Hình thức thứ ba là thư điện tử từ người tiêu dùng đến người tiêu dùng. Thư điện tử từ người tiêu dùng đến người tiêu dùng được sử dụng để hỗ trợ các công ty marketing.
Chương trình đại lý (Afiliate programes): thực chất là một phương pháp xây dựng đại lý hay hiệp hội bán hàng qua mạng dựa trên những thỏa thuận hưởng phần trăm hoa hồng. Phương pháp này gọi là triển khai đại lý thứ cấp, đôi lúc còn được gọi là marketing đa cấp (Multi Levels Marketing – MLM).
Search Engines (công cụ tìm kiếm): là một công cụ cơ bản dùng để tìm kiếm các địa chỉ trang web theo những chủ đề xác định. Công cụ tìm kiếm được coi là sự lựa chọn đầu tiên để truy nhập thông tin hay tin tức về một sản phẩm nào đó không chỉ đối với những người mới truy cập vào mạng Internet mà ngay cả nhà marketing chuyên nghiệp. Tuy nhiên việc sử dụng phương tiện nào còn tùy thuộc tính hiệu quả và tiết kiệm chi phí mà nó mang lại.
Các công việc cụ thể để thực hiện
Giới thiệu gian hàng của cửa hàng đã có mặt trên sàn thương mại điện tử Shopee thông qua các trang mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam như facebook, instagram, zalo.
Gửi email đến mọi người: trước tiên nhân viên cửa hàng phải thu thập danh sách địa email qua các diễn đàn trên mạng (đặc biệt là diễn đàn về nông sản sạch, đặc sản vùng miền), trang web tìm kiếm… Tiếp theo xây dựng danh sách địa chỉ email từ danh sách đã chọn lọc để quảng cáo đến đúng đối tượng, liên tục cập nhật những email mới và những email ngừng hoạt động để duy trì tính chính xác của danh sách email. Sau đó gửi email đến mọi người thông qua sử dụng phần mềm gửi email và công cụ quản lý email tốt nhất, giảm tối thiểu gửi mail dạng spam. Cần tạo ra những mẫu email quảng cáo đẹp, ấn tưkợng cho người đọc với nhiều mục đích khác nhau: chào hàng, báo giá, cám ơn, thông tin khuyến mãi …
3.2.2. Marketing trên Shopee
Sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee hiện nay có rất nhiều chương trình cho người bán để quảng cáo cho shop được nhiều nhất có thể. Những tính năng mà
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Các Sàn Thương Mại Điện Tử Hàng Đầu Việt Nam
- Giao Diện Trang Chủ Của Sàn Thương Mại Điện Tử Shopee
- Top 10 Ứng Dụng Thương Mại Điện Tử Được Sử Dụng Nhiều Nhất Việt Nam
- Nghiên cứu đề xuất hoạt động bán hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử cho cửa hàng Sepon 8s - 10
Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.
sàn thương mại điện tử Shopee cung cấp có thể tận dụng để tiết kiệm chi phí marketing.
Cửa hàng có thể tự cài đặt mức giảm giá cho các sản phẩm của mình bao gồm: phần trăm giảm giá, số tiền giảm giá, số lượng cho phép mua. Việc này kích thích khách hàng mua kèm những sản phẩm mà bạn muốn “thanh lý” hoặc bán số lượng lớn với mức giá khuyến mãi so với các sản phẩm còn lại.
Cập nhật các chương trình khuyến mãi do Shopee tổ chức sẽ xuất hiện ở các banner trên đầu trang chủ Shopee. Vì vậy, Cửa hàng cũng có thể tham gia các chương trình khuyến mãi ấy.
Chạy quảng cáo từ khóa Shopee: cửa hàng có thể sử dụng tính năng “Đấu thầu từ khóa”. Đấu thầu từ khoá Shopee nghĩa là khi cửa hàng nạp tiền vào tài khoản đấu thầu, cửa hàng sẽ có thể bắt đầu sử dụng để chạy quảng cáo các từ khoá liên quan tới sản phẩm của mình. Và những sản phẩm của cửa hàng sẽ xuất hiện ở ngay đầu trang khi khách hàng tìm kiếm và sẽ được gắn tag “tài trợ”. Tuy nhiên, ban đầu nên kiểm tra thử các từ khóa để tìm ra từ khóa được tiếp cận nhiều nhất và hạn chế các từ khóa quá rộng để tránh tốn chi phí.
Tăng độ nhận diện hoặc doanh thu của một số sản phẩm cụ thể của cửa hàng: Sử dụng tính năng Quảng cáo khám phá của Shopee. Tính năng này hiển thị sản phẩm của cửa hàng ở nhiều vị trí trên trang Shopee, thu hút sự quan tâm của người mua đến những sản phẩm tương tự hoặc sản phẩm bổ sung cho sản phẩm cửa hàng đang bán. Những vị trí đó bao gồm: Gợi ý hôm nay tại Trang chủ, Sản phẩm tương tự và Có thể bạn cũng thích tại trang chi tiết sản phẩm.
Tăng lượt truy cập và/hoặc nhận diện thương hiệu gian hàng: Bằng cách đấu thầu từ khóa, quyết định những từ khóa giúp hiển thị gian hàng ngay vị trí trên cùng của Trang kết quả tìm kiếm. Ví dụ, nếu sản phẩm chủ yếu của gian hàng là nông sản và đặc sản Quảng Trị, cửa hàng có thể đấu thầu từ “tiêu” để khi người mua tìm kiếm từ “tiêu” có thể thấy Quảng cáo Shop Ads của cửa hàng và được dẫn thẳng tới trang của gian hàng sau khi bấm vào quảng cáo.
Cửa hàng còn có thể tự tạo và quản lí mã giảm giá cho gian hàng của mình
để kích thích khách hàng ra quyết định nhiều hơn.
Ví dụ: Tạo mã giảm giá 50.000 VNĐ cho đơn hàng trên 500.000 VNĐ, khách hàng sẽ rất có thể gom mua hàng để có đơn hàng đủ tiêu chuẩn để được áp dụng mã giảm giá.
Tuy nhiên, mã giảm giá có hạn chế là chỉ hiển thị trên gian hàng thôi, vì thế nên quảng cáo rộng rãi ra bên ngoài về các coupon giảm giá chỉ có tại gian hàng của cửa hàng thông qua các trang mạng xã hội để thu hút càng nhiều khách hàng càng tốt.
Thói quen của khách hàng sẽ tham khảo các sản phẩm hiển thị trước, sau đó mới tìm kiếm các sản phẩm mà họ cần khi vào gian hàng. Vì thế hãy chọn các sản phẩm được khách hàng yêu thích để cho vào danh mục top sản phẩm bán chạy nhé.
Tạo ưu đãi cho người theo dòi gian hàng trên Shopee. Ưu đãi “Follower” là một tính năng khuyến khích Người mua bấm “Theo dòi” Shop để dễ dàng mua sắm cho những lần sau và nhanh chóng cập nhật thông tin mới nhất của Shop. Khách hàng sẽ được nhận mã giảm giá hoặc hoàn xu về tài khoản khi “theo dòi” gian hàng. Việc tăng follower sẽ tăng độ uy tín cho cửa hàng, cũng như có thể tiếp cận nhiều hơn những khách hàng có nhu cầu mua các sản phẩm tương tự sản phẩm cửa hàng đăng bán.
Combo khuyến mãi: Chọn những sản phẩm có chức năng bổ sung cho nhau
để tạo thành một gói giảm giá thu hút khách hàng.
Mua kèm deal sốc: Giúp cửa hàng tăng giá trị đơn hàng bằng chiến lược giảm giá sản phẩm mua kèm khi khách hàng chọn mua sản phẩm chính.
3.3. Kế hoạch nhân sự
3.3.1. Tổ chức nhân sự
Nhân sự bao gồm trưởng cửa hàng và nhân viên bán hàng:
Trưởng cửa hàng sẽ chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động hàng ngày; đào tạo nhân viên bán hàng; tiếp xúc, thu thập ý kiến phản hồi từ khách hàng. Yêu cầu đối với trưởng cửa hàng: Có trình độ Đại học trở lên, có trình độ tin học tốt, hiểu biết cơ bản về Thương mại điện tử, về các sàn Thương mại điện tử.
Nhân viên bán hàng có 2 người, với thời gian làm việc theo ca (Ca 1 bắt đầu lúc 7h đến 15h; ca 2 bắt đầu lúc 14h đến 22h). Nhân viên bán hàng chịu trách nhiệm tiếp xúc với khách hàng, giới thiệu sản phẩm, tư vấn những sản phẩm phù hợp với nhu cầu, mong muốn của khách hàng tại cửa hàng hoặc trực tuyến; theo dòi, giám sát đơn hàng của khách đặt để có thể giải đáp thắc mắc, chăm sóc khách hàng kịp thời và đảm bảo không bị thiếu hụt hàng trong cửa hàng… Yêu cầu đối với nhân viên bán hàng: Có trình độ Cao đẳng trở lên, có trình độ tin học khá, hiểu biết cơ bản về các sàn Thương mại điện tử.
Một trong hai nhân viên bán hàng sẽ trực tiếp phụ trách triển khai, vận hành, đăng tải hình ảnh sản phẩm trên kênh thương mại điện tử của cửa hàng, tối ưu kênh, thực hiện các chương trình khuyến mãi, giảm giá, các sự kiện để thúc đẩy doanh số kênh. Nhân viên này sẽ được đào tạo photoshop và chỉnh ảnh.
3.3.2. Chính sách quản lý nhân sự
Trưởng cửa hàng và nhân viên bán hàng sẽ được đào tạo về cách thức bán hàng, cách thức làm marketing trên sàn giao dịch thương mại điện tử. Ngoài ra, trưởng cửa hàng và nhân viên bán hàng sẽ được tập huấn, bồi dưỡng thêm kiến thức về Thương mại điện tử và về các sàn Thương mại điện tử để có thể liên tục đổi mới bắt kịp với xu thế thị trường.
Nhân viên phụ trách kênh thương mại điện tử sẽ có phụ cấp thêm 500.000 đồng/tháng và sẽ được thưởng 5% doanh thu bán được trên sàn nếu vượt chỉ tiêu về doanh thu.
Mỗi nhân viên ngoài mức lương cố định được nhận thì sẽ được nhận thêm tiền thưởng theo doanh thu bán được hàng tháng. Nếu vượt chỉ tiêu về doanh thu thì mỗi nhân viên sẽ được nhận thêm tiền thưởng. Số tiền thưởng sẽ là số tiền chênh lệch giữa doanh thu thực và doanh thu mục tiêu chia đều cho mỗi nhân viên.
3.4. Kế hoạch tài chính
3.4.1. Dự kiến chi phí
Chi phí tham gia bán hàng tại sàn Thương mại điện tử Shopee là hoàn toàn miễn phí đối với gian hàng thường và gian hàng yêu thích.
Đối với gian hàng Shopeemall thì phải trả phí hoa hồng bằng 5% giá trị đơn
(5%: phí cố định).
Chi phí Shopee thanh toán tiền COD cho cửa hàng là 2%/đơn hàng.
Phí dịch vụ nếu sử dụng freeshipXtra là 5% giá bán (tối đa 10.000 vnđ/sản phẩm).
Chi phí marketing, chạy quảng cáo trên mạng xã hội: 70.000 vnđ/ngày.
Chi phí marketing, chạy quảng cáo trên Shopee:
o Giá thầu cho mỗi loại hình quảng cáo: 200đ cho Quảng Cáo Khám Phá; 400đ cho Đấu Thầu Từ Khóa với loại Từ khóa chính xác và 480đ với loại Từ khóa mở rộng; 500đ cho Quảng Cáo Shop Ads với loại Từ khóa chính xác và 600đ với loại Từ khóa mở rộng.
o Ngân sách chạy quảng cáo là 500.000 vnđ/tháng.
3.4.2. Dự kiến doanh thu
Dự kiến doanh thu bán được của cửa hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee theo ba giai đoạn chính:
Giai đoạn thứ 1 (3 tháng đầu): Giai đoạn này mới tham gia vào sàn TMĐT Shopee, không có nhiều khách hàng biết đến nên cần thời gian 3 tháng để làm các chiến dịch marketing và chạy quảng cáo cho kênh bán hàng mới, vì vậy doanh số thu được sẽ không nhiều và chủ yếu là từ những khách hàng có sẵn. Dự kiến doanh thu hàng tháng bán qua sàn TMĐT Shopee ở giai đoạn này bằng 10% doanh thu trung bình hàng tháng bán tại cửa hàng.
Doanh thu hàng tháng dự kiến bán qua sàn TMĐT Shopee : 11.266.666 (vnđ)
Giai đoạn thứ 2 (tháng thứ 4 đến tháng thứ 10): Sau khi thực hiện các chiến dịch marketing và chạy quảng cáo trên mạng xã hội, trên Shopee, khách hàng đã dần nhận diện và tin tưởng thương hiệu của công ty nên cửa hàng sẽ có một lượng khách hàng mới đáng kể. Vì vậy, doanh thu hàng tháng dự kiến ở giai đoạn này sẽ bằng 20% doanh thu trung bình hàng tháng bán tại cửa hàng.
Doanh thu hàng tháng dự kiến bán qua sàn TMĐT Shopee: 22.533.333 (vnđ)
Giai đoạn thứ 3 (từ tháng thứ 11 trở đi) : Đây là giai đoạn mà cửa hàng thêm các sản phẩm mới thuộc nhóm 2 vào danh mục sản phẩm của cửa hàng trên sàn
TMĐT Shopee khi đã có một lượng khách hàng ổn định tại sàn. Vì vậy, doanh thu hàng tháng dự kiến ở giai đoạn này sẽ bằng 30% doanh thu trung bình hàng tháng bán tại cửa hàng.
Doanh thu hàng tháng dự kiến bán qua sàn TMĐT Shopee: 33.800.000 (vnđ)
3.5. Những rủi ro có thể gặp phải
3.5.1. Những rủi ro có thể gặp phải
Bị phụ thuộc vào sàn
Không giống như website thương mại điện tử thuộc sở hữu của cửa hàng, sàn thương mại điện tử bị xếp vào kênh bán hàng không phải thuộc chủ sở hữu của cửa hàng. Sàn thương mại điện tử chỉ là kênh trung gian mà cửa hàng có thể đăng hàng hóa lên bán. Quyền quyết định tất cả thuộc về sàn Shopee. Họ có quyền quyết định luật chơi, quy định các điều kiện hợp đồng để người bán hàng tham gia bán hàng trên sàn. Nếu một ngày không may nào đó, sàn thương mại điện tử phá sản thì gian hàng của cửa hàng sẽ hoàn toàn biến mất.
Cạnh tranh cao về giá
Các quy định để tham gia bán hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee khá thoáng và dễ dàng tạo gian hàng trên sàn. Cùng một mặt hàng đặc sản, nông sản Quảng Trị, trên sàn TMĐT có rất nhiều người bán nên tính cạnh tranh rất cao. Khi khách hàng vào mua hàng trên sàn, họ không chỉ thấy gian hàng và giá của cửa hàng mà còn thấy rất nhiều gian hàng khác nữa. Vì thế khách hàng dễ có sự so sánh về giá. Nếu giá của bạn hơi cao thì khó có đơn hàng.
Do là kênh bán hàng thụ động, khách hàng tự tìm đến sản phẩm của cửa hàng khi có nhu cầu, nên doanh thu hầu như phụ thuộc vào hoạt động khuyến mãi, giảm giá, ưu đãi của sàn thương mại điện tử Shopee.
Mất dữ liệu khách hàng, khó chăm sóc khách hàng
Sàn thương mại điện tử thường nắm các dữ liệu, thông tin cá nhân của khách hàng cho nên khi cửa hàng ngừng bán hàng trên sàn thương mại điện tử đó thì cửa hàng sẽ đối mặt với rủi ro là mất toàn bộ dữ liệu các khách hàng cũ đã mua hàng.
Ngoài ra cửa hàng sẽ gặp khó khăn khi muốn chăm sóc khách hàng do sàn TMĐT giữ các dữ liệu khách hàng. Thêm vào đó yếu tố rò rỉ thông tin, bảo mật thông tin của khách mua hàng cũng là điều đáng quan tâm.
Dễ bị phạt từ sàn
Khi tham gia sàn TMĐT cửa hàng phải chấp nhận theo nhiều quy định của từng sàn như quy định trong hợp đồng. Cửa hàng có rủi ro khi đối mặt với 1 số hình phạt về tiền mặt khi không làm đúng quy định của sàn TMĐT Shopee như đóng gói sai quy cách, chuyển hàng muộn, hết hàng tồn nhưng không cập nhật, không giao hàng cho khách… Nếu cửa hàng vi phạm quy định của sàn nhiều lần, gian hàng của cửa hàng có thể bị khóa hoặc xóa vĩnh viễn. Đây là rủi ro lớn nhất khi cửa hàng sẽ có nguy cơ mất toàn bộ khách hàng đã xây dựng bấy lâu nay, và mất thương hiệu của mình trên sàn.
3.5.2. Biện pháp phòng ngừa rủi ro
Cửa hàng cần tiến hành kinh doanh đa kênh, không nên chỉ phụ thuộc vào một kênh bán hàng.
Cẩn thận, làm đúng quy định của sàn như gói hàng đúng quy cách, chuyển hàng đúng thời gian thỏa thuận, cập nhật thường xuyên số lượng hàng hóa trong kho.
Sao lưu lại thành tệp những khách hàng đã từng mua hàng thông qua sàn
thương mại điện tử.
Luôn trả lời tin nhắn khách thông qua boxchat của sàn một cách nhiệt tình, nhanh chóng.
Cửa hàng nên chủ động chạy quảng cáo trên các trang mạng xã hội có nhiều
người tham gia như Facebook, Instagram.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Thương mại điện tử xuất hiện ở Việt Nam chỉ mới một thời gian ngắn nhưng ảnh hưởng của nó tới cuộc sống và lối sống của người Việt rất rò ràng. Thương mại điện tử mang đến một kênh thông tin truyền thống, mua sắm hiệu quả cho người sử dụng và trở nên không thể thiếu với cộng đồng. Kéo theo sự phát triển đó là các sàn thương mại điện tử ra đời. Hiện nay, mua bán – thanh toán trực tuyến ở Việt Nam đã không còn quá xa lạ như vài năm trước đây. Với nhiều kế hoạch, nghị định về việc phát triển TMĐT ở Việt Nam từ phía Chính phủ ban hành đã phần nào đưa thuật ngữ TMĐT tiến đến một bước dài hơn với từng doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân. Việc tham gia sàn TMĐT đã mang đến cho các doanh nghiệp cơ hội kinh doanh mới cũng như mang lại lợi thế cạnh tranh trong môi trường kinh doanh khắc nghiệt hiện nay. Trên cơ sở mục tiêu, đối tượng cũng như phạm vi nghiên cứu, đề tài đã giải quyết một số nội dụng cơ bản sau:
Nêu ra cơ sở lý thuyết chung về TMĐT, về bán hàng đa kênh và bán hàng trực tuyến; thực trạng phát triển TMĐT, bán hàng đa kênh, bán hàng trực tuyến trên thế giới cũng như tại Việt Nam.
Thông qua phân tích thị trường kinh doanh của cửa hàng Sepon 8S và so sánh, đánh giá bốn sàn thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam, đề tài đã lựa chọn ra sàn giao dịch TMĐT phù hợp với cửa hàng. Từ đó xây dựng kế hoạch tham gia kinh doanh trên sàn, cụ thể là sàn thương mại điện tử Shopee.
Với xu hướng kinh doanh ứng dụng TMĐT đã trở thành tất yếu trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, tôi mong rằng việc thực hiện kế hoạch đã được xây dựng trên sẽ giúp cửa hàng có thể mở rộng kênh tiếp xúc khách hàng hiện có, thu hút sự quan tâm từ các khách hàng tiềm năng, nâng cao hình ảnh và năng lực cạnh tranh của cửa hàng cũng như giảm chi phí hoạt động mang đến doanh thu và lợi nhuận tốt hơn cho cửa hàng.
Vì hạn chế về nhân lực cũng như tài lực, đề tài này, tôi chỉ tiến hành phân tích, so sánh và đánh giá ưu nhược điểm của các sàn giao dịch thương mại điện tử dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp mà tôi thu thập mà không đi sâu tìm hiểu tất cả những