Giao Diện Trang Chủ Của Sàn Thương Mại Điện Tử Shopee

2.2.2.1. Tổng quan về Shopee Việt Nam


Shopee là sàn giao dịch thương mại điện tử có trụ sở tại Singapore và hiện có mặt trên nhiều quốc gia như Malaysia, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Philippines và Đài Loan. Shopee dựa trên nền tảng trực tuyến kết nối người tiêu dùng với nhau (theo mô hình C2C) cung cấp dịch vụ thuận lợi cho người mua và người bán. Giao dịch mua bán được tạo lập trực tiếp giữa Người Mua và Người Bán. Shopee chính thức gia nhập thị trường thương mại điện tử Việt Nam vào năm 2015. Dù gia nhập thị trường khá muộn so với các đối thủ khác, nhưng Shopee đã có mặt trong Top 5 sàn thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam chỉ sau 3 năm hoạt động. Nhờ sự “hậu thuẫn” của tập đoàn SEA và nguồn đầu tư của các đại gia TMĐT, Shopee đang phát triển rất mạnh mẽ và tăng trưởng tích cực về mặt người dùng, gian hàng và số lượng đơn. Theo công bố của Shopee, số lượng gian hàng đã đạt con số 800.000 shop, 158,8 triệu đơn đặt hàng trong quý 3/2018.


Hình 2 4 Giao diện trang chủ của sàn thương mại điện tử Shopee Nguồn 1


Hình 2.4. Giao diện trang chủ của sàn thương mại điện tử Shopee


(Nguồn: www.shopee.vn)


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

2.2.2.2. Ưu điểm và nhược điểm khi kinh doanh trên sàn TMĐT Shopee Việt Nam


Ưu điểm khi kinh doanh trên sàn TMĐT Shopee Việt Nam:

Số lượng khách hàng tiềm năng khổng lồ tăng lên mỗi ngày từ Shopee. Tập khách hàng khá trẻ, dễ thích nghi với các sản phẩm mới mẻ. Thêm vào đó, quy trình mở gian hàng đơn giản, nhanh chóng, chỉ cần xác minh email, số điện thoại và quy định về phí mở gian hàng là miễn phí, phí hoa hồng kinh doanh 0% hiện tại với shop thông thường. Các chính sách hỗ trợ phí vận chuyển cho

người mua: Shopee hỗ trợ người bán tối đa chi phí vận chuyển hàng hóa qua các kênh giao hàng như: Giao hàng tiết kiệm, Viettel Post, Ninja Van,.... Bên cạnh đó, Shopee sẽ gửi tặng khách hàng số lượng mã miễn phí vận chuyển nhất định trong tháng, kích thích hành vi mua hàng của họ. Điều này đánh trúng vào tâm lý vận chuyển và chi phí vận chuyển của khách hàng khi mua hàng online hiện nay. Shopee cũng đang cải thiện tốc độ giao hàng, mang lại trải nghiệm tối ưu cho khách hàng. Liên kết với những đối tác vận chuyển lớn, thời gian giao hàng nhanh từ 2 – 5 ngày với các đơn hàng tiêu chuẩn. Các chương trình khuyến mại, mã giảm giá: Hầu hết các trang thương mại điện tử đều tung ra các chương trình, mã giảm giá để thu hút khách hàng. Shopee đặc biệt hơn ở điểm các chương trình, mã giảm giá này được tung ra mỗi ngày mỗi khác, thời gian sử dụng đa dạng, số lượng ít nhiều. Điều này sẽ hình thành thói quen cho khách hàng vì người dùng muốn mua hàng với mã giảm giá thì chờ mỗi ngày để xem mã ngày hôm nay áp dụng cho sản phẩm gì. Từ đó sẽ kích thích người dùng thường xuyên truy cập vào trang Shopee và mua hàng. Tương tác tốt với khách hàng dễ dàng qua khung chat. Thường xuyên có các chiến dịch quảng cáo và marketing để hỗ trợ kênh cho người bán. Tính kết nối các nền tảng bán hàng khác cao, có thể đồng bộ dữ liệu với phần mềm quản lý của cửa hàng và bán hàng dropshipping trên Shopee. Ngoài ra, Shopee Việt Nam còn ứng dụng tối ưu trên thiết bị di động: Khách hàng ngày nay thường truy cập Internet trên các thiết bị di động, vì vậy các website bán hàng hiện nay cần được tối ưu nhất cả về giao diện lẫn tốc độ tải trang trên thiết bị di động. Là trang thương mại điện tử hàng đầy, số lượng người truy cập mua hàng vô cùng lớn nên Shopee cũng đã tối ưu tối đa trên mobile. Khách hàng khi truy cập website sẽ vô cùng hài lòng với các điều hướng thông minh và dễ dàng cũng như gợi ý sản phẩm tìm kiếm cho người dùng.

Nhược điểm khi kinh doanh trên sàn TMĐT Shopee Việt Nam: Cũng giống Lazada, Shopee cũng có các mặt hàng đảm bảo trên ShopeeMall, ngoài ra các shop khác với người bán liên kết ngoài thì không chắc chắn đảm bảo. Khi chọn mua, kể cả đọc review cũng vẫn khiến người mua phân vân về

chất lượng. Tài khoản gian hàng trên sàn TMĐT Shopee rất dễ bị khóa khi vi phạm chính sách. Mức độ cạnh tranh rất cao do có quá nhiều người bán hoạt động trên Shopee. Sự cạnh tranh cao đã nảy sinh sự phức tạp và cạnh tranh không lành mạnh từ các nhà bán hàng. Có vẻ Shopee chưa có biện pháp hạn chế điều này. Một nhà bán hàng mở nhiều gian, tạo tương tác ảo, tạo giá để phá giá, sử dụng tool không hợp lệ,… Ngoài ra, Shopee vẫn chưa quản lý được vấn đề bán phá giá và chưa kiểm soát chất lượng sản phẩm nên có thể gây hoang mang cho khách hàng. Chất lượng sản phẩm không được kiểm duyệt tốt. Quy định kiểm duyệt sản phẩm ngày càng khắt khe, thời gian kiểm duyệt lâu và thường xuyên kiểm duyệt lại với các sản phẩm cũ. Thêm vào đó thì khâu tiếp nhận và giải quyết khiếu nại dành cho người mua cũng như đối tác bán hàng còn chậm và chưa thấu đáo. Vì điều kiện trợ phí vận chuyển khá cao, giá trị đơn hàng từ 200.000/shop rất khó đáp ứng với các shop bán hàng giá trị thấp. Vấn đề lấy hàng tại kho đối tác khiến phát sinh chi phí cho nhà bán hàng cũng như nảy sinh thêm các tình huống phức tạp. Thêm một nhược điểm khiến người bán hàng rất không thích đó là phần mềm Quản lý gian hàng (Seller Centre) hay lỗi, cập nhật sản phẩm không thuận tiện.

2.2.3. Sàn thương mại điện tử Sendo

2.2.3.1. Tổng quan về sàn TMĐT Sendo

Sendo là một sàn giao dịch thương mại điện tử tương tự như Tiki, Lazada hay Shopee. Sendo là mạng mua sắm online lớn và uy tín trong làng giao dịch, buôn bán sản phẩm online tại Việt Nam. Không chỉ cung cấp đa dạng hàng hóa từ nhiều người bán trên thị trường, Sendo còn liên tục đem tới nhiều khuyến mãi tiêu điểm thu hút người tiêu dùng. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều sản phẩm từ thời trang, các phụ kiện công nghệ đến sản phẩm chăm sóc sắc đẹp cho mọi phái…

Tháng 9.2012, sàn thương mại điện tử Sendo.vn được thành lập và đã có kinh nghiệm lâu năm chinh chiến trên chiến trường thương mại điện tử khốc liệt. Công ty Sendo khởi nguồn là dự án trực thuộc Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Trực Tuyến FPT, thành viên của Tập Đoàn FPT. Đây cũng là ứng dụng duy nhất được bảo trợ bởi FPT, nó giúp kết nối người mua và người bán từ khắp nơi trên đất nước

Việt Nam. Sau hơn 7 năm, hiện Sendo là một trong những sàn thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam, phục vụ hơn 10 triệu khách hàng với 300.000 nhà bán hàng trên toàn quốc. Sendo cũng nhận được một khoản đầu tư 51 triệu USD từ tập đoàn tài chính SBI Holdings hồi tháng 8 năm 2018. Sendo là cái tên nội địa có tốc độ tăng trưởng vượt bậc, đứng thứ 6 trong top 10 sàn thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á (theo iPrice). Sendo cũng được các đơn vị vận chuyển lớn ở Việt Nam như ViettelPost, VNPost, GHN… phải thừa nhận về quy mô.


Hình 2 5 Giao diện trang chủ sàn thương mại điện tử Sendo Nguồn www Sendo vn 4


Hình 2.5: Giao diện trang chủ sàn thương mại điện tử Sendo


(Nguồn: www.Sendo.vn)


2.2.3.2. Ưu điểm và nhược điểm khi kinh doanh trên sàn TMĐT Sendo


Ưu điểm khi kinh doanh trên sàn TMĐT Sendo:

Sendo là một trong những thương hiệu lớn của Việt Nam có tên tuổi từ rất lâu với gần 80.000 gian hàng và 3.000.000 sản phẩm cho thấy sự đa dạng vô cùng lớn. Sendo từ lúc bắt đầu kinh doanh đến nay luôn giữ 1 phong cách rất riêng: đó là dễ dàng, thoải mái cho cả người bán lẫn người mua. Sendo là một sàn thương mại điện tử uy tín của Tập đoàn FPT cùng với nền tảng công nghệ, khả năng marketing cực tốt. Sendo phát triển mạnh mẽ trong mảng thời trang, phi công nghệ và điện tử. Sendo tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng đổi trả sản phẩm theo quy định cho phép. Chính sách bảo mật thông tin khách hàng rất tốt. Nhược điểm khi kinh doanh trên sàn TMĐT Sendo:

Các gian hàng mở trên Sendo là hoàn toàn miễn phí, nhưng lại bán các gói marketing, tuy nhiên khi sử dụng các gói này cũng chưa chắc đã hiệu quả. Cơ chế quản lý người bán chưa tốt nên vẫn có tồn tại hàng giả, hàng kém chất lượng. Chính sách quá bảo vệ người mua, khiến người bán hàng nhiều khi gặp khó khăn. Tình trạng đơn ảo, khách hàng ảo xảy ra nhiều và hiện tượng hoàn trả hàng khá cao có thể tới 20%. Các đối tác vận chuyển của Sendo hoạt động còn kém so với các sàn khác, hay gây rắc rối cho người bán hàng cũng như người mua. (Không đến lấy hàng, tự ý cho khách xem hàng,…). Phí giao hàng cao và thời gian giao hàng cũng không được đảm bảo. Sendo tạo điều kiện rất lớn cho khách hàng đổi trả sản phẩm dưới quy định cho phép tuy nhiên mục quản lý gian hàng kém, không tiện dụng, không tương tác được với người mua.

2.2.4. Sàn thương mại điện tử Tiki


2.2.4.1. Tổng quan về sàn TMĐT Tiki


Công ty cổ phần Tiki được thành lập vào tháng 3/2010, là doanh nghiệp tập trung vào dịch vụ khách hàng và mua sắm trực tuyến, giao hàng tận nơi. Thương hiệu Tiki mang dấu ấn ngay trong tên gọi của mình với 3 yếu tố rất quan trọng với khách hàng khi mua sắm trực tuyến: Tìm kiếm – Tiết kiệm – Tin cậy.

Bắt đầu với mô hình nhà sách trực tuyến cho phép mọi người có thể dễ dàng tìm kiếm và mua sách online, đến nay Tiki đã phát triển hàng trăm nghìn sản phẩm đến từ các thương hiệu uy tín ở tất cả 10 ngành hàng: Sách, Điện thoại – Máy tính bảng, Thiết bị số - Phụ kiện số, Điện gia dụng, Nhà cửa – Đời sống, Làm đẹp – Sức khỏe, Thiết bị văn phòng phẩm, Mẹ và bé, Đồ chơi – Đồ lưu niệm, Thể Thao. Tuy nhiên sàn thương mại điện tử Tiki tập trung lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với số ít cá nhân buôn bán.

Tiki cũng thuộc Top 5 sàn TMĐT hàng đầu Việt Nam theo dữ liệu của SimilarWeb và thống kê của iPrice Insights. Điểm mạnh của Tiki là nó tập trung rất nhiều nhà đầu tư danh giá như VNG với 38% tương đương với 384 tỉ đồng (17 triệu USD) hồi năm 2016. Ngoài ra, VNG cũng liên tục rót vốn cho Tiki cùng với

JD.com và STIC từ Hàn Quốc. Vì vậy, sàn TMĐT này đã mạnh tay hơn trong các chương trình thu hút người dùng và hỗ trợ người bán. Tính đến quý IV/2018, Tiki vươn lên vị trí thứ 2 trong bản đồ thương mại điện tử Việt Nam sau nhiều chiến dịch marketing thành công.

Tiki là cầu nối trung gian vô cùng uy tín giữa bên bán và bên mua, rất nhiều người vẫn chưa biết sản phẩm cung cấp bởi Tiki trading. Sản phẩm loại này chính là những sản phẩm được phân phối bởi chính hãng Tiki – đảm bảo hàng thật 100%. Không chỉ có những chương trình Tiki Sale vô cùng hay ho vào những dịp đặc biệt, Tiki còn hỗ trợ người mua với rất nhiều quyền lợi như Tiki Now, Freeship cho đơn hàng có giá trị từ 150.000đ và áp dụng cho những khách hàng có địa chỉ mua ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, miễn phí vận chuyển cho đơn hàng từ 250.000đ đối với các tỉnh thành khác trên toàn quốc.

Mua sắm trực tuyến tại Tiki.vn giúp mọi người tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức mà vẫn lựa chọn được những mặt hàng chất lượng, giá cả phù hợp và nhận được hàng nhanh chóng. Đặc biệt, Tiki thực hiện chính sách đổi trả trong vòng 30 ngày để bảo vệ quyền lợi tối đa cho khách hàng.


Hình 2 6 Giao diện trang chủ sàn thương mại điện tử Tiki Nguồn www Tiki vn 7


Hình 2.6: Giao diện trang chủ sàn thương mại điện tử Tiki


(Nguồn: www.Tiki.vn)

2.2.4.2. Ưu điểm và nhược điểm khi kinh doanh trên sàn TMĐT Tiki


Ưu điểm khi kinh doanh trên sàn TMĐT Tiki:


Chính sách bán hàng của Tiki rất khắt khe: Các gian hàng được kiểm định kĩ lưỡng về quy cách nguồn gốc chất lượng sản phẩm, đảm bảo hàng hóa chính hãng, có trong danh mục hàng hóa được phép lưu thông trên thị trường. Vì vậy, niềm tin mua sắm trên Tiki của người tiêu dùng cao hơn hẳn so với các sàn thương mại điện tử khác. Theo công bố của Tiki, tỉ lệ đổi trả, hoàn trả hàng cực thấp dưới 1%, khiến người bán yên tâm. Tiki chiết khấu cho mặt hàng sách khá cao, có thể tới 30%- 35%. Ngoài ra, Tiki có đội giao hàng của riêng Tiki. Nếu người mua đặt giao nhanh tikinow trong các khu vực có giao nhanh thì có thể nhận hàng trong vòng chỉ 2h. Phí ship của Tiki tính theo đơn hàng. Nghĩa là có thể gom nhiều mặt hàng của nhiều người bán khác nhau để đặt chung một đơn hàng và chỉ tính phí ship một lần duy nhất cho một đơn như vậy. Ngoài ra, nếu mua gói thành viên Tikinow, người mua sẽ được miễn phí ship tất cả các đơn hàng bất kể mặt hàng hay người bán. Không những thế Tiki còn có các chính sách đổi trả hàng theo quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho người mua, chính sách giao hàng ưu đãi, tạo động lực mua sắm cho khách hàng, chính sách bảo mật thông tin khách hàng rất tốt, thái độ làm việc chuyên nghiệp trong chăm sóc khách hàng.

Nhược điểm khi kinh doanh trên sàn TMĐT Tiki:


Các mặt hàng trên Tiki còn ít, chưa đa dạng vì ít đối tác vì rất khó để mở gian hàng trên Tiki, yêu cầu cho người bán là doanh nghiệp và phải có giấy phép đăng ký kinh doanh. Mặc dù phí ship trên sàn TMĐT Tiki rất thấp nhưng thời gian dự kiến giao hàng khá lâu (từ 4-10 ngày làm việc với các đơn hàng tiêu chuẩn), tăng tỉ lệ rớt đơn hàng. Ngoài ra, người bán phải tốn phí cố định và phí hoa hồng khi bán hàng trên sàn. Tiki nhận được khá nhiều sự than phiền của đối tác bán hàng trong khi kinh doanh như: giải quyết không thấu đáo các rắc rối phát sinh, chính sách khắt khe, nhiều thắc mắc không được quan tâm, …

2.3. So sánh và lựa chọn sàn thương mại điện tử phù hợp với cửa hàng

2.3.1. So sánh, đánh giá các sàn thương mại điện tử


Dựa trên những tiêu chí dưới đây để so sánh và lựa chọn ra sàn thương mại điện tử phù hợp với sản phẩm của cửa hàng.

2.3.1.1. Lượt truy cập website/tháng


Hình 2 7 Lượng truy cập Website hàng tháng của các sàn thương mại điện tử 10


Hình 2.7. Lượng truy cập Website hàng tháng của các sàn thương mại điện tử


(Nguồn: Bản đồ thương mại điện tử Việt Nam)


Theo thống kê lượng truy cập của top 50 sàn thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam của iPrice Group trong quý 1/2020 (số liệu do iPrice kết hợp với công ty đo lường SimilarWeb công bố). Cụ thể, Shopee vẫn là sàn TMĐT số 1 Việt Nam với 43,16 triệu lượt truy cập website/tháng. Trong 3 tháng đầu năm nay, Shopee Việt Nam còn tăng thêm 5,2 triệu lượt truy cập website/tháng so với quý trước. Đây cũng là quý thứ 3 liên tiếp Shopee Việt Nam đạt tăng trưởng về lượng truy cập website. Thêm vào đó, Tiki đã trở lại top 2 các sàn TMĐT Việt Nam sau 2 quý bị Sendo qua mặt. Website Tiki đạt 23,99 triệu lượt truy cập/tháng, giảm 500.000 lượt/tháng so với quý 4/2019. Trong khi đó, lượng truy cập của Lazada Việt Nam

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 05/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí