1.4.2. Mục tiêu phát triển của thể dục thể thao quần chúng nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
* Mục tiêu chung:
Tiếp tục mở rộng, đa dạng hóa hoạt động TDTT quần chúng, TDTT giải trí để góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH đất nước, tăng tuổi thọ của người Lào và đáp ứng nhu cầu giải trí của xã hội, phải tạo thói quen để con người hoạt động vận động hợp lý suốt đời. Tại sự chuyển biến rõ rệt về GDTC và thể thao trường học để góp phần nâng cao thể trạng, tầm vóc người Lào, giáo dục con người phát triển toàn diện, đáp ứng nhu cầu phát triển tinh thần và giải trí của học sinh. GDTC và thể thao trường học phải là nền tảng để phát triển TTTTC. Tích cực phát triển TDTT trong lực lượng vũ trang, góp phần đảm bảo tốt an ninh Quốc phòng.
Xây dựng nền TDTT phát triển và tiến bộ đổi mới và hoàn thiện hệ thống tuyển chọn, bồi dưỡng và đào tạo tài năng thể thao gắn kết giữa các tuyến, các lớp kế cận, có sự quản lý, chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đến địa phương để phát triển TTTTC và thể thao chuyên nghiệp một cách cơ bản, vững chắc. Đưa TTTTC và thể thao chuyên nghiệp phát triển phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội và truyền thống dân tộc, tăng cường hội nhập quốc tế; không ngừng nâng cao thành tích thể thao, duy trì và phấn đấu nâng vị trí trong khu vực Đông Nam Á, thu hẹp khoảng cách so với trình độ thể thao Châu Á và thế giới, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần của nhân dân, nâng cao vị thế của nước CHDCND Lào trên đấu trường thể thao Quốc tế, góp phần tích cực vào công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể:
Thể dục thể thao quần chúng:
(1) Quảng bá cho mọi người, mọi lứa tuổi trong xã hội tham gia tập luyện thể thao và chơi thể thao thường xuyên đạt tỷ lệ 30% của dân số trong năm 2020.
(2) Quảng bá hoạt động TDTT của câu lạc bộ làng xóm, quận, huyện đạt tỷ lệ 30% của làng xóm và quận, huyện trong năm 2020.
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng tại thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 3
- Nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng tại thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 4
- Nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng tại thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 5
- Nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng tại thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 7
- Nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng tại thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 8
- Nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng tại thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 9
Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.
(3) Quảng bá cho gia đình chơi thể thao đạt tỷ lệ 10% của gia đình trong năm 2020 trong toàn quốc.
(4) Quảng bá cho người khuyết tật tập thể thao và tham gia hoạt động thi đấu thể thao người khuyết tật từ trung ương tới địa phương đạt tỷ lệ 10% của tất cả số người khuyết tật đến năm 2020.
(5) Xây dựng và cải tổ pháp luật về việc quản lý, hoạt động TDTT quần chúng và đáp ứng pháp luật cho các tỉnh, quận, huyện và làng.
(6) Nâng cao trình độ của ngành TDTT quần chúng và đào tạo huấn luyện viên, trọng tài cấp cộng đồng, làng, quận, huyện và tỉnh.
(7) Quảng bá về trang thiết bị thể thao phục vụ cho hoạt động tập luyện thể thao, tập thể thao của quần chúng và thi đấu TDTT quần chúng, cấp làng, cấp quận và cấp tỉnh.
Thể dục thể thao trường học:
(1) Tổ chức việc giảng dạy và học tập môn GDTC và môn nghệ thuật giáo dục của trường phổ thông toàn quốc đến năm 2020 đạt 90%.
(2) Đáp ứng giáo viên GDTC và giáo viên giáo dục nghệ thuật cho trường tiểu học, trương trung học cơ sở, viện giáo dục cơ bản như:
Đáp ứng giáo viên GDTC cho các trường tiểu học phải đạt 1.752 người; trung học cơ sơ phải đạt 2.132 người và viện giáo dục ít nhất phải đạt 244 người. Đáp ứng giáo viên giáo dục nghệ thuật cho các trường tiểu học phải đạt
1.763 người; trung học cơ sơ phải đạt 2.683 người và viện giáo dục ít nhất phải đạt 244 người.
(3) Tổ chức việc giảng dạy và học tập môn giáo dục quốc phòng – an ninh trong trương trung học phổ thông, trường dạy nghề, cao đẳng và trường đại học của nhà nước và tư nhân phải đạt 90% trở lên.
(4) Tuyên bố và công nhận trường trung học cơ sở là trường không có ma túy phải đạt 90%, trường tiểu học phải đạt 95%.
(5) Đẩy mạnh việc đào tạo trong sự phát triển chương trình địa phương cấp huyện phải đạt 48.64% trong toàn quốc.
(6) Đến năm 2020 sinh viên tiêu học phải đạt 70%, sinh viên trung học cơ sở phải đạt 80% và sinh viên trong viện giáo dục khác phải đạt 55% có hoạt động giáo dục thể chất – thể thao và giáo dục nghệ thuật.
(7) Tổ chức Đại hội thể thao sinh viên trường trung học toàn quốc thông thường 3 lần trong một năm.
(8) Tham gia thi đấu thể thao sinh viên ASEAN thông thường 1 lần trong một năm.
Thể dục thể thao trong lực lượng vũ trang:
Số cán bộ chiến sĩ thường xuyên rèn luyện thân thể đến năm 2020 đạt 90%.
Số cán bộ chiến sĩ đạt tiêu chuẩn rèn luyện thể lực theo từng quân, binh chủng đến năm 2020 đạt 90%.
1.4.3. Chiến lược phát triển của thể dục thể thao quần chúng nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.
1.4.3.1. Chiến lược 1: khuyến khích thể dục thể thao quần chúng sâu rộng
Thể dục thể thao quần chúng
(1). Tổ chức, khuyến khích tổ thể dục thể thao của cộng đồng, cấp làng, huyện, tỉnh và thủ đô.
(2). Xây dựng nơi tập luyện TDTT, đáp ứng trang thiết bị cho việc tập luyện trong cộng đồng, cấp làng, huyện, tỉnh và thủ đô. Dành riêng và phân bổ đất đai cho công viên hoặc xây dựng sân TDTT các loại để phục vụ việc tập luyện của quần chúng.
(3). Đề cao công tác TDTT là một phương tiện để đóng góp cho sức khỏe của người dân trong cộng đồng, đào tạo cán bộ quản lý, chuyên viên để phục vụ công tác TDTT từ cơ sở đến Trung ương và địa phương.
(4). Tuyên truyền ý nghĩa quan trọng công tác TDTT quần chúng.
(5). Khuyến khích các cơ quan, công ty, nhà máy quan tâm tới việc tập luyện thể thao để giải trí, bảo vệ sức khỏe của cán bộ và công nhân lao động.
(6). Khuyến khích các cơ quan, tổ chức, tỉnh, thủ đô, huyện, làng, công ty, nhà máy có tham gia hoạt động thi đấu TDTT và luân lưu chủ trì tổ chức thi đấu thể thao trong từng năm.
(7). Khuyến khích bộ phận tư nhân góp phần xây dựng cơ sở vật chất TDTT từ Trung ương tới địa phương. Với chính sách quảng cáo phù hợp như: điện, nước và vv… tùy theo trường hợp.
(8). Khuyến khích việc tập luyện TDTT toàn quốc sâu rộng và sôi nổi. (9). Thúc đẩy địa phương dành riêng đất đai và bảo vệ nơi tập luyện TDTT
cho hoàn thành 2016 – 2017.
Thể dục thể thao dân tộc:
(1). Khuyến khích TDTT dân tộc theo khả năng của cộng đồng, làng, huyện, tỉnh và thủ đô theo phong tục tập quán của từng địa phương, có tập luyện thể dục, huấn luyện thể thao và thi đấu đúng theo quy luật.
(2). Khuyến khích TDTT dân tộc mà có quy luật đúng đắn, tham gia Đại hội thể thao quốc gia và có thể tham gia thi đấu ở nước ngoài.
Thể dục thể thao đối với thanh niên, phụ nữ, người cao tuổi và người khuyết tật
(1). Khuyến khích thanh niên, phụ nữ, người cao tuổi và người khuyết tật quan tâm tới việc tập luyện thể dục và chơi thể thao sâu rộng từ Trung ương tới địa phương.
(2). Quan tâm xây dựng, sắp xếp địa điểm, trang thiết bị TDTT để phục vụ cho việc tập luyện thể dục và thi đấu thể thao đối với thanh niên, phụ nữ, người cao tuổi và người khuyết tật.
(3). Tham gia hoạt động thi đấu TDTT thanh niên, phụ nữ, người cao tuổi và người khuyết tật trong và ngoài nước.
(4). Nghiên cứu xây dựng chương trình, tài liệu học tập, quy tắc, quy tắc TDTT các loại cho phù hợp vơi thi đấu TDTT.
1.4.3.2. Chiến lược 2: Khuyến khích công tác giáo dục thể chất, giáo dục nghệ thuật và thể dục thể thao trong nhà trường và viện giáo dục
(1). Xây dựng, kiện toàn và nâng cấp đào tạo giáo viên GDTC và giáo dục nghệ thuật.
(2). Xây dựng, kiện toàn, duy trì cơ sở vật chất và tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy và học tập.
(3). Tổ chức thực hiện chương trình giảng dạy và học tập môn GDTC, giáo dục nghệ thuật trong mọi cấp mọi chuyên ngành.
(4). Đáp ứng tài liệu giảng dạy và học tập theo chương trình đã quy định trong từng cấp học.
(5). Tổ chức thực hiện chương trình, giảng dạy và học tập môn giáo dục quốc phòng – an ninh trong trường trung học phổ thông, trường dạy nghề, trường cao đẳng và trường đại học của Nhà nước và tư nhân.
(6). Khuyến khích kỹ năng sống cho việc tránh xa ma túy trong trường phổ thông, trường dạy nghề và trường cao đẳng.
(7). Khuyến khích và bảo tồn trí tuệ địa phương sâu sắc trong lĩnh vực trên toàn quốc.
(8). Khuyến khích quá trình thi đấu thể thao và nghệ thuật học sinh – sinh viên cho tốt hơn, tổ chức Đại hội thể thao sinh viên toàn quốc theo quy định và tham gia giải thể thao sinh viên ASEAN và quốc tế.
(9). Kiện toàn việc quản lý, quản lý công tác GDTC và giáo dục nghệ thuật và tăng cường quan hệ trong và quốc tế.
1.4.4. Kế hoạch phát triển thể dục thể thao quần chúng và trọng điểm phát triển thể thao quần chúng năm 2019 của thủ đô Viêng Chăn
1.4.4.1. Mục tiêu kế hoạch phát triển thể dục thể thao quần chúng năm 2019 của thủ đô Viêng - Chăn
(1). Phát triển và thúc đẩy hoạt động công tác TDTT vì sức khỏe trong toàn thủ đô Viêng - Chăn.
(2). Phát triển và thúc đẩy hoạt động công tác TDTT quần chúng cấp cơ sở trong toàn thủ đô Viêng Chăn.
(3). Phát triển và thúc đẩy hoạt động công tác TDTT truyền thống trong toàn thủ đô Viêng Chăn.
(4). Phát triển và thúc đẩy hoạt động công tác TDTT cho người khuyết tật trong toàn thủ đô Viêng Chăn [61].
1.4.4.2. Công việc trọng điểm phát triển thể thao quần chúng năm 2019 của thủ đô Viêng Chăn
Phương hướng của kế hoạch trọng điểm của công tác thể thao quần chúng năm 2018 - 2019 có 6 trọng điểm như sau:
Trọng điểm 1: Tổ chức triển khai tầm nhìn tới năm 2030; chiến lược tới năm 2025 và kế hoạch phát triển thể thao quần chúng 5 năm lần thứ VIII (2016 - 2020) bằng cách tuyên truyền, tổ chức triển khai Nghị quyết hội nghị quản lý giáo dục và thể thao năm.
Trọng điểm 2: Công tác phát triển thể dục thể thao vì sức khỏe
Khuyến khích cộng đồng mọi lứa tuổi tham gia tập luyện TDTT và chơi thể thao trong năm 2018 - 2019, bằng hình thức thúc đẩy, khuyến khích các cơ quan, công ty, nhà máy, phải có sự tập luyện thể thao giữa giờ.
Trọng điểm 3: Công tác phát triển thể dục thể thao cấp cơ sở
Thúc đẩy các làng, xóm, huyện, sở lân cận, các Bộ, công ty, các cửa hàng phải có sự hoạt động TDTT quần chúng, thúc đẩy cho các làng, xóm, huyện, cơ quan, sở phải có Tổ thể dục thể thao các loại, tăng cường nhân sự thể thao (nhà quản lý thể thao, HLV, trọng tài các môn thể thao) và xây dựng cơ sở hạ tầng cho địa phương.
Trọng điểm 4: Công tác phát triển thể dục thể thao truyền thống
Thúc đẩy, nghiên cứu, khôi phục, duy trì, bảo vệ cách chơi thể thao truyền thống của nhân dân các bộ tộc và thúc đẩy việc tập luyện thể thao, chơi TDTT trong các ngày lễ quan trọng trong năm 2018.
Trọng điểm 5: Công tác phát triển thể dục thể thao cho người khuyết tật
Thúc đẩy, khuyến khích, quản lý cho người khuyết tật có tập luyện thể thao và chơi thể thao để có sự tham gia trong xã hội, thúc đẩy xây dựng CLB cho người khuyết tật thủ đô, quận, huyện, các cơ quan...
Trọng điểm 6: Công tác theo dõi đánh giá, thu thập tài liệu trong công tác thể thao quần chúng trong toàn thủ đô Viêng Chăn phải rõ ràng và chính xác theo thực tế [61].
1.4.5. Các nhiệm vụ phát triển thể dục, thể thao cho mọi người.
1.4.5.1. Các nhiệm vụ phát triển thể dục, thể thao quần chúng.
Đồng chí Cayxon Phomvihan, cổ Tống Bí Thư Đảng nhân dân cách mạng Lào đã nhấn mạnh quan điểm của Đảng và Nhà nước về: “Sự nghiệp phát triển TDTT trong thời kỳ đổi mới là chăm lo phát triển sự nghiệp TDTT, coi đó là biện pháp hàng đầu để tăng cường sức khỏe cho nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội...” [37].
Các nhiệm vụ chung phát triển TDTT quần chúng:
Tiếp tục cuộc vận động toàn dân rèn luyện sức khỏe gắn với phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng, bản, tổ dân phố, khu dân cư, cơ quan đơn vị văn hóa trong tất cả các địa phương, các ban, ngành và đoàn thể khác.
Tuyên truyền phổ biến hướng dẫn các đối tượng quần chúng tập luyện và thi đấu theo các hình thức CLB TDTT nhiều môn hoặc từng môn trong mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học, xã, phường, thị trấn.
Tăng cường xây dựng và quản lý hệ thống các đơn vị TDTT quần chúng cơ sở, các CLB TDTT; Hình thành các thiết chế TDTT quần chúng cơ sở điền hình cho từng vùng, từng tỉnh thành.
Tổ chức tốt các hoạt động TDTT chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước, ngày hội truyền thống của các dân tộc trong cả nước.
Ổn định hệ thống thi đấu thể thao cho mọi người theo chu kỳ hàng năm, 2 năm hoặc 3 năm, theo các loại hình như: giải từng môn thể thao, ngày hội văn hóa thể thao, Đại hội TDTT.
Tiếp tục chú trọng bảo tồn và phát triển các môn Võ cổ truyền dân tộc, Mouy, các trò chơi dân gian.
Khuyến khích và hỗ trợ phát triển TDTT trong các đối tượng xã hội đặc biệt: như đồng bào dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người khuyết tật, các phạm nhân và người mắc bệnh xã hội.
Tăng cường sự đầu tư của Nhà nước kết hợp với thực hiện XHH tạo nguồn lực từ xã hội để phát triển TDTT quần chúng, TDTT giải trí. Khuyến khích phát triển các môn TDTT giải trí gắn kết với kinh doanh dịch vụ tạo nguồn kinh phí từ xã hội để tổ chức tập luyện và thi đấu và khuyến khích các nội dung TDTT giải trí gắn kết với hoạt động văn hóa và du lich.
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, hướng dẫn viên TDTT quần chúng.
Các nhiệm vụ cụ thể phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng là:
Tuyên truyền, vận động hướng dẫn các đối tượng nhân dân tập luyện và thi đấu thể thao gắn liền với cuộc vận động “Toàn đân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
Sưu tầm, thống kê phân loại các trò chơi vận động dân gian trong các lễ hội truyền thống hàng năm của từng dân tộc thiểu số; lựa chọn một số trò chơi vận động dân gian để chuẩn hóa thành môn thể thao dân tộc, từng bước đưa vào hệ thống thi đấu thể thao Quốc gia gắn liền với nhiệm vụ sưu tầm, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Lào.
Tổ chức bộ máy theo cơ chế XHH để giúp Chính quyền, quản lý, điều hành TDTT trên địa bàn bản, làng như Hội đồng TDTT, CLB TDTT; nhưng địa bàn có dân cư tập trung, bản làng đông đúc và có phong trào văn hóa – thể thao khá thì thành lập Trung tâm văn hóa – thể thao.
Mở lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cộng tác viên TDTT cấp bản và cấp làng theo nội dung chương trình, tài liệu của ngành TDTT quy định; quản lý, sử dụng đội ngũ cộng tác viên, hướng dẫn viên.