Quy hoạch đất đai cho TDTT. Đầu tư xây dựng các sân chơi bãi tập, công trình thể thao tại mỗi thôn, bản, cụm thôn, bản hoặc khu trung tâm xã.
Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn ngành và toàn xã hội về công TDTT đối với đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi.
Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động TDTT phù hợp với từng địa phương, vùng đồng bào dân tộc.
Chỉ đạo và xây dựng mô hình trọng điểm phát triển TDTT và xây dựng cơ sở vật chất tại các thôn, bản và huyện.
Xây dựng và chỉ đạo thống nhất hệ thống thi đấu thể thao quần chúng cho đồng bào dân tộc thiểu số; Tạo nguồn nhân lực cho TDTT vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Định hướng phát triển các nội dung của thể dục, thể thao quần chúng và thể thao giải trí theo địa bàn:
Ở thành thị: các môn thể thao giải trí, khiêu vũ thể thao, thể thao điện tử, thể dục nhịp điệu, thể dục thể hình, các môn Võ, Quần vợt, Bóng bàn, Bơi lội, Bóng đá, Bóng chuyền, Cầu lông, Dưỡng sinh, Đi bộ;
Ở nông thôn: Trò chơi dân gian, thể thao dân tộc, Bóng đá, Bóng chuyền, Cầu lông, Dưỡng sinh, Đi bộ;
Ở miền núi: Trò chơi dân gian, thể thao dân tộc, Leo núi, Đua ngựa. Đua bò, Bắn nỏ, Bắn cung, Dưỡng sinh, Bóng đá, Bóng chuyền.
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng tại thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 4
- Nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng tại thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 5
- Nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng tại thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 6
- Nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng tại thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 8
- Nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng tại thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 9
- Nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng tại thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 10
Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.
Thực hiện quy chế phát triển TDTT giải trí, hệ thống thi đấu, lễ hội và phong danh hiệu; Xây dựng hệ thống quản lý, thiết chế TDTT quần chúng, thể thao dân tộc và thể thao giải trí từ Trung ương đến các bản làng; Xây dựng và ban hành các tiêu chí đánh giá các chỉ tiểu phát triển TDTT quần chúng.
Các nhiệm vụ phát triển thể dục, thể thao huyện, thành phố.
Xây dựng cơ chế hoạt động, bộ máy tổ chức TDTT ở huyện, thành phố; Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ hướng dẫn viện, cộng tác viên TDTT huyện,
thành phố;
Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, sân bãi tập luyện cho TDTT ở huyện, thành phố;
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và Chính quyền các cấp đối với việc đưa công tác TDTT về huyện, thành phố;
Xây dựng các hình thức hoạt động TDTT quần chúng ở cấp bản, làng phù hợp với đối tượng và điều kiện cụ thể;
Xây dựng và chỉ đạo xây dựng mô hình trọng điểm theo từng vùng kinh tế
- xã hội;
Các nhiệm vụ phát triển thể dục, thể thao người khuyết tậ:
Xây dựng cơ chế hoạt động, bộ máy tổ chức TDTT người khuyết tật ở các CLB ở các địa phương trên toàn quốc;
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ huấn luyện viên, hướng dẫn viên, cộng tác viên TDTT người khuyết tật;
Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, sân bãi tập luyện cho TDTT người khuyết tật, từng bước xây dựng trung tâm huấn luyện thể thao cho người khuyết tật ở một số tỉnh có điều kiện.
1.4.5.2. Các nhiệm vụ đảm bảo chất lượng giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trường học.
Đảm bảo chất lượng dạy và học thể dục chính khóa:
Cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy theo hướng kết hợp với TDTT giải trí, phù hợp với nhu cầu tự chọn của học sinh;
Xây dựng chương trình GDTC hợp lý có kết hợp với giáo dục Quốc phòng, triển khai đồng bộ với công tác y tế học đường và dinh dưỡng học đường;
Tổ chức thường xuyên các hoạt động thể thao ngoại khóa hấp dẫn cho học
sinh;
Tổ chức loại hình CLB TDTT trường học, đưa học sinh vào các CLB; đảm
bảo mỗi học sinh hoạt động thể thao ngoại khóa 2 – 3 giờ mỗi tuần;
Nôi dung hoạt động thể thao ngoại khóa hấn dẫn học sinh, không yêu cầu cơ sở vật chất phức tạp (trò chơi vận động, trò chơi dân gian, thể dục nhịp điệu,
break dance, du lịch sinh thái, leo núi, mouy, bóng đá mini, bóng chuyền sáu người, chạy chậm tùy sức...);
Tổ chức tập bơi một cách thích hợp để khắc phục nạn mù bơi. Phấn đấu đưa môn bơi vào nội dung bắt buộc trong trường học;
Tổ chức hệ thống thi đấu TDTT giải trí thích hợp đối với từng cấp học, từng vùng kinh tế - xã hội;
Nhà nước cải thiện và tăng cường điều kiện phục vụ hoạt động TDTT cho các trường công lập. Các trường ngoài công lập tự đảm bảo cải thiện và tăng cường điều kiện phục vụ hoạt động TDTT.
Về cơ chế chính sách và tổ chức quản lý;
Về nguồn nhân lực giáo viên, hướng dẫn viên TDTT thực hiện chuẩn hóa về số lượng, chất lượng;
Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ tập luyện TDTT. Thực hiện chuẩn hóa cơ sở vật chất;
Thực hiện định kỳ 5 – 10 năm một lần điều tra khảo sát thực trạng TDTT trường học, thể chất và sức khỏe của học sinh;
Thực hiện hỗ trợ về cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện TDTT, hướng dẫn viên TDTT cho một số trường học vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi khó khăn.
Tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp quy:
Rà soát, đánh giá và kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật liên quan đến phát triển TDTT trường học.
Đề nghị Chính phủ ban hành văn bản pháp luật về TDTT trường học.
Ban hành chế độ kiểm tra, đánh giá định kỳ về thể chất và sức khỏe học
sinh.
Huy động nguồn lực cho thể dục, thể thao trường học:
Cải tiến công tác đào tạo và tăng cường điều kiện đảm bảo để đào tạo giáo
viên TDTT trong hệ thống các trường, khoa GDTC của Bộ Giáo dục và Thể thao.
Tạo điền kiện tài chính để huy động nguồn lực từ các trường và các khoa đại học sư phạm TDTT trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ giảng dạy, huấn luyện TDTT trường học, đặc biệt trong các hoạt động ngoại khóa TDTT ở các trường mẫu giáo, các trường phổ thông.
Có chính sách khuyến khích, huy động sự tham gia của xã hội, các doanh nghiệp để tăng cường cơ sở vật chất TDTT trường học và tài trợ cho công tác tổ chức thi đấu.
Chú trọng công tác tổ chức động viên và bồi dưỡng nghiệp vụ cho hướng dẫn viên TDTT, cán sự TDTT của các lớp để phát triển hoạt động thể thao ngoại khóa, duy trì hoạt động của các CLB thể thao trường học.
Tăng cường giáo dục, truyền thông cho thể dục, thể thao trường học:
Tăng cường biên soạn sách, tài liệu hướng dẫn TDTT trường học.
Chú trọng công tác giáo dục, hướng dẫn của Đoàn thanh niên nhân dân cách mạng Lào đối với TDTT trường học.
1.4.5.3. Các nhiệm vụ phát triển thể dục thể thao trong lực lượng vũ trang.
Các nhiệm vụ phát triển thể dục thể thao trong quân đội nhân dân:
Từ năm 2016 – 2020 kiện toàn, củng cố hệ thống tổ chức, biên chế, kiến thức nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp trung đoàn, sư đoàn và tương đương trở lên đủ khả năng tổ chức và điều hành công tác huấn luyện thể lực, hoạt động TDTT đạt chất lượng ngày càng cao.
Xây dựng hệ thống đào tạo cán bộ nghiệp vụ TDTT chuyên trách trong trường Sĩ Quan Lục Quân, Học viện quân sự để cung cấp cho các đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên. Kiện toàn tổ chức biên chế các trung tâm, đoàn, đội TTTTC trong quân đội làm nòng cốt và động lực phát triển TDTT trong quân đội.
Tiếp tục quán triệt phổ biến các văn bản chỉ thị về công tác TDTT quân đội; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến tri thức về TDTT.
Bám sát hướng dẫn thực hiện chi lệnh huấn luyện chiến đấu hàng năm để xây dựng kế hoạch tổ chức huấn luyện thể lực cho các đối tượng, đảm bảo 100%
cán bộ trực tiếp huấn luyện, rèn luyện thể lực cho bộ đội đều nắm chắc và thực hiện đúng thứ tự các bước tiến hành một buổi huấn luyện thể lực.
Hướng dẫn và kiểm tra tổ chức rèn luyện trong giờ thể thao buổi chiều cho mọi đối tượng trong độ tuổi quy định, nhất là hạ sĩ quan, binh sĩ.
Tăng cường kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thể lực.
Vận dụng sáng tạo chủ trương XHH TDTT trong quân đội.
Xây dựng các đơn vị (cấp trung đoàn) giỏi về huấn luyện thể lực và hoạt động TDTT; Tổ chức các cuộc hội thể thao Quốc phòng và thi đấu TDTT quần chúng; chú trọng nghiên cứu những nội dung mang tính đặc thù của phi công, bộ đội thông tin, bộ đội ra đa tên lửa, bộ đội tăng thiết giáp.
Các nhiệm vụ phát triển thể dục, thể thao trong công an nhân dân:
Rèn luyện thân thể theo tiêu chuẩn và hoạt động TDTT bắt buộc đối với mọi cán bộ chiến sĩ công an nam 18 – 45 tuổi; nữ từ 18 – 35 tuổi.
Tăng cường tập luyện võ thuật, bắn súng quân dụng. Mọi cán bộ chiến sĩ công an, nhất là các đơn vị trực tiếp chiến đấu đều phải tập luyện và bắn kiểm tra bằng đạn thật. Chủ yếu gồm 2 loại súng là súng ngắn và súng tiểu liên.
Tăng cường tập luyện bơi lặn đối với lực lượng cảnh sát giao thông và một số lực lượng khác thường xuyên phải thực hiện công tác trong môi trường sông nước.
Rèn luyện thể thao kỹ thuật nghiệp vụ chữa cháy đối với lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy.
Khuyến khích tập luyện các nội dung thể thao: Các môn bóng; các môn điền kinh (đi bộ, chạy...); các môn thể dục; các môn bơi (bơi tự do, bơi trường sấp, bơi ếch...).
Tăng cường công tác giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ chiến sĩ về vai trò vị trí và ý nghĩa của TDTT trong việc bồi bổ sức khỏe nâng cao thể lực.
Không ngừng phát triển hệ thống các CLB TDTT và dịch vụ TDTT; Tạo ra nhiều môi trường thuận lợi để cán bộ chiến sĩ được tiếp xúc với TDTT.
Xây dựng hệ thống thi đấu thể thao phù hợp nhằm động viên, khuyến khích phong trào TDTT ngày càng phát triển.
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, hướng dẫn về TDTT, chăm lo cơ sở vật chất, sân bãi phục vụ hoạt động TDTT ở các đơn vị công an toàn quốc.
1.5. Đặc điểm chung về kinh tế - xã hội ở thủ đô Viêng Chăn
Thủ đô Viêng - Chăn bao gồm 9 quận/huyện: Sikhottabong, Chanthabouly, Saysettha, Sisattanak, Hatsaiphong, Sangthong, Nasaithong, Saythany và Phaknguem . Thủ đô Viêng Chăn là trung tâm về chính trị, kinh tế và văn hóa của Lào.
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ VIII (2016-2020) của thủ đô Viêng Chăn đã thành lập bằng tinh thần lãnh đạo và mục đích chung của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia 5 năm lần thứ VIII nhằm tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô Viêng Chăn đến năm 2020 theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa làm cho việc lãnh đạo thủ đô Viêng Chăn vững chắc và thoát khói tình trạng kém phát triển [2].
Trong giai đoạn 5 năm qua kinh tế quốc gia và kinh tế thủ đô Viêng Chăn đang còn tiếp tục triển khai đồng đều, cơ cấu kinh tế cũng có sự thay đổi ổn định, có khả năng triển khai tư thế của nhiều ngành và huyện. Nhiều donh nghiệp cũng dần dần hoà hợp vào sự quan hệ với chợ quốc tế. Thủ đô Viêng Chăn là một thủ đô mà quốc tế đánh giá là thủ đô có sự ổn định về chính trị, trật tự xã hội. Trở thành cơ sở thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội, thuận lợi cho việc đầu tư, sản xuất và phục vụ. Tuy nhiên nền kinh tế của thủ đô Viêng Chăn đứng đầu thứ 1 trong lĩnh vực toàn quốc, nhưng nếu so sánh với các thủ đô trong khu vực hay thủ đô láng giềng vẫn thấy rằng là một kích thước rất nhỏ, khó phát triển nhanh về nền kinh tế.
Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ VIII (2016 - 2020) đã đề cập tới việc phát triển nền thể dục thể thao cho phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hôi và quảng bá phong trào thể thao đại chúng ở các địa phương để kích thích cho thanh niên yêu thích thể thao. Đồng thời, cũng phải quan tâm phát
triển các môn thể thao có tính chất thi đấu và đạt được sự xuất sắc như: bóng đá, cầu lông, võ Lào và bi sắt để xây dựng danh tiếng cho thành phố nói chung và cho quê hương nói riêng. Và cũng quan tâm tới việc phát triển thể thao quần chúng ở các trường học, cơ quan, nhà máy, lực lượng vũ trang và nhân dân trở thành quá trình sôi nổi. Hoàn thành sửa đổi liên đoàn thể thao, võ Lào và bóng đá và tham gia đào tạo bồi dưỡng trọng tài môn bóng đá 2 người ở liên đoàn bóng đá quốc gia. Những thành tựu nổi bật trong thời gian qua là tham gia Đại hội thể thao quốc gia lần thứ 9 trong năm 2012 tại tỉnh Luangprabang, thủ đô Viêng Chăn đã cử vận động viên tham gia tất cả các môn thể thao, thành tựu trong việc tham gia Đại hội thể thao có thể dành được huy chương vàng đứng thứ nhất và tham gia Đại hội thể thao quốc gia lần thứ 10 tại tỉnh Oudomxay trong năm 2014 dành được huy chương vàng đứng thứ 2 [2].
Thể dục thể thao Lào có sự phát triển rộng rãi từ trung ương tới địa phương, có đóng góp cho sự phát triển nguồn nhân lực, giải quyết những tệ nạn xã hội, xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội và trật tự an ninh. Thể dục thể thao còn góp phần liên kết nước ta với các nước láng giềng, làm cho vai trò của nước Lào lên cao trong khu vực và quốc tế, đến nay TDTT đã được xâm nhập rộng rãi trong mọi lĩnh vực trong xã hội, tất cả các cơ quan, xã, cộng đồng đều tập luyện và chơi thể thao theo khả năng thực tế của từng nơi, có thể nói: “nơi nào có cộng đồng nơi đó có thể dục thể thao xuất hiện”. Đặc biệt: những thành tựu to lớn đối với nhân dân Lào cả nước đó là nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào có thể tổ chức một sự kiện thể thao ASEAN trong lịch sử: Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 25 năm 2009 và Đại hội thể thao sinh viên Đông Nam Á lần thứ XVI năm 2012 [7].
Về phong trào thể dục thể thao của thủ đô Viêng Chăn trong những năm qua, cùng với những thành tựu của công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo, cụ thể là qua việc triển khai các chương trình, đề án lớn của Chính phủ. Công tác triển khai các chương trình phát triển thể dục thể thao ở các quận/huyện, đặc biệt là các huyện ở ngoại thành còn nhiều khó khăn và hạn chế, chưa có các giải pháp hữu hiệu trong việc phổ biến và tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, đặc biệt là
chưa có cơ chế, chính sách cụ thể, chưa có thiết chế, nội dung và giải pháp phù hợp đã tạo ra một khoảng cách chênh lệch khá lớn về phong trào thể dục thể thao ở thủ đô Viêng Chăn.
1.6. Những công trình nghiên cứu có liên quan
1.6.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Đã từ lâu, TDTT quần chúng là một lĩnh vực được các quốc gia trên thế giới coi trọng. Nó không những là hoạt động góp phần nâng cao sức khỏe và thể lực cho con người mà còn góp phần quan trọng làm phong phú sinh hoạt văn hóa, tinh thần cho mọi người dân. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trên thế giới liên quan đến vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển TDTT quần chúng. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
Nguyễn Ngọc Kim Anh (2013) đã tiến hành nghiên cứu phát triển TDTT quần chúng xã, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Bắc đã cho rằng: đề tài đã xây dựng mẫu hình thiết chế về TDTT ở xã, bản gồm 10 nội dung và 07 giải pháp để phát triển TDTT quần chúng ở các xã, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Bắc. Kết quả đạt được từ việc ứng dụng một số mẫu hình và giải pháp đã nghiên cứu vào thực tiễn của 03 xã chọn thí điểm đại diện cho 03 mẫu hình, đều là các xã đặc biệt khó khăn, chưa có phong trào TDTT phát triển, trong đó có 01 xã trắng về TDTT [1].
Nguyễn Thị Thủy (2016) đã tiến hành nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào TDTT biển quần chúng ở miền Bắc Việt Nam đã cho rằng: đề tài đã lựa chọn được 10 giải pháp phát triển phong trào TDTT biển quần chúng ở miền Bắc Việt Nam. Kết quả sau 01 năm áp dụng thông qua các chỉ số phát triển phong trào TDTT biển quần chúng làm cho số CLB TDTT biển; số môn TDTT biển quần chúng; số hướng dẫn viên TDTT biển quần chúng; số trọng tài TDTT biển quần chúng có sự tăng trưởng từ 15,55% đến 120% sau khi áp dụng giải pháp [51].
Phạm Thanh Cẩm (2015) đã tiến hành nghiên cứu phát triển TDTT quần chúng ở nông thôn vùng Đồng bằng Sông Hồng đã cho rằng: đề tài đã đề xuất