chẽ về mặt pháp lý, vừa thuận lợi cho ngân hàng lẫn hộ sản xuất cà phê, là một trong những việc làm cần thiết ở môi trường nông thôn hiện nay.

viii. Phương thức cho vay

Phương thức cho vay của ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê là cách thức ngân hàng giải ngân và thu nợ tiền vay trong quan hệ tín dụng với hộ sản xuất cà phê. Có nhiều phương thức cho vay, nhưng liên quan đến cho vay hộ sản xuất cà phê có các phương thức cho vay thường được áp dụng là: Phương thức cho vay từng lần, phương thức cho vay theo dự án đầu tư.

Số dư nợ



0 x1 x2 x3 x4 x5 x6


Thời gian

Sơ đồ 1.3 Biểu diễn dư nợ của phương thức cho vay từng lần

Các ngân hàng thường áp dụng phương thức cho vay từng lần đối với đối tượng cho vay chăm sóc cà phê, theo thể loại vay ngắn hạn. Theo phương thức cho vay này, mỗi lần vay hộ sản xuất cà phê phải thực hiện đầy đủ thủ tục hồ sơ. Hộ sản xuất cà phê nhận tiền vay một lần sau khi được ngân hàng giải quyết cho vay. Như vậy, dư nợ của phương thức cho vay từng lần có tính ngắt quãng, có lúc bằng 0 ở thời gian (x2, x3) và (x4, x5), khi khách hàng không vay vốn (Sơ đồ 1.3). Đặc trưng của phương thức cho


vay từng lần là có dòng tiền đơn chiều, áp dụng cho người vay có nhu cầu vay vốn không thường xuyên (Nguyễn Tuấn Sơn, Nguyễn Ngọc Tuấn, 2008).

Tùy theo mức vốn vay, ngân hàng có thể áp dụng phương thức cho vay từng lần hoặc phương thức cho vay theo dự án đầu tư đối với các khoản cho vay mua sắm máy móc, thiết bị; cho vay xây dựng cơ bản; cho vay trồng mới cà phê. Theo phương thức cho vay theo dự án đầu tư, hộ sản xuất cà phê nhận tiền vay theo tiến độ thực hiện dự án.

Xét về diễn biến dư nợ, phương thức cho vay theo dự án đầu tư cũng tương tự như phương thức cho vay từng lần, nghĩa là dư nợ không liên tục, có tính ngắt quãng, dư nợ trở về 0 khi người vay trả hết nợ gốc như khi áp dụng phương thức cho vay từng lần.

Theo chúng tôi, đối với hoạt động chăm sóc cà phê, trường hợp hộ sản xuất cà phê có nhu cầu vay vốn thường xuyên, liên tục hằng năm thì việc chỉ áp dụng phương thức cho vay từng lần là không phù hợp với đặc điểm của tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê, với những bất cập như sau:

(1) Đặc điểm của tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê là thời gian cho vay kéo dài hàng chục năm, vì cà phê có thời gian sinh trưởng dài, vốn đầu tư kiến thiết cơ bản lớn, không dễ dàng chuyển đổi sang trồng cây khác.

(2) Việc chỉ áp dụng phương thức cho vay từng lần cho những hộ sản xuất cà phê có nhu cầu vay vốn thường xuyên liên tục nhiều năm dẫn đến tình trạng quá tải cho hoạt động ngân hàng ở giai đoạn tập trung cho vay và thu hồi nợ vay, do phải lặp lại hồ sơ thủ tục vay lần đầu.

Xuất phát từ vấn đề trên, chúng tôi thấy cần nghiên cứu phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng và xác định có thể áp dụng cho vay đối tượng chăm sóc cà phê.

Nội dung phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng có thể khái quát: Ngân hàng cam kết dành cho khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên một hạn mức tín dụng trong một thời hạn nhất định. Dư nợ của phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng có tính liên tục, không trở về giá trị 0; đồng thời, không vượt quá giá

Xem tất cả 223 trang.

Ngày đăng: 04/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí