Tổng công suất các trạm biến áp sau khi xây dựng 1650kVA đáp ứng được 1485kW phụ tải.
e) Về thoát nước thải và VSMT
* Thoát nước thải
- Mục tiêu: Đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn theo hướng xanh, sạch, đẹp. Đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh môi trường.
- Nước thải sinh hoạt:
+ Giai đoạn 2016- 2020: Tỷ lệ thu gom 70%. Lượng nước thải được thu gom 337.3m3/ng.đ
Bảng 3.6. Bảng tính toán lưu lượng nước thải
Thành phần nước thải | Quy hoạch đến năm 2020 | ||||
Dân số | Tỷ lệ thu gom nước thải | Tiêu chuẩn nước thải | Lưu lượng nước thải | ||
(người) | (%) | (l/ng.ngđ) | (m3/ngđ) | ||
I | Tổng(1+2+3) | 337,3 | |||
1 | Nước sinh hoạt | 4887 | 70% | 80 | 293,3 |
2 | Nước thải dịch vụ công cộng (5% nước SH) | 5%SH | 14,7 | ||
3 | Nước thải sản xuất (10% nước SH) | 10%SH | 29,3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Chỉ Tiêu Công Trình Hạ Tầng Xã Hội:
- Khu Vực Sản Xuất Cn, Ttcn, Làng Nghề Truyền Thống, Trang Trại:
- Hệ Thống Trung Tâm Xã, Thôn Và Các Công Trình Công Cộng:
- Nghiên cứu đề xuất quy hoạch xây dựng Nông thôn mới xã Gia Cát huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn tới năm 2020 - 15
- Nghiên cứu đề xuất quy hoạch xây dựng Nông thôn mới xã Gia Cát huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn tới năm 2020 - 16
Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.
- Giải pháp: Sử dụng hệ thống thoát nước chung tại các khu vực dân cư tập trung. Nước thải sinh hoạt từ các hộ dân, các công trình công cộng (sau khi được xử lý cục bộ tại chỗ bằng các bể tự hoại) được xả vào hệ thống cống thoát nước mưa, các tuyến cống, rãnh thoát nước đặt trong các ngõ, bản rồi đổ ra suối thoát nước. Khuyến khích các hộ gia đình xây bể tự hoại đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
Đối với các hộ gia đình có chăn nuôi tập trung, sẽ xử lý phân gia súc và nước rửa chuồng trại bằng các bể Biogas, để tạo khí đốt phục vụ sinh hoạt cũng như làm sạch vệ sinh môi trường chuồng trại. Cặn lắng sau bể Biogas được đưa đến xử lý tại khu xử lý chất thải rắn tập trung.
Đối với nước thải các khu vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp phải xử lý đạt giới hạn B của TCVN 5945-2005, trước khi cho xả vào hệ thống thoát nước chung.
* Chất thải rắn (CTR)
- Giai đoạn (2016 - 2020) 0,8 kg/người,ngày; chỉ tiêu thu gom 70%.
Tổng lượng rác thải: 4.19 tấn/ngày.
- Thành lập đội vệ sinh môi trường thu gom CTR.
- Phân loại CTR ngay tại nguồn thải trước khi thu gom. Rác thải vô cơ để thu hồi tái chế, rác thải hữu cơ thu gom đến khu xử lý tập trung
- Đối với những khu dân cư sống rải rác. Rác thải sẽ xử lý ngay tại mỗi hộ gia đình bằng cách chôn lấp tại vườn đồi quanh nhà.
- Các điểm tập kết CTR sinh hoạt tại các khu dân cư tập trung được bố trí trong bán kính không quá 100m, trang bị thùng đựng CTR công cộng loại 0,5 m3 và xe đẩy tay cho các thôn để thu gom và vận chuyển CTR từ các điểm tập kết đến điểm trung chuyển.
- Toàn bộ CTR được thu gom về khu xử lý tại thôn Sa Cao, diện tích
10ha.
* Các biện pháp quy hoạch bảo vệ môi trường.
- Trước mắt phải có biện pháp xử lý ô nhiễm do CTR, nước thải trên địa bàn xã.
- Cải tạo và xây mới hệ thống thoát nước chung cho toàn xã.
- Nước thải phải được xử lý trước khi thải ra môi trường.
- Khuyến khích các hộ chăn nuôi xây hầm Biogas.
- Các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn xã gây ô nhiễm bụi cao cần phải có các giải pháp kỹ thuật như: lắp hệ thống thông gió tại các khu vực sản xuất.
- Khuyến khích các hộ dân sử dụng xí tự hoại và xí hợp vệ sinh tại các khu vực dân cư, đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn.
- Công tác bảo vệ gia súc gia cầm cần được thực hiện chặt chẽ.
Khai thác tài nguyên rừng, đồi, chống xói mòn, bạc màu đất canh tác. Khuyến khích áp dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp, tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, hạn chế việc sử dụng phân bón hóa học.
- Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ.
- Sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ đúng liều lượng. Tập huấn cho nông dân trong xã về kỹ thuật trồng trọt có khoa học và có ý thức bảo vệ môi trường trong nông nghiệp
- Phòng TN&MT huyện giúp UBND huyện Cao Lộc chỉ đạo việc thực hiện đầy đủ các nội dung quy định trong các văn bản, pháp luật, các chỉ đạo của trung ương và địa phươngvề bảo vệ môi trường
- Phối hợp liên nghành trong công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ trong công tác quản lý môi trường
đ) Về nghĩa trang
- Quy hoạch xây dựng khu đất nghĩa trang tại thôn Pò Cại với tổng diện tích 20.00 ha. Nghĩa địa được xây dựng theo mẫu chung phù hợp với tập quán tâm linh của người dân, có cổng, tường rào bao quanh. Trong nghĩa địa trồng cây xanh, có đường đi, mộ xây có hàng lối, có bộ phận quản trang.
- Tuyên truyền, giải thích cho người dân dần thích nghi với tập quán chôn cất tập trung vì môi trường sức khỏe của cộng đồng.
- Các nghĩa địa phân tán rải rác, từng bước lập dự án di dời khi có nhu cầu vào mục đích xây dựng.
3.3.4. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật
3.3.4.1. Dự tính đầu tư
Căn cứ khả năng nguồn vốn đầu tư và giai đoạn thực hiện, dự kiến kinh phí đầu tư đến năm 2020 như sau:
Bảng 3.7. Tổng hợp kinh phí đầu tư:
Hạng mục | Kinh phí đầu tư (triệu đồng) | |||
Tổng kinh phí đầu tư: Trong đó: | Giai đoạn 2016 - 2018 | Giai đoạn 2019 – 2020 | Cộng: | |
1 | Lập quy hoạch: | 601,3 | 601,3 | |
2 | Xây dựng cơ bản: | 320.395,6 | 33.366,6 | 353.762,2 |
3 | Kinh tế và tổ chức sản xuất: | 5.330,4 | 1.244,9 | 6.575,4 |
4 | Văn hoá – xã hội – môi trường: | 25.354,9 | 946,4 | 26.301,4 |
Tổng cộng: | 351.682,4 | 35.557,9 | 387.240,3 |
Tổng số thực hiện xây dựng NTM xã Gia Cát tới năm 2020 là: 387.240 tỷ đồng, trong đó:
- Vốn huy động từ ngân sách nhà nước là: 260.967 tỷ đồng
- Vốn huy động tín dụng là: 101.673 tỷ đồng
- Vốn huy động doanh nghiệp là: 461.8 triệu đồng
- Vốn huy động nhân dân là: 14.987 tỷ đồng
3.3.4.2. Hiệu quả của quy hoạch
a) Hiệu quả về kinh tế
Triển khai thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới đem lại nhiều thuận lợi cho nhân dân phát triển kinh tế, tiêu biểu là:
- Giao thông nông thôn được cải thiện tạo điều kiện cho nhiều loại phương tiện đi lại thuận lợi thúc đẩy các dịch vụ như: vận tải, thu mua và tiêu thụ nông sản phát triển đồng thời thuận lợi cho vận chuyển vật tư, sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp.
- Thuỷ lợi cơ bản đáp ứng được nhu cầu của sản xuất nông nghiệp tạo điều kiện cho năng suất cây trồng tăng lên, chất lượng sản phẩm cao hơn tạo lợi nhuận cho nông dân về kinh tế, đồng thời nông dân có thể trồng một số loại rau sạch có giá trị kinh tế cao phục vụ cho thành phố Lạng Sơn và các vùng lân cận.
- Đào tạo nghề, tổ chức tập huấn kỹ thuật được chú trọng, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề và tập huấn kỹ thuật ngày càng cao giúp cho nông dân nâng cao kỹ năng canh tác tạo ra năng suất ngày càng cao hơn, sản phẩm ngày càng tốt hơn.
- Xây mới chợ nông thôn, một số điểm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp được thành lập tạo điều kiện cho nông dân tiêu thụ, trao đổi sản phẩm, đồng thời tạo điều kiện cho chuyển dịch cơ cấu lao động của địa phương.
b) Hiệu quả về văn hóa xã hội
Xây dựng nông thôn mới đời sống văn hoá của cộng đồng được nâng lên, tiêu biểu là:
- Trước đây các nhà văn hoá và khu thể thao hầu hết không đủ điều kiện để để phục vụ hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao của nhân dân, thậm chí có thôn không có nhà văn hoá; thực hiện theo tiêu chí của đề án xã và 100% các thôn có nhà văn hoá và khu thể thao đảm bảo phục vụ cho nhu cầu hoạt động văn hoá thể thao của nhân dân.
- Các nhà văn hoá được trang bị tủ sách, được đấu nối Internet phục vụ nhu cầu nâng cao hiểu biết của nhân dân. Khu thể thao được đầu tư các dụng cụ sử dụng chung tạo điều kiện cho nhân dân vui chơi và rèn luyện sức khoẻ.
- Trường học các cấp, phòng học sân chơi tiếp tục được quan tâm củng cố tạo điều kiện thuận lợi cho các em HS học tập và vui chơi.
- Hương ước của các thôn được thảo luận bổ sung phù hợp với phong tục tập quán và quy định của pháp luật.
- An ninh trật tự trong thôn nói riêng, trong khu vực nói chung luôn được giữ vững
c) Hiệu quả về môi trường:
Xây dựng mô hình nông thôn mới ở xã Gia Cát đã và đang khẳng định một hướng đi mới hiện đại hóa, áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật vào sản xuất góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ cảnh quan. Thôn xóm khang trang, văn minh; văn hoá, giáo dục phát triển; sản xuất nông nghiệp hiện đại, bền vững; đa dạng hoá ngành nghề, người dân có thu nhập cao, đời sống dân sinh không ngừng được cải thiện...là cái đích hướng tới của mô hình Nông thôn mới trong xu thế hội nhập, phát triển của Đất nước.
d) Hiệu quả chung
Xã Gia Cát là một trong bốn xã được huyện lựa chọn thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới, đây là vinh dự lớn song cững là thách thức đối với Đảng bộ, Chính quyền và cộng đồng dân cư tại địa phương, từ xác định trên địa phương đã tổ chức các cuộc họp mở rộng thảo luận, bàn bạc về phương hướng, biện pháp, giải pháp thực hiện đồng thời tuyên truyền phổ biến quán triệt sâu rộng trong nhân dân; các tổ chức trong hệ thống chính trị của xã, nhân dân đồng tình ủng hộ quyết tâm tiếp nhận và thực hiện thành công đề án.
3.3.5. Đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch nông thôn mới
a) Giải pháp về số cơ chế, chính sách
- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng với nhiều hình thức về nội dung, tư tưởng chỉ đạo, cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới, nhằm cung cấp đầy đủ thông tin để cả hệ thống chính trị và toàn xã hội hiểu và cùng tham gia.
- Xem xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên của cả hệ thống chính trị, cần có sự kiên trì, liên tục, phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm. Các chương trình phải được thực hiện bằng sức mạnh tổng hợp, Nhà nước và nhân dân cùng làm, xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp của dân, do dân, dân làm, dân hưởng.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, đổi mới chỉ đạo điều hành, nhất là lĩnh vực quản lý quỹ đất, thu hút đầu tư, xây dựng cơ bản, Tài
chính, tổ chức cán bộ theo hướng giải quyết công khai, minh bạch, chăm lo bồi dưỡng đào tạo và sử dụng cán bộ trẻ, cán bộ khoa học kỹ thuật, ưu tiên các cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ nữ và cán bộ xã, thôn bản, tạo bước chuyển biến về chất trong việc phát huy nguồn nhân lực.
- Tăng cường đầu tư để giải quyết việc làm, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng chính sách, hộ nghèo, cận nghèo, vùng thiên tai, người có thu nhập thấp… Xây dựng và ban hành đồng bộ các chính sách xã hội, bao gồm chính sách hỗ trợ về tài chính, tín dụng, hỗ trợ tạo việc làm, dạy nghề, chuyển đổi nghề, cung cấp các dịch vụ tư vấn việc làm, thông tin thị trường lao động…
- Tiếp tục tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước, khuyến khích huy động mọi nguồn vốn của các thành phần kinh tế vào đầu tư phát triển, đồng thời đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, y tế, văn hóa và thể dục thể thao. .
- Phát triển đa dạng các tổ chức tín dụng, hoạt động dưới nhiều hình thức ở nông thôn nhằm hỗ trợ vốn để mua giống mới, vật tư phân bón, giống gia súc... cho các hộ phải di dân và các hộ bị ảnh hưởng. Tăng mức cho vay và tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục cho vay đối với người sản xuất và các tổ chức kinh tế ở nông thôn. Tăng dần vốn vay trung hạn và dài hạn, thực hiện chính sách ưu đói về lói suất, có thời hạn trả riờng đối với tín dụng cho các chương trình ưu tiên phát triển nông nghiệp nông thôn nhất là các vùng dân cư mới.
b) Giải pháp phát huy các nguồn lực
- Có chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ ở các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
- Huy động mọi nguồn lực để xây dựng các công trình hạ tầng theo phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”. Khuyến khích người dân đầu tư và liên doanh đầu tư phát triển sản xuất với các tổ chức kinh doanh.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, đề cao trách nhiệm Chủ đầu tư. Xây dựng cơ cấu đầu tư hợp lý, tạo ra khả năng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh.
- Xây dựng, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị từ cấp xã đến cấp thôn, bản; tiếp tục nâng cao sức chiến đấu của các tổ chức Đảng và sự chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp, phát huy sức mạnh của các tổ chức chính trị từ xã đến cấp thôn, bản; làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí cán bộ, đặc biệt là cán bộ người dân tộc thiểu số và cán bộ cơ sở.
c) Củng cố và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn
- Phát triển mạnh thương mại, dịch vụ theo quy hoạch. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Phát triển nhanh và nâng cao chất lượng các loại dịch vụ phục vụ sản xuất, nâng cao đời sống, thu nhập của dân cư nông thôn.
- Phát triển và củng cố mạng lưới chợ nông thôn, cơ sở dịch vụ thu mua, hình thành nhanh các khu, cụm, điểm kinh tế tổng hợp trên các địa bàn để tạo ra các mô hình phát triển kinh tế và các điểm thu mua và cung ứng vật tư hàng hoá, dịch vụ cho đồng bào miền núi, dân tộc.
- Quy hoạch điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, phát triển thị trường và kêu gọi đầu tư phát triển sản xuất nông, lâm, công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn.
d) Đẩy mạnh công tác khuyến nông - khuyến lâm - khuyến ngư, từng bước áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất
- Ðẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học, xây dựng nhiều mô hình mới, các mô hình liên kết sản xuất mang lại hiệu quả; sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ và bảo vệ môi trường...