DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ABIC : Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp ACB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu
ATM : Máy giao dịch tự động BQ Bình quân
ĐVT : Đơn vị tính
FAO : Tổ chức Nông nghiệp Lương thực thế giới
FV : Giá trị tương lai
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
ICO : Tổ chức Cà phê Thế giới
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu giải pháp tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê - 1
- Cơ Sở Lý Luận Về Giải Pháp Tín Dụng Ngân Hàng Đối Với Hộ Sản Xuất Cà Phê
- Biểu Diễn Dư Nợ Của Phương Thức Cho Vay Từng Lần
- Biểu Diễn Dư Nợ Của Phương Thức Cho Vay Theo Hạn Mức Tín Dụng
Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.
IPCAS : Hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng liên ngân hàng LN : Lợi nhuận
LSNH : Lãi suất ngân hàng
NN & PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NHCSXH : Ngân hàng Chính sách Xã hội NHNN : Ngân hàng Nhà nước
NHNo & PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NHTM : Ngân hàng Thương mại
POS : Máy chấp nhận thanh toán thẻ
PRA : Đánh giá nông thôn có sự tham gia
TCTD : Tổ chức Tín dụng
tr.đ : triệu đồng
WB : Ngân hàng Thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Nội dung Trang
2.1 Tổng sản phẩm quốc nội tính theo giá thực tế của tỉnh Đăk Nông 46
2.2 Diện tích cà phê của tỉnh Đăk Nông 47
2.3 Giá trị sản xuất cà phê của tỉnh Đăk Nông 48
2.4 Thu thập thông tin thứ cấp 51
3.1 Nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất cà phê 58
3.2 Tình hình huy động vốn 61
3.3 Tình hình huy động vốn thông qua phát hành thẻ ATM 62
3.4 Tình hình thực hiện mục tiêu chính sách cho vay 64
3.5 Đối tượng vay vốn của hộ sản xuất cà phê 66
3.6 Vốn tự có của hộ sản xuất cà phê 67
3.7 Hiệu quả tài chính của phương án vay vốn sản xuất cà phê 68
3.8 Tình hình đảm bảo nợ vay của hộ sản xuất cà phê 69
3.9 Quy trình cho vay hộ sản xuất cà phê 76
3.10 Tình hình mở rộng mạng lưới 81
3.11 Tình hình kiểm tra, giám sát nợ vay hộ sản xuất cà phê 82
3.12 Tình hình nợ quá hạn cho vay hộ sản xuất cà phê 83
3.13 Tình hình thu nợ xử lý rủi ro cho vay hộ sản xuất cà phê 84
3.14 Kết quả cho vay hộ sản xuất cà phê theo bình quân dư nợ hộ 85
3.15 Kết quả cho vay hộ sản xuất cà phê theo vùng sinh thái 86
3.16 Hiệu quả cho vay hộ sản xuất cà phê 87
3.17 Diện tích cà phê của hộ sản xuất cà phê có vay vốn ngân hàng 88
3.18 Đối tượng vay vốn hình thành từ vốn vay ngân hàng 89
3.19 Hiệu quả sử dụng vốn vay theo quy mô diện tích cà phê 90
3.20 Hiệu quả sử dụng vốn vay theo đa dạng hóa thu nhập 92
3.21 Tình hình lao động theo trình độ chuyên môn của ngân hàng 95
3.22 Thống kê số lần vay của hộ sản xuất cà phê 96
3.23 Hiệu quả mở rộng mạng lưới giao dịch của ngân hàng 97
3.24 Đánh giá năng lực của hộ sản xuất cà phê 98
3.25 Đánh giá khả năng thế chấp của hộ sản xuất cà phê 99
3.26 Đánh giá khả năng tham gia liên kết của hộ sản xuất cà phê 100
3.27 Đánh giá hoạt động khuyến nông của tỉnh Đăk Nông 101
3.28 Đánh giá năng lực nước tưới cho cà phê của tỉnh Đăk Nông 102
3.29 Đánh giá tình hình bảo vệ thực vật của tỉnh Đăk Nông 103
3.30 Đánh giá tình hình tổ chức an ninh đồng ruộng của tỉnh Đăk Nông 103
3.31 Tình hình hỗ trợ lãi suất cho hộ sản xuất cà phê vay vốn 108
3.32 Tồn tại và hạn chế của việc thực hiện giải pháp tín dụng đối với hộ
sản xuất cà phê 111
4.1 Mục tiêu chủ yếu về giải pháp tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê 119
4.2 Giải pháp về huy động vốn lãi suất thấp 134
4.3 Giải pháp điều chỉnh nội dung chính sách cho vay 138
4.4 Giải pháp mở rộng mạng lưới 140
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT Nội dung Trang
3.1 Diễn biến dòng tiền ròng của hộ sản xuất cà phê theo thời vụ 60
3.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo lãi suất 63
3.3 Diễn biến lãi suất cho vay hộ sản xuất cà phê tại tỉnh Đăk Nông 72
3.4 Diễn biến doanh số cho vay, thu nợ hộ sản xuất cà phê 77
3.5 Diễn biến dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê 78
3.6 Diễn biến lãi suất và dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê 105
3.7 Diễn biến giá cà phê thị trường Đăk Nông 109
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
STT Nội dung Trang
1.1 Biểu diễn quan hệ tín dụng 6
1.2 Biểu diễn quan hệ tín dụng ngân hàng 7
1.3 Biểu diễn dư nợ của phương thức cho vay từng lần 19
1.4 Biểu diễn dư nợ của phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng 21
1.5 Vận dụng sự tách rời giữa thời hạn cho vay và thời hạn của hạn mức
tín dụng trong cho vay hộ sản xuất cà phê 22
1.6 Hình thức cho vay trực tiếp hộ sản xuất cà phê 22
1.7 Hình thức cho vay hộ sản xuất cà phê thông qua tổ vay vốn 23
1.8 Hình thức cho vay hộ sản xuất cà phê thông qua doanh nghiệp 24
2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Đăk Nông 45
2.2 Khung nghiên cứu giải pháp tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê 50
4.1 NHNo & PTNT trong mô hình sản xuất lớn cà phê 125
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Tây Nguyên là vùng đất được ưu đãi về điều kiện tự nhiên, thích hợp với quá trình sinh trưởng của cây cà phê. Theo chân người Pháp đến vùng đất Tây Nguyên đầu thế kỷ XX, từ vị trí cây trồng thử nghiệm, trải qua gần một thế kỷ, cà phê trở thành vị trí cây trồng chủ lực trên vùng đất này (Đoàn Triệu Nhạn và cộng sự, 1999). Đến nay, Tây Nguyên được xác định là vùng trọng điểm sản xuất cà phê của cả nước.
Cà phê là cây trồng thế mạnh của tỉnh Đăk Nông, sự tăng giảm sản lượng cà phê tác động rất lớn đến tổng giá trị sản phẩm hàng hóa của ngành nông nghiệp Đăk Nông nói riêng, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh Đăk Nông nói chung. Diện tích cà phê của tỉnh Đăk Nông đạt trên 91.081 ha; trong đó, thành phần kinh tế cá thể, hộ gia đình sở hữu gần 97% diện tích. Bên cạnh đó, số lượng hộ sản xuất cà phê gần 74.800 hộ, chiếm 74,8% tổng số hộ gia đình sản xuất, kinh doanh ở vùng nông thôn. Do đó, có thể khẳng định, hộ sản xuất cà phê là lực lượng lao động tạo ra giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của Đăk Nông và có nhu cầu vay vốn để đầu tư sản xuất rất cao. Với địa bàn nông thôn miền núi nhiều khó khăn, phần lớn hộ sản xuất cà phê hạn chế về trình độ dân trí, trình độ quản lý và nhất là hạn chế về năng lực kinh tế. Giải quyết tốt nhu cầu vốn tín dụng đầu tư sản xuất, đảm bảo thu nhập cho hộ sản xuất cà phê, sẽ tác động tích cực về mặt kinh tế, ảnh hưởng tốt về mặt xã hội ở vùng nông thôn Đăk Nông.
Với 80,5% hộ sản xuất cà phê cần vay vốn, nhu cầu vốn cần vay là 58,5% chi phí sản xuất cà phê, nhiều năm qua, lượng vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại (NHTM) đến với hộ sản xuất cà phê tại Đăk Nông ngày càng tăng lên, đáp ứng nhu cầu về vốn sản xuất cho người trồng cà phê, góp phần duy trì và mở rộng sản xuất, nâng cao thu nhập cho hộ sản xuất cà phê. Tuy nhiên, với môi trường kinh tế thuần nông, kinh tế thị trường chưa phát triển nên hệ thống mạng lưới NHTM chưa được mở rộng ở địa bàn Đăk Nông.
Trong số 5 NHTM hiện có ở Đăk Nông, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNo & PTNT) Đăk Nông là NHTM lớn nhất trên địa bàn, xét trên hai khía cạnh quy mô mạng lưới và quy mô thị phần: (1) Về mạng lưới, các điểm giao dịch ngân hàng của NHNo & PTNT Đăk Nông hiện diện đầy đủ ở tất cả các địa bàn hành chính cấp huyện và một số khu vực liên xã; (2) Về thị phần, NHNo & PTNT Đăk Nông là ngân hàng có doanh số hoạt động lớn nhất. Liên quan đến hoạt động cho vay hộ sản xuất cà phê, NHNo & PTNT Đăk Nông cho vay đến 67,4% dư nợ, 70,0% số lượng hộ vay trong toàn bộ hoạt động cho vay hộ sản xuất cà phê của tất cả các NHTM trên địa bàn. Tuy nhiên, mặc dù đã có nhiều giải pháp tích cực trong cung ứng vốn tín dụng ngân hàng cho hộ sản xuất cà phê, nhưng hoạt động cho vay hộ sản xuất cà phê của NHNo & PTNT Đăk Nông vẫn còn nhiều bất cập. Dẫn đến lượng vốn cho vay còn rất thấp so với nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất cà phê; diện tích cà phê được vay vốn tín dụng ngân hàng chỉ đạt 21,6% so với tổng diện tích cà phê; hiệu quả thu nhập từ cho vay vốn hộ sản xuất cà phê thấp so với hiệu quả cho vay các đối tượng khác.
NHNo & PTNT Đăk Nông đã có những phân tích, đánh giá theo các báo cáo, tổng kết định kỳ liên quan đến hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê, nhưng nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ như: (1) Giải pháp tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê đã vận dụng đúng và đầy đủ cơ sở lý luận và quy chế, quy định cho vay hay chưa? (2) Thực trạng giải pháp tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê đã được đánh giá, phản ánh toàn diện và đúng thực chất? (3) Trên cơ sở định hướng lâu dài và phù hợp với thực tiễn địa bàn, cần hoàn thiện giải pháp tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê như thế nào? Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu giải pháp tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng giải pháp tín dụng của NHNo & PTNT Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê ở tỉnh Đăk Nông trong thời gian qua, đề xuất hoàn
thiện giải pháp tín dụng của NHNo & PTNT Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê cho những năm tới.
b. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê;
- Đánh giá được thực trạng giải pháp tín dụng của NHNo & PTNT tỉnh Đăk Nông đối với hộ nông dân sản xuất cà phê, từ đó tìm ra các nhân tố ảnh hưởng;
- Đề xuất hoàn thiện giải pháp tín dụng của NHNo & PTNT Đăk Nông đối với hộ nông dân sản xuất cà phê.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là: Giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê.
b. Phạm vi nghiên cứu
i. Về nội dung
Nội dung nghiên cứu của luận án là (1) nghiên cứu thực trạng giải pháp tín dụng của NHNo & PTNT Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê trong những năm qua và (2) đề xuất hoàn thiện giải pháp tín dụng của NHNo & PTNT Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê cho những năm tới.
ii. Về không gian, thời gian
Không gian nghiên cứu của luận án là địa bàn tỉnh Đăk Nông. Thời gian nghiên cứu các nội dung luận án trong phạm vi 4 năm, từ năm 2008 đến năm 2011; đề xuất hoàn thiện giải pháp tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê áp dụng đến năm 2015 và năm 2020.
4. Những đóng góp mới của luận án
a. Về lý luận
Luận án đã góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận: Giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê mang bản chất kinh doanh tiền tệ của
ngân hàng thương mại, nhằm cung ứng vốn, góp phần nâng cao thu nhập cho hộ sản xuất cà phê và làm cầu nối để thực hiện các chính sách quốc gia về nông nghiệp, nông thôn. Khẳng định tín dụng ngân hàng là kênh phân phối tiền tệ quan trọng đối với hộ sản xuất cà phê ở nông thôn.
Luận án đã nghiên cứu làm sáng tỏ bản chất và nội dung các phương thức cho vay, đề xuất ngân hàng áp dụng bổ sung phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng cho đối tượng vay vốn để chăm sóc cà phê, để phù hợp với đặc điểm tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê.
b. Về thực tiễn
1- Luận án đã xác định thực trạng giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tại NHNo & PTNT Đăk Nông bao gồm các nội dung sau:
- Cầu vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất cà phê rất cao nhưng NHNo & PTNT Đăk Nông chưa cung ứng đầy đủ.
- Bên cạnh một số mặt tích cực đáng ghi nhận, thực trạng của giải pháp tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê còn cho thấy một số hạn chế trong công tác huy động vốn, bất cập trong chính sách cho vay dẫn đến hạn chế mở rộng cho vay và hiệu quả cho vay hộ sản xuất cà phê đạt thấp.
2- Luận án đã xác định tình hình thực hiện giải pháp tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê ảnh hưởng do các nhân tố từ ngân hàng, từ hộ sản xuất cà phê, từ cung cấp dịch vụ công và từ chính sách của nhà nước.
3- Luận án đã xác định cần hoàn thiện giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê là:
- Chính sách nhà nước về điều hành lãi suất cần quy định lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn phải ở mức thấp; tích cực triển khai chính sách phát triển cà phê bền vững và cho vay mua tạm trữ cà phê.
- Cần cải thiện và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công như khuyến nông, bảo vệ thực vật, thủy lợi và an ninh đồng ruộng tại vùng chuyên canh cà phê.
- NHNo & PTNT Đăk Nông cần tăng trưởng nguồn vốn huy động lãi suất thấp, đổi mới áp dụng phương thức cho vay, đa dạng các hình thức cho vay, cải tiến