Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học Sài Gòn - 2



các giải pháp


Bảng 3.14

Nội dung tổ chức TN các giải pháp

Sau 108


Bảng 3.15

Thống kê thực trạng đổi mới về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động TDTT ngoại khóa


Sau 110

Bảng 3.16

Kết quả thống kê thể lực của SV nam 2 nhóm trước TN

115

Bảng 3.17

Kết quả thống kê thể lực của SV nữ 2 nhóm trước TN

117

Bảng 3.18

Đánh giá, xếp loại thể lực của SV lứa tuổi 20 (Quyết định 53 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

118

Bảng 3.19

Thể lực của SV nam ở 2 nhóm sau TN

Sau 119

Bảng 3.20

Thể lực của SV nữ ở 2 nhóm sau TN

121

Bảng 3.21

Đánh giá, xếp loại thể lực của 2 nhóm SV sau TN các GP

Sau 123

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.

Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học Sài Gòn - 2

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


BIểU Đồ

NộI DUNG

TRANG

Biểu đồ 3.1

Kết quả thống kê sự quan tâm của nhà trường đối với hoạt động TDTT ngoại khóa

63

Biểu đồ 3.2

Kết quả đánh giá về số lượng đội ngũ GV giảng dạy TDTT ngoại khóa

64

Biểu đồ 3.3

Kết quả đánh giá chất lượng đội ngũ GV giảng dạy TDTT ngoại khóa

64

Biểu đồ 3.4

Kết quả đánh giá về số lượng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động TDTT ngoại khóa

65

Biểu đồ 3.5

Kết quả đánh giá chất lượng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động TDTT ngoại khóa

65

Biểu đồ 3.6

Kết quả đánh giá Kinh phí dành cho hoạt động TDTT ngoại khóa

66

Biểu đồ 3.7

Kết quả đánh giá nội dung chương trình các môn TDTT ngoại khóa

66

Biểu đồ 3.8

Kết quả đánh giá chất lượng hoạt động TDTT ngoại khóa của SV

68

Biểu đồ 3.9

Kết quả thống kê các môn TDTT ngoại khóa SV tham gia tập luyện

68

Biểu đồ 3.10

Kết quả thống kê số buổi tập/tuần SV tham gia hoạt động TDTT ngoại khóa

69

Biểu đồ 3.11

Kết quả thống kê thời điểm trong ngày SV tham gia hoạt động TDTT ngoại khóa

70

Biểu đồ 3.12

Kết quả thống kê hình thức hoạt độngTDTT ngoại khóa của SV

70

Biểu đồ 3.13

Kết quả thống kê thời lượng dành cho mỗi lần tham gia hoạt động TDTT ngoại khóa của SV

71


Biểu đồ 3.14

Kết quả thống kê địa điểm tham gia hoạt động TDTT ngoại khóa của SV

71


Biểu đồ 3.15


Kết quả thống kê nhu cầu tham gia tập luyện các môn TDTT ngoại khóa của SV

.

Biểu đồ 3.16

Kết quả thống kê nhu cầu về hình thức tổ chức tập luyện các môn TDTT ngoại khóa của SV

73

Biểu đồ 3.17

Kết quả thống kê sự hứng thú khi tham gia hoạt động TDTT ngoại khóa của SV

74

Biểu đồ 3.18

Kết quả thống kê sự hài lòng về hoạt động TDTT ngoại khóa của SV

75

Biểu đồ 3.19

Kết quả phân tích tính cần thiết và khả thi của các giải pháp

98

Biểu đồ 3.20

So sánh sự hứng thú của các nhóm sau thực nghiệm các GP

113

Biểu đồ 3.21

So sánh sự hài lòngcủa các nhóm sau thực nghiệm các GP

113

Biểu đồ 3.22

Nhịp tăng trưởng thể lực của SV Nam ở 2 nhóm sau TN

Sau 119

Biểu đồ 3.23

Nhịp tăng trưởng thể lực của SV Nữ ở 2 nhóm sau TN

122

Biểu đồ 3.24

So sánh kết quả đánh giá, xếp loại thể lực của nhóm TN trước và sau TN các GP

122

Biểu đồ 3.25

So sánh kết quả đánh giá, xếp loại thể lực của nhóm ĐC trước và sau TN các GP

123


ĐẶT VẤN ĐỀ

Công tác giáo dục thể chất (GDTC) và hoạt động Thể dục thể thao (TDTT) trong trường học các cấp là một mặt giáo dục quan trọng, không thể thiếu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo nhằm bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực góp phần thực hiện các nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và phát triển bền vững đất nước trong điều kiện hội nhập quốc tế. Luật thể dục, thể thao (2007) nêu rõ: “GDTC trong trường học là chế độ giáo dục bắt buộc nhằm tăng cường sức khỏe, phát triển thể chất, góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho người học” [52].

GDTC đóng một vai trò quan trọng, không thể thiếu được của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, có tác dụng tích cực đối với sự hoàn thiện nhân cách, thể chất cho sinh viên (SV), nhằm đào tạo con người mới phát triển toàn diện phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quán triệt sâu sắc vấn đề này, trong nhiều năm qua, Bộ Giáo dục và đào tạo (GĐ&ĐT) rất quan tâm đến công tác GDTC trong các trường Đại học (ĐH), Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp thể hiện qua việc thường xuyên cải tiến các nội dung chương trình giảng dạy, từng bước nâng cao chất lượng về trang thiết bị, cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ và cả về đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao thể chất cho người học. Một số trường đã được đầu tư cải tạo và xây dựng nhiều công trình TDTT lớn để phục vụ tốt cho công tác giảng dạy nội khoá, hoạt động ngoại khoá, phong trào TDTT quần chúng và các giải thi đấu thể thao SV ngày càng phát triển mạnh mẽ và rộng khắp. GDTC trong trường học được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Điều đó được thể hiện qua đường lối, chính sách, các văn kiện của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác thể dục thể thao trường học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan quản lý Nhà nước về thể dục thể thao trường học, những năm gần đây đã chỉ đạo đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục thể chất, đầu tư cơ


sở vật chất phục vụ cho hoạt động TDTT của học sinh, SV nhằm nâng cao chất lượng GDTC trong các trường học phổ thông, Cao đẳng và ĐH.

Tuy công tác GDTC trong các trường học những năm gần đây đã có sự tiến bộ nhất định nhưng xét về mặt chiến lược còn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chuẩn bị nguồn nhân lực trước những yêu cầu ngày càng cao của công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục thể chất trong trường học vẫn là một đòi hỏi từ thực tiễn giáo dục đào tạo nước ta.

Thể dục thể thao trong nhà trường bao gồm hai hoạt động chính, đó là TDTT nội khóa và TDTT ngoại khóa. TDTT nội khóa được thực hiện theo chương trình giáo dục bắt buộc, thông qua các giờ học GDTC được sắp xếp trong thời khóa biểu, với nội dung đã được nhà trường phê duyệt. TDTT ngoại khóa là các hoạt động liên quan đến TDTT, được tiến hành ngoài giờ học chính khóa, bao gồm các hoạt động tập luyện cá nhân hay tổ, nhóm, Câu lạc bộ của SV, tham gia các hoạt động thi đấu, cổ vũ, học tập hay thưởng thức các giá trị của TDTT.

Thể dục thể thao ngoại khóa chủ yếu tổ chức các hoạt động TDTT vào những thời gian nhàn rỗi của SV, mở rộng hiểu biết và nâng cao những kiến thức về TDTT, sử dụng một cách tự giác, có hiệu quả các phương tiện của giáo dục thể chất trong đời sống và hoạt động hàng ngày của SV để nâng cao sức khỏe và rèn luyện thể lực. Những buổi tập ngoại khóa có nội dung khác nhau, sẽ giúp SV nắm chắc được nội dung trong chương trình học chính khóa, chuẩn bị đầy đủ cho họ những kiến thức, kỹ năng, thể lực cần thiết, đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo quy định. Ngoài ra, tập luyện ngoại khóa giúp cho việc hoàn thiện các môn thể thao tự chọn, hình thành được những phẩm chất đạo đức tốt, những phẩm chất về ý chí, giúp về việc phát triển những kỹ năng chung và giáo dục tinh thần trách nhiệm đối với việc học tập nói chung trong nhà trường.

Trường ĐH Sài Gòn là cơ sở giáo dục ĐH công lập trực thuộc Ủy Ban Nhân


Dân Thành Phố Hồ Chí Minh, chịu sự quản lý Nhà Nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có chức năng đào tạo đa ngành, đa cấp, đa lĩnh vực. Hiện nay, nhà trường đào tạo theo hai hình thức: giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên (vừa làm vừa học, văn bằng 2 và liên thông). Trường ĐH Sài Gòn có 14 phòng, ban chức năng, 3 đơn vị trực thuộc, 7 trung tâm, 20 khoa đào tạo với 11 chuyên ngành đào tạo sau đại học, và 32 ngành đào tạo trình độ cao đẳng thuộc các lĩnh vực: kinh tế - kỹ thuật, văn hóa – xã hội, chính trị - nghệ thuật, luật và sư phạm. Từ năm 2018, trường chỉ đào tạo trình độ đại học và sau đại học, với số lượng hơn 20 ngàn sinh viên. Ngoài ra trường còn có các khoa đào tạo các môn chung, trong đó nổi bật là khoa Giáo dục quốc phòng-An ninh và Giáo dục thể chất.

Trong những năm vừa qua hoạt động TDTT ngoại khóa trong nhà trường đã có những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều tồn tại cần được khắc phục như: thiếu thốn về cơ sở vật chất, sân bãi tập luyện; chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ phụ trách; nội dung, chương trình chưa phù hợp; các hoạt động TDTT ngoại khóa chưa được phát triển mạnh,… Chính vì những điều đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác GDTC nói chung cũng như công tác đào tạo SV phát triển toàn diện của nhà trường.

Do đó, để góp phần nâng cao chất lượng công tác GDTC, hiệu quả của các hoạt động TDTT ngoại khóa cho SV việc “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học Sài Gòn” là rất thời sự và cần thiết được thực hiện.

Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động TDTT ngoại khóa của SV, nghiên cứu xây dựng các các giải pháp phù hợp với điều kiện kiện thực tế và ứng dụng để kiểm nghiệm, xác định hiệu quả của các giải pháp đã xây dựng trong thực tiễn hoạt động TDTT cho SV, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trường ĐH Sài Gòn.


Mục tiêu nghiên cứu

1. Đánh giá thực trạng hoạt động TDTT ngoại khóa của sinh viên trường Đại học Sài Gòn.

2. Xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TDTT ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học Sài Gòn.

3. Đánh giá hiệu quả thực nghiệm các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TDTT ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học Sài Gòn.

Giả thuyết khoa học

Với xu hướng phát triển của công tác đào tạo đại học, cao đẳng hiện nay, giáo dục thể chất nói chung cũng như thể thao ngoại khóa nói riêng đã và đang trở thành một trong những lĩnh vực được quan tâm hàng đầu của các cơ sở giáo dục. Nếu xây dựng được các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa cho sinh viên mang tính khoa học, hệ thống, khả thi, được kiểm chứng trong thực tế, phù hợp với điều kiện tại đơn vị sẽ làm phong phú thêm cơ sở lý luận và thực tiễn để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục thể chất nói riêng và cũng như chất lượng đào tạo toàn diện của sinh viên trường Đại học Sài Gòn.


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về TDTT

Xuất phát từ cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, căn cứ vào điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước, Đảng và Nhà nước ta có những quan điểm về TDTT ứng với từng giai đoạn cách mạng cụ thể, nhằm phục vụ chiến lược của Đảng và dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đã tiếp thu và truyền bá tư tưởng Mác-Lênin vào nước ta, Người luôn coi trọng công tác TDTT và khẳng định TDTT là phương tiện đào tạo con người phát triển toàn diện và phục vụ lợi ích của giai cấp, lợi ích của xã hội. Sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 38 ngày 27/3/1946 thành lập Nha thanh niên và thể dục nằm trong Bộ giáo dục. Người ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục"... giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công”. Vận mệnh của đất nước được Người khẳng định gắn liền với sức khỏe từng người dân ... “Mỗi người dân yếu ớt tức là làm cho đất nước yếu ớt đi một phần, mỗi một người dân khỏe mạnh tức là góp phần cho đất nước khỏe mạnh...”[50].

Quan điểm của Đảng ta về xây dựng, bồi dưỡng và đào tạo con người phát triển toàn diện vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng, của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, là một trong những yếu tố cơ bản của nguồn lực con người chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, vì dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Ngay từ năm 1958, Đảng ta đã chỉ rõ: “Con người là vốn quý của chế độ xã hội chủ nghĩa. Bảo vệ và bồi dưỡng sức khỏe con người là nhiệm vụ và mục tiêu cao quý của ngành Y tế và TDTT dưới chế độ ta. Chính vì thế mà Đảng và Chính phủ rất coi trọng công tác y tế và công tác TDTT...”[Error! Reference source not found.]. Tại Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, Đảng ta khởi

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2022