Nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng tại thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 8


được 7 nhóm giải pháp phát triển TDTT quần chúng ở nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng. Kết quả kiểm nghiệm tại 643 xã của 11 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng và kiểm chứng tại 3 xã đạt chuẩn về xây dựng nông thôn mới của Hà Nội, Bắc Ninh và Thái Bình cho thấy cấp ủy Đảng, Chính quyền cơ sở đã tích cực đổi mới về nội dung và phương thức lãnh đạo công tác TDTT, nhờ đó, các chỉ tiêu phát triển TDTT quần chúng của các tỉnh, thành phố trong vùng đã tăng lên rõ rệt, công tác TDTT đã góp phần ổn định chính trị ở cơ sở, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương [10].

Dương Quang Sứng (2017) đã tiến hành nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào TDTT quần chúng Phường Châu Khê Thị Xã Từ Sơn - Tỉnh Bắc Ninh. Kết quả nghiên cứu của đề tài cho rằng: Đề tài đã lựa chọn được 04 giải pháp phát triển phong trào TDTT quần chúng phường Châu Khê như ( 1. Nâng cao hiệu quả công tác XHH TDTT; 2. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho TDTT; 3. Đào tạo đội ngũ cán bộ và hướng dẫn viên TDTT; 4. Tăng cường tổ chức các giải thể thao phong trào cho quần chúng nhân dân và cán bộ công nhân viên chức trong phường Châu Khê). Sau 12 tháng thực nghiệm đã có hiệu quả kết quả thống kê đánh giá phong trào TDTT quần chúng của 02 nhóm đối chứng và thực nghiệm. Đã có sự chênh lệch khá đáng kể.

Các giải pháp bước đầu đã phát huy được hiệu quả về phát triển phong trào TDTT trên địa bàn phường Châu Khê [47].

Cấn Văn Nghĩa (2009) đã tiến hành nghiên cứu và xác định hiệu quả hoạt động tập luyện trong một số loại hình tổ chức TDTT xã, phường và trường phổ thông của tỉnh Hà Tây cũ (nay là Hà Nội). Kết quả nghiên cứu của đề tài, trước hết đã đánh giá được thực trạng hoạt động TDTT xã, phường và GDTC trong trường phổ thông ở Hà Tây; xây dựng mô hình tổ chức TDTT xã, phường và hiệu quả hoạt động. Đề tài cũng đã đưa ra tiêu chuẩn đánh giá trường phổ thông có tiềm năng và những yếu tố thuận lợi để xây dựng CLB TDTT. Tổ chức CLB TDTT là bộ phận hữu cơ của công tác GDTC trong nhà trường hoạt động theo


tinh thần xã hội hóa. Học sinh tập thể thao trong CLB có năng lực thể chất tốt hơn học sinh trong chương trình nội khóa [29].

ViRaSack VaiVang (2018) đã tiến hành nghiên cứu quá trình quảng bá TDTT quần chúng cho thanh thiếu niên tại khu đô thị NongLong huyện WiangNongLong tỉnh Lamphun Thái Lan đã cho rằng: Ban quản lý đô thị đã có quá trình quy định chính sách thông qua giai đoạn cộng đồng huyện đến các đề xuất chính sách trong hội đồng thành phố pháp lệnh kế hoạch phát triển 03 năm và tham gia thúc đẩy chính sách dẫn tới việc thực hành quản lý thể thao trong địa phương. Hầu hết trong số họ tập trung vào các môn thể thao trong khu vực và cộng đồng, để giữ gìn sức khỏe tránh xa bệnh tật, giữ gìn sức khỏe thể chất và tinh thần, là một hàng rào bảo vệ cho trẻ em; thanh thiếu niên và nhân dân trong khu vực để có lợi và tránh xa ma túy [69].

SouRin RoutMueng và AThiPhat DaDee (2009) đã tiến hành nghiên cứu chính sách và dự án phát triển thể thao tại Đại học Dhurakit Pundit cho sự xuất sắc đã cho rằng: Ý kiến đối với chính sách và dự án phát triển thể thao tại Đại học Dhurakit Pundit cho sự xuất sắc của cán bộ trong trường nhìn chung ở cấp độ tốt xuất sắc, ý kiến đối với trách nhiệm thực hiện về mặt thể thao cho sự xuất sắc và ý kiến về mặt chính sách phát triển thể thao cho sự xuất sắc ở cấp độ tốt. Mục đích nhằm cho sinh viên tham gia hoạt động tập luyện thể thao, tăng cường sức khỏe để khỏe mạnh, tâm trí vui vẻ và có sự đoàn kết trong nhóm [70].

1.6.2. Các công trình nghiên cứu trong nước

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.

Southanom Inthavong (2013) đã tiến hành nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển TDTT nước CHDCND Lào đến năm 2020 đã cho rằng: đề tài đã xác định được 08 giải pháp để phát triển phong trào thể dục thể thao của Nước CHDCND Lào đến năm 2020. Các giải pháp trên thể hiện rõ tính hiệu quả trên đối tượng nghiên cứu sau thời gian ứng dụng và được thể hiện ở nhịp độ tăng trưởng các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của phong trào TDTT [44].

Niyom Duangmany (2015) đã tiến hành nghiên cứu đường lối quản lý trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Lào. kết quả nghiên cứu cho rằng: Về mặt lập

Nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng tại thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 8


kế hoạch: có quy định kế hoạch phù hợp vơi kế hoạch thể thao quốc tế để phát triển Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Lào; Có kế hoạch đề xuất ngân sách từ chính phủ để phát triển trung tâm thể thao quốc gia Lào; có quy định kế hoạch về địa điểm, trang thiết bị hỗ trợ đối với việc tập luyện. Về mặt tổ chức: có cơ cấu quản lý dưới sự chỉ đạo của Cục thể thao thành tích cao thực hiện theo đường lối chính sách của Bộ giáo dục và thể thao; có cơ cấu tổ chức theo nhiệm vụ của Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Lào; Nâng cao nhân sự trong quá trình học tập đến con đường thăng tiến nghề nghiệp của nhân viên thể thao; có kế hoạch làm việc theo ngân sách nhận được từ chính phủ. Về mặt lãnh đạo: Giám đốc điều hành có tầm nhìn để tạo ra động lực trong công việc được hướng dẫn bởi kế hoạch để đạt được mục tiêu; Giám đốc điều hành tiến hành theo kế hoạch ngân sách được nhận từ chính phủ [72].

Tóm lại: xác định mô hình hoạt động TDTT cơ sở của các tác giả Nguyễn Ngọc Kim Anh, Phạm thanh Cẩm, Dương Quang Sứng, Cấn Văn Nghĩa... Đều đề cập đến các giải pháp cơ bản phát triển TDTT cơ sở, như: khẳng định sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của phong trào ở địa phương; trong báo cáo triển khai công tác năm của cấp ủy và nghị quyết của các kỳ Đại hội Đảng ở địa phương đều phải có nội dung về công tác phát triển TDTT. Từ nghị quyết chung đó, từng thời gian, cấp ủy cần ban hành các văn bản cần thiết để lãnh đạo, chỉ đạo ban văn hóa, XHH và các ban, ngành, đoàn thể liên quan xác định những vấn đề về sức khỏe nhân dân địa phương cần giải quyết; Cân đối các nguồn lực ở địa phương, từ đó lựa chọn đúng những vấn đề cần ưu tiên phát triển sự nghiệp TDTT gắn với thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở, như phát triển CLB TDTT nhiều môn. Cấp ủy đảng, chính quyền xã trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức liên quan, đặc biết là việc tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người dân, tăng cường sức khỏe, chủ động phòng ngừa bệnh tật; xây dựng nếp sống văn minh, lành mạnh và tiến bộ ở cộng đồng, xã, phường, thôn, xóm.


Kết luận chương:

Thực tiễn phát triển TDTT nước CHDCND Lào cho thấy: đường lối, quan điểm TDTT của Đảng là nhất quán với phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với điều kiện kinh tế, xã hội và văn hóa của đất nước. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác TDTT do đó không chỉ cần nắm vững các quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác TDTT mà cần phải biết gắn kết nhiệm vụ phát triển TDTT với các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước, phải tìm ra phương thức lãnh đạo chỉ đạo công tác TDTT phù hợp với thực tiễn.

Phát triển TDTT quần chúng thực chất là quá trình tổ chức, vận động và hướng dẫn với nhiều hình thức, biện pháp đa dạng nhằm làm cho hoạt động này trở thanh thói quen, nếp sống của đông đảo nhân dân. Phát triển TDTT quần chúng luôn được coi là nhiệm vụ trọng tâm của công tác TDTT.

Hoạt động TDTT quần chúng ở cơ sở của nước CHDCND Lào đã được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền, sự tham gia tích cực của các ban, ngành, đoàn thể và ý thức tự giác của quần chúng nhân dân, gắn với hoạt động TDTT với các hoạt động nhiệm vụ chính trị, góp phần nâng cao sức khỏe và mức hưởng thụ văn hóa, phòng chống bệnh tật và xóa dần các tệ nạn xã hội, tăng cường khối đoàn kết trong nhân dân, ổn định chính trị xã hội, tạo ra những động lực mới để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.


CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CƯU

2.1 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, đề tài đã sử dụng các phương pháp sau:

2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

Đây là phương pháp được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu. Trong phạm vi của đề tài phương pháp này giúp chúng tôi tìm hiểu những cơ sở lý luận và thực tiễn cho phát triển phòng trào TDTT quần chúng ở nước CHDCND Lào, cũng như thủ đô Viêng Chăn. Qua đó phân tích và lựa chọn các giải pháp phát triển TDTT quần chúng ở thủ đô Viêng Chăn.

Phân tích và tổng hợp các tài liệu có liên quan còn là cơ sở để giúp đề tài tổng quan các vấn đề nghiên cứu, lựa chọn các phương pháp nghiên cứu và bàn luận kết quả nghiên cứu. Trong đề tài tiến hành tham khảo 98 tài liệu bao gồm các văn kiện của Đảng và Nhà nước về TDTT, Luật Thể dục, Thể thao, các chỉ thị, thông tư, các chính sách đối với TDTT, sách báo, tạp chí và các tài liệu về TDTT, một số đề tài, luận văn, luận án trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Đây là các tài liệu thu thập được tại trường Đại học TDTT Bắc Ninh, Bộ giáo dục và Thể thao thủ đô Viêng Chăn, Sở giáo dục và Thể thao thủ đô Viêng Chăn, Phòng thể thao quần chúng, 09 quận huyện ở thủ đô Viêng Chăn. Đồng thời đề tài sử dụng mạng Internet với trang web trong và quốc tế để khai thác các thông tin cần thiết phục vụ nghiên cứu. Các tài liệu tham khảo được trình bày cụ thể ở phần danh mục “Tài liệu thao khao” của đề tài.

2.1.2. Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm

Sử dụng phường pháp phỏng vấn bằng phiếu hỏi và phương pháp phỏng vấn trực tiếp để phỏng vấn các chuyên gia, các cán bộ lãnh đạo cơ sở, các nhà khoa học và chuyên gia, cán bộ, công chức trong ngành TDTT trên địa bàn thủ đô Viêng Chăn để tìm hiểu các quan điểm và giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo công tác TDTT trong giai đoạn hiện nay.


Trực tiếp trao đổi ý kiến của các chuyên viên Sở giáo dục và Thể thao thủ đô Viêng Chăn, Phong giáo dục và Thể thao quận, huyện về những vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu của đề tài nhằm có thêm cơ sở lý luận và thực tiễn trong nhận xét, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp triển khai thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu.

Đề tài phỏng vấn 09 trưởng Phòng Giáo dục và Thể thao quận, huyện, 18 phó Phòng Giáo dục và Thể thao quận, huyện và 54 cán bộ TDTT làm việc tại Phòng Giáo dục và Thể thao quận, huyện nhằm đánh giá thực trạng về mọi mặt có ảnh hưởng đến sự phát triển TDTT quần chúng cũng như hiệu quả của kết quả thực nghiệm các giải pháp được lựa chọn. Ngoài ra còn trực tiếp trao đổi, lấy ý kiến của các lãnh đạo Sở Giáo dục và Thể thao thủ đô Viêng Chăn, Cục Giáo dục thể chất, giáo dục nghệ thuật và thể thao quần chúng về những vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu của đề tài nhằm có thêm cơ sở khoa học và thực tiễn trong nhận xét, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp triển khai thực hiện đề tài.

2.1.3. Phương pháp phân tích SWOT

Đây là phương pháp do các nhà nghiên cứu kinh tế học của Viện Nghiên cứu Standford, Menlo Park, California (Mỹ) xác lập. SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) là một mô hình phổ biến trong việc phân tích các dữ kiện. Phân tích SWOT là việc phân tích các thế mạnh, điểm yếu, những cơ hội, thách thức đối với chủ thể và khách thể quản lý. Đây là một công cụ trong lập kế hoạch chiến lược, so sánh đánh giá các phương án...

Trên cơ sở phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với phong trào TDTT quần chúng ở thủ đô Viêng Chăn theo phương pháp SWOT, đề tài xác định triển vọng pháp triển phong trào TDTT quần chúng làm cơ sở đề ra các giải pháp phát triển phong trào TDTT quần chúng ở thủ đô Viêng Chăn. Các phân tích trong phương pháp này được gắn với bối cản chính trị, kinh tế xã hội và


đặc điểm điều kiẹn tự nhiên và văn hóa của địa phương trong xu thế hội nhập quốc tế.

2.1.4. Phương pháp chuyên gia

Đề tài sử dụng phương pháp chuyên gia để đánh giá chính xác hơn mà phương pháp phỏng vấn chưa được sáng tỏ.

Hội thảo xin ý kiến các nhà quản lý, các nhà khoa học, chuyên gia thể thao... nhằm thảo luận, thống nhất phương pháp đánh giá thực trạng công tác TDTT hiện nay; và lựa chọn các quan điểm, mục tiêu, nội dung và giải pháp để phát triển sự nghiệp TDTT Lào.

Nội dung hội thảo bao gồm: thực trạng cơ cấu bộ máy tổ chức Sở Giáo dục và Thể thao thủ đô Viêng Chăn; thực trạng người tập TDTT thường xuyên ở thủ đô Viêng Chăn; gia đình thể thao; câu lạc bộ thể thao; nội dung và hình thức tập luyện TDTT; việc tổ chức thi đấu các giải thể thao quần chúng ở cơ sở; thực trạng cơ sở vật chất phục vụ phong trào TDTT quần chúng; thực trạng cán bộ TDTT và thực trạng kinh phí cho hoạt động TDTT thủ đô Viêng Chăn.

2.1.5. Phương pháp điều tra xã hội học

Đề tài sử dụng phương pháp điều tra xã hội học để điều tra bằng cách gửi phiếu điều tra cho cơ sở để thống kê hiện trạng, tình hình phong trào TDTT quần chúng ở địa phương, ngành. Đồng thời chúng tôi trực tiếp đến những cơ sở trọng điểm cùng cán bộ cơ sở thu thập số liệu, đối chiếu với các chỉ tiêu sự nghiệp TDTT đã kê khai và báo cáo.

Nội dung điều tra bao gồm: Các thông tin về thể thao quần chúng; số lượng người tập thể dục thể thao; số gia đình thể thao; số câu lạc bộ thể dục thể thao cơ sở; số cán bộ cộng tác viên, hướng dẫn viên cơ sở; số sân bãi tập luyện TDTT; các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; cơ sở vật chất phục vụ TDTT quần chúng...

Để khảo sát thực trạng sự phát triển phong trào TDTT quần chúng ở thủ đô Viêng Chăn, đề tài tiến hành điều tra tại 9 quận, huyện bao gồm: Sikhottabong, Chanthabouly, Saysettha, Sisattanak, Hatsaiphong, Sangthong, Nasaithong, Saythany và Phaknguem.


2.1.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Đề tài tiến hành ứng dụng các giải pháp phát triển phong trào TDTT quần chúng của thủ đô Viêng Chăn ở 09 quận, huyện như: Sikhottabong, Chanthabouly, Saysettha, Sisattanak, Hatsaiphong, Sangthong, Nasaithong, Saythany và Phaknguem.

Các giải pháp mà đề tài lựa chọn được áp dụng trong thời gian 12 tháng, từ tháng 01/2019 đến tháng 12/2019. Hiệu quả các giải pháp được xác định thông qua việc phân tích các tham số thống kê trước và sau khi tác động các giải pháp ở 9 quận, huyện: Sikhottabong, Chanthabouly, Saysettha, Sisattanak, Hatsaiphong, Sangthong, Nasaithong, Saythany và Phaknguem.

Để kiểm chứng hiệu quả các giải pháp phát triển phong trào TDTT quần chúng, đề tài xác định các chỉ tiêu thống kê như:

- Số người tập luyện TDTT thường xuyên;

- Số gia đình thể thao;

- Số câu lạc bộ thể dục thể thao;

- Số giải thể thao tổ chức trong năm;

- Số lượng người tham gia;

- Cơ sở vật chất phục vụ phong trào TDTT quần chúng;

- Số cán bộ TDTT quần chúng;

- Số kinh phí chi cho hoạt động TDTT quần chúng;

Các chỉ số này được đánh giá tại thời điểm trước và sau khi áp dụng các giải pháp, trên cơ sở đó xác định nhịp tăng trưởng các chỉ số làm căn cứ kiểm chứng giải pháp.

2.1.7. Phương pháp toán học thống kê

Sử dụng thuật toán thống kê để tính tỉ lệ % mức độ tăng trưởng tạo điều kiện cho việc khẳng định những kết luận của đề tài. Công thức tính nhịp tăng trưởng:


Tính nhịp tăng trưởng: W = (v2 – v1) x 100

0.5 x (v1 + v2)

Xem tất cả 181 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí