Các Hình Thức Giao Dịch Của Thương Mại Điện Tử

Trong thương mại truyền thống, các bên giao dịch cần phải gặp mặt, trao đổi thông tin trực tiếp với nhau thông qua các loại văn bản trên giấy, nhưng TMĐT hình thức giao dịch được trao đổi ngay trên hệ thống mạng internet.

TMĐT cho phép mọi người trên toàn thế giới cùng tham gia, từ các vùng sâu vùng xa đến các khu vực đô thị lớn, tạo điều kiện cho phép tất cả mọi người ở khắp nơi đều có cơ hội bình đẳng tham gia vào thị trường giao dịch toàn cầu và không đòi hỏi nhất thiết phải có mối quan hệ với nhau nào. Bất kể ở đâu mọi người đều có thể áp dụng phương pháp TMĐT vào hoạt động kinh doanh của mình nhằm tối đa hóa công việc một cách tốt nhất.

TMĐT là việc kinh doanh trên các phương tiện thiết bị điện tử nên nó sẽ chịu ảnh hưởng trước sự thay đổi công nghệ. Công nghệ càng phát triển, việc kinh doanh càng có lợi thế hơn, vấn đề cập nhật thông tin cho các bên sẽ nhanh hơn.

TMĐT được thực hiện trong một thị trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu).

Không giống như thương mại truyền thống được thực hiện trong khuôn khổ của biên giới, TMĐT trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu. TMĐT càng phát triển, thì máy tính cá nhân càng trở thành cửa sổ cho doanh nghiệp hướng ra thị trường trên khắp thế giới có hiệu quả.

Không thể hiện các văn bản giao dịch trên giấy, mà có thể thực hiện ngay trên giao dịch hệ thống của mình.

Trong TMĐT, giao dịch được tiến hành nhanh nhất, hiệu quả nhất, tận dụng được tối đa mọi nguồn lực, và các giao dịch được tiến hành trên hệ thống nên không bị ảnh hưởng bởi khoảng cách địa lý, không phân biệt nhà cung cấp là lớn hay nhỏ.

Trong hoạt động giao dịch TMĐT đều có sự tham gia ít nhất của ba chủ thể, một trong số đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực.

Trong TMĐT, ngoài các đối tượng tham gia vào các quan hệ giao dịch giống như giao dịch thương mại truyền thống là bên mua và bên bán, đã xuất hiện một bên thứ ba đó là nhà cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực…họ là những người tạo môi trường cho các giao dịch TMĐT. Các nhà cung cấp dịch vụ mạng và

cơ quan thẩm định có trách nhiệm truyền và lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch TMĐT và đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch TMĐT.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu, trong khi đối với TMĐT thì mạng lưới thông tin chính là thị trường.

Thông qua TMĐT, nhiều loại hình kinh doanh mới được hình thành. Các trang web khá phổ biến hiện nay như Google đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin trực tuyến. Người tiêu dùng đã bắt đầu mua một số loại hàng trực tuyến mà trước đây được coi là khó bán trên mạng. Nhiều người sẵn sàng trả nhiều tiền hơn một chút so với đi đến cửa hàng để thực hiện quá trình mua hàng.

Nghiên cứu đề xuất hoạt động bán hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử cho cửa hàng Sepon 8s - 3

Các chủ cửa hàng thông thường ngày nay cũng đang chạy đua áp dụng cách bán hàng trực tuyến thông qua các trang web, các sàn thương mại điện tử, bằng cách đưa thông tin và hình ảnh sản phẩm lên website, lên các trang TMĐT để tiến tới khai thác mảng thị trường rộng lớn, nhằm nhanh chóng tiếp cận với khách hàng, đưa sản phẩm ra thị trường trong thời gian ngắn nhất, đồng thời tìm kiếm được nhiều nhà đầu tư, phục vụ nhu cầu mở rộng thị trường.

Phụ thuộc vào công nghệ và trình độ CNTT của người sử dụng.

TMĐT chỉ có thể được triển khai thực tế và một cách có hiệu quả khi có một cơ sở hạ tầng CNTT đủ trình độ, đủ tiêu chuẩn và đủ kinh nghiệm từ người sử dụng, việc kinh doanh của mỗi người chỉ có thể đạt hiệu quả nếu họ có kiến thức và am hiểu vững mạnh về TMĐT, biết áp dụng vào thực tế để đạt kết quả tốt nhất.

Nhu cầu về cơ sở hạ tầng công nghệ bao gồm hai khía cạnh: một là tính tiên tiến, hiện đại về công nghệ và thiết bị, hai là tính phổ cập về kinh tế (đủ rẻ tiền để đông đảo con người thực tế có thể tiếp cận được).

Phụ thuộc vào mức độ số hóa.

Trong nền kinh tế kỹ thuật số, thông tin được mã hóa dưới dạng bit, một lượng lớn thông tin có thể được nén và truyền đi với tốc độ ánh sáng. Nền kinh tế kỹ thuật số càng phát triển, các doanh nghiệp càng thuận lợi trong việc tiếp cận với khách hàng và kinh doanh các sản phẩm tung ra thị trường một cách nhanh chóng.

1.1.1.4. Lợi ích của Thương mại điện tử


Đối với doanh nghiệp

Theo hình thức kinh doanh trực tiếp tại cửa hàng, doanh nghiệp sẽ rất khó khăn trong việc mở rộng quy mô kinh doanh và phải mất rất nhiều chi phí trong sản xuất như các chi phí về tờ giấy, in ấn, hoạt động gửi văn bản theo hình thức truyền thống… Với hình thức kinh doanh thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường kinh doanh, quy mô hoạt động, tìm kiếm đến khách hàng và việc tiếp cận các khách hàng tiềm năng trở nên dễ dàng hơn trên phạm vi rộng lớn và giảm tương đối đáng kể các chi phí kể trên.

Có thể định nghĩa, thương mại điện tử giúp doanh nghiệp hiểu được khách hàng của họ hơn. Với tên gọi là chiến lược kéo, nhà cung cấp có thể lôi kéo khách hàng về với mình nhờ có thể đáp ứng tối đa các yêu cầu và phục vụ khách hàng 24/7/365. Qua đó, mỗi doanh nghiệp sẽ có chiến lược, chính sách cá biệt để tạo ra sự tin tưởng, quan hệ gắn kết với khách hàng của họ. Trong đó ví dụ về sự thành công rò rất dễ dàng nhận thấy đó là Dell Computer Corp.

Nhờ đơn giản hơn trong việc đưa ra thông tin đến với khách hàng, doanh nghiệp có thể rút ngắn thời gian trong khâu đưa sản phẩm vào thị trường. Khả năng kết hợp giữa các nhà kinh doanh có thể làm tăng hiệu quả sản xuất, giảm tối đa thời gian đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng. Đưa ra nhanh chóng các thông tin, chi tiết sản phẩm đến người tiêu dùng giúp họ có thể cập nhật thường xuyên, đầy đủ và chính xác về sản phẩm.

Các lợi ích khác: Nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp, cải thiện chất

lượng dịch vụ khách hàng, đơn giản hóa và chuẩn hóa các quy trình giao dịch.

Đối với người tiêu dùng

Theo kiểu kinh doanh thương mại điện tử thì người dùng có thể thoải mái tự do về không gian lẫn thời gian, họ sẽ dễ dàng mua sắm ở bất kỳ nơi đâu, bất cứ lúc nào nếu họ có trong tay một thiết bị smartphone có kết nối internet. Đây chính là một điểm nổi bật của thương mại điện tử đối với người dùng.

Thương mại điện tử cho phép người tiêu dùng dễ dàng tìm kiếm, tiếp cận được với nhiều nhà cung cấp, doanh nghiệp hơn, từ đó sẽ mang đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn về sản phẩm, dịch vụ mà họ có nhu cầu. Việc tiếp cận được nhiều

thông tin từ nhà cung cấp, khách hàng có thể nắm bắt các thông tin về giá cả trên thị trường, giá cả giữa các doanh nghiệp, từ đó có thể tìm được mức giá phù hợp nhất.

Đối với các sản phẩm số hóa, như phim ảnh, âm nhạc, sách online, các phần mềm,… thì việc thực hiện giao dịch giao hàng cũng trở nên đơn giản. Mô hình đấu giá trực tuyến cho phép mọi người đều có thể tham gia mua và bán trên các sản phẩm đấu giá và đồng thời có thể tìm kiếm, sưu tập những món hàng mình quan tâm ở mọi nơi trên thế giới.

Cộng đồng thương mại mai điện tử: Môi trường kinh doanh thương mại điện tử cho phép mọi người tham gia có thể phối hợp, chia sẻ thông tin và kinh nghệm hiệu quả, nhanh chóng.

Đối với xã hội

Nhờ có hình thức kinh doanh theo loại hình thương mại điện tử mà người tiêu dùng sẽ có điều kiện thuận lợi trong việc tìm hiểu kỹ về các thông tin về sản phẩm, dịch vụ mà họ quan tâm cũng như thông tin về giá cả, chất lượng, do đó sẽ tạo ra sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp dẫn đến các nhà cung cấp phải có chính sách khuyến mãi, giảm giá một cách hợp lý. Người tiêu dùng cũng có thể dễ dàng cập nhật ngay lập tức các chính sách đó, thúc đẩy khả năng mua sắm của họ cao lên, mức sống của mọi người đồng thời cũng vì thế mà được nâng lên.

Môi trường hoạt động theo kiểu thương mại điện tử là hoạt động dựa trên hình thức online, do đó mọi người đều có thể làm việc, mua sắm hoặc sử dụng các dịch vụ online giúp hạn chế việc đi lại, các tai nạn, ô nhiễm môi trường, tiết kiệm được khá nhiều thời gian...

Lợi ích cho các nước phát triển: Nhiều nước nền kinh tế kém phát triển hay thậm chí là "nghèo" có cơ hội tiếp cận với các hàng hóa, sản phẩm và dịch vụ từ những nước phát triển hơn thông qua thương mại điện tử. Hoặc học hỏi những kinh nghiệm, kỹ năng được đào tạo trên Internet.

1.1.1.5. Hạn chế của Thương mại điện tử


Có hai nhóm hạn chế của TMĐT:


Hạn chế về kỹ thuật

Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn và độ tin cậy.

Tốc độ đường truyền Internet vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người dùng, nhất là trong TMĐT.

Khó khăn khi kết hợp các phần mềm TMĐT với các phần mềm ứng dụng và

các cơ sở dữ liệu truyền thống.

Các công cụ xây dựng phần mềm vẫn trong giai đoạn phát triển.

Thực hiện các đơn đặt hàng trong TMĐT đòi hỏi hệ thống kho hàng tự động

lớn.


Đòi hỏi thêm chi phí đầu tư vào cơ sở hạ tầng.

Hạn chế về thương mại

An ninh và riêng tư là hai cản trở về tâm lý đối với người tham gia TMĐT.

Thiếu lòng tin vào TMĐT và người bán hàng trong TMĐT do không được

gặp trực tiếp.

Số lượng gian lận ngày càng tăng do đặc thù của TMĐT.

Các phương pháp đánh giá hiệu quả TMĐT còn chưa đầy đủ, hoàn thiện.

Sự tin cậy đối với môi trường kinh doanh không giấy tờ, không tiếp xúc trực tiếp, giao dịch điện tử cần thời gian.

1.1.1.6. Các hình thức giao dịch của Thương mại điện tử


Giao dịch TMĐT (E – commerce transaction), với từ “thương mại” được hiểu theo Đạo luật mẫu về TMĐT của Liên hiệp quốc, bao gồm bốn kiểu (Trần Thị Thu Hiền, 2003, tr.18-27):

Người với người: qua điện thoại, máy Fax và thư điện tử (email).

Máy tính điện tử với máy tính điện tử: qua trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), thẻ thông minh, các dữ liệu mã hóa bằng vạch (cũng gọi là dữ liệu mã vạch) hoặc bằng mã QR.

Người với máy tính điện tử: trực tiếp hoặc qua các mẫu biểu điện tử, qua World Wide Web.

Máy tính điện tử với người: qua thư tín do máy tính tự động sản xuất ra, máy

fax và thư điện tử.

Dựa vào bản chất của giao dịch, Thương mại điện tử có các hình thức sau (Phan Hữu Tiếp, 2011):

TMĐT giữa doanh nghiệp với khách hàng hay còn gọi là những giao dịch thị trường (B2C), TMĐT giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp hay còn gọi là giao dịch liên kết thị trường (B2B).

TMĐT giữa khách hàng với khách hàng (C2C), TMĐT giữa khách hàng với doanh nghiệp (C2B).

TMĐT giữa các tổ chức phi kinh doanh (Nonbusiness EC): G2G, G2B, G2C, A2A.

TMĐT trong nội bộ doanh nghiệp (Intrabusiness EC): B2E, E – learning.

Thương mại di động (mobile commerce hay viết tắt là m – commerce): các giao dịch hay hoạt động được thưc hiện ở môi trường không dây.

Trong các hình thức kinh giao dịch nói trên thì giao dịch thương mại B2B và giao dịch thương mại B2C là các dạng chủ yếu của TMĐT.

1.1.2. Tổng quan về hoạt động bán hàng đa kênh


1.1.2.1. Khái niệm bán hàng đa kênh – Omni Channel


Khách hàng liên tục thay đổi cách thức và hành vi mua sắm của mình, đặc biệt trên các kênh, website Thương mại điện tử. Đây là xu thế tất yếu, cũng là thách thức đòi hỏi doanh nghiệp phải thích nghi được với các xu hướng mới. GetApp – phần mềm review hàng đầu trên thế giới đã đưa ra được các con số về nhu cầu tiêu dùng và thói quen của khách hàng như sau:

53,1% người tiêu dùng thích nghiên cứu và mua sản phẩm trực tuyến

28,9% trong số họ thích nghiên cứu trực tuyến và mua ngoại tuyến

Chỉ 18% người tiêu dùng nói họ thích để nghiên cứu sản phẩm trong các cửa hàng vật lý.

Với sự phát triển của công nghệ, đòi hỏi của khách hàng và thời cuộc, mô hình bán hàng đa kênh Omni Channel xuất hiện như một giải pháp toàn vẹn được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.

Omni Channel được hiểu là mô hình bán hàng đa kênh hay giải pháp bán hàng đa kênh. Có nghĩa là khi doanh nghiệp áp dụng mô hình này, họ vừa có thể tiếp cận được khách hàng thông qua nhiều kênh cùng một lúc, đồng thời vẫn đảm bảo được sự đồng bộ và thống nhất của hệ thống bán hàng. Mục đích của doanh nghiệp sử dụng mô hình Omni Channel là để mang lại trải nghiệm nhất quán cho khách hàng, bất kể họ mua sắm ở đâu, dù là cửa hàng hay trực tuyến. Từ đó giúp doanh nghiệp nâng cao được doanh số bán hàng. Hay nói một cách dễ hiểu hơn, đây chính là việc người kinh doanh bán hàng trên các kênh khác nhau (như mạng xã hội, website, sàn TMĐT,…) theo một cách nhất quán, liên tục trên tất cả các thiết bị mà khách hàng có thể tiếp cận được (điện thoại, laptop, máy tính bảng,…), giúp cho quá trình mua sắm của họ trở nên thuận tiện, hiệu quả và tối ưu dù qua bất cứ hình thức nào.

1.1.2.2. Lợi ích từ việc áp dụng Omni Channel – Bán hàng đa kênh trong kinh

doanh


Xu hướng mua sắm của khách hàng đã thay đổi từ sau khi Internet bùng nổ, khiến ranh giới giữa mua sắm truyền thống và trực tuyến dường như không còn rò ràng. Một khách hàng sẽ mua hàng khi họ được tiếp cận đúng cách và đủ lần. Theo khảo sát, một thương hiệu thường xuất hiện trung bình 21 lần trong quá trình từ lần đầu nhìn thấy cho đến khi mua sản phẩm của một khách hàng. Đó là lý do vì sao các doanh nghiệp cần phải tìm cách để gia tăng điểm chạm, điểm tiếp xúc với khách hàng hơn. Và đây sẽ chính là lúc để mô Omni Channel phát huy tác dụng của mình.

Hiện nay không chỉ các doanh nghiệp lớn mà rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đang sử dụng hình thức này nhờ những lợi ích tuyệt vời mà nó đem lại.

Quản lý dữ liệu tập trung: Một doanh nghiệp bán lẻ thông thường phải quản lý và xử lý rất nhiều thông tin cùng một lúc. Đó là những mã sản phẩm, các đơn hàng, các nhu cầu của khách hàng, tổng hợp lại sẽ là lượng thông tin rất lớn mà doanh nghiệp cần xử lý. Đó là chưa kể đến việc, giờ đây khách hàng đang dần chuyển sang mua sắm trực tuyến trên nhiều kênh khác nhau, dẫn đến việc quản lý lại càng khó khăn hơn. Từ đây, các mô hình hay phương thức quản lý bán hàng cũ

đã không còn phù hợp và dần bộc lộ các nhược điểm, dẫn tới những vấn đề như giao nhầm hàng, sót đơn hàng, không đồng bộ thông tin, doanh thu tổng kết không chính xác,… Vậy nên mô hình Omni Channel đã ra đời nhằm giải quyết tất cả những khó khăn trên. Nhờ thiết kế thông minh, đi kèm với những tiến năng tiện ích, mô hình Omni Channel đã giúp doanh nghiệp quản lý dữ liệu tập trung và hợp nhất hóa số liệu.

Quảng bá, tiếp thị thương hiệu, sản phẩm qua nhiều kênh bán hàng khác nhau: Là mô hình bán hàng đa kênh, hiển nhiên doanh nghiệp có thể sử dụng nó để quảng bá và tiếp thị thương hiệu, sản phẩm qua nhiều kênh bán hàng khác nhau. Giờ đây, khi khách hàng sống trong thời đại Internet bùng nổ, họ có nhiều lựa chọn để mua sắm hơn thay vì chỉ qua một kênh bán hàng trực tiếp như trước. Đây chính là thời đại mua sắm trực tuyến lên ngôi và phát triển rộng rãi. Với mô hình Omni Channel, doanh nghiệp hoặc nhà bán lẻ có thể quảng bá thương hiệu, sản phẩm của mình rộng rãi hơn.

Nắm bắt xu hướng thị trường tốt hơn: Bất kỳ doanh nghiệp nào khi mới bước đầu tiến vào thị trường, việc họ cần làm đầu tiên là tìm hiểu xu hướng thị trường và khách hàng tiềm năng. Khi áp dụng mô hình Omni Channel, doanh nghiệp hoặc các nhà bán lẻ có thể nắm bắt xu hướng thị trường tốt hơn. Thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được quảng bá và tiếp thị qua nhiều kênh bán hàng khác nhau. Từ đó tạo ra sự chuyên biệt và đồng bộ trong chiến lược tiếp thị và quảng bá, nhờ vậy khách hàng sẽ biết đến thương hiệu của doanh nghiệp nhiều hơn. Đồng thời, doanh nghiệp có thể dần lấy được lòng tin từ khách hàng và biến họ trở thành khách hàng trung thành.

Omni-channel cho phép cung cấp cho khách hàng trải nghiệm mua hàng xuyên suốt và thống nhất, dù họ đang ở bất kì kênh nào.

Ví dụ: Giờ nghỉ trưa, bạn mở laptop lên một website chuyên bán phụ kiện thời trang. Bạn chọn được rất nhiều đồ rồi cho vào giỏ hàng nhưng đã hết giờ nghỉ, bạn đành thoát trang và tiếp tục làm việc. Nếu không quá yêu thích hay cần gấp những phụ kiện đó, khả năng cao (~80%) là bạn sẽ không quay lại website để mua. Nhưng vào buổi tối khi cầm điện thoại lướt Facebook, trên newsfeed hiện thị quảng cáo của

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 05/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí