Hệ Thống Trung Tâm Xã, Thôn Và Các Công Trình Công Cộng:


- Khu trung tâm và ven đường Quốc lộ 4B nhà ở có diện tích nhỏ (200 - 300m2) phía trước có kinh doanh dịch vụ:


+ Phát triển mở rộng cải tạo cảnh quan, môi trường.


+ Xây dựng các trung tâm dịch vụ thương mại.


+ Phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật.


- Thôn xóm ven các sườn đồi được bố trí thành các dải và lớp. Lớp nhà phía trước là nhà nông thôn có thể có kinh doanh dịch vụ nhỏ. Lớp nhà phía sau với diện tích và quy mô rộng hơn (600 - 3000m2) được xây dựng theo mô hình nhà ở kết hợp vườn đồi - trồng rừng.


- Công trình công cộng trong điểm dân cư tập trung gồm có: trường học, nhà văn hóa cụm dân cư kết hợp với điểm bưu điện, truy cập internet. Nhà văn hóa xây dựng kiên cố, nền cao tránh bị ngập lụt vào mùa mưa.


- Các khu dân cư có mật độ cao cải thiện hệ thống giao thông và có một điểm thu gom rác tập trung.


- Các khu ở phân tán: hạn chế mật độ xây dựng, hình thành mô hình trang trại.


3.3.4.4. Hệ thống Trung tâm xã, thôn và các công trình công cộng:


a) Trung tâm hành chính xã


- Xây dựng mới trụ sở xã tại thôn Pò Cại. Trụ sở chính 2 - 3 tầng, có đầy đủ các phòng chức năng, hội trường, đáp ứng nhu cầu làm việc.


b) Các trung tâm công cộng, TMDV


- Chợ trung tâm xã: Từ nay đến năm 2020 cần đầu tư xây dựng mới chợ trung tâm xã để trở thành trung tâm thương mại, đầu mối giao lưu kinh tế cho nhân dân trong xã và của địa phương với bên ngoài. Chợ xây mới tại thôn Pò Cại thuộc khu vực quy hoạch trung tâm xã mới, gồm: Nhà chợ chính, diện


tích kinh doanh ngoài trời, đường đi, bãi đỗ xe, cây xanh, nơi thu gom rác. Quy mô xây dựng chợ loại 3, tầng cao trung bình 1,5 tầng, diện tích 5000m2.


- Trung tâm dịch vụ thương mại của xã được bố trí tại khu trung tâm gần với chợ xã. Hình thức sản xuất là ở kết hợp dịch vụ.


c) Các công trình y tế:


Xây dựng mới Trạm y tế xã thuộc thôn Pò Cại trong khu vực quy hoạch trung tâm xã mới. Trạm y tế xã gồm khối nhà chính từ 9 phòng chức năng trở lên; mật độ xây dựng 20%, tầng cao trung bình 1,5 tầng, có sân vườn, diện tích cây xanh chiếm 30%. Đầu tư trang thiết bị, dụng cụ đầy đủ. Xây dựng trạm y tế xã đạt chuẩn Quốc gia.


d) Trường học:


- Đầu tư xây dựng mới các cấp trường học mầm non, Tiểu học, Trung học đạt chuẩn quốc gia tại thôn Pò Cại. Các trường mới được xây kiên cố, có đầy đủ các phòng chức năng, sân chơi, cây xanh. Trường học và các phân trường đáp ứng được tiêu chuẩn về bán kính phục vụ < 2 km đối với trường mầm non, tiểu học và 4 km với trường THCS. Đầu tư xây dựng 2 phân trường mầm non Khòn Lượt, Sơn Hồng với đầy đủ phòng học, nhà bếp, sân chơi cho trẻ. Cải tạo, chỉnh trang lại các điểm trường tiểu học Cổ Lương, Sa Cao, các điểm trường mầm non tại Quán Hàng, Nà Pán đạt chuẩn.


e) Các không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng:


Trung tâm văn hoá – Thể thao xã


- Xây dựng mới 1 nhà văn hóa đa năng gồm có hội trường > 100 chỗ ngồi; các phòng chức năng (hành chính, thông tin, đọc sách báo; truyền thanh, câu lạc bộ); Phòng tập thể thao đơn giản diện tích 250m2; các công trình phụ trợ (nhà để xe, khu vệ sinh, vườn hoa); trang thiết bị nhà văn hoá; dụng cụ thể thao phù hợp với phong trào thể dục thể thao quần chúng ở xã). Diện tích: 1200m2. Nhà văn hóa xây 2 tầng diện tích 400m2. Công trình xây dựng kiến cố, trên nền cao tránh ngập lụt và làm nơi sơ tán người dân trong trường hợp khẩn cấp.


- Xây dựng sân thể thao phổ thông gồm: sân bóng đá, ở hai đầu sân bóng đá có thể bố trí sân bóng chuyền, sân nhảy cao, nhảy xa, sân đẩy tạ và một số môn thể thao dân tộc của địa phương. Diện tích đất được sử dụng 50m x 90m = 4500m2.

Khu nhà văn hoá –thể thao thôn:


Hiện tại 8/10 thôn có Nhà văn hóa nhưng tất cả đều có diện tích nhỏ hẹp, không đáp ứng được nhu cầu hội họp, sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi giải trí của thôn. Cần xây dựng mới 10 Nhà văn hoá – khu thể thao thôn đạt chuẩn nông thôn mới.


đ) Hệ thống di tích, cảnh quan có giá trị:


Gia Cát là một địa danh được hình thành từ lâu đời, cố truyền thống lịch sử. Có đình chùa đã được xếp hạng Quốc Gia, cấp tỉnh đó là nhà thờ Bản Lìm, Chùa Bắc Nga với lễ hội diễn ra vào ngày 15 âm lịch tháng riêng hàng năm thu hút nhiều du khách tham quan. Ngoài ra ở đây còn nhiều danh lam thắng cảnh như: Mẫu Sơn...Đây là tiềm năng du lịch trong tương lai cần được khai thác.


3.3.4. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật


a) Về giao thông


- Tổng mặt bằng mạng lưới giao thông, các tuyến và cao độ khống chế theo mặt bằng quy hoạch chung.


- Dựa vào cao độ mặt đường, hiện trạng trục đường đã có để khống chế cao độ thiết kế.


- Tới năm 2017 khu trung tâm xã nằm tại thôn Pò Cại. Các tuyến đường khu trung tâm xã được thiết kế với tiêu chuẩn đường nội thị từ 2 làn xe đến 4 làn xe chạy, toàn bộ dài 4.3km. Gồm:


+ Tuyến trục chính thiết kế cải tạo mở rộng đường liên xã Pác Cọ - Co Sla thành đường nội thị 4 làn xe chạy. Tổng chiều dài 1300m.


+ Các tuyến khác thiết kế theo tiêu chuẩn đường nội thị 2 làn xe chạy, tổng chiều dài 3000m.


- Cứng hóa trục giao thông chính của xã, gồm các đường từ TT xã đến các thôn: nền đường 6,0m, mặt đường bê tông 3,5m. Tổng chiểu dài 8.8km, gồm các tuyến:


+ Đường liên xã Pác Cọ - Co Sla ( đoạn ngoài phạm vi đường nội thị) dài 2300m.


+ Tuyến đường từ QL.4B – Nà Pán – Sơn Hồng – Hải Yến dài 6500m.


- Cứng hóa đường liên thôn trong xã: Nền đường 5.0m, mặt đường bê tông 3.5m, toàn bộ dài 9km, gồm các tuyến:


+ Tuyến đường từ QL.4B – xóm Mạy Lùng (thôn Sa Cao) dài 4600m.


+ Tuyến đường Pò Tòng – Nà Rào (thôn Liên Hòa) dài 2000m.


+ Tuyến đường Sa Cao – Hải Yến dài 2400m.


- Cứng hoá đường nội thôn, ngõ xóm: nền 4,0m, mặt đường bê tông 3,0m. Chiều dài toàn bộ 8.9km


- Bê tông hóa đường trục chính nội đồng, mặt đường 3,0m. Tổng chiều dài 5km.


b) Về chuẩn bị kỹ thuật (san nền – thoát nước mưa):

* Nền xây dựng

- Xác định quỹ đất có khả năng phát triển xây dựng (Thể hiện trong sơ đồ đánh giá đất xây dựng). Tận dụng quỹ đất bằng chưa sử dụng.

- Khi phát triển xây dựng sử dụng giải pháp san cục bộ, tạo mặt bằng công trình, tránh đào đắp tập trung, giữ ổn định nền với khu vực xây mới.

- Khu vực xây dựng tại các sườn đồi dốc cần san giật cấp theo dáng đồi, đồng thời tạo các ta luy, tường chắn giữ ổn định nền, tránh sạt lở.


* Thoát nước mặt

- Thiết kế hệ thống thoát nước, đơn giản hoàn chỉnh, phù hợp với địa hình miền núi.

- Hoàn chỉnh hệ thống hồ, đập nhỏ điều tiết nước, hạn chế lũ quét mùa mưa, trữ nước canh tác mùa khô, hạn chế xói mòn hữu cơ của đất.

* Công tác chuẩn bị kỹ thuật khác

- Nạo vét định kỳ các trục tiêu thoát chính trước mùa lũ.

- Tăng cường phát triển rừng phòng hộ, hạn chế các nguy cơ về tai biến thiên nhiên như: hạn hán, cháy rừng, lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất… có thể xảy ra.

- Nâng cao nhận thức của bà con dân tộc về về việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn môi trường sinh thái.

c) Về cấp nước


* Tiêu chuẩn và nhu cầu cấp nước


Tiêu chuẩn cấp nước:


- Trong đồ án quy hoạch chung này tiêu chuẩn cấp nước được lấy phù hợp cho điểm dân cư nông thôn theo:


+ Quy chuẩn xây dựng Việt Nam Quy hoạch xây dựng QCXDVN 01:2008/BXD, Bộ Xây dựng (2008).


+ Tiêu chuẩn 20TCN 51-84: Thiết kế mạng lưới thoát nước bên ngoài công trình.


+ Quy chuẩn quốc gia về môi trường, ban hành theo quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT.


+ Các tiêu chuẩn ngành có liên quan.


- Nước sinh hoạt: 120 lít/ng.ngđ cấp cho 90% dân


- Tổng nhu cầu cấp nước: Năm 2020 (lấy tròn): 660 m3/ngđ


Bảng 3.4. Bảng tổng hợp nhu cầu dùng nước


TT


Thành phần dùng nước


Tiêu chuẩn

Số dân

Nhu cầu (m3/ngđ)

Năm 2015

Năm 2020

Năm 2016

Năm 2020

1

Nước sinh hoạt

80l/ng.nđ cho

90% dân số

4581

4887

352

377

2

Nước công cộng

20%Qsh



70

75

3

Nước phục vụ sản

xuất

25%Qsh



88

94

4

Nước dự phòng, rò

rỉ

15%Q1-3



77

82

5

Nước bản thân nhà

máy

5%Q1-4



29

31


Tổng cộng




616

660

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đề xuất quy hoạch xây dựng Nông thôn mới xã Gia Cát huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn tới năm 2020 - 13


* Nguồn nước


- Nguồn nước mặt được khai thác tại sông suối nhỏ cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong xã. Các sông suối nhỏ chưa bị ô nhiễm đảm bảo việc tưới nước và cung cấp nước sạch cho toàn xã.


- Nguồn nước ngầm: Có thể cho khai thác sử dụng phục vụ sinh hoạt cho đời sống nhân dân. Theo kết quả điều tra nguồn nước và chất lượng nước ở đây khá tốt.


* Giải pháp cấp nước:


Nguồn nước: Do hệ thống cấp nước sạch của xã chưa được xây dựng, nguồn cấp nước cho quy hoạch được lấy từ nguồn nước ngầm thông qua khoan giếng, nước từ các khe, mạch tự chảy về các khu dân cư.


Các công trình đầu mối: Xây dựng tại 2 bể lọc đầu nguồn tại các thôn Sa Cao, Sơn Hồng. Lắp đặt đường ống dẫn nước từ các bể lọc đầu nguồn về


bể chứa tập trung tại 6 thôn (Pò Cại, Sa Cao, Sơn Hồng, Nà Bó, Hợp Tân, Bắc Nga), quy mô mỗi bể chứa 10m3.


d) Về cấp điện


* Cơ sở thiết kế:


Thiết kế quy hoạch cấp điện khu vực nghiên cứu dựa trên các tài liệu

sau:


- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2008/BXD


Điện lưới Quốc gia 22kV qua khu vực quy hoạch làm nguồn điện cấp cho trạm biến áp 22/0,4kV.


* Dự báo phụ tải điện:


- Tiêu chuẩn cấp điện trong khu vực nghiên cứu áp dụng theo thông tư số 31-32 về Tiêu chuẩn và Quy chuẩn xây dựng nông thôn của Bộ Xây Dựng.


+ Tiêu chuẩn cấp điện sinh hoạt: 100165W/người. Tương ứng 200300kWh/người/năm

+ Điện cho công cộng bằng 20% cấp điện cho sinh hoạt.


+ Điện cho khu vực dịch vụ : 20kW/1ha.


+ Điện công nghiệp nhẹ : 100kW/1ha.


- Tính toán nhu cầu phụ tải điện 2015.


+ Phụ tải điện sinh hoạt: 0,15 x 4887 người = 733 kW


+ Phụ tải công cộng: 733 x 15% = 110kW


- Tổng nhu cầu dùng điện đến năm 2020 của khu vực nghiên cứu là 786kW.


Bảng 3.5. Bảng tổng hợp phụ tải điện



TT


Tên phụ tải


Tiêu chuẩn

Tổng công suất (kW) năm 2015

Tổng công suất(kW) đến năm 2020

1

Sinh hoạt

PSH = 150 W /

người

733

786

2

Công cộng

PCC = 15%PSH

110

118

4

Tổng (10% tổn thất)

P=(PSH+PCC)*1,1

927

994


5

Công suất yêu cầu với hệ số đồng thời Kđt=

0,9



835


895


* Phương án cấp điện


Căn cứ vào nhu cầu sử dụng diện năng như đã tính toán nêu trên, để đảm bảo cung cấp điện trong khu vực nghiên cứu đến năm 2020 cần xây dựng các công trình đầu mối sau:


- Nâng cấp các trạm biến áp hiện có với tổng công suất từ 1265kVA lên 1350kVA, bao gồm:


+ Trạm Bắc Nga tại khu vực thôn Bắc Nga từ 22/0,4kV-75kVA lên 22/0,4kV-160kVA;


- Xây dựng mới 04 trạm biến áp với tổng công suất 300kVA, bao gồm:


+ Trạm Gia Cát 1 tại thôn Sa Cao: 22/0.4kV – 75kVA;


+ Trạm Gia Cát 2 tại thôn Hợp Tân: 22/0.4kV – 75kVA;


+ Trạm Gia Cát 3 tại thôn Sơn Hồng: 22/0.4kV – 50kVA;


+ Trạm Gia Cát 4 tại thôn Liên Hòa: 22/0.4kV – 100kVA;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/10/2023