Quan Điểm, Giải Pháp Hoàn Thiện Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Công Giáo Ở Tỉnh Gia Lai Hiện Nay


tượng quá khích. Trong từng vụ việc và thời điểm cụ thể, các cấp chính quyền đã linh hoạt trong việc thực hiện các biện pháp xử lý, giải quyết các vấn đề tôn giáo phát sinh đúng quy định của pháp luật, không để các đối tượng xấu lợi dụng xuyên tạc, kích động quần chúng giáo dân.

Công tác thanh tra, kiểm tra cũng được các cơ quan chức năng thực hiện có hiệu quả, thông qua hoạt động này, Ủy ban nhân dân các cấp và Ban Tôn giáo tỉnh đã xử lý kịp thời những vấn đề nổi cộm, vụ việc sai phạm trong QLNN về hoạt động của Công giáo trên địa bàn.

Hoạt động đối ngoại của Công giáo được quan tâm; thông qua đối ngoại của Công giáo, đã và đang từng bước đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ linh mục, chức việc có trình độ, tâm huyết với hoạt động đạo. Qua đối ngoại của Công giáo cũng giúp cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cũng tăng cường các hoạt động trao đổi, tiếp xúc với các tổ chức tôn giáo về những vấn đề liên quan đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta...

- Nguyên nhân:

Có được những chuyển biến tích cực nêu trên là nhờ Đảng và Nhà nước đã kịp thời đề ra đường lối đổi mới đất nước nói chung và đổi mới chính sách tôn giáo nói riêng đúng đắn phù hợp với tình hình phát triển của đất nước. Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến những thành tựu trong công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo ở nước ta trong những năm qua. Mặt khác QLNN về tôn giáo nói chung và hoạt động của Công giáo nói riêng trên địa bàn tỉnh Gia Lai được xác định là một bộ phận trong quản lý xã hội của tỉnh, vì vậy hệ thống QLNN về tôn giáo của tỉnh đã thành hệ thống từ tỉnh tới xã thực hiện nhiệm vụ nhằm góp phần ổn định sinh hoạt của đồng bào tôn giáo ở Gia Lai.

Nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên về công tác tôn giáo có chuyển biến tích cực. Công tác QLNN về tôn giáo được


tăng cường, gắn việc thực hiện các chủ trương của Đảng và các quy định của pháp luật vào điều kiện cụ thể của tỉnh, nhất là công tác đấu tranh xử lý các vấn đề liên quan đến tôn giáo. Quan tâm đến công tác quản lý, hướng dẫn các cơ sở tôn giáo tổ chức hoạt động và tín đồ tham gia sinh hoạt tôn giáo, đáp ứng được nhu cầu chính đáng về sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của chức sắc, tín đồ.

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã thu được kết quả tích cực, tạo cơ sở kinh tế - xã hội cho công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo: kinh tế liên tục tăng trưởng khá, thu ngân sách tăng nhanh; công tác giảm nghèo; đảm bảo an sinh xã hội đạt kết quả tốt làm cho quần chúng tín đồ phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, hăng hái lao động sản xuất, tham gia các phong trào thi đua ở địa phương. Vì vậy nhìn chung QLNN về tôn giáo nói chung và hoạt động của Công giáo nói riêng trên địa bàn tỉnh Gia Lai được nhân dân ủng hộ. Nhiều hoạt động lợi dụng tôn giáo làm trái pháp luật được kịp thời phát hiện và ngăn chặn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

2.2.4.2. Những hạn chế trong QLNN đối với Công giáo và

nguyên nhân

Quản lý nhà nước đối với hoạt động của Công giáo trên địa bàn tỉnh Gia Lai - 12

- Hạn chế:

Thứ nhất, Luật tín ngưỡng, tôn giáo với những điểm mới, những quy định cụ thể sẽ là cơ sở pháp lý trong việc quản lý hoạt động Công giáo ngày một hiệu quả hơn và cũng buộc các cơ quan có liên quan và tổ chức, cá nhân hoạt động tuân thủ pháp luật. Tuy nhiên, các luật khác có liên quan như Luật đất đai, giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội... chưa có quy định rõ về việc tổ chức tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng được hoạt động ở phạm vi nào (trừ giáo dục mầm non).

Thứ hai, một số cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đầy đủ và thống nhất về công tác tôn giáo. Trên thực tế ở một số nơi có một bộ phận cán bộ, đảng


viên vẫn có tư tưởng bảo thủ hẹp hòi, cứng nhắc và còn mang nặng định kiến, mặc cảm với tín đồ, chức sắc người có đạo, trong đó có Công giáo. Khi triển khai các chương trình công tác tháng, quý, năm chưa dự báo đầy đủ những vấn đề phát sinh sau khi triển khai thực hiện dẫn đến bị động, lúng túng khi phải xử lý các vấn đề mới nảy sinh từ thực tiễn. Việc xử lý hoạt động “tôn giáo trái pháp luật” chưa kịp thời, thiếu đồng bộ, do nhận thức về tôn giáo trái pháp luật còn hạn chế, chưa huy động được nhân dân tích cực tham gia giải quyết ngay khi mới phát sinh.

Trong những năm gần đây, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Gia Lai đã quan tâm đến tổ chức, bộ máy cán bộ làm công tác tôn giáo nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ đặt ra của một tỉnh với nhiều dân tộc sinh sống và nhiều tôn giáo khác nhau. Việc bố trí công tác tôn giáo ở cấp huyện về phòng Nội vụ quản lý là chưa phù hợp vì công việc của phòng Nội vụ rất nhiều đầu mối công việc do đó công tác tôn giáo nhiều khi bị xem nhẹ hoặc né tránh. Ở cấp xã không có công chức chuyên trách về công tác dân tộc, tôn giáo mà chỉ là bán chuyên trách, trình độ hiểu biết về tôn giáo rất hạn chế, ngại tiếp xúc với chức sắc, tín đồ tôn giáo mà nhất là đối với Công giáo; số cán bộ làm công tác tôn giáo thường xuyên thay đổi, không biết tiếng của người dân tộc thiểu số,... đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong việc QLNN đối với Công giáo.

Thứ ba, công tác vận động quần chúng và công tác xây dựng lực lượng cốt cán trong các vùng có đông tín đồ theo Công giáo còn nhiều hạn chế, một số địa phương trên địa bàn còn làm chưa tốt, nên một bộ phận quần chúng vẫn bị lừa bịp, mua chuộc hoặc bị kẻ xấu lợi dụng, kích động lôi kéo tham gia các vụ gây rối trật tự công cộng; một số chức sắc của Công giáo đang gia tăng các hoạt động mục vụ ngoài phạm vi phụ trách, xúi giục tín đồ xây dựng nhà


nguyện trái phép; kích động tín đồ đòi lại cơ sở thờ tự, đất đai cũ của tôn giáo mà chính quyền đã trưng dụng sử dụng vào phục vụ công ích.

Thứ tư, công tác phối hợp giữa các ban, ngành, địa phương trong hệ thống chính trị chưa thống nhất, đồng bộ, thiếu chặt chẽ, chưa thật sự vì nhiệm vụ chung, còn đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Sự phối hợp còn mang tính vụ việc, chưa thường xuyên liên tục.

Thứ năm, quá trình QLNN đối với Công giáo ở một số nơi còn nhiều bất cập, có nơi thì cứng nhắc, có nơi thiếu chặt chẽ, nhất là việc triển khai các chính sách sau khi thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc, đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, kéo theo đó là vấn đề quy hoạch đất giao cho tổ chức tôn giáo, vấn đề xây dựng cơ sở thờ tự.

Thứ sáu, đời sống kinh tế - văn hóa ở một số nơi trên địa bàn tỉnh nói chung và đối với đồng bào theo Công giáo nói riêng vẫn còn gặp khó khăn. Đời sống tinh thần và trình độ dân trí của đồng bào còn chậm được nâng lên.

- Nguyên nhân

+ Nguyên nhân khách quan:

Tình hình Công giáo trên thế giới diễn biến phức tạp, do vậy hoạt động Công giáo trong nước ngày càng mở rộng phạm vi và quy mô hoạt động. Một số cơ sở thờ tự trên địa bàn coi việc phát triển đạo là sự sống còn nên tìm mọi cách (kể cả trái pháp luật) để truyền đạo, lôi kéo người dân theo đạo.

Các thế lực phản động thù địch luôn lợi dụng chiêu bài "dân chủ, nhân quyền" và "tự do tôn giáo" hậu thuẫn cho một số tổ chức cá nhân lợi dụng, "núp bóng" Công giáo để hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước ta.

+ Nguyên nhân chủ quan:

Một là, một số địa phương chính quyền cấp cơ sở chưa nhận thức đúng tầm quan trọng, đầy đủ về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối


với công tác tôn giáo trong tình hình mới, nhất là những quy định trong các văn bản pháp luật liên quan đến tôn giáo.

Hai là, sự phối hợp của các cơ quan chính quyền với Mặt trận, đoàn thể các cấp đối với công tác tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng còn thiếu chặt chẽ, chưa kịp thời. Công tác chỉ đạo về chuyên môn của cấp trên nhiều khi không thống nhất, chỉ đạo giải quyết vụ việc mang tính chung chung không cụ thể.

Ba là, một số điều khoản trong Luật chưa có sự thống nhất trong cách hiểu nên trong quá trình triển khai gặp không ít khó khăn.

Bốn là, tín đồ theo Công giáo trên địa bàn tỉnh Gia Lai một phần là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, chưa nắm rõ các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động của tôn giáo nên hoạt động tôn giáo trái pháp luật, hoặc dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng để tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước ta.


Tiểu kết chương 2

Triển khai nghiên cứu thực tiễn trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Chương 2 luận văn đã đạt được những kết quả dưới đây:

Thứ nhất, chương 2 luận văn đã nêu được một số nét khái quát về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên; kinh tế - xã hội; tình hình dân cư, tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Đây chính là những môi trường tự nhiên, môi trường xã hội cho hoạt động chức sắc, tín đồ Công giáo. Gia Lai là địa bàn cư trú của 35 dân tộc và là tỉnh có nhiều tôn giáo (số lượng tín đồ chiếm khoảng 25% dân số, trong đó đại đa số là đồng bào các dân tộc thiểu số).

Để động viên được mọi tầng lớp nhân dân tham gia vào công cuộc đổi mới của đất nước, không thể không tính đến lực lượng đông đảo này. Với đặc thù là địa bàn có nhiều tôn giáo, dân tộc nên tỉnh Gia Lai cần nâng cao đời


sống dân sinh, trình độ dân trí, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, giữ gìn và phát huy văn hóa, phong tục tập quán truyền thống, loại bỏ những hủ tục lạc hậu.

Thứ hai, chương 2 luận văn đã nghiên cứu về thực trạng hoạt động của Công giáo ở tỉnh Gia Lai. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Công giáo ở địa phương. Quá trình này gắn liền với sự hình thành và phát triển của giáo phận Kon Tum. Hiện nay, trên toàn tỉnh Gia Lai có 124.844 giáo dân Công giáo, sinh hoạt tôn giáo tại 54 nhà thờ, nhà nguyện và 24 cơ sở dòng tu với 108 linh mục và 428 người là chức việc.

Thứ ba, hoạt động Công giáo trên địa bàn tỉnh Gia Lai cơ bản ổn định, đáp ứng nguyện vọng, nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của chức sắc và bà con tín đồ theo đạo, khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng được củng cố, tạo được sự đồng thuận giữa chính quyền với giáo hội, chức sắc, tín đồ; nhận thức đầy đủ quyền và nghĩa vụ của công dân đối với đất nước, sống tốt đời đẹp đạo. Sinh hoạt của các giáo hạt, giáo xứ trên địa bàn diễn ra ra ổn định, thuần túy trong khuôn khổ quy định của pháp luật, an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội được giữ vững, thúc đẩy kinh tế -xã hội của huyện phát triển bền vững, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Bên cạnh những kết quả tích cực trên, hoạt động Công giáo trên địa bàn tỉnh vẫn bộc lộ những khó khăn, thách thức do đó vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải có giải pháp, dự đoán xu hướng và đặc biệt là sự chỉ đạo thống nhất, đồng bộ, kịp thời từ Trung ương tới cơ sở để việc QLNN về tôn giáo ở địa phương được tốt hơn trong những năm tiếp theo.

Thứ tư, chương 2 luận văn đã nghiên cứu và phân tích khá đầy đủ, toàn diện về thực trạng thực hiện nhiệm vụ QLNN đối với hoạt động Công giáo của chính quyền tỉnh Gia Lai; luận văn cũng đã chỉ ra những kết quả đạt


được, những hạn chế cũng như nguyên nhân. Đây là những luận chứng cơ sở quan trọng cho việc xây dựng và đề xuất những giải pháp quản lý nhằm tiếp tục hoàn thiện công tác QLNN đối với hoạt động Công giáo trong thời gian tới.


CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CÔNG GIÁO Ở TỈNH GIA LAI HIỆN NAY

3.1. Dự báo xu hướng hoạt động của Công giáo trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Thời gian tới, Công giáo ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Gia Lai nói riêng được dự báo phát triển theo các xu hướng chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, đa dạng hóa hình thức truyền đạo, phù hợp với thực tế. Củng cố, phát triển tổ chức bằng việc thiết lập giáo họ, giáo xứ, các điểm truyền giáo tại vùng sâu, vùng xa gắn liền với tạo quỹ đất xây dựng cơ sở tôn giáo. Thành lập các hội đoàn trong các giáo xứ, giáo phận và hướng đến mỗi tín đồ ít nhất tham gia làm thành viên của 01 hội. Giáo hội sử dụng các hội đoàn làm nòng cốt trong việc truyền giáo cho chính đồng bào của họ, gắn với việc giúp đỡ nhau không chỉ trong đức tin mà còn hỗ trợ trong cuộc sống. Giáo hội sẽ chú trọng đến việc giúp đỡ giới trẻ trong mọi phương diện, từ tâm sinh lý đến học tập, hướng nghiệp, hôn nhân gia đình để củng cố phát triển đức tin. Xu hướng này tạo ra sự năng động, trách nhiệm của tín đồ không chỉ trong việc thực hành đức tin mà cả xã hội; gắn kết, đoàn kết các thành viên trong cộng đồng tôn giáo, hạn chế được ảnh hưởng tiêu cực của các tệ nạn xã hội đang xâm nhập vào cộng đồng, nhất là giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên, vô hình chung đã tách tín đồ ra khỏi các hội quần chúng ngoài xã hội. Các tổ chức chính trị - xã hội sẽ khó thu hút được hội viên nếu không có nội dung phong phú, hình thức đa dạng và giải pháp phát triển hội thích hợp. Điều này làm giảm vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức của quần chúng ở cơ sở, gây khó khăn trong tuyên truyền, vận động tín đồ thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/02/2023