Nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng tại thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 2



MỞ ĐẦU

Thể dục thể thao (TDTT) quần chúng là một bộ phận của nền TDTT Lào, hoạt động tập luyện mang tính tự nguyện của đông đảo nhân dân với nội dung và hình thức đa dạng, tùy theo hứng thú, nhu cầu, nguyện vọng và điều kiện của từng cá nhân. TDTT quần chúng có nhiều hình thức tổ chức đa dạng như các hội TDTT, gia đình TDTT, câu lạc bộ TDTT theo đối tượng và địa bàn dân cư (cậu lạc bộ sức khỏe ngoài trời, câu lạc bộ TDTT của người khuyết tật, câu lạc bộ TDTT phường, câu lạc bộ thể thao trường học...). Hình thức hoạt động của TDTT quần chúng cũng rất phong phú như: thi đấu các môn thể thao của các đối tượng, các độ tuổi khác nhau, nhằm nâng cao sức khỏe và cổ vũ động viên phong trào tập luyện; biểu diễn TDTT trong những dịp lễ hội, các hình thức tập luyện TDTT mang tính chất phục vụ nghề nghiệp như: thể dục sản xuất, thể dục bổ trợ nghề nghiệp, TDTT mang tính chất giải trí, nghỉ ngơi hồi phục, thể dục dưỡng sinh, thể dục chữa bệnh...

Công tác TDTT đã và đang giữ vai trò to lớn trong việc bảo vệ, tăng cường sức khỏe, phát triển và hoàn thiện thể chất nhân dân, góp phần tích cực vào quá trình bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần phong phú, lối sống lành mạnh. Vì vậy, phát triển sâu rộng TDTT quần chúng là quan điểm chỉ đạo của Đảng ta đối với nền TDTT Lào cả trong những năm trước mắt và lâu dài.

Tuy nhiên, đến nay công tác TDTT quần chúng của nước Lào còn nhiều hạn chế, số người tham gia tập luyện TDTT còn ít, cơ sở vật chất TDTT còn thiếu thốn, lạc hậu, nhiều trường học, địa bàn dân cư không có sân bãi tập luyện; đội ngũ cán bộ TDTT còn thiếu và yếu cả về chuyên môn và năng lực điều hành; phương thức quản lý TDTT chưa theo kịp tiến trình đổi mới, còn ỷ lại vào sự bao cấp của nhà nước, chưa khai thác được những tiềm năng của xã hội để phát triển TDTT. Đây là một vấn đề bất cập xu hướng phát triển TDTT cần được quan tâm giải quyết.


Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào) rất quan tâm chỉ đạo, định hướng phát triển sự nghiệp TDTT phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ đổi mới. Các văn bản của Đảng, Chính phủ và các nội dung chỉ đạo phát triển sự nghiệp TDTT trong các văn kiện Đại hội Đảng đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc, thường xuyên của Đảng và Nhà nước đối với công tác TDTT. Phát triển TDTT là trách nhiệm của các cấp lãnh đạo chính quyền, các toàn thể nhân dân và tổ chức xã hội, trong đó các cơ quan, đơn vị TDTT giữ vai trò nòng cốt. Từng bước xã hội hóa tổ chức hoạt động TDTT dưới sự quản lý điều hành của Nhà nước một cách thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

Trong những năm vừa qua, TDTT Lào có sự phát triển rộng rãi từ trung ương tới địa phương. Đặc biệt, những thành tựu to lớn đối với nhân dân Lào cả nước đó là nước CHDCND Lào có thể tổ chức một sự kiện thể thao ASEAN trong lịch sử: Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 25 năm 2009 và Đại hội thể thao sinh viên Đông Nam Á lần thứ XVI năm 2012. Tuy nhiên, trong việc thực hiện kế hoạch phát triển TDTT quần chúng trong thời gian qua cho dù Bộ Giáo dục và Thể thao thủ đô Viêng Chăn quan tâm hướng dẫn và chỉ đạo, nhưng sự phát triển TDTT quần chúng còn hạn chế về nhiều mặt, mục tiêu phát triển TDTT còn thấp về số lượng và chất lượng khi so sánh với mục tiêu phát triển của các nước trong khối ASEAN.

Mặc dù vậy, việc xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển TDTT nói chung và kế hoạch phát triển TDTT quần chúng nói riêng còn chưa hiệu quả. Công tác triển khai các chương trình phát triển thể dục thể thao quần chúng ở các quận, huyện, nhất là các huyện ở ngoại thành còn nhiều khó khăn và hạn chế, chưa có các giải pháp hữu hiệu trong việc phổ biến và tổ chức các hoạt động TDTT, đặc biệt là chưa có cơ chế, chính sách cụ thể, chưa có thiết chế, nội dung và giải pháp phù hợp đã tạo ra một khoảng cách chênh lệch khá lớn về phong trào thể dục thể thao ở thủ đô Viêng Chăn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.


Vì vậy việc nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào TDTT quần chúng ở thủ đô Viêng Chăn là một yêu cầu cần thiết. Hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về TDTT quần chúng ở Việt Nam, như: Ngô Trang Hưng (2013), Nông Trung Hiếu (2014), Nguyễn Văn Quý (2014), Dương Quang Sứng (2016),… Ở Lào và đặc biệt là thủ đô Viêng Chăn, ngoài đề án Quy hoạch phát triển TDTT thủ đô Viêng Chăn đến năm 2020, chiến lược đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 thì chưa có một công trình nghiên cứu nào mang tính khoa học, cụ thể trong lĩnh vực TDTT quần chúng. Vì vậy việc nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào TDTT quần chúng ở thủ đô Viêng Chăn sẽ góp phần đưa TDTT thủ đô Viêng Chăn lên tầm cao mới.

Nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng tại thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 2

Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng tại thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”.

Mục đích nghiên cứu:

Mục đích nghiên của đề tài là trên cơ sở đánh giá thực trạng phong trào thể dục thể thao quần chúng của thủ đô Viêng Chăn, để lựa chọn và ứng dụng một số giải pháp thích hợp có tính khả thi, nhằm phát triển sâu rộng phong trào thể dục thể thao quần chúng của thủ đô Viêng Chăn trong giai đoạn hiện nay.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng TDTT quần chúng tại thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào.

Nhiệm vụ 2: Lựa chọn giải pháp phát triển TDTT quần chúng tại thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào.

Nhiệm vụ 3: Ứng dụng và đánh giá giải pháp phát triển TDTT quần chúng tại thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào.

Đối tượng nghiên cứu:

Là giải pháp phát triển phong trào TDTT quần chúng tại thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào.


Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là phong trào TDTT quần chúng thủ đô Viêng Chăn.

Khách thể nghiên cứu của đề tài gồm 9 người trưởng Phòng Giáo dục và Thể thao quận, huyện, 18 phó Phòng Giáo dục và Thể thao quận, huyện và 54 cán bộ TDTT làm việc tại Phòng Giáo dục và Thể thao quận, huyện.

Địa điểm nghiên cứu:

Trường Đại học TDTT Bắc Ninh và thủ đô Viêng Chăn.

Cơ quan phối hợp nghiên cứu:

Sở Giáo dục và Thể thao thủ đô Viêng Chăn; Cục thể thao quần chúng;

Phòng Giáo dục và Thể thao quận Chantabuly; Phòng Giáo dục và Thể thao quận Sikhottabong; Phòng Giáo dục và Thể thao quận Xaysettha; Phòng Giáo dục và Thể thao quận Sisattanak; Phòng Giáo dục và Thể thao quận Hadxaifong; Phòng Giáo dục và Thể thao huyện Naxaithong; Phòng Giáo dục và Thể thao huyện Sangthong; Phòng Giáo dục và Thể thao huyện Paknguem; Phòng Giáo dục và Thể thao Xaythany.

Giả thiết khoa học:

Phong trào TDTT quần chúng của thủ đô Viêng Chăn có chiều hướng tốt, đáp ứng yêu cầu mới về phát triển TDTT quần chúng. Tuy nhiên, chất lượng phong trào TDTT quần chúng còn nhiều hạn chế. Một trong những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển phong trào TDTT quần chúng của thủ đô Viêng Chăn là chưa có những giải pháp khoa học, việc lựa chọn đúng các giải pháp phát triển phong trào TDTT quần chúng phù hợp với điều kiện thực tiễn ở thủ đô Viêng Chăn theo tinh thần xã hội hóa có hiệu quả thì sẽ góp phần phát triển


vững chắc phong trào thể thao cơ sở theo đúng kỳ vọng của thủ đô, đạt được mục tiên chiến lược về TDTT mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Ý nghĩa lý luận:

Hệ thống hoá và hoàn thiện các vấn đề lý luận liên quan tới các quan điểm của Đảng và Nhà nước về đường lối phát triển TDTT quần chúng; Những thực trạng yếu tố ảnh hưởng tới phong trào phát triển TDTT quần chúng ở thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào; quan điểm về lựa chọn giải pháp phát triển phong trào TDTT quần chúng ở thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào.

Ý nghĩa thực tiễn:

Đánh giá được thực trạng yếu tố ảnh hưởng tới phong trào phát triển TDTT quần chúng ở thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào; Lựa chọn được giải pháp phát triển phong trào TDTT quần chúng ở thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào; Ứng dụng giải pháp phát triển phong trào TDTT quần chúng ở thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào.


CHƯƠNG I

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Một số vấn đề lý luận chung về thể dục thể thao quần chúng

1.1.1. Khái niệm thể dục thể thao quần chúng

Thể dục thể thao quần chúng là hoạt động tập luyện và thi đấu của nhân dân với mục đích rèn luyện thể lực, tăng cường sức khỏe, phục vụ trực tiếp công tác, học tập, lao động sản xuất, sẵn sàng chiến đấu và chữa bệnh, ngỉ ngơi giải trí của các đối tượng mầm non đến người cao tuổi. Đối tượng của TDTT quần chúng là tất cả mọi người (kể cả người khuyết tật).

Theo Luật thể dục thể thao Lào: “TDTT quần chúng là sự thi đấu của từng môn thể thao không theo một quy chuẩn, tiêu chí nào cả mà chỉ tiến hành theo quy luật và quy tắc của từng môn thể thao nhằm mang tính chất giải trí, tạo sự đoàn kết, giữ gìn sức khỏe, tình hữu nghị, tạo sự hiểu biết lẫn nhau, đồng thời góp phần làm cho xã hội trong lành và tránh xa các tệ nạn xã hội. Việc tổ chức thi đấu TDTT quần chúng là trách nhiệm của tất cả mọi người hoặc tổ chức liên quan mà phải dưới sự chỉ đạo đúng đắn” [57].

Khác với thể thao thành tích cao (TTTTC) là hoạt động tập luyện và thi đấu của một số người có tài năng đặc biệt; trong đó thành tích cao; kỷ lục thể thao được coi là giá trị văn hóa, là sức mạnh và năng lực của con người, TDTT quần chúng là hình ảnh một nền TDTT của mỗi quốc gia, là một hoạt đông rộng rãi, thu hút đông đảo quần chúng tham gia tập luyện. Sản phẩm của nó là một trong các chỉ tiêu về dân trí, hạnh phúc của người dân và sự phồn vinh của xã hội [8], [9].

1.1.2. Phong trào thể dục thể thao quần chúng

Theo Matveev L.P., Macximenko A.M., Xuxlov Ph.V., Kholodov Z.K thì để có thể hiểu rõ “thể thao cho mọi người”, cũng như “phong trào TDTT quần chúng”, cần thiết phải bắt đầu từ khái niệm thể thao và những khái niệm liên kết với nó [86],[87],[88],[89].


Khi đề cập đến khái niệm thể thao cần xem xét theo nghia hẹp (nghĩa đen) và nghĩa rộng của nó. Nói một cách ngắn ngon. Thể thao theo nghĩa hẹp là một hoạt động thi đấu theo đúng nghĩa của nó. Đây là hoạt động mang tính lịch sử được hình thành và tách ra dưới dạng các cuộc tranh tài như một hình thức đặc biệt chủ động dành thành tích, biểu hiện trong những điều kiện tranh đua được quy định rõ và hướng đến việc hiện thực hóa tối đa những khả năng đạt được của cá nhân (thể lực, năng khiếu, kỹ năng), trong sự tách biệt chuyên môn dành cho những dạng hoạt động này cùng với việc đánh giá khách quan các kết quả đạt được. Với những nét cơ bản, những hình thức và điều kiện tổ chức hiện nay của hoạt động như vậy, hoàn toàn định rõ đặc thù dấu hiệu đặc thù của mình [89].

Toàn bộ những dấu hiệu liệt kê trong sự thống nhất tổ chức vốn có chỉ ở thể thao, đưa đến những cơ sở chỉ có thể gọi nó là hoạt động thể thao theo đúng nghĩa của nó, mặc dù điểm này hay điểm khác của quan hệ thi đấu biểu hiện trong phạm vi nào đó và ở nhiều dạng và lĩnh vực hoạt động khác nhau (thi tuyển trong nghệ thuật, đua tranh trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa v.v....). Tuy nhiên, hoàn cảnh sau cùng không đưa ra bất kỳ cơ sở nghiêm túc nào để kết hợp thể thao với những hiện tượng khác theo bản chất.

Sự quan niệm rộng về thể thao. Định nghĩa cấu thành khái niệm “thể thao” theo nghĩa hẹp như một hoạt động thể thao không tận dụng hết theo đúng nghĩa của nó, ngụ ý muốn nói bản chất của nó như một hiện tượng xã hội đa diện, hữu cơ bao trùm trong hệ thống rộng lớn của quan hệ giữa các cá nhân, giữa các tập thể và giữa con người với con người trên toàn thế giới. Theo nghĩa rộng (nhưng không quá mở rộng), thuạt ngữ “thể thao” bao trùm lên hoạt động thi đấu đặc biệt, quá trình chuẩn bị cho việc giành thành tích, cũng như mối quan hệ giữa các cá nhân và những chuẩn mực hành vi phát sinh trên cơ sở hoạt động này [89].

Một số khái niệm xuất phát có sự trùng lặp cục bộ. Với sự phát triển của thực tiễn thể thao và phản ánh lý luận nảy sinh tổ hợp rộng lớn những khái niệm, sự trung lặp cục bộ với phạm trù “thể thao” hoặc các dẫn xuất của nó. Để nhận được định nghĩa chặt chẽ hơn hoặc kém, họ đưa vào khái niệm bộ máy lý luận thể

Xem tất cả 181 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí