Nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng tại thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 5


công chúng (đặc biệt là thiếu niên) về thể thao, đưa thể thao quần chúng trở thành một phần cuộc sống nhân dân và cải thiện chất lượng sức khỏe nhân dân.

Cung cấp nhiều hơn các dịch vụ công cộng và thể thao, cho phép mọi người chia sẻ thành quả thể thao, tăng cường sức khỏe và nhận được niềm vui từ thể thao để có lối sống văn minh.

Cải tiến, đổi mới cơ chế và sự quản lý thể thao quần chúng với trọng tâm là phát triển hệ thống thể thao quần chúng ở cấp Quốc gia, vùng, địa phương.

Phát triển các hoạt động thể thao quần chúng và thúc đẩy sự tiêu dùng các sản phẩm thể thao để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế xã hội và phát huy hiệu quả lợi ích xã hội của thể thao quần chúng.

Phổ biến rộng rãi thể thao quần chúng và tinh thần Olympic, kết bạn với nhân dân khắp nơi trên thế giới, nâng cao tình hữu nghị không biên giới, tăng cường trao đổi văn hóa và thúc đẩy sự phát triển của thể thao quần chúng toàn cầu.

(F). Nhật Bản

Những chiến lược chính trong chính sách phát triển của Nhật Bản là: Mở ra những cơ hội để thể thao trở nên phổ biến trong cộng đồng.

Khuyến khích việc tập luyện, thi đấu thể thao nhiều hơn, tương ứng với nhiều lứa tuổi, sở thích, trình độ, mục đích của từng cộng đồng hoặc khu vực địa lý.

Mục tiêu: nhóm đối tượng luyện tập thể thao một lần 01/tuần (65%), nhóm đối tượng tập luyện thể thao 03 lần/tuần (30%).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.

Phát triển GDTC, khuyến khích việc thành lập các CLB thể thao ngay trong trường học.

Phương thức thực hiện

Nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng tại thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 5

Xây dựng đội ngũ nhân sự có trình độ cao “có thể là đội ngũ các vận động viên đã tạm nghỉ thi đấu “trở thành những người trực tiếp quản lý các chương trình phát triển thể thao mới hoặc lãnh đạo các trung tâm huấn luyện thể thao cộng đồng.


Đảm bảo an toàn tại các địa điểm thi đấu, địa điểm tập luyện nhằm khuyến khích người dân đến đây rèn luyện thể thao.

Đưa những chương trình tập luyện thể thao phù hợp ở các lứa tuổi nhi đồng, thanh thiếu niên, người cao tuổi…

Tạo một môi trường an toàn, lành mạnh nơi diễn ra các sự kiện thể thao [78].

(G). Liên Ban Nga

Chiến lược phát triển TDTT của Liên Bang Nga tới năm 2020 được thông qua với mục đích là:

Tăng cường thúc đẩy lối sống lành mạnh, đặc biệt là trong giới trẻ và thanh thiếu niên.

Ưu tiên tới các hoạt động của trẻ em từ khi còn nhỏ. Mở rộng các hoạt động thể thao ngoài giờ học.

Phát triển thể chất đối với trẻ khuyết tật, trẻ em mồ côi và những trẻ em có các vấn đề khác.

Tăng cường việc giảng dạy các môn thể thao của đất nước và các môn thể thao tiềm năng.

Chống lại các tệ nạn về mà túy, rượu và thuốc lá đồng thời giảm tỷ lệ tội

phạm.


(H). Vương Quốc Anh

Mục tiêu chiến lược: nâng cao chất lượng cuộc sống cả về mặt tâm lý và

thể chất thông qua việc đưa thể thao và các hoạt động giải trí đến với nhiều tầng lớp và đối tượng trong cộng đồng một cách linh hoạt, hiệu quả và hợp lý.

Tiêu chí đánh giá chiến lược phát triển thể thao quần chúng Bedford – Vương Quốc ANH thể hiện qua 05 điểm chính.

Sáng tạo và thú vị: các chương trình được thực hiện phải mang tính đa dạng, sáng tạo và thú vị, thu hút được đám đông quần chúng ở mọi lứa tuổi tham gia vào các hoạt động;

Truyền cảm hứng: các chương trình phải hỗ trợ việc tăng cường sức khỏe cho cộng đồng, đặc biệt là nhóm đối tượng trẻ em, thanh thiếu niên. Đồng thời


phát triển chuỗi các hoạt động thể chất đảm bảo tính khoa học và phù hợp với hai nhóm đối tượng trên toàn vùng Bedford;

Tăng cường sức khỏe: giảm thiểu tối đa các vấn đề có liên quan đến sức khỏe thông qua các nỗ lực hỗ trợ ở những khu vực khó khăn trong toàn vùng;

An toàn: khắc phục một số những vấn đề về văn hóa ứng xử trong cộng đồng thông qua hình thức đào tạo kiến thức cho đối tượng thanh thiếu niên và khuyến khích họ trở thành nhân vật chính trong các hoạt động TDTT;

Kết hợp hài hòa: khuyến khích và thu hút được nhiều đối tượng, ở mọi độ tuổi tham gia vào các chương trình hoạt động [76].

(L). New Zealand

New Zealand có sự phát triển thể thao theo kế hoạch phát triển thể thao Quốc gia từ năm 2015 – 2020 có mục đích nhằm xây dựng hệ thống thể thao đạt tiêu chuẩn quốc tế để thúc đẩy cho trẻ em và thanh thiếu niên có thể tiếp cận với thể thao, cho nhân dân tham gia hoạt động thể thao và vận động viên đã thành công trên sân khấu thế giới. Nhấn mạnh cải thiện chương trình giảng dạy để tăng cường sự phát triển thể thao trong trường học và tổ chức đề án phát triển kỹ năng cho giảng viên và tăng tỷ lệ hỗ trợ tài chính cho vận động viên, khi kế hoạch đã kết thúc New Zealand có tỷ lệ dân số tập thể dục nhiều hơn Úc và Anh, trẻ em và thanh thiếu niên tham gia hoạt động thể thao nhiều hơn 900,000 hoạt động hơn nữa vận động viên New Zealand còn thành công hơn trong Đại hội Olympic có bảng xếp hàng tốt hơn 10 thứ tự trong London Game (năm 2012) khi so sánh với Bắc Kinh (năm 2008). Ngoài ra, còn thực hiện việc phát triển thể thao trong dự án mới như: Dự án của vận động viên đến bục giảng, bắt đầu chương trình đào tạo huấn luyện viên đỉnh cao, xây dựng địa điểm thể thao mới trong toàn quốc và Soạn thảo một kế hoạch cụ thể để thúc đẩy việc sử dụng các sự kiện thể thao để phát triển nền kinh tế của đất nước.

Tầm nhìn trong phát triển thể thao của New Zealand Chính phủ đã quy định 3 mục đích chính như:1) Tăng tỷ lệ người có liên quan đến thể thao; 2) Phát triển môn thể thao thành công trong cuộc thi cấp quốc tế; 3) Đẩy nhanh tiến độ của hệ thống quản lý thể thao. Cho nên, nhằm tăng tỷ lệ chơi thể thao ở tất cả các cấp


dân số, phát triển thể thao trong trường học, phát triển chất lượng của giảng viên sẽ dẫn đến cơ hội chiến thắng lớn hơn trên sân khấu quốc tế [74].

(M). Việt Nam: Trong những năm qua, phong trào tập luyện TDTT của quần chúng nhân dân đã có bước phát triển mới cả về bề rộng và chiều sâu. Tính đến năm 2020, người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đạt 33% dân số; có 25% tổng số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao; tỷ lệ học sinh, sinh viên tham gia tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa thường xuyên ở các cấp học, câp học như: Tiểu học: đạt 45% vào năm 2015 và đạt 60% vào năm 2020; Trung học cơ sở: đạt 50% vào năm 2015 và đạt 70% vào năm 2020; Trung học phổ thông: đạt 60% vào năm 2015 và đạt 70% vào năm 2020; Trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề, cao đẳng và cao đẳng nghề, đại học: đạt 70% vào năm 2015 và đạt 80% vào năm 2020.

Quy hoạch phát triển thể dục, thể thao Việt Nam ở năm 2020 cơ bản được phát triển đồng đều giữa các đối tượng, rộng khắp giữa các vùng, miền, các địa phương trong cả nước, góp phần nâng cao sức khỏe và tuổi thọ của ngườ Việt Nam, vì sự nghiệp dân cường, nước thịnh. Thành tích ở một số môn thể thao có thế mạnh của Việt Nam đạt trình độ của châu lục và thế giới [49].

1.3.1.2. Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng thể thao ở một số nước

(A). Đài Loan

Đài Loan quyết định xây dựng thêm các trung tâm tập luyện thể thao. Chính quyền Đài Loan quyết định trong vòng 04 năm tới xây dựng thêm

50 trung tâm TDTT, 20 công viên thể thao và 01 hệ thống đua xe đạp hiện đại phục vụ cho nhu cầu người dân, dự án bắt đầu năm 2009.

Dựa vào nộ dung của dự án, chính phủ sẽ xây dựng các trung tâm thể thao đa chức năng tại 39 thành phố (với dân số trên 150.000 người) và 11 thị trấn (với dân số dưới 150.000) với những trang thiết bị dụng cụ hiện đại nhất.

Bộ giao thông – Thông tin sẽ hỗ trợ chính quyền các tỉnh Taipei, Yilan, Hualien, Taitung trong việc nâng cấp đường đua xe đạp với quy mô hiện đại, nhằm phát triển du lịch của các địa phương trên.


(B). Liên Ban Nga

Kết hợp giữa Chính phủ và tổ chức tư nhân trong việc phát triển cơ sở hạ tầng thể thao.

Ngày 02/12/2011, Nga chính thức giành quyền đăng cai giải Bóng đá World Cup 2018. Nga đăng cai tổ chức Đại hội thể thao sinh viên thế giới mùa hè ở Kazan và Thế vận hội mùa đông năm 2014 ở Sochi.

Với 03 sự kiện thể thao lớn này để giảm chi phí đầu tư của nhà nước cũng như kêu gọi đầu tư của các công nhân. Nga thực hiện cơ chế quan hệ hợp tác công tư (PPP) trong việc phát triển hạ tầng thể thao. Một số yếu tố quan trọng để Nga phát triển dự án xây dựng hạ tầng thể thao cơ chế PPP: Nga xây dựng những luật cơ chế PPP; Ngà thực hiện thành công một số dự án đầu tự lớn theo cơ chế PPP; Nga tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng thể thao theo cơ chế PPP; Chính phủ Nga sẵn sang sửa đổi các điều luật pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án theo cơ chế PPP; Chính phủ Nga sẵn sang hỗ trợ cung cấp các khoản tài chính để đảm bảo các dự án theo cơ chế PPP được thực hiện một cách tốt nhất; có nhiều khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Đầu tư thêm 19 triệu USD cho việc phát triển cơ sở hạ tầng thể thao. Chính phủ Nga đã quyết định bổ sung thêm nguồn ngân sách là 19 triệu

USD để phục vụ cho việc phát triển cơ sở thể thao của đất nước trong ba năm tới.

(C). Indonesia

Sân vận động Gelora Bung Karno được gọi là sân vận động trung tâm Gelora Bung Karno được đặt tên theo vị tổng thống đầu tiên của Indonesia – tổng thống Sukarno; xây dựng vào ngày 08/02/1960 hoàn thành vào ngày 21/07/1962; sức chứa là 100.800 người. Sau lần cải tạo năm 2007 sức chứa của sân vận động giảm 88.083 có tổng 24 khu vực với 12 cổng vào khan đài.

(D). Thái Lan

Sân vận động Rajamangala

Là sâu nhà của tuyển Bóng đá Quốc gia Thái Lan. Sân vận động được chính thức được đưa vào hoạt động từ năm 1998, tại sự kiện Đại hội thể thao Châu Á –


ASIAD 1998. Sức chứa của sân vận động theo thiết kế là 49.740 người. Sau lần sửa chữa vào cuối năm 2006, sức chữa được tăng lên là 65.000 chỗ ngồi.

Sân vận động Suphachalasai

Sân vận động Suphachalasai được biết với tên gọi sân vận động của Quốc gia chính của Thái Lan. Đây là sân vận động đa chức năng, được đặt tại thủ đô Bang-kok.

Trong hai ngày 24 và 27/08/1993, ca sĩ Micheal Jackson đã tổ chức chương trình biểu diễn “Dangerous Word Tour” thu hút hơn 110.000 khán giả trực tiếp đến sân vận động theo dõi.

(E). Singgapore

Sân vận động trên vịnh Marina

Là sân vận động nổi lớn nhất thế giới. Sân vận động được xây dựng hoàn toàn bằng thép, với kích thước là 120m-83m lớn hón so với sân vận động Quốc gia Singapore. Sức chữa tối đa của sân vận động lên đến 30.000 người.

Sân vận động Marina sẽ là nơi tổ chức một số các sự kiện quan trọng như thể thao, hòa nhạc, triển lãm, các chương trình nghệ thuật, chương trình giao lưu văn hóa…

Trung tâm thể thao Singapore

Trung tâm thể thao Singapore là trung tâm có đầy đủ các yếu tố như: thể thao, giải trí là địa điểm lý tưởng tổ chức các sự kiện thể thao, văn hóa Quốc tế cũng như hoạt động mang tính cộng đồng khác.

Ước tính cho trung tâm này là 1.33 tỷ SGD bao gồm: chi phí tài chính, hoạt động và xây dựng. Tổng thể kiến trúc Trung Tâm với diện tích rộng 35ha.

(F). Malaysia

Sân vận động Merdeka

Sân vận động Merdeka là sân vận động nhằm tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia.

Năm 2007, Sân vận động Merdeka đã giảm từ 45.000 xuống 20.000 chỗ

ngồi.


1.3.2. Bối cảnh trong nước ảnh hưởng tới sự phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng.

Phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao Nước CHDCND Lào trong những năm qua, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để tiếp tục phát triển TDTT đến năm 2020.

Sự phát triển TDTT đã bước đầu ra khỏi cơ chế kế hoạch tập trung, có sự tham gia điều chỉnh của yếu tố thị trường, có sự tham gia đầu tư của xã hội, của các doanh nghiệp. Giải thi đấu của một số môn thể thao đã được sự tài trợ của doanh nghiệp. Ngành TDTT sớm triển khai chủ trương xã hội hóa của Đảng và Chính phủ đã tạo nên sự chuyển biến tích cực về mặt nhận thức từ các cấp lãnh đạo, quản lý đến huấn luyện viên, trọng tài và vận động viên, không quá ỷ lại, trông trờ vào sự đầu tư của Nhà nước. Xã hội hóa đã mở rộng quy mô, đa dạng hóa các hoạt động TDTT cho mọi người và TTTTC.

Các lĩnh vực trong cơ cấu TDTT Nước CHDCND Lào về cơ bảo đã theo xu thế phát triển chung của thế giới. Không ngừng cải tiến hệ thống thi đấu Quốc gia phù hợp với lịch thi đấu của từng môn thể thao, của các Đại hội thể thao khu vực, Châu lục và thế giới.

Hệ thống tổ chức TDTT Nước CHDCND Lào bước đầu theo xu thế phát triển chung của thế giới, kết hợp hệ thống quản lý Nhà nước với hệ thống quản lý xã hội về TDTT.

Hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật TDTT đã được cải thiện nhiều so với thời gian đầu sau khi thống nhất đất nước.

Hệ thống cán bộ, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công tác khoa học công nghệ và y học thể thao đã khác hơn nhiều so với thời gian đầu sau khi thống nhất đất nước.

Để tiếp tục phát triển TDTT trong giai đoạn mới, chúng ta phải vượt qua một số thách thức chủ yếu sau đây:

Nhận thức của các cấp Ủy Đảng, các cấp Chính quyền, của nhiều ngành, của nhân dân về TDTT còn hạn chế. Từ đó sự đầu tư của Nhà nước các cấp, sự


đầu tư cho TDTT trường học chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Các cấp Chính quyền, nghiều ngành chưa coi đầu tư cho TDTT là đầu tư cho con người, tăng nguồn nhân lực, tăng vị thế chính trị của dân tộc; Chưa coi đầu từ cho TDTT cũng là đầu tư đảm bảo an sinh xã hội.

Thể chế quản lý TDTT ở Nước CHDCND Lào, trong đó có hệ thống các thiết chế TDTT còn chưa thống nhất, chưa được Nhà nước phê duyệt, gây ảnh hưởng tới công tác kế hoạch hóa trong quản lý TDTT.

Công tác kế hoạch hóa, xây dựng chiến lược, quy hoạch TDTT dài hạn; xây dựng các chương trình, dự án đầu tư TDTT mang quy mô Quốc gia còn chưa được chú trọng. Từ đó, đầu tư cho TDTT thiếu tính hệ thống, thiếu cơ bản, thiếu tập trung.

1.4. Quan điểm, mục tiêu và giải pháp chiến lược phát triển của thể dục thể thao quần chúng nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2020.

1.4.1. Quan điểm phát triển của thể dục thể thao quần chúng nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào

Quan điểm thể dục thể thao của Đảng Nhân dân Cách mạng lào đã nêu rõ trong nhiều văn kiện của Đảng về TDTT. Các quan điểm chủ yếu như sau:

Phát triển TDTT để góp phần nâng cao sức khỏe, tầm vóc con người Lào, tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng giống nòi; Tăng cường thể lực của thanh thiếu niên.

Phát triển mạnh TDTT, kết họp chặt chẽ thể thao phong trào và TTTTC, dân tộc và hiện đại.

Phát triển TDTT là trách nhiệm của các cấp Ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân và tổ chức xã hội, là nhiệm vụ của toàn xã hội, trong đó ngành TDTT giữ vai trò nòng cốt.

Thực hiện XHH hoạt động TDTT dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước.

Mở rộng giao lưu và hợp tác Quốc tế về TDTT.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022