Thực Trạng Đánh Giá Giảng Viên Tại Trường Chính Trị Tỉnh Thái Nguyên

theo học các lớp Trung cấp lý luận ở tại trường và tham gia theo học các lớp hoàn thiện chương trình Cao cấp LLCT tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Đến nay, đội ngũ giảng viên Nhà trường đều có trình độ LLCT từ trung cấp LLCT trở lên, trong đó có 26 giảng viên có trình độ cao cấp LLCT và tương đương (chiếm 78,79%); 7 giảng viên có trình độ trung cấp LLCT (chiếm 21,21%) [33].

- Về quy hoạch đội ngũ cán bộ:

Trong những năm qua, công tác cán bộ, đặc biệt là công tác quy hoạch cán bộ đã tác động mạnh đến sự phát triển của đội ngũ giảng viên Nhà trường, trong đó có đội ngũ giảng viên.

Đảng ủy - Ban Giám hiệu Nhà trường quán triệt nhận thức rõ công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý là công tác phát hiện sớm nguồn cán bộ có đức, có tài, có triển vọng và khả năng lãnh đạo, quản lý đưa vào quy hoạch. Đánh giá đúng cán bộ trước khi đưa vào quy hoạch, gắn với yêu cầu nhiệm vụ chính trị của từng thời kỳ, đảm bảo cơ cấu về độ tuổi, giới tính, dân tộc. Trên cơ sở đó mới tiến hành lựa chọn, giới thiệu cán bộ vào quy hoạch đồng thời xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng cán bộ theo quy hoạch, đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của đơn vị.

Nội dung để đánh giá được căn cứ theo tiêu chuẩn chung của cán bộ nêu trong Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII). Quy trình đánh giá cán bộ để đưa vào quy hoạch thực hiện theo Quyết định 286-QĐ/TW ngày 08/02/2010 của Bộ Chính trị (khóa X). Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường đã thống nhất chủ trương xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cho giai đoạn 2015 - 2020 và giai đoạn 2020 - 2025. Trong triển khai thực hiện công tác quy hoạch bảo đảm công khai, công bằng đi đôi với phát huy trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy. Công tác quy hoạch cán bộ nhằm mục đích:

Quy hoạch cán bộ nhằm tạo nguồn và xây dựng đội ngũ cán bộ một cách chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài.

Quy hoạch cán bộ bao gồm nhiều khâu trong đó đánh giá cán bộ là khâu đầu tiên, bảo đảm yêu cầu về tiêu chuẩn chung của cán bộ nêu trong Nghị quyết Trung ương 3

khóa VIII và tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh cán bộ bao gồm: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực thực tiễn; uy tín, sức khỏe,...

Quy hoạch cán bộ phải sát với thực tiễn, có tính tích cực, khả thi trên cơ sở nắm chắc đội ngũ cán bộ hiện có và cán bộ dự nguồn, dự báo được nhu cầu trước mắt và lâu dài; khắc phục tình trạng hụt hẫng, đảm bảo tính kế thừa, phát triển và sự chuyển tiếp liên tục.

Nhà trường đã nghiêm túc quán triệt, tổ chức triển khai công tác quy hoạch cán bộ theo Nghị quyết số 42 của Bộ Chính trị và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp trong công tác cán bộ nói chung và công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng. Nâng cao nhận thức các cấp ủy Đảng, cán bộ, đảng viên đối với công tác cán bộ, đồng thời phát huy được vai trò của các tổ chức đoàn thể trong cơ quan đối với công tác quy hoạch cán bộ.

Trong quá trình tiến hành công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ, đã mở rộng dân chủ, công khai và đem lại hiệu quả thiết thực, đã tiến hành xây dựng quy hoạch cấp ủy, cán bộ lãnh đạo, quản lý cho khóa tiếp theo vào năm thứ hai của nhiệm kỳ; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sắp xếp cán bộ; hằng năm tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch theo quy định. Do đó, công tác quy hoạch cán bộ từng bước được thực hiện nền nếp hơn, bảo đảm “mở” và “động”, góp phần thực hiện đồng bộ các khâu của công tác cán bộ.

Trong giai đoạn 2020 – 2025, có 02 đồng chí trong quy hoạch hiệu trưởng, 05 đồng chí trong quy hoạch phó hiệu trưởng; 05 đồng chí trong quy hoạch trưởng các phòng, khoa; 04 đồng chí trong quy hoạch cấp phó trưởng phòng, khoa. Đây là động lực tác động mạnh mẽ đến sự phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của đội ngũ giảng viên nói chung và các đồng chí được quy hoạch các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng[36, tr.22].

2.2. Thực trạng đánh giá giảng viên tại Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên

2.2.1. Chủ trương đánh giá giảng viên của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Nguyên và lãnh đạo Nhà trường

Trong những năm qua, công tác đánh giá viên chức nói chung và giảng viên nói riêng được Nhà trường thực hiện nghiêm túc theo Luật Viên chức, Nghị định số

56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá, phân loại CBCC, viên chức và Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 15/9/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP; Nghị định số 90/2020 ngày 13/8/2020 của Chính phủ về đánh giá, xếp loại chất lượng CBCC, viên chức; Quyết định 2252/QĐ-HVCTQG ngày 02 tháng 5 năm 2019 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Quyết định số 11/2018/QĐ-UBND, ngày 11 tháng 6 năm 2018 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành Quy định về thi đua, khen thưởng của tỉnh Thái Nguyên; Quy định 438-QĐ/TU ngày 02/7/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử; Quy định 439-QĐ/TU ngày 02/7/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý. Theo đó, Lãnh đạo Nhà trường đã quán triệt và tuân thủ nghiêm các nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, viên chức nói chung và đội ngũ giảng viên của Trường nói riêng, cụ thể:

Thứ nhất, đảm bảo tính khách quan, công bằng khi đánh giá. Trong quá trình đánh giá, Nhà trường đã nhìn nhận thực chất công việc mà viên chức đã đảm nhiệm và thực hiện, không dựa vào chủ quan của người đánh giá. Việc đánh giá viên chức Nhà trường đã xuất phát trên quan điểm đặt lợi ích chung lên trên lợi ích riêng, đặt lợi ích tập thể (Nhà trường, các khoa, phòng) lên trên lợi ích cá nhân.

Thứ hai, khi đánh giá phải gắn với tiêu chuẩn chức danh của người được đánh giá. Thực hiện nguyên tắc này, trong đánh giá Nhà trường chú trọng đến việc gắn với trách nhiệm của từng người trong cơ cấu, tổ chức của trường. Đặc biệt đối với viên chức lãnh đạo, quản lý (Ban Giám hiệu, lãnh đạo các khoa, phòng) ngoài việc thực hiện tốt nhiệm vụ giảng viên còn phải hoàn thành tốt nghĩa vụ chỉ đạo tổ chức nhiệm vụ chính trị của Nhà trường, của khoa, phòng theo chức trách, thẩm quyền được giao.

Thứ ba, đánh giá phải dựa trên kết quả thực thi công vụ. Nguyên tắc này được thực hiện nghiêm túc để nhìn nhận khách quan, đầy đủ, toàn diện sự đóng góp của mỗi viên chức trong thực hiện nhiệm vụ chung của Nhà trường.

2.2.2. Thực trạng tổ chức triển khai đánh giá đội ngũ giảng viên Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên

2.2.2.1. Thực trạng tiến hành quy trình đánh giá

Về quy trình đánh giá, do hiện tại Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên vẫn chưa

ban hành được quy chế riêng về đánh giá viên chức, giảng viên mà hiện tại vẫn đang căn cứ theo các quy định của Luật Viên chức và các nghị định hướng dẫn thi hành. Nhà trường cũng đã triển khai hướng dẫn cụ thể dựa trên hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền với trình tự gồm các bước cơ bản như sau:

Bước 1: Viên chức làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao theo mẫu quy định tại Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá, phân loại CBCC, viên chức và Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 15/9/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP; Nghị định số 90/2020 ngày13/8/2020 của Chính phủ về đánh giá, xếp loại chất lượng CBCC, viên chức.

Bước 2: Viên chức trình bày báo cáo tự đánh giá tại cuộc họp khoa, phòng để tập thể đóng góp ý kiến. Các ý kiến được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.

Bước 3: Hội đồng thi đua khen thưởng Nhà trường xem xét, cho ý kiến về kết quả tự đánh giá của viên chức và kết quả đánh giá của khoa phòng, đề xuất, tham mưu Hiệu trưởng đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức hằng năm.

Bước 4: Thông báo cho viên chức kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng. Đồng thời, công khai kết quả tại cơ quan theo quy định pháp luật hiện hành.

2.2.2.2. Thực trạng về xây dựng và áp dụng tiêu chí đánh giá

Như trên vừa đề cập, việc đánh giá đối với viên chức nói chung và giảng viên Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên nói riêng trong những năm gần đây được áp dụng theo căn cứ tại Luật Viên chức, Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá, phân loại CBCC, viên chức và Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 15/9/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP và mới đây nhất là Nghị định số 90/2020 ngày13/8/2020 của Chính phủ về đánh giá, xếp loại chất lượng CBCC, viên chức và các văn bản hướng dẫn có liên quan của Bộ Nội vụ, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Thái Nguyên... Theo đó, các tiêu chí đánh giá được căn cứ theo hai loại “quy định cứng” và “quy định mềm”, trong đó các quy định cứng để đánh giá viên chức nói chung và giảng viên nói riêng do Quốc hội ban hành trong các Luật, và được Chính phủ và Bộ Nội vụ cụ thể hóa tại các Nghị định và Thông tư

hướng dẫn. Hiện nay, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Thái Nguyên, Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên vẫn chủ yếu căn cứ theo các “quy định cứng” này để triển khai xây dựng tiêu chí đánh giá viên chức nói chung và giảng viên nói riêng chứ cũng chưa chủ động nhiều trong việc xây dựng các “tiêu chí mềm” phù hợp với đặc thù của Nhà trường cũng như của từng bộ phận khoa, ban.

Những năm gần đây, căn cứ theo các quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Nội vụ, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Nguyên đã có công văn yêu cầu lãnh đạo Nhà trường tập trung chỉ đạo về việc thực hiện đánh giá, phân loại viên chức, giảng viên theo đúng nội dung quy định của Luật Viên chức và các Nghị định, văn bản hướng dẫn thi hành. Theo đó, Nhà trường cũng đã hướng dẫn chi tiết về xác định các tiêu chí liên quan đến đánh giá viên chức nói chung và giảng viên nói riêng trong các cơ quan, đơn vị căn cứ theo quy định với các tiêu chí cụ thể sau:

- Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, quy chế của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh của Nhà trường;

- Kết quả thực hiện công việc được giao; tiến độ, chất lượng thực hiện nhiệm vụ gắn với VTVL, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể;

- Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp;

- Tinh thần trách nhiệm, thái độ trong giảng dạy, quản lý, phục vụ, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức;

- Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức.

Ngoài ra, viên chức giữ chức danh quản lý (Ban Giám hiệu, lãnh đạo các khoa, phòng) còn được đánh giá theo các nội dung sau đây:

- Năng lực quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ;

- Kế hoạch làm việc theo năm, quý, tháng và kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý; việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp phụ trách. Mức xếp loại chất lượng của cá nhân không cao hơn mức xếp loại chất lượng của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp phụ trách.

Bên cạnh đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Nguyên cũng quy định: các sở, ban,

ngành, trong đó có Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên cần xây dựng tiêu chí đánh giá cụ thể đối với công chức, viên chức, giảng viên dựa trên các quy định của nhà nước, quy định của tỉnh trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, bản mô tả công việc của từng VTVL trong cơ quan, tổ chức, đơn vị gắn với đặc điểm mang tính đặc thù của từng ngành, lĩnh vực, địa phương. Đồng thời, quy định cụ thể, rõ ràng về thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong thực hiện công tác đánh giá, phân loại công chức, viên chức, giảng viên.

Nhờ đó, kết quả đánh giá, phân loại giảng viên theo các tiêu chí cũng đã được triển khai tương đối hiệu quả. Kết quả này có thể được tổng hợp thông qua việc đánh giá đội ngũ giảng viên của Nhà trường qua các nhóm tiêu chí cơ bản như sau: (1) Phẩm chất chính trị; (2) Đạo đức nghề nghiệp; (3) Lối sống, tác phong; (4) Kiến thức, năng lực chuyên môn; (5) Năng lực sư phạm…, cụ thể:

Thứ nhất, về phẩm chất chính trị

Đây là nhóm tiêu chí quan trọng hàng đầu cùng với đạo đức cách mạng của bản thân mỗi CBCC, viên chức nói chung và đặc biệt là đối với người giảng viên của trường chính trị cấp tỉnh nói riêng. Phẩm chất chính trị được hình thành từ sự tác động của chính trị xã hội và từ hoạt động thực tiễn của bản thân mỗi giảng viên. Phẩm chất chính trị tốt là cơ sở quan trọng để xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng. Đối với giảng viên Trường Chính trị, việc xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng càng có ý nghĩa quan trọng trong việc giảng dạy LLCT, đồng thời là cơ sở để các giảng viên có lập trường vững vàng khi phân tích, lý giải một cách khoa học đối với những hiện tượng chính trị, xã hội nảy sinh để định hướng hành động đúng đắn; giải quyết tình huống phức tạp của cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận hiện nay.

Qua đánh giá hằng năm của Nhà trường có thể thấy, phẩm chất chính trị của đội ngũ giảng viên tại Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên về cơ bản là tốt. Các giảng viên luôn trung thành với chủ nghĩa Mác - Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Những năm gần đây, đội ngũ giảng viên của Nhà trường đã tích cực phấn đấu, rèn luyện, đăng ký “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” theo các chuyên đề cụ thể từng năm, tích cực tham gia các buổi hội thảo do Nhà trường tổ

chức, nhằm nâng cao nhận thức và tăng cường các hoạt động làm theo một cách thiết thực, hiệu quả.

Bên cạnh đó, phẩm chất chính trị của đội ngũ giảng viên của Nhà trường một phần còn được thể hiện thông qua các bài giảng trên lớp cũng như các trong hoạt động giao tiếp với học viên. Thông qua khảo sát ý kiến đánh giá từ các cán bộ lãnh đạo trong Ban Giám hiệu Nhà trường và các lãnh đạo Khoa/Phòng của Nhà trường về nội dung này, kết quả có được thể hiện thông qua bảng sau:

Bảng 2.1. Đánh giá của Lãnh đạo Nhà trường và lãnh đạo Khoa/Phòng về phẩm chất chính trị của đội ngũ giảng viên Trường Chính trị tỉnh

Thái Nguyên.

(Đơn vị tính: %)


Tiêu chuẩn


Phẩm chất chính trị

Mức độ đạt

Tốt

Khá

TB

Yếu

Kém

Tiêu chí 1

Tinh thần yêu nước

100

0.0

0.0

0.0

0.0


Tiêu chí 2

Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội phấn đấu thực

hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.


100


0.0


0.0


0.0


0.0


Tiêu chí 3

Thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, chống bệnh thành tích theo tư tưởng đạo đức, phong

cách Hồ Chí Minh


93.3


6.7


0.0


0.0


0.0


Tiêu chí 4

Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng.


66.7


33.3


0.0


0.0


0.0


Tiêu chí 5

Có trình độ hiểu biết LLCT, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.


86.7


13.3


0.0


0.0


0.0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Đánh giá viên chức tại Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên - 7

(Nguồn: Khảo sát của tác giả).

Qua Bảng thống kê cho thấy, giảng viên Nhà trường có “Tinh thần yêu nước”, “Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước” với mức đánh giá tuyệt

đối, đạt 100% ý kiến đánh giá ở mức “Tốt”. Ý thức “Thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, chống bệnh thành tích theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” của đội ngũ giảng viên cũng đạt 93.3% ý kiến đánh giá “Tốt”, chỉ có 6.7% ý kiến đánh giá ở mức “Khá”.

Về “Trình độ hiểu biết LLCT, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước” của đội ngũ giảng viên cũng đạt 86.7% ý kiến đánh giá mức độ “Tốt”, 13.3% ý kiến đánh giá ở mức “Khá”. Tiêu chí “Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng” cũng đạt ở mức tương đối với 66.7% ý kiến đánh giá “Tốt” và 33.3% ý kiến đánh giá “Khá”.

Để có cái nhìn khách quan khi đánh giá về nội dung này, tác giả cũng đã tiến hành thiết kế phiếu khảo sát riêng để lấy ý kiến từ phía các học viên. Kết quả có được như sau:

Bảng 2.2. Đánh giá của học viên về phẩm chất chính trị của giảng viên Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên

(Đơn vị tính: %)


Tiêu chuẩn


Phẩm chất chính trị

Mức độ đạt

Tốt

Khá

TB

Yếu

Kém


Tiêu chí 1

Chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,

pháp luật của Nhà nước


100


0


0


0


0

Tiêu chí 2

Tham gia hoạt động chính trị xã hội

100

0

0

0

0

Tiêu chí 3

Thực hiện nghĩa vụ công dân

100

0

0

0

0

Tiêu chí 4

Tư tưởng và quyết tâm thực hiện đường lối đổi mới

100

0

0

0

0

(Nguồn: Khảo sát của tác giả).

Qua kết quả từ Bảng thống kê trên cho thấy, 100% học viên đều đánh giá đội ngũ giảng viên Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên có phẩm chất chính trị ở mức “Tốt”. Trên thực tế, qua đánh giá hằng năm của Nhà trường cũng khẳng định, đội ngũ giảng viên của Nhà trường luôn có ý thức chấp hành nghiêm túc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt các giảng viên luôn tin

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 22/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí