Nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng tại thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 3


thao. Một số trong số đó là nguyên tắc định nghĩa đầu vào. Trong trường hợp này các chuyên gia đã phân biệt một ngoại diên tương đối rộng thường được sử dụng, song trong các tài liệu chuyên môn tạm thời chưa định nghĩa thống nhất hoàn toàn hoặc khách thể có sự sai lệch lớn. Đó là về các khái niệm “hoạt động thể thao”, đào tạo vận động viên” và “trình độ chuẩn bị thể thao”, “phong trào thể thao”.

Trên cơ sở thực tiễn phát triển thể thao trong xã hội xuất hiện và mở rộng gắn liền với trào lưu xã hội được gọi là “phong trào thể thao”. Ngày nay nó là một xu hướng xã hội rộng, diễn ra việc tiếp xúc với thể thao, mở mang, điều chỉnh và phát triển nó. Ngày nay phong trào thể thao mở rộng trên phạm vi toàn cầu, trở thành một phong trào quốc tế của loài người (phong trào Olympic và các hình thức khác của phong trào thể thao quốc tế, trong số đó một bộ phận hoạt động “Thể thao cho mọi người” được tổ chức dưới sự bảo trợ của UNESCO). Đồng thời trong các hình thức của phong trào thể thao khu vực không bị mất đi bản sắc của các nền văn hóa quốc gia và được phát triển tùy theo đặc điểm của sự hình thành xã hội. Sự tác động qua lại của quốc gia và quốc tế là một trong những nguồn gốc của sự tiến bộ trong thể thao [86],[88],[89].

Theo Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2006) thì thể thao là một bộ phận nổi bật, khá lớn và tương đối chuyên biệt hơn của TDTT [48].

So với các thành phần khác trong TDTT, thể thao đòi hỏi cao và điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ nhất phát triển những năng lực thể chất của mình. Từng môn thể thao đều có thể trở thành đối tượng chuyên môn hóa rất cao. Ngày nay không thể có những nhà vô địch thể thao quốc tế trên nhiều môn, cự ly thi đấu mang tính chất khác hẳn nhau.

Trong tập luyện và thi đấu thể thao, con người luôn phấn đấu đạt tới những đỉnh cao của thành tích, vượt qua những giới hạn về năng lực thể chất đã có. Bởi vậy, đặc trưng và chức năng chính đó đòi hỏi vận động viên thể thao đỉnh cao phải được đào tạo có hệ thống, khoa học trong những điều kiện nghiêm ngặt và cao về nhiều mặt (hệ thống thi đấu với trình độ ngày càng cao; hệ thống tập luyện, nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe; hệ thống khen thưởng...).


Bên cạnh thể thao đỉnh cao, thể thao cơ sở (quần chúng) lại chỉ đạt trình độ phổ thông “phong trào”, chủ yếu để giữ gìn và nâng cao sực khỏe, thể lực chung và giải trí, hồi phục, phục vụ cho hoạt động chính – lao động, học tập quân sự. Nếu chỉ tập ở mức độ thể thao “phong trào” thì rất khó có thành tích cao.

Tuy nhiên, trong Luật Thể dục, Thể thao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2006) sử dụng thuật ngữ thể dục, thể thao cho mọi người (Chương II); Thể dục, thể thao quần chúng (Mục 1); Phong trào thể dục, thể thao quần chúng (Điều 12); Thi đấu thể thao quần chúng (Điều 13). Điều này cho thấy, thuật ngữ TDTT quần chúng trong các tài liệu lý luận và phương pháp TDTT và văn bản luật ở nước Việt Nam chưa có sự thống nhất. Thực sự chúng ta chưa có các công trình nghiên cứu sâu về lý luật TDTT nên chưa có những kiến giải xác đáng để phân định thuật ngữ và khẩu ngữ thông thường trong đời sống. Thậm chí ngay trong cả từ điển tiếng Việt (năm 2008) cũng không có cụm từ “Thể dục thể thao”, mà chỉ có từ “Thể dục” và “Thể thao”. Chính vì vậy văn bản luật phải sử dụng một cụm từ hay một thuật ngữ chính thống cũng là lẽ đương nhiên [30].

Luât thể dục, thể thao quy định “Nhà nước phát động phong trào thể dục, thể thao quần chúng nhằm động viên, khuyến khích mọi người tham gia tập luyện thể dục, biểu diễn và thi đấu thể thao, hình thành thói quen rèn luyện thân thể cho mọi người” [30].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.

Như vật từ những kiến giải nêu trên cho thấy, thể thao là một bộ phận của TDTT xã hội thực hiện chức năng mở rộng giới hạn khả năng GDTC và tinh thần con người. Trong xã hội thể thao gồm hai bộ phận là thể thao thành tích cao (thể thao đỉnh cao) và thể thao cho mọi người và đây cũng chính là “thể thao quần chúng” và thường được gọi là “Thể dục thể thao quần chúng”. Còn phong trào TDTT quần chúng chính là phong trào TDTT chủ yếu để giữ gìn và nâng cao sức khỏe, thể lực chung và giải trí, hồi phục, phục vụ cho hoạt động chính (lao động, học tập, quận sự...), hình thành thói quen rèn luyện thân thể cho mọi người [48],[89].


Nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng tại thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 3

1.1.3. Một số thuật ngữ trong thể dục thể thao quần chúng

Theo nghĩa rộng, TDTT quần chúng là chỉ một bộ phận hợp thành của nền TDTT, bao gồm: TDTT cho mọi người mang tính tự nguyện, TDTT trường học, TDTT lực lượng vũ trang, TDTT nghề nghiệp và TDTT trị liệu. Hiểu theo nghĩa rộng này thì tất cả các hoạt động TDTT, ngoại trừ thể thao thành tích cao đều là TDTT quần chúng.

Theo nghĩa hẹp, TDTT quần chúng được hiểu là hoạt động tập luyện, biểu diễn và thi đấu của quần chúng nhân dân mang tính tự nguyện và được tiến hành cong thời gian rảnh rỗi, nhằm tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ, thỏa mãn nhu cầu giải trí, tiêu khiển, giao tiếp xã hội.... TDTT quần chúng theo nghĩa hẹp còn có cách gọi khác là TDTT cho mọi người. Cách gọi này hiện nay được chấp nhận khá phổ biến trên thế giới. (Spost for all) [21].

Thể dục thể thao quần chúng: là hoạt động thể thao, hay là tập luyện thể thao, hay là hoạt động giải trí được tổ chức cho nhân dân; cho mọi giới tính, cho mọi lứa tuổi; cho tất cả các nghề nghiệp được tham gia vào hoạt động thể thao, với mục đích mang đến cho tất cả mọi người khỏe mạnh, có sức khỏe tâm thần hoàn hảo, có chất lượng cuộc sống tốt trong đời sống hằng ngày.

Thể dục thể thao giải trí: là hoạt động TDTT làm phong phú đời sống văn hóa, điều tiết tinh thần với mục đích cơ bản là nghỉ ngơi tích cực, tiêu trừ mệt mỏi, vui vẻ; thời gian nghỉ ngơi được sử dụng theo phương thức vì sự cân bằng tình cảm, vì sức khỏe, vì cuộc sống văn minh, khoa học; thuộc phạm trù TDTT quần chúng [21].

Thể dục thể thao dân gian: là hình thức thể thao truyền thống lưu truyền rộng rãi trong dân gian, có phong cách dân tộc và đặc tính địa phương rõ ràng. Là bộ phận cấu thành quan trọng của văn hóa thể chất. TDTT dân gian có lịch sử lâu đời mang đậm bản sắc dân tộc.

Thể thao dân tộc: Thể thao dân tộc, trước hết cũng là những môn thể thao, ra đời và phát triển chủ yếu ở một dân tộc, vùng nước nào đó; phản ánh đặc điểm của con người và điều kiện thiên nhiên, xã hội nơi đó. Như vậy, thể thao dân tộc


là những trò chơi vận động dân gian được chuẩn hóa về luật có tập luyện và thi đấu theo hệ thống, đáp ứng nhu cầu mang tính truyền thống, trước hết ở một vùng nào đấy, sau đó được giao lưu truyền bá rộng rãi trong và ngoài nước.

Thể dục thể thao truyền thống: Hiện tượng văn hóa và TDTT dân gian của các quốc gia, khu vực, dân tộc trên thế giới dần dần hình thành và phát triển qua lịch sử nhất định và có định chế nhất định. TDTT truyền thống phản ánh đặc điểm khác nhau về phương thức sinh hoạt sản xuất, tư tưởng triết học, tín ngưỡng, tôn giáo, quan điểm mỹ học, phong tục tập quán của mỗi quốc gia, khu vực, dân tộc [21].

Thể dục thể thao trường học: Đó là một loại hoạt động văn hóa giáo dục có kế hoạch, có tổ chức, phương pháp là dùng bài tập thể chất làm phương tiện cơ bản, lấy mục tiêu chủ yếu là tăng cường và thúc đẩy sự phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần của học sinh, bồi dưỡng năng lực, thói quen, hứng thú, ý thức rèn luyện thân thể suốt đời cho học sinh. Là bộ phận hợp thành hữu cơ của giáo dục học đường; là cơ sở của nền TDTT quốc dân; là sự kết hợp giữa giáo dục thể chất và giáo dục. Sự phát triển TDTT trường học chịu sự ảnh hưởng của chính trị, kinh tế - xã hội.

Câu lạc bộ thể dục thể thao: Hình thức tổ chức hoạt động TDTT của những người cùng có hứng thú đạt đến mục tiêu của TDTT, được thành lập theo trình tự quy định, có cơ sở vật chất hoặc sân bãi tương đối ổn định, được tổ chức hướng dẫn theo kế hoạch. Hiện nay có 3 loại hình CLB: (CLB nhà nghề; CLB TDTT hoạt động vì lợi nhuận thương mại; CLB thể thao quần chúng được xã hội hóa – Công ích hoặc dịch vụ công, đơn vị sự nghiệp có thu.

Thiết chế xã hội: Là khái niệm chỉ toàn bộ hệ thống tổ chức và hệ thống giám sát mọi hoạt động của xã hội. Thiết chế xã hội là một tập hợp các vị thế và vai trò có chủ định nhằm thỏa mãn nhu cầu xã hội quan trọng [21].

Chiến lược phát triển TDTT: Chỉ mưu lược và quyết sách dài hạn, toàn cục phát triển TDTT của quốc gia (hoặc khu vực) để thực hiện các mục đích, nhiệm vụ, phát huy các chức năng, tác dụng của TDTT. Chiến lược TDTT chủ


yếu thể hiện mục tiêu chiến lược, giải pháp chiến lược phát triển TDTT; là kết quả nghiên cứu của người hoạch định chiến lược dưới sự chi phối của các quan niệm giá trị TDTT, căn cứ vào các điều kiện của quốc gia về kinh tế, xã hội, văn hóa để phát triển TDTT; căn cứ vào thực trạng phát triển và xu thế phát triển TDTT trong và ngoài nước.

Chiến lược phát triển TDTT là ý chí chủ quan của những nhà hoạch định chiến lược, chỉ đạo sự phát triển TDTT của quốc gia hoặc khu vực, vì vậy đòi hỏi phải có tính chính xác và tính khoa học cao. Tính chính xác và tính khoa học phụ thuộc 3 nhân tố: Quan điểm giá trị; hàm lượng thông tin về sự phát triển TDTT và phương pháp nghiên cứu chiến lược [21].

1.1.4. Cơ sở lý luận chung về giải pháp

1.1.4.1. Các quan điểm tiếp cận các giải pháp

Hiện nay, trong các tài liệu về quản lý TDTT trong và ngoài nước trình bày khá nhiều quan điểm về giải pháp. Tuy nhiên, trong các văn bản của Đảng, Nhà nước về TDTT có đề cập đến giải pháp, song chưa hệ thống hóa đầy đủ các giải pháp, mà chỉ nhấn mạnh các giải pháp cấp bách, quan trọng.

Trong nhiều tài liệu quản lý đề cập đến ứng dụng các phương pháp quản lý vào quá trình quản lý vì phương pháp mới chỉ định hướng chưa nói lên cách thức cụ thể là làm như thế nào, làm bằng cách nào. Giữa phương pháp và thực tiễn quản lý còn có khoảng cách. Phương pháp giúp cho lựa chọn các giải pháp đúng hướng, đúng quy luật, nguyên tắc quản lý nêu ở trên. Do đó, mỗi phương pháp lại có các nhóm giải pháp. Việc lựa chọn giải pháp cần dựa vào các yếu tố mang tính quyết định như: 1) Yếu tố tình thế là yếu tố hiện trạng của quá trình quản lý khác đây là tình trạng nội lực, ngoại lực (hay khách quan, chủ quan) trong quản lý; 2) Yếu tố mục tiêu quản lý cần đạt ở mức độ, phạm vi nhất định; 3) Sự thông minh, sáng tạo của người quản lý (chủ thể) đây thuộc lĩnh vực quản lý [5], [6].

Do tầm quan trọng đặc biệt của giải pháp, nên có các nhà khoa học tập trung nghiên cứu về vấn đề này và đưa ra nhiều khai niệm khác nhau, dưới đây là một số khái niệm về giải pháp.


Tác giả Thitaya Souvanhsoth (1979) cho rằng: “Giải pháp là một quá trình gây ra sự thay đổi bằng cách phân bổ các nguồn lực xã hội để thay đổi trong việc đạt được các mục tiêu mà xã hội đã chọn bằng cách kiểm soát tốc độ thay đổi có hiệu quả” [80].

Tác giả Sanya sanyavivath (2004) cho rằng “Giải pháp là sự thay đổi theo kế hoạch hoặc theo định hướng đã quy định sẵn. Đó là, những các giải pháp không được tự nhiên mà là do con người nỗ lực để tạo ra sự thay đổi đó bằng cách quy định ra các định hưỡng hoặc chi tiết trước sẽ thực hiện những gì và thực hiện như thế nào, chậm hay nhanh, ai sẽ là người thực hiện giải pháp v.v...”[82].

Theo từ điển quản lý xã hội của các tác giả Nguyễn Tuấn Dũng, Đỗ Minh Hợp “Giải pháp quản lý xã hội là phương tiện, hành vi thực hiện sự tác động bằng quản lý; Phương thức biểu thị các mối quan hệ quản lý. Xét về bản chất giải pháp quản lý xã hội là dự án đã được xây dựng, thông qua và ghi nhận về mặt hình thức dự án, về những cải tạo xã hội về sự điều tiết chung trong điều kiện lịch sử cụ thể” [22], [17].

Như vậy các giải pháp bản chất là những phương pháp, phương tiện, hành vi, công cụ được tác động sử dụng thông qua quản lý theo một lộ trình quy định. Các phương tiện, hành vi, công cụ này thể hiện ở hình thức là các chương trình và dự án được thực hiện trong một phạm vi lộ trình xác định để đạt được mục tiêu quản lý. Như vậy nói một cách đơn giản thì các giải pháp là những chương trình, dự án được sử dụng như một phương pháp quản lý để đạt mục tiểu quản lý đề ra [20], [25].

Trên cơ sở quan điểm nêu trên, đề tài xác định khái niệm các giải pháp như sau: Giải pháp là những phương pháp cụ thể, là cách thức thực hiện các phương pháp. Giải pháp là cụ thể hóa các phương pháp hay ứng dụng các phương pháp vào thực tiễn quản lý. Trong một phương pháp có nhiều giải pháp cụ thể, mặt khác một giải pháp cụ thể có thể đại diện cho nhiều phương pháp khác nhau. Như vậy, giữa phương pháp và giải pháp có sự tương đồng nhưng không phải đồng nghĩa với nhau. Một nhóm giải pháp cụ thể tổng hợp thành phương pháp quản lý.


Theo quan điểm phân tích hệ thống các giải pháp quản lý hợp thành một hệ thống các giải pháp. Trong một giải pháp lớn có cả hệ thống giải pháp con (hệ thống con) hay giải pháp thành phần. Cả hệ thống giải pháp con tác động để hình thành và phát triển thành giải pháp lớn

1.1.4.2. Phân loại các giải pháp:

Theo cách tiếp cận phân loại các giải pháp quản lý xã hội của tác giả Nguyễn Tuấn Dũng, Đỗ Minh Hợp việc phân loại các nhóm giải pháp quản lý xã hội bao gồm: Nhóm giải pháp hành chính, nhóm giải pháp kinh tế, nhóm giải pháp đạo đức [22]:

Trong phương pháp quản lý hành chính có nhóm giải pháp hành chính. Trong phương pháp quản lý kinh tế có nhóm giải pháp kinh tế.

Trong phương pháp quản lý đạo đức có nhóm giải pháp đạo đức.

Nhóm giải pháp hành chính (vận dụng phương pháp quản lý hành chính)

Đây là nhóm giải pháp mang tính chất bắt buộc có tính cưỡng chế, là mệnh lệnh dựa trên cơ sở pháp lý được pháp luật thừa nhận. Đây là nguyên lý cấp dưới phục tùng cấp trên, người dân sống và làm việc theo pháp luật. Nhóm giải pháp này bao gồm các giải pháp cụ thể sau:

Giải pháp tổ chức (Hình thành các loại hình tổ chức trong xã hội).

Luật, các văn bản dưới luật, nghị định, thông tư, chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch.

Thanh tra, kiểm tra, kiểm soát.

Nhóm giải pháp kinh tế (vận dụng phương pháp quản lý kinh tế):

Đây là nhóm giải pháp vận dụng các quy luật kinh tế để áp dụng vào quá trình quản lý xã hội.

Quy luật kinh tế cơ bản nhất gồm có: Lợi nhuận vì lợi ích kinh tế, các hoạt động xã hội đều lấy lợi ích, lợi nhuận kinh tế để làm thước đo, đánh giá hiệu quả và mục đích hoạt động; Quy luật về phân phối lợi ích, sản phẩm xã hội; Quy luật cung cầu; Quy luật kinh tế thị trường và quy luật khác.

Nhóm các giải pháp kinh tế gồm các giải pháp sau:


Hệ thống chế độ chính sách và khen thưởng vật chất. Hệ thống lương và phụ cấp ngoài lương.

Đa dạng hóa các loại hình sở hữu trong quản lý điều hành phát triển xã hội. Sở hữu nhà nước (công lập) và ngoài sở hữu nhà nước (ngoài công lập) gồm có bán công, dân lập, tư nhân, liên doanh.

Giải pháp xã hội hóa để động viên, khai thác tiềm lực của quần chúng nhân dân, của xã hội.

Nhóm giải pháp đạo đức (Vận dụng phương pháp quản lý đạo đức):

Đầy là nhóm giải pháp về con người, xây dựng đào tạo bồi dưỡng con người có đủ nhân cách để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ quản lý. Đạo đức ở đây là xây dựng và hình thành nhân cách con người trong hệ thống quản lý là nhân tố quan trọng mang tính thành công hay thất bại của quá trình quản lý.

Nội dung giải pháp đạo đức gồm có: Hoàn thiện hệ thống giáo dục đào tạo con người trong xã hội; Hệ thống chế độ sử dụng nguồn lực con người trong xã hội, chế độ tuyển dụng, chế độ lao động, công tác…; Tuyên truyền, vận động, giáo dục truyền thống cho mọi người về chính trị tư tưởng, tư cách đạo đức.

Ngoài cách phân loại các giải pháp theo nhóm phương pháp quản lý nói trên, khi vận dụng các nhóm giải pháp nói trên vào thực tiễn quản lý còn có một số loại giải pháp khác.

Từ những quan điểm trên cho thấy, các giải pháp phát triển TDTT quần chúng bản chất là những phương pháp, phương tiện, hành vi, công cụ được tác động sử dụng thông qua các hoạt động quản lý phong trào TDTT theo một lộ trình nhất định để đạt được mục tiêu quản lý và giải pháp là sự thay đổi theo kế hoạch bằng cách sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả hoặc thay đổi theo hướng đã quy định sẵn. Đó là, những giải pháp do con người nỗ lực tạo ra sự thay đổi đó, có quy định định hướng và chi tiết sẽ thực hiện những gì, ai là người thực hiện, thực hiện như thế nào, thực hiện khi nào v.v...để đạt được hiệu quả tốt nhất.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022