Nghiên cứu, đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Lạng Sơn - 10


để thực hiện quản lý chất thải theo quy định; Kế hoạch số 24/KH-STNMT ngày 06/3/2019 về Kế hoạch kiểm tra công tác quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn t nh năm 2019.

Pháp luật về quản lý chất thải cũng đã được hoàn thiện hơn, Quốc hội cũng đã ban hành Luật bảo vệ môi trường 2014 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/6/2014. Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 về quản lý chất thải và phế liệu và các Thông tư hướng dẫn đã được ban hành. Đây là những căn cứ pháp lý quan trọng để quản lý chất thải thống nhất theo định hướng mới.

Biện pháp pháp lý: Với tư cách là hệ thống các quy phạm pháp luật điểu ch nh hành vi xử sự của con người, pháp luật quản lý chất thải nguy hại đã tác động trực tiếp đến hành vi xử sự của các chủ thể. Đây là biện pháp đem lại hiểu quả cao nhất, thông qua đó hoạt động quản lý chất thải nguy hại được thể chế hóa bằng pháp luật.

Biện pháp chính trị: Đảng đưa ra vấn đề môi trường và quản lý chất thải trong cương lĩnh của mình, từ đó thể chế hóa thành pháp luật. Biện pháp này có tác dụng định hướng và có tính bao quát cao.

- Về điều kiện tự nhiên:

Thành phố Lạng Sơn nằm bên quốc lộ 1A, cách Bắc Giang 85 km, thủ đô Hà Nội 150 km; Thành phố Lạng Sơn nằm giữa một lòng chảo lớn, có dòng sông Kỳ Cùng chảy qua trung tâm thành phố. thành phố nằm trên trục đường quốc lộ 1A, đường quốc lộ 1B đi Thái Nguyên, đường quốc lộ 4B đi Quảng Ninh, đường quốc Lộ 4A đi Cao Bằng, rất thuận lợi cho việc chuyển giao chất thải nguy hại cho các cơ sở xử lý chất thải nguy hại tại các t nh lận cận.

- Về năng lực, nhận thức


Hằng năm Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã ch đạo cơ quan chuyên môn chủ trì và phối hợp triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Luật Bảo vệ môi trường 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, công tác quản lý chất thải nói chung và quản lý chất thải nguy hại nói riêng cho các tổ chức chính chị - xã hội, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cán bộ môi trường các huyện, thành phố, các xã và lồng ghép trong các hoạt động tuyên truyền thực hiện Tiêu chí môi trường trong xây dựng Nông thôn mới, kết quả hằng năm đã tổ chức được hơn 20 lớp tập huấn về môi trường thu hút trên 3.300 lượt người tham gia. Tổ chức phát sóng định kỳ chuyên mục “Vì màu xanh cuộc sống, quản lý chất thải” trên Đài Phát thanh và Truyền hình t nh,... trong đó lồng ghép việc phổ biến, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện quy định về quản lý CTNH trong công tác thanh tra, kiểm tra trong năm. Thực hiện công tác thẩm định cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH, đảm bảo thời gian theo quy định …

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Mục đích của pháp luật quản lý chất thải nguy hại là bảo vệ môi trường và sức khỏe của cộng đồng. Thông qua vấn đề đặt ra các khung pháp lý quy định về trách nhiệm của cơ quan Nhà nườc về môi trường: quyền, nghĩa vụ của các tổ chức cá nhân liên quan đến chất thải nguy hại. Pháp luật quản lý chất thải nguy hại đã phân định rò quyền hạn cho các cơ quan Nhà nước giúp cho hoạt động quản lý của Nhà nước đối với vấn đề này đạt hiệu quả cao. Đồng thời pháp luật còn định hướng cho hành vi, xử sự của các chủ thể khi tham gia các hoạt động liên quan đến chất thải nguy hại. Qua đó ngăn ngừa, hạn chế việc gia tăng số lượng chất thải nguy hại vào môi trường, giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi của nó đối với sức khỏe con người cũng như môi trường sống.

Trong xu thế hội nhập hiện nay, với việc thành lập nhiều nhà máy, xí nghiệp, pháp luật về quản lý chất thải nguy hại đã góp phần đáng kể hạn chế các vi phạm về môi trường thông qua các biện pháp cụ thể.

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Lạng Sơn - 10


Biện pháp kinh tế: Đó là việc sử dụng lợi ích vật chất để kích thích hoặc bắt buộc các chủ thể thực hiện những hoạt động có lợi cho hoạt động quản lý chất thải. Biện pháp này thực hiện thông qua hình thức thu phí chất thải đổi với các cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm hạn chế lượng chất thải có thể phát sinh ngay tại nguồn. Áp dụng thuế cao đối với những sản phẩm có khả năng gây ô nhiễm môi trường hoặc sức khỏe con người ở mức độ cao. Đó còn là những biện pháp hỗ trợ vốn, miễn giảm thuế cho doanh nghiệp đầu tư trang thiết bị công nghệ thân thiện môi trường,... Biện pháp kinh tế rất cần thiết và có hiệu quả phòng ngừa cao vì nó tác động trực tiếp tới nguồn thu nhập, lợi nhuận của doanh nghiệp

Biện pháp khoa học công nghệ: Vận dụng các thiết bị khoa học công nghệ tiên tiến vào việc quản lý chất thải. Biện pháp này giúp hạn chế được lượng chất thải, đồng thời xử lý được khối lượng lớn và triệt để chất thải.

Các quy định của pháp luật ngày càng rò ràng và cụ thể đã làm cho người dân hiểu pháp luật, nâng cao ý thức của họ. Người dân sẽ tự giác thực hiện những hành vi có ích cho môi trường.

4.6.2. Tồn tại, hó hăn

Bên cạnh những kết quả đạt được trong quá trình triển khai quản lý chất thải nguy hại vẫn còn một số khó khăn vướng mắc:

- Về cơ sở pháp lý:

Pháp luật nước ta đã được hoàn thiện từng ngày, thường xuyên được bổ sung, thay thế, Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế nên tình trạng vi phạm quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và quản lý chất thải nguy hại vẫn còn phổ biến. Mặc dù nhà nước ta đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản pháp luật quy định về vấn đề quản lý chất thải nguy hại nhưng ở địa phương việc thực hiện còn chậm, ít hiệu quả. Các văn bản pháp luật về quản


lý chất thải nguy hại chưa cụ thể, r ràng. Quá trình thực hiện chưa đồng bộ, cơ quan thi hành pháp luật chưa đủ mạnh.

Công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý còn hạn chế. Thiếu cán bộ cũng như trang thiết bị, nguồn nhân lực trong công tác quản lý chất thải nguy hại. Nên công tác quản lý chất thải nguy hại gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, vẫn còn tình trạng dự án đầu tư được địa phương cho phép triển khai bỏ qua quy định về quản lý chất thải nguy hại. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý chất thải nguy hại chưa được tăng cường, một số địa phương còn chưa quyết liệt, hoặc xử lý "nhẹ tay" đối với doanh nghiệp vi phạm. Đặc biệt, công tác cấp giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại, cấp giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất chưa được chặt chẽ. Việc giám sát sau cấp phép cũng chưa được tiến hành thường xuyên. Do vậy nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng nhập chất thải dưới danh nghĩa nhập khẩu phế liệu, hoặc nhiều cơ sở không đủ điều kiện nhưng vẫn hoạt động đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, như các nhà máy sản xuất giấy phế liệu...

- Về cơ sở vật chất:

Tình trạng thiếu vốn đầu tư cho hệ thống quản lý CTNH vẫn đang là bài toán khó giải quyết. Phần lớn chi phí cho hoạt động quản lý CTNH có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay ngân sách Nhà nước chi cho việc quản lý CTNH còn khá hạn chế, trong khi cơ sở vật chất (phương tiện, thiết bị…) cho quản lý CTNH đòi hỏi lượng vốn rất lớn. Trên phạm vi TP Lạng Sơn đến nay vẫn chưa có một cơ sở xử lý tập trung đối với các chất thải nguy hại. Ngay cả những trung tâm kinh tế hịện nay cũng còn thiếu rất nhiều cơ sở vật chất trang bị cho hoạt động quản lý CTNH.

- Về nhận thức:

Nhận thức của đa số người dân về mức độ nguy hiểm của CTNH còn rất thấp, phần lớn vì lợi ích trước mắt mà không chú ý đến hậu quả để lại cho


môi trường. Hành vi xả thải bừa bãi, để lẫn lộn CTNH với chất thải thông thường đã trở thành một thói quen cố hữu của người dân từ xưa đến nay. CTNH trong chất thải sinh hoạt hàng ngày của người dân chiếm một khối lượng khá lớn. Vì vậy, nếu người dân vẫn tiếp tục duy trì những thói quen trên thì quá trình xử lý CTNH sẽ gặp rất nhiều khó khăn do tốn kém chi phí và thời gian để phân loại CTNH ra khỏi chất thải thông thường. Ý thức đối với việc quản lý CTNH hạn chế cộng với động cơ tìm kiếm lợi nhuận nên đã có nhiều chủ thể bất chấp rào cản pháp luật, tiến hành những hành vi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhằm đạt được lợi ích trước mắt.

Các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh có phát sinh chất thải nguy hại nhưng với khối lượng nhỏ, nên chưa thực hiện đăng ký Chủ nguồn thải với cơ quan quản lý, mặt khác trên địa bàn t nh không có đơn vị có chức năng đủ điều kiện hành nghề quản lý chất thải nguy hại, các loại chất thải nguy hại phát sinh, chủ yếu do các Chủ nguồn thải tự liên hệ tìm đơn vị hành nghề xử lý chất thải nguy hại ở t nh khác để xử lý, nên việc quản lý các đối tượng này gặp nhiều khó khăn. Việc phân loại và lưu giữ chất thải nguy hại với các loại chất thải rắn thông thường tại một số cơ sở vẫn còn chưa tốt; Việc báo cáo định kỳ về tình hình quản lý chất thải nguy hại của doanh nghiệp chưa tự giác, còn chậm. Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp có phát sinh chất thải nguy hại tăng nhưng không khai báo với cơ quan quản lý về chất thải nguy hại. Hiện nay, một vấn đề dễ nhận thấy là sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền cũng như các địa phương trong công tác quản lý chất thải nguy hại. chất thải nguy hại phát sinh tập trung chủ yếu tại các vùng kinh tế trọng điểm, cùng với sự phát triển mạnh việc công nghiệp hóa thì lượng phát sinh chất thải nguy hại tại địa phương đó càng tăng cao và diễn biến phức tạp, đòi hỏi cơ sở vật chất để quản lý chất thải nguy hại cũng như cơ quan quản lý nhà nước về chất thải


nguy hại tại địa phương phải được xây dựng và vận hành khoa học, đáp ứng với nhu cầu phát triển.

- Vê công cụ kinh tế.

Có thể nói Thông tư 12/2015/TT-BTNMT quy định khá chặt chẽ về trách nhiệm của chủ nguồn chất thải khi ký hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải đối với các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ quản lý chất thải. Tuy nhiên, tại Điều 9 quy định “.. Trường hợp cần thiết, chủ nguồn thải CTNH cử cán bộ trực tiếp tham gia giám sát quá trình vận chuyển, xử lý CTNH của tổ chức, cá nhân tiếp nhận CTNH”. Trên thực tế quy định này là không cần thiết vì có lẽ cũng chẳng có doanh nghiệp nào cử cán bộ đi theo d i doanh nghiệp đã nhận chất thải của mình đi xử lý. Quy định này như là một khuyến nghị, chứ không phải là một quy định bắt buộc, bởi lẽ thế nào là trong trường hợp cần thiết thì luật không quy định, do đó quy định này sẽ chẳng có ý nghĩa gì đối với doanh nghiệp. Điều 52 Nghị định 155/2015/NĐ- CP đã hạn chế thẩm quyền của công an các địa phương và Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường trong việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, thể hiện r sự bị động, phụ thuộc của lực lượng công an, lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường vào cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường. Việc hạn chế thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng Công an nhân dân nói chung, lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường nói riêng như trong Nghị định 155/2013/NĐ-CP, sẽ làm gia tăng các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, có nguy cơ bỏ lọt tội phạm trong xử lý vi phạm môi trường.

Việc đầu tư tài chính cho quản lý chất thải nguy hại chưa tương xứng. Việc thu gom, xử lý chất thải nguy hại nói chung và chất thải nguy hại công nghiệp nguy hại nói riêng cần được đầu tư thỏa đáng về công nghệ và vốn. Trong khi đó, mức phí thu gom, xử lý chất thải nguy hại còn chưa thoả đáng,


vì vậy việc đầu tư cơ sở, công nghệ cũng như hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại còn manh mún, tự phát và chưa hiệu quả.

- Công nghệ xử lý chất thải nguy hại của nước ta hiện nay chưa hiện đại, dựa chủ yếu vào công nghệ đốt, không tiết kiệm được năng lượng cũng như có khả năng gây ô nhiễm thứ cấp nếu như các công trình bảo vệ môi trường liên quan hoạt động thiếu hiệu quá

Một thực tế đã bôc lộ và gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý chất thải hiện nay là hệ thống văn bản pháp luật về quản lý chất thải nguy hại của chúng ta vẫn c n chưa đầy đủ chưa hoàn thiện, thiếu những văn bản chi tiết hướng dẫn việc thực hiện và nhất là thiếu các chế tài xử phạt. Như chưa có các quy đinh về quản lý khí thải, các quy đinh về chất thải nguy hại từ sinh hoạt và nông nghiêoj chưa được quản lý chặt chẽ, quy định về lưu giữ chất thải chờ thiết bị công nghệ không mang tính khả thi, chưa có quy định của pháp luật về phân loại các chất thải nguy hại trong sinh hoạt. Chế tài xử phạt còn nhẹ đối với các hành vi vi phạm: Thiếu các quy định liên quan đến mua bán chất thải, kinh doanh chất thải. Người bán chất thải nguy hại ch bị xử lý k luật, không bị xử lý về phương diện môi trường. Người mua cũngkhông bị xử lý về phương diện môi trường mà ch bị xử lý kỷ luật

Việc xây dựng các quy định về quản lý chất thải mới ch căn cứ chủ yếu vào kết quả của một dự án mà chưa mang tính tổng thể vì vậy nội dung của quy chế ch tập trung tới các hóa chất ở ba dạng: chất thải chứa kim loại, chất thải chứa chất hữu cơ vô cơ, chất thải chứa hợp chất nhưng bản chất chất thải có tính đa dạng hơn nhiều so với các hóa chất thuần túy và vì thế quy chế đã được ban hành nhưng thiếu tính khả thi vì nó chưa bao trùm hết các dạng chất tha nguy hại.

Để các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý chất thải phát huy hiệu lực cần có sự hướng dẫn cu thể và chi tiết, ví dụ cần ch r các yêu cầu thiêu đốt chất thải y tế và ch ra cụ thể diện tích tối thiểu mà một bãi chôn lấp hợp


vệ sinh cần có hay chí tiết hóa mục tiêu với phần trăm phạm vi thu gom. Tuy nhiên cho đến nay mặc dù quy chế quản lý chất thải nguy hại và sau đó là quy chế quản lý chất thải y tế đã được ban hành khá lâu nhưng điều bất cập là chưa có đầy đủ các thông tư hướng dẫn cụ thể. Việc thực hiện quy chế cho các đối tượng là các cơ quan quản lý nhà nước về chất thải ở địa phương các nguồn chất thải chủ thu gom vận chuyển, chủ xử lý tiêu hủy chất thải. Việc ban hành các văn bản quy định về các tiêu chuẩn bãi chôn lấp hợp vệ sinh tiêu chuẩn xe chuyển tải, tiêu chuẩn thiết bị vận hành xử lý cũng còn chậm trễ và chưa đồng bộ.

Một vấn đề nữa đang gây rất nhiều khó khăn trong công tác thực hiện pháp luật về quản lý chất thải hiện nay là chúng ta chưa thể thể chế hóa được các chế tài xử lý cu thẻ việc vi phạm các quy định về quản lý chất thải trong quy chế mới Điều 30 đề cập tới vấn đề này nhưng rất chunh chung chưa cụ thể.

Việc xây dưng các tiêu chuẩn hiện nay dựa tên giả định trước rằng đã đầy đủ cơ quan giám sát các hoạt động người gây ô nhiễm và có quyền ra lệnh phạt những người vi phạm. Tuy nhiên hiện nay hệ thống thanh tra môi trường ở các địa phương còn yếu, chưa có đủ chuyên môn và kinh nghiệm cần thiết. Từ góc đọ khác có thể thấy những người tham gia xây dựng các tiêu chuẩn thường có tham vọng và đưa ra các tiêu chí tương đối nghiêm ngặt thường quá cao so vói trình độ phát triển chung toàn quốc và do đó khó có đủ cơ sở để thực thi hiệu quả.

- Về nhân lực: Lực lượng cán bộ quản lý chuyên trách của thành phố và ngay tại Sở Tài nguyên và môi trường còn quá mỏng, trong khi đó nhiệm vụ được giao là tương đối lớn và phức tạp. Quản lý chất thải nguy hại tại địa phương hiện nay đa phần được giao cho Chi cục Bảo vệ môi trường t nh. Tuy nhiên, về nhân lực ít quản lý địa bàn lên tới nhiều chủ nguồn thải gây sức ép không hề nhỏ cho việc quản lý chất thải nguy hại. Các cơ sở xử lý chất thải nguy hại được cấp phép nhìn chung còn ở quy mô vừa và nhỏ, chưa có cơ sở

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí